Sunday, May 31, 2020

Thành Kính Phân Ưu - Niên Trưởng Nhảy Dù Bùi Quyền


Con đường để người lính Trầm Kim Thạnh trở thành nhà sư Phật Giáo Mật Tông

Văn Lan/Người Việt
HUNTINGTON BEACH, California (NV) – Sau năm 1975, như bao người lính Việt Nam Cộng Hòa còn kẹt lại trong chế độ Cộng Sản, ông Trầm Kim Thạnh vượt biên ba lần nhưng đều không thành công. May mắn lần thứ tư, ông thoát được. Cuối năm 1981 ông Thạnh vô trại Songkhla, đầu năm 1982 vô trại Sikiew, Thái Lan.
Ở trại Sikiew, ông Thạnh được Giáo Sư Bùi Tuyết Hồng giao cho việc giúp những người trong trại, khi biết những người nào không có thân nhân, chẳng hạn những trẻ nhỏ đi trong chuyến vượt biên mà cha mẹ bị chết, thì báo cho bà biết, để xin Hoàng Gia Thái Lan giúp đỡ.
Với ông, bà Bùi Tuyết Hồng vốn là giáo sư các trường Petrus Ký, Gia Long, Võ Trường Toản trước năm 1975, và là phu nhân của vị đại sứ lỗi lạc của Vương Quốc Hòa Lan, ông Frans van Dongen phụ trách khu vực Đông Nam Á, chính là người “thể hiện được Tâm Bồ Đề, Hạnh Bồ Tát của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, luôn cứu khổ cứu nạn trên Biển Đông.”
Tấm lòng, tình thương của bà khiến ông giác ngộ đạo Phật hồi nào không hay.
Tu sửa ngôi chùa nhỏ ở trại Sikiew
Ông Thạnh kể: “Năm 1983, mùa Vu Lan báo hiếu trong trại tị nạn Sikiew rộn rịp khác thường. Có 13,000 người tị nạn trong trại, sống chen chúc thiếu thốn mọi thứ với hai phần ba là Phật tử, đã cùng nhau quyên góp, tu sửa ngôi chùa nhỏ dưới sự hướng dẫn của ba thầy tỳ kheo Việt Nam, cùng dựng một tượng Quán Thế Âm lộ thiên.”
Ngôi chùa này là nơi ông Thạnh thường lui tới hằng ngày để tìm những giây phút tĩnh lặng sau cơn giông tố cuộc đời, trong tâm trạng chán chường mệt mỏi tuyệt vọng của kẻ mất nước, cô đơn nơi xứ lạ quê người khi mẹ già, vợ con và các em đã ngìn trùng xa cách!
Ông thường dõi mắt về bên kia bờ đại dương xa thăm thẳm, nơi quê hương đang mọc lên những “trại cải tạo,” nơi đã chôn vùi bao cuộc đời trai trẻ đầy nhựa sống các em của ông và biết bao thế hệ tinh hoa của miền Nam Việt Nam.
“Phần tôi, khi hồi tưởng lại những hãi hùng trong chuyến vượt biển đầy gian truân, tôi nghẹn ngào thương xót cho Việt Nam, một dân tộc hiền hòa với hơn 4,000 năm văn hiến, phút chốc phải chịu đựng bao cảnh đày ải tang thương, chết chóc, đói khát, gia đình ly tán. Biết bao nhiêu cô gái trong trắng ngây thơ bị lũ hải tặc, bọn cướp biển man rợ đầy thú tính, dày vò thân thể cho đến chết rồi quăng xác xuống biển,” ông đau xót nói.
“Trong cơn khủng hoảng trước những tai biến quá lớn và đau khổ đang xảy ra cho dân tộc nói chung và gia đình tôi nói riêng, trong bơ vơ tuyệt vọng tôi chỉ còn một cách duy nhất là bám víu vào niềm tin tôn giáo an ủi để sống còn. Mỗi buổi chiều, sau khi cơm nước xong, tôi thường lên chùa, lắng lòng thành tâm khấn nguyện, cầu xin chư Phật, chư Đại Bồ Tát từ bi gia hộ cho gia đình được bằng an, sớm đoàn tụ,” ông nhớ lại.
Ông Trầm Kim Thạnh trao quà cho các em tại trại Minor Center Sikiew, 
Thái Lan, ngày 20 Tháng Chín, 1983. (Hình: Trầm Kim Thạnh cung cấp)
Đức Quán Thế Âm hiển linh trong trại tị nạn Sikiew
Một hôm, có cậu thanh niên tuổi độ khoảng 15, đến bảo ông Thạnh: “Thưa chú, chiều nay chú mang nhang đèn đến gặp con ở building số 5, phòng số… con sẽ giúp chú.”
Ông Thạnh vô cùng ngạc nhiên vì ông và cậu ấy không hề quen biết. “Làm sao cậu ấy biết được hoàn cảnh của tôi, và những ước nguyện thầm kín trong tim tôi? Nhưng tôi vẫn nghe theo, tìm đến cậu ta ở nơi đã hẹn. Đó là một trong những phòng dùng để giam người phạm kỷ luật, chung quanh đầy những song sắt, tối tăm, chật hẹp,” ông kể.
Sau khi trao đổi vài lời, ông thắp nhang đèn rồi khấn nguyện. Sau vài phút yên lặng, toàn thân cậu ấy bỗng chuyển động lạ lùng, với giọng người nữ, cậu ta nói: “Ta là Quán Thế Âm tầm thinh cứu khổ cứu nạn ở Biển Đông, thấy con thường đến chùa thành tâm khấn nguyện, hằng ngày lại tham gia vào các công tác phước thiện trong trại nên ta mượn thân cậu nhỏ này mà đến đây giúp con. Nay ta cho con hai lá bùa để hộ thân, hãy gởi về cho vợ con, khi nào sum họp hãy mang nhang đèn đến cúng trước cửa rồi đốt hai lá bùa đi.”
“Nói xong, cậu viết trên hai mảnh giấy những dòng chữ ngoằn ngoèo như chữ Thái rồi trao cho tôi, sau đó cậu rùng mình một cái rồi trở lại bình thường. Tôi hỏi về ý nghĩa những dòng chữ, cậu nhỏ thật tình bảo rằng cậu cũng chẳng hiểu và không nhớ những gì vừa xảy ra. Tôi vội chạy lên chùa thắp một nén hương để cảm tạ Đức Quán Thế Âm đã ứng hiện,” ông Thạnh kể.
Sau khi gởi hai lá bùa hộ thân về cho gia đình, ông thường tự hỏi chính mình còn nợ hai cây vàng, vợ con lấy đâu ra tiền để vượt biển, và trong thời buổi khó khăn này ai mà lại có lòng tốt ứng tiền cho đi trước rồi trả sau? Cả chục câu hỏi hiện lên trong đầu mà ông không sao giải đáp được, chỉ biết một lòng thành tâm cầu xin Đức Quán Thế Âm gia hộ.
Ông Thạnh nói điều lạ là bức thư ông gởi về cùng hai lá bùa, vợ con ông đều nhận đủ cả, trong khi đó lá thư của người bà con cũng gởi về cùng lúc cùng một địa chỉ thì lại lạc mất. Đó là điều linh ứng đầu tiên mà ông cảm nhận.
“Tháng Mười, 1983, tôi được phái đoàn Mỹ nhận nên được chuyển trại qua trại Galang 2, Indonesia, để học Anh Văn, vừa khi ấy tôi cũng nhận được tin báo là vợ và ba đứa con tôi đã đến đảo Pulau Bidong bình yên. Một năm sau, gia đình tôi đoàn tụ tại Nam California, lúc ấy vợ tôi mới kể lại từng chi tiết cuộc vượt biển cho tôi nghe,” ông Thạnh nói.
Tiếp đón Giáo Sư Bùi Tuyết Hồng (thứ tư, từ trái) tại phi trường 
John Wayne năm 1992. Cựu học sinh Trầm Kim Thạnh (thứ ba, từ phải). 
(Hình: Trầm Kim Thạnh cung cấp)
Đức Quán Thế Âm cứu nạn trên Biển Đông
Trong ký ức, chuyến vượt biển của vợ con ông Thạnh là cả một câu chuyện hãi hùng, bi thương thống khổ khi bị hải tặc Thái Lan vây bắt trên biển, sau khi lục soát lấy hết vàng bạc nữ trang, chúng bắt đầu hãm hiếp phụ nữ.
“Đầu tiên là tất cả những cô gái trẻ, sau đó đến những phụ nữ lớn tuổi. Vợ tôi quá khiếp đảm, sực nhớ đến hai lá bùa hộ thân nên lấy ra để trước ngực. Một tên mặt mày dữ tợn, hung hăng xông đến túm áo vợ tôi đang co rúm sợ hãi, nhưng nó khựng lại khi thấy hai lá bùa, bèn giật lấy đem đến cho một tên to lớn dữ dằn hơn xem, có lẽ là thuyền trưởng,” ông Thạnh nhớ lại.
“Xem xong lá bùa, bọn chúng kéo đến chỗ vợ con tôi đang ngồi, lúc đó vợ tôi nghĩ thầm ‘Hết hy vọng rồi, thôi đành nhắm mắt mà chịu thôi!’Thật ngoài sức tuởng tượng khi cả đám cướp biển hung hãn bỗng kéo nhau đến quỳ xuống sụp lạy vợ tôi, còn đem thuốc đến cho con trai nhỏ của tôi đang bệnh, sau đó chỉ cho chiếc ghe hướng để chạy vào đất liền Thái Lan trước khi bỏ đi. Mọi người trên ghe đều trách móc sao không đem lá bùa ra trước đó để các cô gái khỏi bị hại. Thật ra vợ tôi có biết ý nghĩa của những chữ trên lá bùa đó là gì đâu!” ông giãi bày.
“Thêm một lần nữa, tôi cảm nhận được sự linh hiển của Bồ Tát Quán Thế Âm khi đã cứu khổ cứu nạn cho vợ tôi thoát khỏi tay hải tặc,” ông Thạnh xúc động kể lại.
Câu chuyện này được Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, viện chủ chùa Bảo Quang, Santa Ana, khuyên ông Thạnh kể ra cho Phật tử nghe, như một nhân chứng sống về sự màu nhiệm của Mẹ Hiền Quán Thế Âm, và câu chuyện “Sự Màu Nhiệm Trên Biển Đông” trong quyển “Quán Âm Quảng Trần” được Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, viện chủ chùa Hương Sen, Perris, Nam California, ấn tống và phát hành.
Ông Trầm Kim Thạnh tại mô hình Bức Tường Đá Đen, 
trong Lễ Chiến Sĩ Trận Vong tại California năm 2019.
 (Hình: Trầm Kim Thạnh cung cấp)
Trở thành nhà sư Phật Giáo Mật Tông khi duyên lành đến
Những nhân duyên đã có từ trước, nay đã đủ thuận duyên để tiến bước trên đường tu tập. Từ những chết chóc trên chiến trường qua những cuộc nhảy toán, rồi đến những trải nghiệm đau khổ cuộc đời, người chiến sĩ Trầm Kim Thạnh năm xưa giờ đây đã đủ duyên lành để trở thành tu sĩ Phật Giáo Mật Tông.
Từ những trải nghiệm đau thương sau ngày mất nước, rồi những ngày tháng vượt biển tìm tự do, sống trong trại tị nạn, cho đến khi sang Mỹ, ông Thạnh bồi hồi tự hỏi, qua hai biến cố trọng đại của thế kỷ 20, Tây Tạng (1959) và miền Nam Việt Nam (30 Tháng Tư, 1975), cả hai dân tộc đều hiền hòa và hiếu đạo, vì sao phải trải qua một cuộc đổi đời đầy thống khổ điêu linh, hứng chịu nhiều khổ nạn đắng cay.
Theo ông, Đức Đạt Lai Lạt Ma, chư tăng ni và người dân Tây Tạng đã trốn chạy dưới sự đàn áp dã man tàn bạo của Trung Quốc, sang lánh nạn tại Ấn Độ. Và người dân miền Nam Việt Nam phải gạt nước mắt bỏ xứ, trốn chạy Cộng Sản, tìm đường vuợt biên bằng đường bộ và đường biển.
Vì vậy, ông kể: “Một buổi sáng cuối tuần, khi ghé chùa Dược Sư, Garden Grove, tôi bỗng nghe tiếng nói trên không trung ‘Ráng tu tập nghe con!’ Tôi bàng hoàng chạy lên chánh điện lễ bái và nguyện sẽ cố gắng tu tập. Hai năm sau, 1996, tôi bị tai nạn trong sở làm, phải qua giải phẫu thay cổ xương đùi tại bệnh viện Long Beach. Cuộc đời tôi bắt đầu thay đổi, bỏ uống rượu, hút thuốc, lánh xa những tiệc tùng, hội họp cưới hỏi, những nơi ồn ào…”
Thật tình cờ khi một sư cô muốn nhờ ông đưa đến chùa Tây Tạng Long Beach, ông Thạnh vui vẻ nhận lời. Từ đó ông để tâm tìm hiểu về Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng.
“Khi đọc quyển ‘Tự Do Trong Lưu Đày’ nói về Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài nói ‘Tôi chỉ là một tu sĩ bình thường, tình cờ sanh ra trên đất Tây Tạng,’ tôi liền trực nhận ra đây là câu nói của một vị Bồ Tát. Sau đó tôi được biết người Tây Tạng tôn kính Đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đức Quán Thế Âm, và câu thần chú linh thiêng ‘Om Mani Padme Hum,’ Ni Sư Trí Hải nói rõ đó là ‘Thần chú của Đại Bi Tâm,’ dịch trong quyển ‘Tạng Thư Sống Chết’ của Sogyal Rinpoche. Sau đó tôi bắt đầu chuyên chú tìm hiểu thêm và luôn quán tưởng đến ngài,” ông Thạnh nói trong niềm an lạc vô biên.
Con đường của một tu sĩ, với ông, đang rộng mở, và Đức Quán Âm Bồ Tát luôn là bậc thầy soi sáng trên hành trình trở về bổn tâm thanh tịnh.
Ngồi một mình trong căn phòng tu tập, trước bàn thờ trang nghiêm thanh tịnh, chiến sĩ Trầm Kim Thạnh, nay là tu sĩ Jangchup Tharchin thắp nén hương lòng nhớ đến các chiến hữu năm xưa tại căn cứ xuất phát Mai Lộc, Thượng Sĩ Đức, Đại Úy Nguyễn Cao Vỹ, Hồ Văn Kỳ Tuệ, cùng các bạn Khóa 26 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Thiếu Tá Đức… đã bỏ mình trên đường di tản chiến thuật, bảo vệ cho dân từ Pleiku rút về Nha Trang, Đà Nẵng… cùng rất nhiều anh em Biệt Kích Vô Danh đã hy sinh vì tổ quốc thân yêu. (Văn Lan) [qd]
Xem lại kỳ trước: Trầm Kim Thạnh, người lính VNCH, lấy tình thương hóa giải hận thù

