Thursday, July 2, 2020

Buổi Lễ Thượng Kỳ Tại Hội Đồng Thành Phố Yarra, Victoria

lyhuong.net
Lá Cờ Vàng đã được trang trọng kéo lên tại Collingwood Town Hall, Hội Đồng Thành Phố Yarra, vào sang thứ Bảy 27/06/2020 trong khuôn khổ giới hạn số người tham dự và giữ khoảng cách an toàn theo luật định để ngăn chận sự lây nhiễm con cúm Vũ Hán.
Với sự vận động và tranh đấu bền bĩ của các BCH CĐNVTD và đồng bào, Cờ Vàng đã được công nhận tại nhiều thành phố ở Úc Châu. Riêng tại Thành Phố Yarra, Victoria, Hội Đồng Thành Phố đã chấp thuận cho CĐNVTD/VIC tổ chức một buổi lễ thượng kỳ vào dịp kỷ niệm Ngày Quân Lực hàng năm.
BTC là các bạn trẻ thuộc Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc. Claudia Nguyễn là Trưởng Ban, là một người có cá tính mạnh mẽ, có lòng, nhiệt thành với các sinh hoạt của Cộng Đồng, cũng là một trong những người đã dấn thấn vận động và thuyết phục Hội Đồng Thành Phố Yarra đi đến quyết định công nhận Cờ Vàng. Các bạn trẻ hiện diện trong buổi lễ có Tâm Đỗ, Beatrice Trần, Anthony Nguyễn, Benjamin Nguyễn (hát Quốc Ca Úc) và Tuệ Nguyễn (MC của buổi lễ).
Trong chiếc áo dài màu trắng, tượng trưng cho sự trong sáng của tuổi trẻ, Tuệ Nguyễn đã nói về ý nghĩa của lá Cờ Vàng 3 sọc đỏ. Và để bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc cha ông, Tuệ Nguyễn nhìn nhận – cô và “các bạn cùng thế hệ sẽ không bao giờ hiểu được tất cả những sự khó khăn và hy sinh của thế hệ trước đã trải qua cho chúng ta có được ngày hôm nay”. Tuệ Nguyễn cảm thấy rất may mắn và rất trân trọng khi được sống ở Úc, một đất nước tự do, dân chủ, công bằng và đa văn hóa.
Đứng bên cạnh các em là các vị Cựu Quân Nhân thuộc QLVNCH/VIC phụ trách phần kéo quốc kỳ đã làm cho buổi lễ tăng thêm phần long trọng với sự hiện diện của một số đồng bào và các Nghị Viên Hội Đồng Thành Phố Yarra – cô Mi-Lin Chen Yi Mei (Phó Thị Trưởng), bà Armanda Stone và Daniel Nguyễn.
Nói về chính nghĩa và ý nghĩa của lá Cờ Vàng, ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC và Liên Bang Úc Châu), đã nhắc đến những sự hy sinh của quân đội đồng minh, trong đó có 521 Chiến Binh Úc, đã chung vai sát cánh với QLVNCH anh dũng chiến đấu dưới lá Cờ Vàng để bảo vệ tự do cho Miền Nam Việt Nam. Và sau ngày 30 tháng Tư, 1975, đã có hàng trăm ngàn người hy sinh trên đường vượt biên, vượt biển đi tìm tự do – “tự do” chính là ý nghĩa và biểu tượng của lá Cờ Vàng.
Cô Mi-Lin Chen Yi Mei nói rằng – Đây là dịp để lắng đọng và tưởng nhớ đến những người chiến sĩ Úc-Việt đã chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Và cũng là dịp để tưởng niệm những người xấu số đã bỏ mình trên con đường đào thoát ra khỏi Việt Nam. Hướng về các thành viên trẻ trong BTC, cô ca ngợi sự thành công của chương trình Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc. Đây là một chương trình nhằm giúp cho những người bạn trẻ người Úc gốc Việt phát triển khả năng lãnh đạo và gìn giữ nền văn hóa truyền thống Việt Nam.
Ông Nguyễn Định (Chủ Tịch CQN QLVNCH/VIC) cho rằng quyết định công nhận Cờ Vàng của Hội Đồng Thành Phố Yarra mang một ý nghĩa lớn lao không chỉ cho cộng đồng người Việt đang sống tại Thành Phố Yarra mà còn cho cả trên toàn nước Úc. Công nhận Cờ Vàng cũng có nghĩa là công nhận sự đóng góp trong mọi lãnh vực của cộng đồng người Việt và giúp cho các con em người Úc gốc Việt biết và hiểu được tại sao, từ đâu và làm như thế nào mà các bậc cha ông đã đến định cư tại Úc.
Nhờ có Khoá Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc mà Tâm Đỗ đã có dịp tham gia một buổi lễ thương kỳ đầy ý nghĩa. Thay mặt cho các thành viên trong Khoá Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc, Tâm Đỗ cho rằng – “Khoá Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc đã cho con cơ hội để học, hiểu thêm về nguồn gốc của gia đình con. Chương trình này đã mở rộng cơ hội để con tiếp xúc với cộng đồng VN và tiếp nối những phong tục tập quán của chúng ta. Mục đích của Khoá Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc là để công nhận sự khó khăn của người Việt tỵ nạn, học hỏi về những vấn đề thế hệ thứ nhất và thứ hai đang phải đối mặt hàng ngày và tiếp tục giữ gìn văn hoá.” (xin xem toàn văn bài phát biểu đính kèm bên dưới)
Cô Bảo Trâm (Hội Phụ Nữ CĐNVTD/VIC), với tà áo dài mang hai màu cờ Úc & Việt, ngoài phần đảm nhận ca bài quốc ca VNCH, đã vinh danh các chiến sĩ QLVNCH và quận đội đồng mình đồng thời cũng là để tưởng nhớ đến người cha quá cố qua ca khúc “Có Những Người Anh” (Võ Đức Hảo) để. Theo lời chia sẻ của cô Bảo Trâm thì Ngày Quân Lực 19/06 đối với cô luôn là một ngày đáng ghi nhớ vì cha của cô, một người quân nhân (Võ Bị Đà Lạt) bị 10 năm tù “cải tạo”, đã luôn nhắc nhở cô nhớ đến Ngày Quân Lực 19/06 và ngày ông mất là ngày 20/06, một ngày sau Ngày Quân Lực, một ngày rất dễ nhớ.
Theo ông Bon, các bậc cha anh, nhất là các vị CQN QLVNCH là chổ dựa, là tấm gương để cho các thế hệ trẻ noi theo.
Trong suốt thời gian qua, các bậc cha anh và những thế hệ tiếp nối đã đồng lòng cùng nhau tranh đấu dựng lại ngọn Cờ Vàng chính nghĩa và cùng có bổn phận và trách nhiệm gìn giữ và phát huy ý nghĩa của lá Cờ Vàng là một di sản lịch sử của người Việt tỵ nạn.
Melbourne 27/06/2020
Hình ảnh và video của ông Nguyễn Trường Hưng – https://photos.app.goo.gl/j9972Ykn1E98sBPeA
https://www.facebook.com/nguyen.truonghung.7/videos/10222492079187237/










