Vào cuối tuần vừa qua, có hai cuộc biểu tình riêng tại thành phố
Melbourne, tiểu bang Victoria, nơi tôi sinh sống gần 40 năm qua.
Cuộc biểu tình thứ nhất có đến cả chục ngàn người tham dự. Họ lấy danh
nghĩa "mạng sống người da đen quan trọng" kéo nhau đi khắp nơi hoa chân
múa tay, tru tréo, thái độ rất hung hăng. Tôi miễn bàn về đám người này.
Cuộc biểu tình thứ hai
ít người hơn, được tổ chức trước Toà Nhà Quốc Hội Victoria, do Cộng
Đồng Người Việt Tự Do Victoria tổ chức. Mục đích của cuộc biểu tình là
cáo giác về hiểm hoạ Trung Cộng. Sở dĩ có cuộc biểu tình này là vì, như
nhiều người đã biết, tên thủ hiến Hán nô Daniel Andrews của tiểu bang
này đã âm thầm ký kết hiệp ước vòng đai con đường gì đó với Trung Cộng.
Nó làm như thế là vì đám cố vấn hàng đầu của nó hầu hết là đảng viên
Cộng Sản Trung Hoa. Nó nguỵ biện rằng nó phải ký kết với Tàu Cộng là để
lôi cuốn đầu tư và tạo công ăn việc làm cho công dân Úc.
Đã có nhiều
bài báo của Úc nói về tên này và những hành động phản quốc của y ta nên
xin miễn bàn thêm. Tôi chỉ xin gửi đến các bạn một bài viết của đồng
hương Hồ Nguyễn viết cách nay hơn một năm liên quan đến bọn đen và thái
độ của tên Daniel Andrews. Tác giả bài này viết khá trung thực và không
thiên vị. FB Khiết Nguyễn.
Hôm thứ Tư, 08/08/18 khoảng 5 giờ rưỡi chiều, qua
các trang mạng xã hội, hai nhóm khoảng 50 thanh thiếu niên gốc Phi Châu
hẹn gặp nhau tại khu thương mại Watergardens thuộc vùng Taylor Lakes
nằm trong phạm vi hội đồng thành phố Brimbank để giải quyết chuyện mâu
thuẩn tình cảm giữa hai thiếu nữ. Khi chạm mặt, hai thiếu nữ này đã lăn
xả vào đánh nhau tơi bời. Sau đó cuộc ấu đả lan ra giữa hai nhóm và số
lượng “tham chiến” ngày càng đông, lên đến hơn 100 người. Ban quản trị
khu thương mại đã lập tức báo cảnh sát. Khi cảnh sát đến can thiệp và
giải tán, bọn này đã bắt xe buýt kéo đến công viên Lonzo ở vùng Taylors
Hill để tiếp tục hổn chiến bằng bất cứ thứ gì có mà bọn chúng có được
trong tay, từ gậy gộc đến gạch đá.
Cảnh sát đã phong tỏa những
con đường chính dẫn đến công viên đề phòng bọn này “tăng viện”. Đồng
thời cảnh sát cũng yêu cầu cư dân trong khu vực phải đóng chặt cửa và
không được ra ngoài cho đến khi an ninh và trật tự được vãn hồi. Khi bị
lực lượng cảnh sát giải tán thì bọn này đã tách ra từng nhóm nhỏ, đi đến
đâu cũng la ló, chửi bới, thách thức cảnh sát bằng những câu: “Cảnh sát
không thể chạm vào chúng tao. Cảnh sát chẳng làm được gì cả.” và đập
phá bất cứ thứ gì chúng nhìn thấy trên đường. Tài sản của một số cư dân
bị hư hại, cột bóng rổ trong công viên bị xô ngã, kiếng xe cảnh sát,
kiếng trạm xe buýt bị đập bể,…. sự bạo động đã gây ra một đêm kinh
hoàng cho cư dân Taylors Hill và các khu vực lân cận. Một cư dân ở đây
cho biết “cứ tưởng chuyện bạo động như thế chỉ xảy ra ở Syria hoặc
Palestine chớ đâu ngờ đêm qua lại xảy ra ở đây”. Cho đến rạng sáng thứ
Năm thì an ninh và trật tự dần được vãn hồi, tuy nhiên sự giới hạn đi
lại trong khu vực vẫn còn được duy trì, và cảnh sát chống bạo động, một
số cỡi ngựa tiếp tục tuần tiểu khắp khu vực.