Trầm Kim Thạnh, cựu học sinh Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký Sài Gòn.
Khóa 26 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức năm 1968.
Ra trường, nhận nhiệm vụ tại căn cứ Mai Lộc, Phú Bài, Đà Nẵng.
Sau 1975, vượt biển tìm tự do, đến trại Sikiew Thái Lan, ở đó ba năm, từ 1981-1983.
Đoàn tụ gia đình tại Hoa Kỳ năm 1984.
Thọ Bồ Tát Giới với Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 năm 2007 tại Dharamshala, Ấn Độ. Trước đó, năm 2010 được ngài Lati Rinpoche xuống tóc tại tu viện Gaden Shartse, Nam Ấn Độ.
Tháng Hai, 2013, xuất gia tại Tu Viện Gaden Shartse, Long Beach, California, được ban pháp danh là Jangchup Tharchin (Thành Tựu Trí Tuệ Viên Mãn).

Saturday, May 30, 2020

Cú đấm của Donald Trump làm RUNG CHUYỂN Trung Quốc như thế nào?!

1. Về phía Mỹ:
- Có 400 công ty do Mỹ tài trợ tuyên bố sẽ rút khỏi Trung Quốc, Apple công bố chuyển dây chuyền sản xuất iPhone sang Ấn Độ..
- Foxcom, đối tác thương mại quan trọng của Apple đã sa thải nhân viên TQ, hiện mở 3 nhà máy mới ở Ấn Độ và mở 10 -12 nhà máy vào năm 2020
tạo ra 1 triệu việc làm cho Nước Ấn Độ này.

