Nếu giải
phóng là gạt bỏ những trói buộc thì sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 đã giải
phóng nhiều người tham gia hoặc có liên quan đến công cuộc mệnh danh
“giải phóng”.
***
Càng ngày sự tự hào của Đảng CSVN về “công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” càng giảm.
Càng
ngày càng nhiều người thuộc “bên thắng cuộc” trải lòng – kể lại công
khai, chính xác những gì mà họ biết một cách tường tận hay những gì mà
họ cảm nhận về công cuộc “giải phóng”.
***
Dịp
30 tháng 4 năm nay, facebooker Võ Đắc Danh – con của một “Bà mẹ Việt
Nam anh hùng”, người có chồng và hai con trai hy sinh trong công cuộc
“giải phóng” – kể rằng, sự hãnh diện trong ông vì những đóng góp của cha
anh mình cho cách mạng chỉ kéo dài chừng hai năm. Sự hãnh diện ấy bị
bào mòn từ việc mẹ ông, sau một thời gian dài giấu lúa nuôi cách mạng,
phải tiếp tục giấu lúa để không bị cách mạng tịch thu. Sự hãnh diện tiếp
tục sụt giảm khi ông chứng kiến một người bạn phải bỏ dở việc học vì
gia đình bị quy kết là tư sản, mất nhà và những căn nhà bị tịch thu như
thế được cấp lại cho những bạn bè mà cha mẹ tham gia công cuộc “giải
phóng”...
Những
chuyện như thế càng ngày càng nhiều và đó là lý do Võ Đắc Danh liên tục
từ chối gia nhập Đảng CSVN để được “qui hoạch” làm lãnh đạo. Trong một
status chừng vài trăm chữ với tựa là “Giải phóng để làm gì” trên trang
facebook của mình, Võ Đắc Danh kết luận: “Nếu như năm 1975 tôi hãnh diện
vì ‘lý lịch đỏ’ thì bây giờ, sau 42 năm, tôi hãnh diện vì quyết định từ chối vào đảng của mình”.
Facebooker
Nguyễn Quang Lập – một nhà văn nổi tiếng - đăng lại status “Sài Gòn
giải phóng tôi” mà ông từng viết hồi năm ngoái. Nguyễn Quang Lập tròn 19
tuổi đúng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhờ sự thông thương giữa Nam
với Bắc, cậu sinh viên miền Bắc – nơi khởi xướng và kết thúc thành công
“công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” – cùng bạn bè đồng
lứa mới biết đến bút bi, mì gói và máy cassette.
Cũng
kể từ đó thành viên của “gia đình bảy đảng viên cộng sản” mơ được đến
Sài Gòn. Tháng 8 năm 1976, khi vào Sài Gòn thăm người bác ruột, buổi
sáng đầu tiên tiếp xúc với dân chúng Sài Gòn, Nguyễn Quang Lập sửng sốt
khi thấy bà chủ tiệm tạp hóa thưa, gửi với khách, bỏ hàng hóa vào bọc
nylon, cột lại cẩn thận… Nguyễn Quang Lập tiếp tục sững sờ khi thấy
trong đống sách cũ bày bán trên vỉa hè có cả “Tư bản luận”, “Hành trình
trí thức” của Karl Mark do các nhà xuất bản ở Sài Gòn in và phát hành từ
thập niên 1960.
Facebooker
Nguyễn Quang Lập kể rằng ông chỉ có 30 buổi sáng như thế ở Sài Gòn,
nhiều chuyện tưởng như rất nhỏ nhưng lại tạo nơi ông những cảm nhận lớn
lao, khác thường. Vào thời điểm đó, ông không cắt nghĩa được đó là gì
song khi quay ra Hà Nội, ông bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, nói khác
đi. Tuy bạn bè ngày đó gọi ông là thằng hâm, thằng lập dị nhưng ông “rất vui vì biết mình đã được giải phóng”.
Nguyễn
Quang Lập viết “Sài Gòn giải phóng tôi” sau khi bị tạm giam gần ba
tháng với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” rồi được phóng thích vì đã “cam kết từ bỏ hoạt động vi
phạm pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã
hội”.
Khác
với Võ Đắc Danh và Nguyễn Quang Lập – chỉ có “quan hệ liên đới”,
facebooker Đinh Hữu Hanh là người trực tiếp cầm súng, tham gia “công
cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Đinh
Hữu Hanh chỉ có chừng 700 người bạn trên facebook. Đa số bạn bè của
Đinh Hữu Hanh hoặc là cựu chiến binh như ông, hoặc là thân nhân của các
cựu chiến binh.
Trang facebook của Đinh Hữu Hanh đáng chú ý vì nó là nơi đăng “Ký ức một thời bi tráng” – thời người Việt được Đảng CSVN điều động từ Bắc vào Nam thực hiện công cuộc “giải phóng”.
“Ký ức một thời bi tráng” do Đinh Hữu Hanh viết có nhiều kỳ - hiện đang ngừng ở kỳ thứ 29.
“Ký
ức một thời bi tráng” có nhiều điểm đặc biệt. Nó được những độc giả vốn
là đồng đội cũ của Đinh Hữu Hanh “giám sát”, góp ý trực tiếp để tác giả
sửa chữa, bổ sung. Từ câu chuyện của những giảng viên, sinh viên Đại
học Sư phạm Vinh bị biến thành lính, tới hoạt động của Trung đoàn 6,
Quân khu Trị Thiên từ 1972 đến 30 tháng 4 năm 1975,… làm người ta vừa
ngậm ngùi, vừa ngỡ ngàng, song đáng chú ý nhất vẫn là những bình luận.
Mức độ của sự cay đắng nơi những người lính “giải phóng” tăng dần, không
có điểm dừng từ lúc bị buộc cầm súng cho tới nay.
Đọc
“Ký ức một thời bi tráng”, Hồ Thái Hà – một facebooker từng là đồng đội
của Đinh Hữu Hanh, giống như Đinh Hữu Hanh, từng bị gọi nhập ngũ và
điều vào Nam, cảm thán bằng thơ như thế này: “Chín
người chết sáu còn ba. Thế là ta ‘thắng’ địch ‘thua’ rõ ràng. Ba mươi
năm cuộc đao binh. Nồi da nấu thịt để giành ‘tự do’. Tự do bỏ xác nơi
mô. Tự do bệnh tật tự do đói nghèo”.
Chưa biết đến lúc nào thì “Ký ức một thời bi tráng” hoàn tất nhưng facebooker Nguyễn Kỳ Nam – một hậu sinh – đã gom các kỳ của hồi ký này vào một chỗ và
giải thích lý do là vì: Những ngày này ký ức của những người lính năm
xưa lại ùa về. Có niềm vui và cả những nỗi buồn. Có nụ cười, có nước mắt
cùng cả sự hối tiếc. Nhiều người lính ở cả hai phía đã nhận ra kẻ thù
của họ là ai và cuối cùng chỉ có nhân dân chúng tôi là người thua cuộc.
No comments:
Post a Comment