Cuộc bạo loạn đêm
thứ Tư của hơn 100 thanh thiếu niên gốc Phi Châu đã là tin tức hàng đầu
của các cơ quan truyền thông, báo chí và được tường thuật rất chi tiết
sáng ngày thứ Năm. Giới truyền thông báo chí (TTBC) không ngần ngại nêu
đích danh các nhóm tội phạm là người Nam Sudan thay vì Phi Châu. Cần
nói thêm ở đây là trước năm 2011, chỉ có một nước là Sudan, tuy nhiên
vào ngày 09 tháng 07 năm 2011 Nam Sudan được Liên Hiệp Quốc chấp thuận
cho tách ra thành một nước riêng, thành viên thứ 193 của Liên Hiệp Quốc.
Đa số người Sudan định cư ở Úc qua diện nhân đạo và tỵ nạn đến từ miền
Nam.
Trong một cuộc họp báo ngày thứ Năm, cảnh sát cho biết: “
Tình hình bạo động đêm qua luôn được kiểm soát, không có trường hợp
thương vong nào xảy ra. An ninh và trật tự đã được vãn hồi và mọi sinh
hoạt của cư dân trong vùng đã trở lại bình thường”. Khi được hỏi có bắt
được ai trong nhóm này chưa thì cảnh sát trả lời: “3 đối tượng đang
được nhắm tới và sẽ sớm bắt giữ”. Thủ hiến Daniel Andrews thì phát
biểu: “Cảnh sát đã phán ứng kịp thời, chuyên nghiệp và làm đúng chức
năng.” Tuy nhiên những người chống đối thì cho rằng: “cảnh sát đã quá
nhẹ tay. Hơn 100 tên nổi loạn làm hư hại tài sản người dân, đập bể kiếng
xe cảnh sát, trạm xe buýt,… mà chẳng bắt được ai”; “Tại sao chỉ nhắm
tới có ba đối tượng?”. Có người còn lớn tiếng đòi: : “Tống cổ bọn tội
phạm mọi rợ này về Sudan”. Ông Peter Dutton, tổng trưởng nội an Liên
Bang trong một cuộc phỏng vấn trên đài radio đã phát biểu: “ông Daniel
Andrews (thủ hiến Victoria) thậm chí không chấp nhận vấn đề tội phạm là
một vấn nạn, cũng như ông không công nhận sự có mặt của băng đảng tội
phạm (Phi Châu) lộng hành. Ông ta là một người không đáng tin cậy.”. Ông
Ed O’Donohue, bộ trưởng cảnh sát đối lập tiểu bang Victoria thì phát
biểu: “Vụ bạo loạn đêm qua thật đáng lo ngại. Chính quyền của ông Daniel
Andrews cần phải nhanh chóng đề ra một chính sách phù hợp để ngăn cản
không để cho những vụ bạo loạn như thế tiếp tục xảy ra, gây hoang mang
lo sợ cho người dân”.
Vụ bạo động đêm thứ Tư 08/08 xảy ra trong
bối cảnh cuộc bầu cử tiểu bang Victoria sẽ diễn ra trong vòng 3 tháng
nửa. Vì vậy vấn đề tội phạm, nhất là tội phạm có nguồn gốc Phi Châu sẽ
là một trong những đề tài tranh cử hàng đầu. Và cộng đồng Phi Châu ở
Victoria trở thành một “trái banh chính trị”(political football) cho các
phe phái chính trị muốn đá cách nào và theo hướng nào thì đá. Thành
phần kỳ thị chủng tộc với chủ trương một “nước Úc da trắng” được dịp này
sẽ lợi dụng khai thác tận tình vấn đề tội phạm gốc Phi Châu để hốt
phiếu. Một điều đáng lo ngại là số lượng thành viên tham gia đảng Một
Nước (MN) ngày một tăng ở tiểu bang Victoria và còn đông hơn số thành
viên ở Queensland, cái nôi của đảng MN. Theo như các cuộc thăm dò thì
mức ủng hộ cho đảng MN ở Victoria vào khoảng 11% chỉ đứng sau đảng Xanh.
Nếu các cuộc thăm dò dư luận này đúng thì đảng MN có thể chiếm đến 3
chiếc ghế dân biểu. Và nếu “vạn nhất” mà đảng MN nắm cán cân quyền lực
sau cuộc bầu cử ngày thứ Bảy 24/11/18 thì sẽ là một “đại bất hạnh” cho
người dân ở tiểu bang Victoria.