2. Đồng minh nối gót Mỹ:
- Nhật Bản đã rút khỏi TQ, công ty Olympus, nhà sản xuất quang học, các sản phẩm tái bản đã đóng cửa dây chuyền sản xuất và chuyển sang VN.
- Sumitomo công ty công nghiệp nặng đang chuyển dây chuyền sản xuất về Nhật.
- Kobe Steel nhà sản xuất Thép lớn của Nhật họ đang chuyển phụ tùng máy đào thủy lực sang Thái Lan và Hoa Kỳ.
- Mitsubishi Electric, Komatstu, Toshiba đã chuyển dây chuyền sản xuất sang các nước khác.
- Ricoh nhà sản xuất thiết bị văn phòng và máy quang học đã tuyên bố chuyển dây chuyền sản xuất máy Photocopy sang Thái Lan.
- Omron công ty điện tử nổi tiếng ở Nhật đã đóng cửa tại Tô Châu TQ.
- Epson nhà sản xuất máy tính - máy in lớn nhất ở Nhật đã thông báo đóng cửa hôm 14-3.
- Kyodo News, 60 % công ty Nhật Bản ở Tàu cộng chuyển sang nước khác, 40% đang rút vốn khỏi TQ.
- Samsung của Hàn Quốc đã đóng cửa rút khỏi TQ vào năm ngoái.
- OEM nhà máy gia công đang rời TQ.
- Yue Yuen Hồng Kông tập đoàn công nghiệp rời TQ.
- Adidas - Nike các xưởng gia công cho giầy thể thao cũng rời TQ.
- Puma của Đức rút khỏi TQ.
- Có hơn 20.000 công ty Nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc, tạo ra 45 triệu công ăn việc làm cho người dân TQ, bây giờ rút lui khỏi TQ.
- Dân TQ thất nghiệp. Và làm tổn hại rất nhiều tiền đến nền kinh tế.

3. Donald Trump cho cả Thế giới thấy nền Kinh tế TQ chỉ là "CON HỔ GIẤY":
- Hơn 728 triệu người dân TQ đang sống với mức thu nhập 2 - 5 USD/ ngày theo trung tâm nghiên cứu PEW.
- Nợ công của chính phủ TQ đã lên đến quá 255,7% GDP của nước này (theo Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS). Tuy nhiên con số GDP năm 2018
là 13.285 tỷ USD đơn giản là bị thổi phồng số liệu trong khi tổng nợ thực tế là khoảng 34.000 tỷ USD => ước tính nợ công thực tế của Trung Quốc đã vượt quá 400% GDP.
- Siêu đô thị ở Fushun, Liêu Ninh - nơi có kiệt tác kiến trúc The Ring of Life nổi tiếng rộng 22 km2, tương đương với diện tích nội đô Hà Nội đang bị bỏ hoang phế không một bóng người. Và trên khắp lãnh thổ TQ có hàng trăm khu đô thị ma như thế, hỏi chuyện một người dân TQ thì anh ấy trả lời rằng: "Họ" đơn giản là không thể ngừng xây! "Họ" ở đây
chính là các nhóm lợi ích => Bong bóng BĐS đã ở mức khổng lồ.
- BĐS đóng băng dẫn đến bong bóng nợ xấu khổng lồ trong hệ thống tài chính của TQ. Các tổ chức và cá nhân bị ngập chìm trong nợ nần, các
khoản nợ chồng chéo lẫn nhau rất khó giải quyết.
- Chưa đầy 24 giờ sau khi Washington chính thức tăng thuế với 200 tỉ USD hàng Tàu, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại ra lệnh tăng thuế tiếp với tất cả số hàng còn lại trị giá hơn 300 tỉ USD.

4. FED và nước cờ phá giá đồng nhân dân tệ của TQ.
Còn nhớ, cách đây hơn 1 năm trước khi bước vào World Trade với Trump, TQ còn 3200 tỷ USD tiền thặng dư mậu dịch, stock đang ở mốc 3600 điểm,
quỹ dự trữ quốc gia dồi dào và hơn 1100 tỷ USD tiền công trái chính phủ Mỹ. Nay 3200 tỷ + quỹ dự trữ + stock đã SML, chỉ còn hơn 1000 tỷ USD tiền công trái phiếu chính phủ Mỹ.. Thậm chí TQ đã hết tiền, ngày
14/5 đã phá giá đồng Yuan của mình.
Công trái phiếu (Bond) của Mỹ, TQ có dám bán không? => KHÔNG BAO GIỜ !!!
Công trái phiếu Mỹ có giá trị 30 năm, có nghĩa là Mỹ sẽ mua lại sau 30 năm cả vốn lẫn lời, nếu bán bây giờ thì cũng như bán "lúa non" giá trị rất thấp. Nếu bán Bond thì chính phủ, công ty tư nhân các nước mua liền vì giá rẻ. Chưa tính các công ty Mỹ ở TQ bán tháo stock để mua Bond, dẫn đến sập sàn và vỡ nợ công. Nếu TQ bán Bond thì FED hạ lãi suất thì công trái phiếu giảm giá trị.
Ngoài ra, còn một vấn đề rất quan trọng là: Theo thoả thuận với Mỹ khi mua Bond thì đồng Yuan sẽ có tên trong rổ tiền tệ thế giới, có nghĩa là 1 trong 5 đồng tiền của quốc tế lưu thông chính. Nếu TQ sai luật, bán Bond thì sẽ bị loại ra rổ tiền tệ thế giới và thậm chí bị đuổi ra khỏi WTO.
Với việc phá giá đồng Yuan, Trung Quốc đang tự đâm đầu vào con đường tự sát, con đường giống Venezuela cũng không còn xa nữa......! 


Kết luận:
Theo Bloomberg, Trung Quốc có thể sẽ vỡ nợ chưa từng thấy trong năm 2020 này. Bản thân TQ đã là một khối ung nhọt khổng lồ, nay chỉ cần Donald Trump chọc một lỗ nhỏ, nó sẽ vỡ nát và..."GAME OVER"...
Tran Anh Thu

VÌ SAO NGƯỜI INDONESIA CĂM GHÉT CỘNG SẢN ?

Indonesia ngày nay là đất nước Tự do - Dân chủ, nhưng quảng bá ý thức hệ Cộng sản là không thuộc về Tự do - Dân chủ theo Luật và Hiến pháp của Indonesia. Từ năm 1965, Indonesia đã có luật cấm dân không được đeo huy hiệu cộng sản, treo cờ cộng sản, quảng bá chủ nghĩa cộng sản. Nếu ai vi phạm luật này sẽ có thể bị bỏ tù hay phạt tiền.
Trước đây, thời gian khoảng 1959-1960, đảng cộng sản Indo đã có đến khoảng 3 triệu đảng viên cùng 300.000 cán bộ và là đảng cộng sản lớn mạnh nhất trong Thế giới Hồi giáo.
Đảng cộng sản Indo được sự ủng hộ của Liên Xô và Trung cộng với mưu đồ dùng lực lượng hùng hậu này để bành trướng XHCN lên toàn cõi Đông Nam Á. Vào tối ngày 30 tháng chín và ngày 1 tháng 10 năm 1965, 6 tướng đã bị giết bởi một cộng sản Indo. Nhiều nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu của Indonesia chết hoặc mất tích. Suharto, một trong những tướng còn sống sót cao cấp nhất, giữ quyền kiểm soát của quân đội vào sáng hôm sau.

Vào ngày 5 tháng Mười, trong ngày đám tang của các vị tướng đã chết, một chiến dịch tuyên truyền quân sự bắt đầu khắp đất nước, đã thành công trong việc thuyết phục cả dân Indonesia và quốc tế rằng đó là một cuộc đảo chính cộng sản, thế là cuộc thanh trừng cộng sản diễn ra ở Indo, ước tính được chấp nhận rộng rãi nhất là hơn nửa triệu đảng viên cộng sản Indo thiệt mạng.
Và thế là chỉ sau 1 năm, toàn thể đảng viên cộng sản này đã bị thanh trừng thảm khốc (1965-1966) như trở bàn tay, ngay sau khi bị Nga và TQ bỏ rơi. Vì khi đó, 2 nước CS lớn này đã nhận ra, Indo không phải là tuyến đầu để xâm lược toàn cõi Đông Nam Á, mà chính là...Việt Nam.