—-
Vietnamese Community Flag Raising
Before I begin I would like to thank Claudia Nguyen for giving me this opportunity to stand here today. I would also like to acknowledge both the South Vietnamese and Australian Veterans who have sacrificed their lives to give us the freedom we have today. I thank you for your service on behalf of the Vietnamese-Australian second generation.
I stand here today not only as a representative of the Dual Identity Leadership Program but as also a resident of the City of Yarra. I grew up living in the lively suburb of Fitzroy, and the topic of the refugee experience is a common one, especially in the public housing units where I live. It’s a place where you can undoubtedly feel the sense of community. Although the negative perception towards us is often tied up with lower income households, what brought us all within those quarters was that all-too familiar story of fleeing one’s home country in search of a better life. That story was no different from my father’s story, who arrived in Australia in his early 20s, facing the uncertainties of a foreign country. Growing up in my neighbourhood, my friends were all Australian, but we hailed from different households. Sudanese, Chinese, Somalian. We were blissfully ignorant of the troubles of our parent’s past, only understanding the broader picture of why our parent’s immigrant background meant we were ‘special’. Aside from the food and language we spoke, some of us knew no better about the important history behind our family’s past.
My connection to my heritage came in the form of Sunday Vietnamese classes, where I practiced speaking my mother tongue and learned from various historical texts. However, I ignored the one vital primary source from where I could draw my understanding from. I became curious in a youth-led organisation that focused on exploring one’s cultural identity and connecting to our roots. Joining DILP, I was able to reconcile my identity by meeting other like-minded people. These people, like me, were torn between two worlds or two clashing identities. From the program, I was given an opportunity to firstly understand myself, then my own family, and after, the community at large. Until then I was unaware how powerful DILP’s outreach was, that there was a network of people out there sharing and commemorating our tradition and ceremonies. What really stood out to me was DILP’s sense of purpose which drives the second generation of Vietnamese-Australians to maintain our culture and come to terms with the ordeal faced by those fleeing oppression in search of happiness, and a better life. The Dual Identity Leadership Program took me on a journey of self exploration and enabled me to take on difficult conversations with my parents to discover more about their past. As children of the second generation, we carry our parent’s past whilst forging a path for the children of the future. DILP is the perfect platform to realise our potential as forebearers of this purpose, while also utilising our leadership skills and challenging social issues. We leverage our experience as citizens of dual heritage, and recognise the importance of continuing our culture and the traditions of those before us.
DILP has become an important tool for participants like me to bridge the generational gap, overcome historical grievances and most importantly, connect with the Vietnamese culture from a profoundly deeper and familial perspective. I hope that future participants will also find strength and understanding of our culture by sharing and learning with others. Because by tracing back to our family’s footsteps we are able to pave our own path for others to follow.
Trước hết, con xin tri ân những người lính của quân lực VN Cộng Hòa và những người lính đồng minh, đã hy sinh để chúng con hưởng được cuộc sống tự do.
Khoá lãnh đạo hai nguồn gốc đã cho con cơ hội để học hiểu thêm về nguồn gốc của gia đình con. Chương trình này đã mở rộng cơ hội để con tiếp xúc với cộng đồng VN và tiếp nối những phong tục tập quán của chúng ta. Mục đích của khoá lãnh đạo hai nguồn gốc là để công nhận sự khó khăng của người Việt tỵ nạn, học hỏi về những vấn đề thế hệ thứ nhất và thứ hai đang phải đối mặt hàng ngày và tiếp tục giữ gìn văn hoá.
Con hy vọng trong tương lai những thành viên của chương trình sẽ hiểu rỏ hơn về nguồn góc cuả mình và sau này trở thành những nhà lãnh đạo giúp ích cho xã hội.
Tâm Đỗ
Nguồn: http://www.lyhuong.net/au/index.php/shcd/544-544

No comments:

Post a Comment