Bà Pauline Hanson, thủ lãnh
đảng MN chỉ là một kẻ thời cơ chủ nghĩa, cộng đồng tỵ nạn CS Việt Nam
chúng ta nói riêng chẳng còn lạ vì lập trường chính trị của bà này và
không thể nào quên được câu phát biểu sặc mùi kỳ thị người Á Châu trong
bài diễn văn “đầu đời” của mụ ta trước quốc hội liên bang 22 năm về
trước: “Nước Úc sẽ bị tràn ngập bởi người Á Châu” bây giờ thì đảng MN
của bà quay sang lên án và bài cộng đồng Hồi Giáo cũng như Phi Châu ngõ
hầu câu phiếu chớ chẳng đưa ra một chính sách khả dĩ nào để giải quyết
vấn nạn khủng bố và tội phạm cả. Những câu phát biểu chống Hồi Giáo,
chống di dân Phi Châu thoạt nghe qua có vẽ bùi tai lắm nhưng về lâu dài
sẽ rất nguy hiểm cho một nước Úc đa văn hóa vì chủ trương của bọn kỳ thị
này là một nước Úc da trắng. Hảy tưởng tượng đi một ngày nào đó bọn kỳ
thị này nắm được chính quyền trong tay, bọn chúng sẽ từng bước trục xuất
hết cộng đồng di dân Hồi Giáo và Phi Châu rồi sau đó chúng sẽ lần lượt
nhắm đến cộng đồng di dân người Á Châu để đạt được chủ trương một nước
Úc thuần da trắng của chúng.
Hôm tối thứ Ba, 14/08/18, tân
thượng nghị sĩ (TNS) liên bang Fraser Anning thuộc đảng cực hữu Katter
đã đọc một bài diễn văn “ra mắt” sặc mùi kỳ thị tôn giáo và chủng tộc.
Ông Anning kêu gọi việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý đối với vấn đề
di dân: “cấm hẳn dân Hồi Giáo” và quay lại chính sách “một nước Úc da
trắng”. Nguy hiểm hơn ông đã dùng cụm từ: “giải pháp cuối cùng” cho vấn
đề di dân gốc Hồi Giáo. “Giải pháp cuối cùng” đây là cụm từ mà Đức Quốc
Xã đã dùng để tàn sát hơn 6 triệu (trong đó có khoảng 1 triệu trẻ em)
người Do Thái trong các lò hơi ngạt vào thế chiến thứ Hai. Sáu triệu
người Do Thái vào thế chiến thứ Hai là vào khoảng 66% dân số người Do
Thái trên toàn Âu Châu. Bài phát biểu này đã gây kinh ngạc và gặp phải
sự chống vô cùng mạnh mẻ khắp mọi nơi. Cần nhắc lại TNS Fraser Anning là
cựu đảng viên đảng Một Nước từ tháng 10 năm ngoái, ông ta bỏ đảng MN vì
bất hòa với bà Hanson, sau đó ông đã quay sang đầu quân cho đảng cực
hữu Katter từ tháng Sáu năm nay.
Chỉ trong vòng 9 tháng qua các
vụ trộm cắp, cướp giựt và bạo loạn trên đường phố của các nhóm côn đồ
gốc Phi Châu được TTBC tường thuật và ghi nhận (không liệt kê những vụ
nhỏ nhặt như: trôm cắp vặt, vi phạm luật giao thông lẻ tẻ,…) xảy ra ở
các vùng miền Tây như sau:
Ngày 18/12/17, một nhóm thanh thiếu
niên Phi Châu đã đập phá và làm hư hại nặng nề một căn nhà mà bọn này
thuê mướn ở Werribee. Khi cảnh sát đến bọn này đã ném đá vào cảnh sát và
bỏ chạy.
Boxing day, 26/12/17 một thiếu niên gốc Phi Châu đã
đá vào đầu cảnh sát khi người này đang thi hành nhiệm vụ bắt một thiếu
niên Phi Châu khác vì tội ăn cắp ở trung tâm mua sắm High Point.
Ngày 28/12/17, một nhóm rất đông thanh thiếu niên gốc Phi Châu đã đập
phá tan tành “công viên cộng đồng” ở vùng Tarneit gây hoang mang và lo
sợ cho cư dân trong vùng. Nhiều cư dân phải trang bị gậy gộc phòng thân
khi ra đường.