Cũng từ đó, Nga và Trung Cộng đã dốc toàn mưu trí và viện trợ cho cộng sản việt nam thay vì cho Indo... Và cuộc chiến tranh Việt Nam tàn khốc bắt đầu.

Hơn 1 triệu đảng viên Cộng sản Indo do Tàu cộng huấn luyện và tổ chức đã bị tiêu diệt, nên người dân Nam Dương mới có tự do như ngày hôm nay. Lý do Indo xoá sổ được cộng sản là chính vì người dân Indo theo Hồi giáo nên họ rất ghét cộng sản

Đối với họ, niềm tin thiêng liêng chỉ đặt vào Tôn giáo chứ không mù quáng về hình ảnh lãnh tụ đảng phái. Và họ không bị chiêu bài LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC để có cớ chống ngoại xâm nào cả. Tuy Indo đã nhổ cỏ tận gốc cộng sản nhưng lại dính vào mấy cái hủ tục của Hồi giáo nên tự do của họ vẫn chưa hoàn hảo.

FB Tuong Dang
Image may contain: 3 people

Người Hoa ở Chợ Lớn, những điều có thể bạn chưa biết.

1. Người Hoa ở Chợ Lớn phần lớn thuộc về năm nhóm người chính: Quảng Đông (Việt) tính tình rộng rãi, giỏi kinh doanh buôn bán, Phúc Kiến (Mân) bảo thủ gia trưởng và coi trọng việc thi cử đỗ đạt, Triều Châu (Tiều) sống tiết kiệm, kham khổ và siêng năng và Khách Gia (Hẹ) đầu óc phóng khoáng và đặc biệt nấu ăn rất ngon, nhất là những món Tây. người Hải Nam, món ngon của người Hải Nam là cơm gà Hải Nam, thịt dê tiềm , miến xào khô mực , thịt kho (khâu nhục ), Kinh doanh, người Hải Nam thường mở tiệm nước, cà phê (Kapía), bán chạp phô (tạp hóa) Trong đó Quảng Đông là nhóm đông nhất.
 
2. Ngôn ngữ chính để giao tiếp của người Hoa ở Chợ Lớn với nhau là tiếng Quảng Đông vì tiếng Quảng Đông tương đối dễ nói. Người Hẹ, Tiều và Phúc Kiến phần lớn đều có thể nói lưu loát tiếng Quảng Đông, còn người Quang Đông hiếm ai có thể nói được ba thứ tiếng còn lại. Điều này khiến Chợ Lớn rất giống Hong Kong về mặt ngôn ngữ với tiếng Quảng Đông là ngôn ngữ chính. Nhiều người Hoa ở Chợ Lớn biết tiếng Phổ thông nhưng nói không tốt vì hầu như chẳng bao giờ sử dụng.
 
3. Người Quảng Đông ở Chợ Lớn gọi nhau là Thoòng dành (Đường nhân) để nhắc nhở quê hương của họ là ở Đường Sơn, Quảng Đông, gọi Sài Gòn là Xấy Cung (Tây Cống) và Chợ Lớn là Thày Ngòn (Đề Ngạn). Còn người TQ thì gọi là Tài Lục dành (người đại Lục). Người Hoa Chợ Lớn không thích bị đánh đồng với người đại lục mà thích khi được khen giống người Héng Coỏng (Hương Cảng) hơn.
 
4. Người Hoa ở Chợ Lớn có một số đức tính như rất siêng năng và giữ chữ tín trong kinh doanh, hầu như hiếm khi xảy ra chuyện thất tín hay mua gian bán lận. Khi buôn bán với người Việt hoặc người nước ngoài, người Hoa cũng không lợi dụng sự bất đồng ngôn ngữ để bán giá khác cho khách. Họ cũng ít khi se sua chưng diện vẻ bề ngoài xe xịn, điện thoại xịn. Nhiều ông già người Hoa ngồi uống cà phê quán cóc có thể là xì thẩu (đại gia) cỡ bự.
 
5. Người Hoa Chợ Lớn coi trọng gia đình và phần lớn dạy con rất nghiêm. Gia đình nhiều thế hệ thường tụ tập đông đủ ăn cơm tối chung, hiếm có chuyện mỗi người bưng một tô cơm ngồi vừa làm việc riêng vừa ăn hay đi đâu quá giờ cơm tối. Tỉ lệ người Hoa nghiện ngập, cờ bạc, đánh nhau trong trường hoặc phá thai rất hiếm cũng một phần nhờ gia giáo nghiêm khắc.
 
6. Đàn ông người Hoa hiếm khi nhậu nhẹt rượu bia. Dịp duy nhất tôi thấy họ uống vài ly bia là đám cưới, thôi nôi hoặc tân gia và hầu như không bao giờ ép uống tới say. Các quán ăn của người Hoa buổi tối hầu như không hề thấy cảnh cánh đàn ông ngồi nhậu cà kê mà thường là cả gia đình vợ chồng con cái chở nhau đi ăn. Đàn ông người Hoa phần lớn đều nấu ăn rất ngon và không ngại chuyện bếp núc hoặc làm việc nhà.
 
7. Người Hoa Chợ Lớn cũng có một số nhược điểm như nhà ở không chú trọng vệ sinh nên rất bừa bộn và cũ kĩ, coi trọng việc đẻ con trai nối dõi tông đường,bảo thủ gia trưởng và mê tín. Các nghi thức ma chay cưới hỏi đều rất rườm rà và tốn kém.
 
8. Nếu như người Việt Nam hay sử dụng nước mắm để nêm nếm, người Hoa thường sử dụng nước tương, dấm đỏ, bột ngũ vị hương và dầu mè làm gia vị chính. Người Hoa ít dùng ớt tươi mà thường dùng gừng, tiêu, ớt khô hoặc sa tế để tạo vị cay cho món ăn.
 
9. Người Quảng Đông nổi tiếng các món canh tiềm, điểm tâm (há cảo, xíu mại), hoành thánh, sủi cảo, hủ tíu mì...người Tiều có cháo trắng cà na, trứng vịt muối, cải xá bấu, ruột heo xào cải chua, bún gạo xào và phá lấu...người Phúc Kiến có món Phật leo tường nổi danh còn người Hẹ nấu các món như cơm chiên, cơm xào, bò bít tết, gà xối mỡ, nui xào bò...những món kết hợp những nguyên liệu phương Tây như củ hành tây, cà chua, ớt chuông, khoai tây...là số một. Thời Pháp thuộc, các đầu bếp nấu ăn cho quan Tây phần lớn là người Hẹ.
 
10. Người Hoa ăn cơm nhất thiết phải có canh. Canh thường được nấu thật lâu, hầm nhừ các nguyên liệu như thịt, rau cải và các vị thuốc với nhau mấy tiếng đồng hồ rồi chủ yếu uống nước bỏ xác. Người Hoa ăn cơm không chan canh như người Việt mà uống canh sau khi ăn cơm với các món mặn xong.
 
11. Người Hoa thích ăn chè (thoòng sủi = nước đường). Chè người Hoa được nấu từ hầu như tất cả các loại nguyên liệu từ như các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen), củ (khoai lang, khoai sọ, củ năng), hạt (bo bo, hat sen, ý nhĩ...) quả (táo tàu, nhãn nhục, trái vải, đu đủ...) các vị thuốc (hoài sơn, kỷ tử, thục địa, ngân nhĩ...) cho tới những thứ mang nguồn gốc động vật (trứng gà, trứng cút, tuyết giáp, mai rùa...). Chè người Hoa không có nước dừa như chè người Việt.
 
