Sunday, June 14, 2020

Đại Tá Vũ Văn Lộc / Giao Chỉ San Jose

Đại Tá Vũ Văn Lộc
-Tốt nghiệp khóa 4 Cương Quyết Thủ Đức/Đàlạt với cấp bậc thiếu úy
-Trung đội trưởng bộ binh của Tiểu Đoàn Biệt Lập 530 đóng quân ở Bình Đông, Chợ Lớn.
-Phục vụ tiểu đoàn địa phương tại Rạch Giá, tham dự khu chiến miền Tây, hành quân tự do, chiến dịch Nguyễn Huệ, Thoại Ngọc Hầu, rồi về Quân Khu I.
-Khi lên thiếu tá về làm tham mưu qua các chức vụ tham mưu trưởng Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp Vận, chỉ huy trưởng trường Tiếp Vận, chánh sở Tổng Cục Tiếp Vận, giám đốc Trung Tâm Binh Thư và chỉ huy cơ quan PathFinder phối hợp với các sĩ quan và chuyên viên Ngũ Giác Đài.
-Thăng cấp đại tá đặc cách nhân dịp tổng cục tiếp vận kỷ niệm 15 thành lập tại Bộ Tổng Tham Mưu.

Vũ Văn Lộc, Ông là ai? (Bài 2)

*Ký Còm (mục Thiên Hạ Sự của nhật báo Thời Báo số 5739 , phát hành ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật ngày 28, 29 tháng 1 năm 2012 tại San Jose)
Ghi chú: Ký giả Vũ Bình Nghi chủ biên Thời Báo San Jose tiếp tục phần phỏng vấn nhân vật.
Phần I đã đưa ra mười câu hỏi. Sau đây là phần II. Ký giả đọc câu hỏi và bình luận. Trả lời: Ông Vũ Văn Lộc nguyên Đại Tá Việt Nam Cộng Hòa tại Bộ Tổng Tham Mưu và hiện là giám đốc cơ quan định cư di dân IRCC tại Bắc California.