Ngày 04/01/18 một nhóm côn đồ gốc Phi Châu đã gây
ra một đêm kinh hoàng bằng cách ăn cắp một chiếc xe, bị cảnh sát rượt
đuổi bọn chúng bỏ chạy và chiếc xe đã tìm thấy sau đó khi bị đụng vào
hàng rào. Ngoài ra bọn này cũng đã thực hiện hai vụ đột nhập vào nhà
người dân và hành hung một phụ nữ 59 tuổi. Sau đó bọn này còn tấn công,
đánh đập và cướp điện thoại di động của hai thiếu niên đi trên đường ở
các vùng Cairnlea, Delahey, St Albans, Taylors Hill và Hillside.
Ngày 07/05/18, có khoảng 150 thanh thiếu niên Phi Châu đã đập phá làm
hư hại nặng nề một căn nhà hai tầng cho mướn ngắn hạn ở Footscray trong
một đêm tiệc tùng cuồng loạn vượt ngoài tầm kiểm soát của cảnh sát.
Ngày 08/08/18 xảy ra vụ bạo loạn ở khu mua sắm Watergardens và sau đó
lan ra công viên Lonze ở vùng Taylors Hill của hơn 100 thanh thiếu niên
gốc Phi Châu như đã nêu trên.
Theo như tường trình của cơ quan
thống kê tội phạm Victoria, gọi tắt là CSA thì cộng đồng Phi Châu (CĐPC)
ở tiểu bang Victoria chỉ chiếm khoảng 0.15% dân số nhưng mức độ phạm
tội như các vụ trộm cướp nghiêm trọng cao hơn gấp 57 lần. Riêng vấn đề
bạo loạn, gây mất trật tự an ninh công cộng thì CĐPC vi phạm hơn gấp 33
lần. Theo một thống kê khác của tờ Daily Telegraph thì tỷ lệ thất nghiệp
trong CĐPC cao gấp 6 lần (33%) so với mức thất nghiệp trên toàn quốc.
Cộng đồng di dân gốc Phi Châu cũng một phần giống như CĐNVTNCS VN cách
đây hơn 40 năm, họ đến từ một đất nước độc tài, chiến tranh triền miên,
hạn hán và nghèo khổ. Khi định cư ở Úc họ đã chạm phải hai bức tường quá
lớn: ngôn ngữ và phong tục tạp quán. Từ đó xảy ra vấn nạn thất học và
thất nghiệp cao, nạn bạo hành trong gia đình, nghiện rượu, ly thân, ly
dị, bỏ bê con cái,… vì vậy thanh thiếu niên Phi Châu rất dễ làm mồi cho
các băng đảng tội phạm. Vì thế việc giải quyết vấn nạn tội phạm trong
CĐPC là một vấn đề rất phức tạp, đầy khó khăn, cần rất nhiều thời gian,
đòi hỏi sự hợp tác và đối thoại giữa các vị lãnh đạo CĐPC, các cộng đồng
di dân khác và chính quyền các cấp từ địa phương cho đến liên bang.
Điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải bình tỉnh, hợp lực và đề ra
một phương pháp hửu hiệu để từng bước giải quyết vấn nạn tội phạm gốc
Phi Châu một cách rốt ráo và ngăn chặn không để cho những kẻ kỳ thị, bọn
thời cơ chủ nghĩa lợi dụng gây hoang mang và chia rẻ trong cộng đồng.
Người viết cũng đã có dịp tiếp xúc và có một thời gian làm việc với các
di dân gốc Phi Châu, nhận thấy họ cũng dể mến, hòa đồng và cần cù làm
việc. Mọi thành kiến, ác cảm, cô lập và khinh khi miệt thị CĐPC nhất là
thành phần thanh thiếu niên sẽ làm cho sự việc trở nên phức tạp, vấn đề
tội phạm trở nên nghiêm trọng, nguy hiểm, khó kiểm soát hơn vì sự im
lặng và bất hợp tác của CĐPC.