12. Món ăn Tết người Hoa thường là lạp xưởng, vịt lạp, canh tóc tiên giò heo đông cô, canh khổ qua dồn thịt, gà luộc và bánh tổ (niên cao). Tết Đoan ngọ ăn bánh bá chạng (gần giống bánh chưng của người Việt nhưng phần nhân có trứng vịt muối, thịt heo và nấm đông cô và được gói bằng lá tre) và thang viên (chè trôi nước). Người Hoa cũng cúng giao thừa, xông nhà, chúc tết cha mẹ và nhận lì xì vào mùng 1 tết nhưng không chưng mai đào hay hoa trong nhà như người Việt. Ngày giáp tết, người Hoa hay mua những tờ giấy đỏ viết chữ Phúc hoặc những câu chúc tết như "vạn sự như ý", "xuất nhập bình an", "sinh ý hưng long" (mua may bán đắt) viết bằng sơn nhũ kim về dán trên dưa hấu hoặc trên tường nhà và trước cửa. Nhà làm ăn thì hay rước đội lân về múa khai trương đầu năm.
 
13. Người Hoa phát lì xì hầu như bất cứ khi nào nhà có chuyện hỉ như đám cưới, thôi nôi, đầy tháng, khai trương, tân gia...với ý nghĩa chia lộc lấy hên. Màu may mắn là màu đỏ, màu xui xẻo là màu trắng, chỉ dùng cho tang ma.
 
14. Người Hoa có tinh thần đoàn kết tương trợ rất cao qua các hội đồng hương được gọi là hội quán. Các hội quán lúc trước là các hội kín của người Minh hương chống lại nhà Thanh. Khi qua tới Việt Nam, các bang hội này dần mất đi màu sắc chính trị mà chủ yếu tương trợ giúp đỡ đồng hương về mặt kinh tế. Trụ sở của các hội quán thường được đặt ở các miếu thờ Quan Công, Thiên Hậu nương nương hay Bổn Công (Triều Châu). Những hội quán này ở Hong Kong thường phát triển theo hướng làm ăn phi pháp gọi là "công đoàn" tức băng đảng xã hội đen.
 
15. Ngoài những từ chỉ món ăn quá quen thuộc như hoành thánh, há cảo, xíu mại, xá xíu, lạp xưởng...người miền nam trước 1975 còn dùng khá nhiều từ gốc tiếng Hoa như pạc sỉu (cà phê sữa đá ít cà phê), xây chừng (cà phê đen li nhỏ), tài mà ( đại ma = cần sa), xộ khám (toạ giam = ngồi tù), nhị tì (nghĩa địa) tài chảy, a có (ca = anh), a chế (tỷ = chị), sườn xám (trường xiêm = áo dài), xí quách (trư cốt = xương heo)...trong tiếng Quảng Đông, cà na, pò pía, hủ tíu (phảnh), phá lấu, thím (thẩm = vợ của chú hoặc người phụ nữ trung tuổi), tía (cha), má (mẹ), thèo lèo (trà liệu = bánh kẹo ăn khi uống trà),bánh pía, tùa hia (đại huynh)...trong tiếng Triều Châu để sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Nguồn: Vien Huynh

Thursday, May 28, 2020

“BA NHỚ RÚT ỐNG THỞ CHO CON...”!


Michael Huỳnh Kỳ Sĩ
Đó là lời cầu xin cuối cùng mà người con trai đã nói với bố trước khi từ giã cõi trần.

Cháu Michael Huỳnh Kỳ Sĩ, 35 tuổi vừa qua đời vào ngày Chủ Nhật 24 tháng Năm, 2020 tại bệnh viện Fountain Valley, Orange County, California vì bị nhiễm virus Covid-19.  Cháu là con trai duy nhất của anh chị Huỳnh Kỳ Phát, một khuôn mặt nghệ sĩ hiền lành và khiêm tốn, chủ nhiệm tuần báo TRẺ Magazine, và cũng là nhà hoạt động nhạc trẻ, tác giả nhiều ca khúc Việt hóa rất nổi tiếng từ hơn 50 năm qua, được nhiều người ái mộ.

Anh Kỳ Phát cho biết, Kỳ Sĩ là một thanh niên to lớn, khỏe mạnh, cháu còn độc thân, rất thương bố mẹ nên vẫn ở chung nhà, yêu cô bạn gái từ lâu và đang tính chuyện hôn nhân. Ngày 4 tháng Năm, 2020, cháu cảm thấy mệt trong người và lên cơn sốt, anh Phát đưa con vào Fountain Valley Hospital để khám bệnh và thử nghiệm, nhưng bác sĩ nói không có triệu chứng gì nguy hiểm nên cho về nhà. Đến ngày hôm sau thì bệnh viện báo tin cho biết là cháu đã bị dương tính Coronavirus, và khuyên phải sống cách ly. Qua ngày 6 tháng Năm thì cháu bị ho suốt đêm và cơn sốt hoành hành dữ dội nên gia đình phải đưa trở lại FV Hosp. và nằm ở đó cho đến ngày 24 tháng Năm, 2020 thì cháu từ trần.

Khi bệnh tình đến lúc trầm trọng và bác sĩ cho biết cháu phải sử dụng máy thở (ventilator), hình như Sĩ linh cảm được điều gì nên cháu cố dặn bố một câu là: “nếu có mệnh hệ gì thì xin ba rút ống thở cho con nhé”! Kỳ Phát than vãn trong nước mắt: “Rất tiếc tôi đã không làm được điều cháu muốn vì bệnh viện không cho phép ở cạnh cháu khi nó trút hơi thở cuối cùng”! 

Rất may là cô bạn gái của cháu dù bị lây nhưng đã qua khỏi thời hạn cách ly và không bị nhiễm bệnh. Anh chị Kỳ Phát cũng phải thử nghiệm nhiều lần và may mắn là kết quả đều “negative”. Người chị của cháu đã có gia đình và ở riêng nên cũng không bị ảnh hưởng.

Bài viết này xin được sử dụng như lời thông báo đến khán thính giả mến mộ anh Kỳ Phát, cũng như đến bạn bè và anh chị em nghệ sĩ quen biết của anh chị, Nếu quý vị nào có nhã ý chia buồn hoặc thăm hỏi, xin vui lòng gởi lời phân ưu đến anh Phát qua địa chỉ email: huynhkyphat@yahoo.com

Thật là trớ trêu và đau xót. Mới ngày nào anh chị cho con hơi thở chào đời, có ngờ đâu giờ đây con mình lại xin bố mẹ rút ống thở để nó yên ổn ra đi! Cho đến lúc ngồi viết những dòng chữ này, đầu óc tôi vẫn còn vang vọng tiếng khóc than của người bạn mình qua điện thoại: “Anh Lộc ơi, ước gì Trời Phật cho tôi được đổi cuộc đời với cháu”!

Xin thay mặt anh chị em nghệ sĩ thân hữu, thành thật chia buồn cùng anh chị Kỳ Phát và tang quyến về sự mất mát lớn lao này. Nguyện cầu hương linh cháu Michael Huỳnh Kỳ Sĩ, pháp danh Quảng Thắng sớm vãng sinh, tịnh độ.
Nam Lộc

Wednesday, May 27, 2020

NƯỚC UỐNG CÓ THỂ LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA TA? Hoàng thị Quỳnh Hoa

Theo tờ tạp chí y khoa của Hoa kỳ (Journal of American Medical Association), vol.284 No.4 ngày 26 July, 2000 thì trong số 13 nước kỹ nghệ, Hoa Kỳ đứng gần chót về sức khỏe trong khi nước Nhật đứng hàng đầu. Cũng theo tờ báo này thì hằng năm có hơn 100,000 người chết vì công phạt của thuốc tây (adverse effects of medications), 12,000 người chết vì những mổ xẻ không cần thiết, 80,000 bệnh nhân chết vì bị nhiễm trùng ở bệnh viện (hospital infections), và 20,000 nữa chết vì những lầm lỗi của bệnh viện. Phong trào tự tìm hiểu, phòng ngừa để tránh bệnh tật càng ngày càng thịnh hành. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Có rất nhiều sách chỉ dạy về các phương pháp tự phòng ngừa, tự chữa lấy nhưng biết phương pháp nào hữu hiệu mà theo đây?
Gần đây người ta bắt đầu chú ý đến tầm quan trọng của nước đối với sức khỏe. Ta thấy nhan nhản ngoài đường người nào cũng có chai nước mang theo mình. Không hiểu họ mang theo chai nước vì thời trang hay họ hiểu thấu đáo tầm quan trọng của nước đối với sức khỏe?

Cơ thể chứa hơn 70% nước, riêng trung tâm não bộ gồm 75 - 85% nước. Những người lớn tuổi hay quên vì tế bào óc thiếu nước và dưỡng khí. Mỗi ngày lượng nước thoát ra theo hệ thống bài tiết, mồ hôi, và hơi thở chừng hai lít rưỡi đến ba lít. Ta cần uống đủ nước – chừng 6 đến 8 ly lớn mỗi ngày – để thay thế lượng nước mất đi. Nhưng xưa nay thử hỏi mấy ai uống đủ lượng nước cơ thể cần dùng?
Phần đông chúng ta không hiểu công dụng của nước đối với sức khỏe nên không quí báu nó. Khát nước thì uống soda, bia, nước trái cây chứ cũng ít khi uống nước lạnh. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy nước là nguồn sống của con người cũng như của muông thú, cỏ cây. Cuốn Radical Healing của bác sĩ Rudolph Ballantine (1999) đưa ra những công dụng quan trọng của nước. Cuốn Body's Many Cries for Water của bác sĩ Batmanghedj và cuốn Reverse Aging của nhà khoa học Sang Whang chứng minh rằng phần nhiều bệnh tật phát sinh vì cơ thể thiếu nước lâu ngày mà họ gọi là hội chứng thiếu nước hay bệnh khát nước kinh niên (water deficiency syndromes / chronic dehydration). Trong máu có đến 50% nước và cứ 90 ngày thì máu trong cơ thể đổi mới một lần nghĩa là hồng huyết cầu sống không qúa 90 ngày và cứ 15 ngày thì nước trong cơ thể được thay thế toàn phần. Nước quan trọng như thế nên uống nước thật nhiều có thể là giải pháp giản dị giúp cơ thể chống bệnh tật. Khi cơ thể thiếu 1% nước là ta thấy khát. Nếu thiếu 5% nước thì cơ thể bắt đầu nóng sốt, thiếu 8% nước thì các tuyến nước bọt ngưng hoạt động làm da dẻ tái xanh, thiếu đến 10% thì chân không lê bước được nữa, và thiếu đến 12% thì mọi sự sống sẽ ngưng. Thống kê của Liên Hiệp Quốc cho thấy mỗi ngày có chừng 9,500 trẻ em chết vì thiếu nước, hay vì uống nước bị nhiễm độc. Ông Batmanghedj khuyến cáo đừng uống thuốc bệnh vội vì cơ thể chỉ khát nước thôi, ông nói, "You are not sick, you are thirsty" (Bạn không bị bệnh gì đâu, chỉ khát nước thôi). Cần tiếp tế đầy đủ lượng nước cơ thể cần dùng mỗi ngày thì tế bào mới đủ điều kiện sinh hoạt bình thường, nuôi sống lục phủ ngũ tạng khỏe mạnh, nuôi sống cơ thể.

Khi thiếu nước, hai lớp màng bọc tế bào co lại và dày ra hầu giữ nước lại không cho thoát đi nhưng đồng thời cản trở lưu thông, không cho chất cặn bã thoát ra (toxic waste), không cho thức ăn và dưỡng khí thấm vào để nuôi dưỡng tế bào. Trong trường hợp thiếu nước, cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra những chất hóa học để ngăn chặn sự thoát nước như Histamines, Prostaglandin's, kinins v.v. Những chất này gây kích thích trên các giây thần kinh cảm xúc nên người bệnh cảm thấy đau ngực, đau khớp, đau bụng, nhức đầu v.v Hệ thần kinh thiếu nước thì các tế bào co lại làm cho não bộ cũng teo, các mạch máu li ti quanh não bộ bị bể và não bộ bị thiếu dưỡng khí. Nước còn giúp tạo những chất truyền tín hiệu (neurotransmitter). Thiếu nước thì những chất này cũng vắng bóng và thần kinh não bộ không hoạt động bình thường được khiến người ta cảm thấy chán nản vô cớ, tinh thần suy nhược, trí nhớ kém. Ngày nay người ta bắt đầu thấy sự liên hệ mật thiết giữa hiện tượng thiếu nước và sức khỏe của các bộ phận chính yếu trong cơ thể.

Như ta đã thấy, nước quan trọng hơn thức ăn nhiều. Thiếu ăn cả tháng cũng không sao nhưng thiếu nước cả tháng thì chắc không kéo dài được mạng sống. Ít ai hiểu hết những tác dụng của nước đối với cơ thể. Ngoài phận sự tiếp tế dưỡng khí và thức ăn cho tế bào, nước còn mang những cặn bã và độc tố thoát ra, làm tiêu các chất mỡ, điều hoà thân nhiệt, bảo vệ tế bào khỏi bệnh vì thiếu nước thì màng tế bào sẽ teo khô, nứt nẻ làm cho những chất lạ dễ thâm nhập có hại cho tế bào. Bây giờ người ta bắt đầu nhận xét nếu cơ thể thiếu nước lâu dài sẽ sinh nhiều triệu chứng như:
• xoang mũi, dị ứng và đường hô hấp
• đau khớp, đau cổ
• nhức đầu
• mập, đường tiêu hoá
• đau tim, huyết áp cao, cholesterol cao
• căng thần kinh (stress)
• khó ngủ
• bất lực
• buồn chán (depression), não bộ suy nhược 

và nhiều triệu chứng khác nữa mà các nhà khoa học nghiên cứu về nước cho rằng nếu uống đủ lượng nước (H2O, chứ không phải nước ngọt, nước trái cây, cà phê hay nước trà) thì những triệu chứng trên có thể thuyên giảm. 
Cơ thể bạn có thiếu nước không? Mỗi ngày bạn có uống đủ lượng nước cơ thể cần dùng không? Và nên uống loại nước gì mới tốt?
Thống kê cho thấy nước máy do thành phố cung cấp chứa đựng quá nhiều chất hoá học dùng để khử độc (purify) mà thật sự rất có hại cho sức khởe như Fluoride, Chlorine, và nhiều hoá chất khác. Chất chì ở trong ống dẫn nước lâu ngày cũng có thể rỉ ra có tác hại cho sức khỏe. Nhiều hội đoàn ở Mỹ như American Cancer Association, American Diabetes Association, American Psychological Association và American Medical Association khuyến cáo chính phủ nên chấm dứt việc dùng Fluoride vì họ cho rằng chất này là mầm mống của bệnh ung thư, bệnh ở đường tiêu hóa, hô hấp, tiểu tiện, bệnh thấp khớp, ung xỉ và nhiều bệnh khác nữa. Người ta cũng nhận xét rằng bắt đầu từ năm 1900, khi chính phủ dùng lượng Chlorine lớn cho vào nước thì số người mắc bệnh tim tăng lên 400%. Bác sĩ Price, tác giả cuốn Coronaries/Cholesterol/Chlorine Family cho rằng Chlorine đã làm cho chất mỡ trong máu đóng cục lại. Nước có nhiều Chlorine là một môi trường thuận tiện cho cơ thể tạo nhiều chất mỡ xấu LDL. Người ta tìm được trong nước nhiều Chlorine chứa đựng 66 hỗn chất gây ung thư. Chlorine khi tác dụng với những chất hữu cơ trong nước sẽ biến thành những hỗn chất gây ung thư và đọng lại ở những tế bào mỡ trong cơ thể như tế bào ở vú. Có nhiều tài liệu khuyến cáo không nên ngâm mình trong nước nhiều Chlorine lâu quá (như bubble bath, jacuzi, hay hồ bơi) vì Chlorine có thể thấm thấu qua da và vào mạch máu. Tốt hơn hết nên tắm shower càng mau càng tốt và lau mình mẩy ngay.