Cộng đồng người VN ở Úc hiện nay
khoảng 300 ngàn người, khoảng 30% trong số này sinh sống tại Miền Tây
tiểu bang Victoria. Theo sự tiếp xúc và tìm hiểu của người viết ở những
khu chợ có đông người VN đi mua sắm như: Footscray, Sunshine & St
Albans cũng như trên các trang mạng xã hội cho thấy khuynh hướng chống
di dân gốc Phi Châu trong CĐ người Việt ngày càng tăng. Nhiều người gọi
di dân gốc Phi Châu là: “bọn da đen mọi rợ, nhìn là thấy sợ, thô lổ,
mất dạy và đòi tống xuất hết bọn chúng về lại Phi Châu”. Có người thì
nói: “ghét nhưng lại rất sợ khi chạm mặt với bọn Nam Sudan trên đường
đi, trên xe lửa, xe buýt, xe tram”. Thành kiến, ác cảm và khuynh hướng
chống di dân gốc Phi Châu gia tăng như thế rất là nguy hiểm, dể bị bọn
kỳ thị lợi dụng. Nên nhớ rằng cách hơn 40 năm về trước CĐNVTN CS chúng
ta khi chân ướt chân ráo đến Úc cũng đã từng bị dè biễu, thóa mạ, kinh
miệt và kỳ thị, phải mất một, hai thế hệ sau thì những ác cảm và thành
kiến như thế mới dần suy giảm. Vì thế CĐNVTNCS chúng ta cần phải ý
thức, sáng suốt nhận định, nhất là phải khôn ngoan sử dụng lá phiếu của
mình trong ngày bầu cử, đừng nên bầu theo thói quen. Chúng ta chỉ cần
đặt câu hỏi: tại sao người dân ở những khu vực bầu cử bấp bênh
(marginal) được quan tâm và có nhiều quyền lợi hơn những khu vực khác?
Câu trả lời không khó đó là: họ biết sử dụng lá phiếu của mình một cách
khôn khéo và hữu hiệu. Họ không bầu cho bất cứ một đảng phái chính trị
nào theo truyền thống và thói quen. Mỗi lần đến kỳ bầu cử, họ quan sát
và nhận xét xem đảng chính trị nào đề ra những chính sách có lợi cho khu
vực họ đang sinh sống. Họ rất ghét ứng cử viên nào hứa lèo hứa cuội,
nói nhiều mà làm ít. Họ sẵn sáng đuổi về vườn bất cứ dân biểu nào làm
việc kém hiệu quả.
Vụ bạo loạn đêm thứ Tư 08/08 của bọn côn đồ
thanh thiếu niên Phi Châu sẽ không dừng lại ở đó. Khi mà bọn chúng dám
thách thức: “Cảnh sát sẽ không thể chạm vào chúng tao. Cảnh sát chẳng
làm được gì cả” cho thấy một điều là bọn này biết luật và có sự xúi giục
của các băng đảng tội phạm đứng đàng sau. Vì thế, muốn giải quyết vấn
nạn tội phạm gốc Phi Châu một cách hiệu quả thì chính quyền Lao Động của
ông Daniel Andrews hiện tại hoặc bất cứ chính quyền nào sau ngày bầu cử
24/11/18 tới đây phải chú trọng và cải tổ hai đạo luật: luật “tại
ngoại hầu tra” và luật “truy tố thanh thiếu niên tuổi vị thành niên” nếu
phải tốn hao công quỹ để xây thêm các trung tâm tạm giam, trại cải huấn
và mở rộng hoặc xây thêm nhà tù thì cũng là một việc đáng làm và cần
thiết.
Nước Úc được mệnh danh là một quốc gia may mắn (a lucky
country). Tuy nhiên muốn biến nước Úc thành một quốc gia giàu mạnh và
thịnh vượng, được sự kính trọng của thế giới thì nước Úc phải là quốc
gia đa văn hóa, nơi mà mọi người dân không phân biệt nguồn gốc, chủng
tộc, tôn giáo và màu da sống bên nhau hài hòa. Chính quyền các cấp cần
phải đề ra một chính sách hửu hiệu, khôn khéo và dung hòa để giải quyết
vấn nạn tội phạm ở tiểu bang Victoria nói riêng và toàn quốc nói chung.
Mọi sự vi phạm luật pháp phải được nghiêm trị thích đáng và phân minh.
Những sự kỳ thị, thành kiến, ác cảm với các cộng đồng di dân và chủ
trương một nước Úc da trắng cần phải bị lên án một cách mạnh mẽ và loại
bỏ.
Hồ Nguyễn, Victoria.
Đính kèm là một trong
những hình ảnh đã được phổ biến khá rộng rãi: bọn đen đánh cướp một
chiếc xe bus và hớn hở chụp hình khoe khoang chiến thắng vẻ vang của
chúng.
No comments:
Post a Comment