Dân chúng cũng biết nước máy do chính phủ cung cấp không vệ sinh mấy nên người ta dùng máy lọc nước hay mua nước lọc trong chai. Nhưng không phải máy lọc nước nào cũng đạt đúng tiêu chuẩn. Người ta tìm thấy một phần ba nước trong chai vẫn chứa nhiều chất dơ (contaminants) và trong số 170,000 hệ thống lọc nước trên thị trường có hết 40,000 không đạt tiêu chuẩn. Dù hệ thống lọc nước đạt tiêu chuẩn, lọc hết được mọi chất dơ nhưng đồng thời cũng lọc hết những chất cơ thể cần dùng nên nước tuy sạch thật nhưng không giúp ích mấy cho cơ thể và được coi như là "nước chết" (pure but dead), để so sánh với thứ nước sống (living water) do một hệ thống lọc nước của Nhật cung cấp gọi là Pi Mag Water System gồm nhiều bộ phận lọc nước và với một phương pháp đặc biệt gọi là Pi Process (Pi là chữ Greek có nghĩa là sống). Người ta bỏ vào máy lọc những chất cơ thể cần dùng và thêm vào một chất muối (Fe2, Fe3) làm cho pH của thứ nước lọc này gần giống pH của nước trong cơ thể và như thế dễ thấm thấu vào tế bào. Nước này có rất nhiều oxygen nên rất ích lợi cho tế bào. Người ta nuôi thử hai con cá vàng, một trong nước Pi và một trong nước máy (tap water) thì thấy cá sống được hơn 7 tuần trong nước Pi và chỉ sống được 3 ngày trong nước máy. Khoa học gia Sang Whang nhận xét là cá không sống được trong thứ nước chết (pure but dead) của các máy lọc khác. Ngoài những hoá chất độc địa như Fluoride và Chlorine, máy lọc nước PiMag lọc được hết 99% những chất dơ và vi trùng gồm vi trùng Giardia, Cryptosporidium, E. coli và những hợp chất hữu cơ gây bệnh ỉa chảy và kiết lỵ.

Ông Sang Whang, tác giả cuốn Reverse Aging tạm dịch là Suối Nguồn Tươi Trẻ, nói rằng những chất cặn bã tích tụ trong cơ thể lâu ngày trở thành acid (acidic waste products) là nguyên nhân làm cho cơ thể chóng già. Nếu có cách tống hết những cặn bã acid này ra mỗi ngày thì tế bào khỏe và ta có thể trẻ lâu. Và ông nói rằng nước alkaline sẽ có tác dụng dung hoà acid của những cặn bã đó. Uống nước alkaline thật nhiều và dài ngày có thể làm lượng acid trong cơ thể giảm xuống và như vậy giảm thiểu môi trường sống của bacteria gây bệnh. Ông nhận xét rằng những người dưới 40 tuổi ít bệnh vì cơ thể họ nghiêng về alkaline. Tuổi càng cao, lượng acid càng gia tăng nên người lớn tuổi cần uống thật nhiều nước alkaline. Ông đưa ra trường hợp nhiều bệnh già (adult diseases) như bệnh nghẻn tim, cao máu, tiểu đường, thấp khớp v.v?được thuyên giảm nhờ uống nước alkaline.

Nước máy được coi như là nước cứng (hard water) vì ở lâu trong các ống nước, các phân tử nước đọng lại từng cụm, dính liền với nhau thành từng chuỗi kết tinh nên khó thấm thấu vào tế bào. Vì vậy mà đôi khi ta uống nước đầy bụng mà vẫn thấy khát. Hệ thống PiMag Water của Nhật gồm hai kỹ thuật, Pi process và từ trường (Mag, viết tắt của magnetic). Pi process làm cho nước thành alkaline, từ trường giúp làm vỡ những chuỗi kết tinh của nước, làm nước dịu hơn (soft water) nên tế bào dễ hấp thụ hơn, thêm năng lượng.
Nước PiMag – vừa có nhiều năng lượng, có nhiều oxygen, có pH gần giống pH của cơ thể – có thể là một giải pháp an toàn và giản dị giúp ta đối phó với những bệnh già. Lượng nước cơ thể cần dùng tùy sức nặng của mỗi người. Cứ cân nặng hai pound thì cần 1 oz nước. Ví dụ nặng 110 lb thì cần uống 55 oz nước. Nên uống nước đều đặn trong chừng vài tháng, bạn sẽ thấy tình trạng sức khỏe thay đổi.

Hoàng thị Quỳnh Hoa
___________________
Tài liệu tham khảo:
Keough, C., Water Fit to Drink, 1980
Culbert, M.L., Save Your Life, 1983
Lewis, S.A., Guide to Safe Drinking Water, 1996
Batmanghelidj, M.D. Your Body's Many Cries for Water-You are not Sick, You are Thirsty
Whang, Sang Y., Ph D., Reverse Aging, May 2000
Journal of the American Medical Association, Vol.284 No. 4, July 26,2000 
Parents (Magazine), Troubled Water, March 1996
Water on Tap: A Consumer's Guide to the Nation's Drinking Water by the EPA
Consumer Digest, Special Report: How Safe is Your Water?, May/June 1996
Self (Magazine) Is Your Drinking Water Safe?, Aug. 1997
Journal, American Water Works Association, March 1997
British Medical Journal: Waterborne Diseases Threaten Industrialized Countries, Nov. 11, 2000
The New York Times: On Tap or Bottled, Pursuing Purer Water, July 18,2000

Monday, May 25, 2020

Ngày Chiến Sĩ Trận Vong và “Những Người Lính Bị Bỏ Rơi”!

Vietnam Veterans Memorial Wall in Wash. DC

Hôm nay là ngày “Memorial Day” hay còn gọi là “Ngày Chiến Sĩ Trận Vong” ở Mỹ. Cả đất nước Hoa Kỳ hầu như đều chìm trong tiếng kèn thống thiết tưởng nhớ đến những chiến binh đã hy sinh trong cuộc chiến để bảo vệ quê hương của họ cùng thế giới tự do từ bao năm qua.
   
Vietnam War Memorial in Westminster, California

Hình ảnh người dân Hoa Kỳ, kể cả tổng thống, các vị dân cử, thống đốc tiểu bang, cho đến các cựu quân nhân hay dân chúng Mỹ cặm cụi cắm những lá cờ nhỏ trên ngôi mộ của các tử sĩ của họ, chắc chắn ai trong chúng ta, những người Việt lưu vong, mà không khỏi chạnh lòng nghĩ đến sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ QLVNCH, những người đã anh dũng chiến đấu bên cạnh “người bạn đồng minh”, để không những bảo vệ nền tự do dân chủ của miền Nam Việt Nam, mà còn giữ vững thành trì chống chủ nghĩa Cộng Sản mạnh mẽ nhất của thế giới tự do trong vùng Đông Nam Á, cho đến ngày họ bị...bỏ rơi!


Trong nỗi ngậm ngùi đó, tôi chợt nhớ đến bộ DVD “Những Người Lính Bị Bỏ Rơi” mà một số anh chị em nghệ sĩ chúng tôi vừa chung tay cùng đài SBTN thực hiện để tưởng nhớ và vinh danh QLVNCH, để chia sẻ niềm uất hận của những người lính bị bỏ rơi, và nhất là để tưởng niệm các tử sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến.
 Tường An và các bạn ở Pháp (May 25, 2020)
Đọc những bức điện thư từ khắp nơi trên thế giới gởi về cho chúng tôi và nhất là nhìn tấm hình mà chị Tường An và quý vị đồng hương ở Pháp phổ biến sáng nay, hay của anh Thắng Cảnh cùng cộng đồng người Việt ở Đan Mạnh, của BS Mỹ Lâm, chủ tịch Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Đức cùng nhóm thân hữu của chị Bích Thủy. Hội Cựu Quân Nhân VNCH Ontario cùng đồng hương ở Toronto, các thành viên của Phong Trào Giới Trẻ Thế Giới Vì Nhân Quyền, cộng đồng cùng đồng hương người Việt ở Úc Châu, ở Ý, Anh, Bỉ, Pháp, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Hòa Lan, Canada, ngay cả tại Việt Nam. Hội Người Việt Calgary..., anh chị Dương Phục, đài Sài Gòn Radio Houston giúp phổ biến một cách vô vụ lợi và hăng say tại TB Texas v..v... Tất cả, tất cả, đối với tôi đều tiêu biểu cho hình ảnh của những lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đang được những người Việt tỵ nạn âm thầm cắm trên mộ phần của những tử sĩ VNCH trong ngày Chiến Sĩ Trận Vong năm Quốc Hận thứ 45.


Chiến Sĩ Trận Vong và “Những Người Lính Bị Bỏ Rơi”

Và cũng trong ngày “Memorial Day” hôm nay, tôi đã đem một bộ DVD “Những Người Lính Bị Bỏ Rơi” đến Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở thành phố Westminster, California, xin đặt ở đó như một nén hương lòng, thay mặt cho tất cả các thân hữu cùng những người đã bỏ công thực hiện, đã tham dự, cũng như góp phần phổ biến hoặc trân trọng đón nhận, như một biểu tượng tri ân công lao cùng sự hy sinh của những người Lính VNCH qua hình ảnh và dòng nhạc của một tác phẩm nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa nói trên.

Tưởng niệm ngày Chiến Sĩ Trận Vong, nhưng chúng ta đã không quên những người Lính bị bỏ rơi.

Nam Lộc
Westminster, California
May 25, 2020

Sunday, May 24, 2020

MEMORIAL DAY - LỄ CHIẾN SĨ TRẬN VONG Ở HOA KỲ - Biên soạn: Phan Anh Dũng


           
"Lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong hay Ngày Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day) là một ngày Lễ Liên Bang (Federal Holiday) tại Hoa Kỳ - vào ngày Thứ Hai cuối cùng trong tháng 5 hằng năm.
Ngày lễ đầu tiên - 30 tháng 5, 1868 - có tên là Decoration Day được tổ chức để tưởng niệm những quân nhân cả hai miền Bắc (Union) và Nam (Confederate) đã tử trận trong Nội Chiến Hoa Kỳ (American Civil War). Sau Thế Chiến Thứ Nhất (World War I), ngày lễ này bắt đầu được mở rộng để tưởng niệm binh sĩ tử nạn trong các cuộc chiến khác.
Từ năm 1971, Lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong chính thức trở thành ngày Lễ Liên Bang ở Hoa Kỳ. Vào ngày này, người Mỹ đi viếng thăm các nghĩa trang và các đài tưởng niệm; lá cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ được để rũ cho đến trưa theo giờ địa phương.
Người Mỹ xem mùa Hè bắt đầu từ Ngày Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong cho đến hết Ngày Lễ Lao Động (Labor Day) vào đầu tháng 9 " (Theo Wikipedia)
                
                  God Bless the USA (sáng tác: Lee Greenwood) - tam ca: Texas Tenors (video)
If tomorrow all the things were gone
I worked for all my life
And I'd had to start again
Just my children and my wife

I thank my lucky stars
To be living here today
'Cause the flag still stands for freedom
And they can't take that away

And I'm proud to be an American
Where at least I know I'm free
And I won't forget the ones who died
Who gave that right to me

And I gladly stand up next to you
And defend her still today
'Cause there ain't no doubt I love this land
God bless the U.S.A.

From the lakes of Minnesota
To the hills of Tennessee
Across the plains of Texas
From sea to shining to sea

From Detroit down to Houston
And New York to L.A.
Where there's pride in every American heart
And it's time we stand and say

And I'm proud to be an American
Where at least I know I'm free
And I won't forget the ones who died
Who gave that right to me

And I gladly stand up next to you
And defend her still today
'Cause there ain't no doubt I love this land
God bless the U.S.A.
 
 


                  Lễ MEMORIAL Ở RICHMOND, VIRGINIA - 2012 - Phan Anh Dũng tường thuật

             
                                       PPS CỦA HƯƠNG KIỀU LOAN                      DẤU TÍCH THƯƠNG ĐAU (2009)       TƯỢNG ĐÀI CHIẾN SĨ VIỆT MỸ - WICHITA, KANSAS (2015) 


                  
                              ***  Iwo Jima Memorial - Arlington Virginia (Ảnh: Nguyễn Quốc Khải) ***
              "Lịch Sử Memorial Day" (tiếng Anh)  Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington, Virginia (video)
                       Diễn Hành (Memorial Day Parade) ở Washington DC 2009 (video - SBTNDC)
                        MEMORIAL PARADE 2015  Cộng Đồng Người Việt ở Virginia, DC, Maryland:
                                            Video: Đào Hiếu Thảo (VIETV DC)

                            Hòa Nhạc (Memorial Day Concert) ở Washington DC (video)
       Tiếng kèn truy điệu "TAPS" - Mộ Chiến Sĩ Vô Danh, NghĩaTrang Quốc Gia Arlington, Virginia (video)
 
                                VietNam Veteran Memorial - 25th Anniversary (video)
  Bản nhạc The Wall (Bức Tường) - Lời: ý thơ Judy Gorman King - Nhạc: Mitch Townley & Brad Dunse 
                          
                             *** VietNam Veteran Memorial - Washington DC (Ảnh: Nguyễn Quốc Khải) ***
Vòng Hoa Tri Ân và Poster của Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt tại Bức Tường Đá Đen ngày May 28, 2011. Bài thơ trong poster do một phụ nữ Việt Nam sáng tác.
                                   
                              
                            *** Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ - Westminster, California ***
CÔNG TRƯỜNG CHIẾN SĨ

Tôi đang đứng, giữa Công trường Chiến sĩ,
Những bạn bè xưa, giờ đã không còn.
Một nơi nào đó, Người đang yên nghỉ,
Góc nghĩa trang, hay…đáy biển, sườn non.

Khẩu súng, lưỡi lê, chắc nay hoen rỉ,
Cái nón sắt, lủng vài lỗ đạn tròn,
Bình bi-đông, làm sao mà bẹp dí?
Đôi giầy saut há mõm, đế vẹt mòn.

Tấm thẻ bài nhuộm máu, nhìn cũ kỹ,
Nhưng số quân hiện rõ, vẫn còn ngon !
Chiếc poncho đâu rồi ? không thấy nhỉ!
Chắc quấn thân anh, tan rã chẳng còn.

Tôi đang đứng trước Công trường Chiến sĩ,
Nước mắt chảy dài, nghĩ đến Nước non...
Ôi! Việt Nam ! Quê hương tôi yêu quý!
Mà bây giờ, sao … tan nát héo hon!

Tôi từng sống, trong đội quân hùng vĩ,
Vào sinh ra tử, mấy chục năm tròn!
Rồi cuối cùng, vào vòng quay thế kỷ,
Mất Quê hương … tôi mất cả Sài Gòn!

Tôi chăm chú, nhìn tượng Người Chiến sĩ
Chợt hiển linh, mặt vẫn nét sắt son!
Ánh mắt Người bỗng bừng bừng dũng khí,
Như thuở nào, xung trận giữ Giang sơn!


Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia
                  Vòng Hoa Tiếc Thương (mp3) - Sáng tác: Trúc Giang; Dạ Lan hát; hòa âm: Quốc Toản
                          Những Người Không Chết (mp3) - Sáng tác: Phạm Thế Mỹ -  Julie trình bày
             Người Tình Không Chân Dung (mp3) - Nhạc: Hoàng Trọng ; Lời: Dạ Chung - Lệ Thu trình bày
                             Chiến Sĩ Vô Danh  (video)  - Sáng tác: Phạm Duy - Hùng Cường trình bày

  Hoài Bão của Nguyễn Thanh Thu (tác giả của Tượng "Thương Tiếc" - Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa) - pdf

                
TƯỢNG TIẾC THƯƠNG
Mùa “Chiến Sĩ Trận Vong”

Sáng hôm nay sao lá bay nhiều quá!
Lá úa vàng, chen lẫn lá tươi xanh
Vì đêm qua bão lên cơn tàn phá
Nên lá xanh tức tưởi phải xa cành!

Đoàn người đi mặc hai màu đen trắng
Khăn chít ngang đầu, cúi mặt thọ tang
Để tưởng niệm người chiến binh tử trận
Xe chầm chậm lăn, theo lối nghĩa trang

Tôi sửng sờ thấy anh ngồi nơi đó!
Vai ba-lô cùng nón sắt, súng trường
Giầy sô, áo trận hoen màu cỏ úa
Dáng hiên ngang như trấn ngự biên cương

Anh ngồi đây đón chờ đồng đội mới
Họ kiêu hùng ngang dọc khắp chiến trường
Cũng như anh, đáp đền xong nợ nước
Còn tình nhà, trong tiếc nuối đau thương!

Đứng nhìn anh, lệ sầu lăn trên má!
Khóc không vì hiu quạnh nghĩa trang buồn
Và biết rằng anh chỉ là tượng đá...
Nhưng trong tôi, tượng vẫn có linh hồn!


DƯ THỊ DIỄM BUỒN
MEMORIAL DAY - LỄ CHIẾN SĨ TRẬN VONG Ở HOA KỲ - Biên soạn: Phan Anh Dũng PDF Print E-mail