Câu hỏi số 11: Liêm sỉ và vô liêm sỉ.
Nhà báo: Xin nhắc lại là chúng tôi sẽ hỏi chuyện tâm tình, dùng các vấn đề và ý kiến của bốn phương để xin ông tùy nghi trả lời.
Mới đây có bà Bác Sĩ Bình, chúng tôi cũng không rõ bà bác sĩ ở đâu,nhưng nghe nói thường có ý kiến rất quyết liệt. Bà gửi email lên trời nói tắt một câu Đại Tá Vũ Văn Lộc là người vô liêm sỉ. Ông nghĩ sao?
Đáp: Tôi cũng chẳng nghĩ sao, còn ông nhà báo, ông nghĩ sao?
Nhà báo nói: Tôi cũng chẳng gặp người liêm sỉ và người vô liêm sỉ bao giờ. Tôi thấy ông đại tá cũng học hành chẳng là bao. Xin đề nghị đăng báo hình của ông ghi là Đại Tá Vô Liêm Sỉ và Thất Học còn đăng hình bà email ghi là Bác Sĩ Trí Thức, Liêm Sỉ.
Ông có đồng ý không?
Trả lời: Tôi không đồng ý, ông nhà báo có ý kiến táo bạo quá. Thách thức với ngôn ngữ như vậy, quá khả năng của tôi. Thôi, xin thua, thông qua đi.
Câu hỏi 12: Học vấn.
Xin trở lại với câu hỏi thông thường về học vấn. Xin ông cho biết thực sự ông học hành đến đâu mà đã có lúc làm giám đốc Trung Tâm Binh Thư Tổng Tham Mưu, rồi giám đốc Pathfinder phối hợp với các chuyên viên của Ngũ Giác Đài?
Trả lời: Tôi làm các chức vụ đó vì hoàn cảnh và cấp bậc. Thực sự may mắn là quân đội không bắt buộc phải có bằng tiến sĩ cho các chức vụ như vậy.
Tôi đã kể lần trước. Sau khi ở Yên Mô về Nam Định tôi học Trường Trung Học Nguyễn Khuyến. Đi thi trung học đệ nhất cấp mới may mắn đậu thi viết. Trượt vấn đáp. Mấy tháng sau thi lại mới đậu vấn đáp. Từ Nam Định lên Hà Nội lang thang bất định cả năm trời. Có bằng trung học dù đậu rất thấp cũng đủ điều kiện bị động viên vào lớp sĩ quan trừ bị nhưng học ở Đà Lạt và Thủ Đức không đủ chỗ. Khóa chúng tôi giấy khai sinh trừ bị nhưng là con nuôi của Trường Hiện Dịch. Được vào Đà Lạt với tôi là may, bởi v̀i không đi lính thì cũng chẳng biết làm gì.
Phải hơn mười năm sau tại Sài Gòn có kỳ thi Tú Tài Phổ Thông thay cho cả Tú Tài I và II. Thi theo thể thức ABC khoanh gọi là tú tài IBM 1974. Tôi tự học và thi được hạng thứ, chuẩn bị sau này giải ngũ có thể về dạy học trường làng. Nói thật lòng kiến thức tôi có được phần lớn là nhờ đọc sách. Về bằng cấp thì quả thực không có gì.
Phải chi đủ chữ viết văn bằng Anh ngữ, đoạt giải Nobel Văn Chương thì hy vọng các trường đại học cấp cho bằng hàm tiến sĩ. Đây là giấc mơ trúng số độc đắc.
Câu hỏi 13: Sự nghiệp văn chương.
Nhân dịp nói chuyện văn chương, xin hỏi ông về cuộc đời cầm bút. Có lần thiên hạ chế diễu ông đã tự xưng là nhà văn đã viết 40 năm, như thế là lộng ngôn. Ông có thể nói qua về nghiệp văn của ông không?
Trả lời: Khi còn đi học, tôi rất chịu khó đọc sách báo đủ loại nên các môn khác thì dốt nhưng Việt văn thì rất khá. Ngay từ lúc 17 tuổi tôi đã viết đủ loại truyện ngắn và có một lần gửi vào thi trên báo Sài Gòn được giải nhất của ông Phạm Văn Tươi. Không nhớ là được bao nhiêu tiền với chuyện “Cái Bồng Bênh” nhưng xem chừng cũng đủ sống vài tháng.
Sau khi ra trường Đà Lạt tôi có nhiều dịp đóng đồn ở miền Nam nên viết đủ loại đăng báo. Có cả chuyện dài tựa là Một Ông Sao Sáng. Tên tuổi bút hiệu lung tung. Thời gian sau, về gần Sài Gòn, làm việc tại Quân Khu I. Trên địa bàn miền Đông Nam Phần. Công việc phải đi hầu hết các mặt trận Bình Giả, Chiến khu D, Bà Đen, Xuân Lộc. Từ đó tôi viết cột báo thường xuyên cho Chính Luận tựa đề: Một Tuần Vòng Chân Trời Quân Sự. Ông Từ Chung hết sức tán thưởng và đề nghị tôi lấy bút hiệu là Lính Chiến. Những bài báo này vẫn còn trong hồ sơ phim của Chính Luận tại Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Qua đến Mỹ tôi viết cho tạp chí Bút Lửa của Lê Tất Điều, rồi có nhiều bài gửi Văn Nghệ Tiền Phong. Tôi xuất bản được vài tác phẩm: Cõi Tự Do, Chân Trời Dâu Bể và Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Thực hiện bản Tin Biển từ cuối Thập niên 70 đến đầu thập niên 90.
Trung bình mỗi tuần viết một bài báo hay một bản tin. Hiện có trên 2.000 bài có thể chọn lọc để in thành mười cuốn sách.
Trong thời gian gần đây, nhờ anh Phạm Phú Nam phát triển Dân Sinh Media nên các bài viết và bài nói chuyện của tôi bắt đầu được phổ biến rộng rãi, từ đó phóng lên Internet nên nhiều người biết đến.
Xin nói thêm về chuyện phê phán. Năm 1993, sau khi Sô Viết sụp đổ, tổ chức Phục Hưng có mở cuộc hội thảo về nhân quyền Việt Nam ngay tại Mạc Tư Khoa. Các nhà văn Nga lên diễn đàn, ông thì nói là đã viết văn 20 năm, ông thì nói là viết văn 30 năm. Đến lượt tôi lúc đó đã 60 tuổi nên có nói là viết văn 40 năm. Nói như vậy là quá đúng nhưng vì người Á Đông mình trông rất trẻ, nên có người Nga tưởng là diễn giả mới 40 tuổi nên có thể cười thầm là vừa đẻ ra mà viết ngay.
Câu hỏi 14: Mang chuông đi đánh xứ người.
Ông có kỷ niệm gì đặc biệt về chuyến đi Nga 1993 như vừa kể?
Trả lời: Được dịp lên diễn đàn nói đôi lời tại phòng hội nghị Mạc Tư Khoa vốn là thiên đường của Sô Viết cũng là dịp rất đáng kể. Nhất là nói về nhân quyền tại Việt Nam. Nhưng điều thú vị nhất là riêng tôi có đem theo vài tác phẩm của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh và quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa để triển lãm. Sau đó chúng tôi còn đem cờ vàng ra chụp hình tại đài chiến sĩ vô danh của Nga tại ngay Công Trường Đỏ.
Dù là một biểu tượng đơn giản nhưng hình cờ Việt Nam Cộng Hòa tại Nga vào năm 1993 là một bức ảnh rất độc đáo, để lại trong Viện Bảo Tàng Việt Nam Cộng H?a.
Trong phái đoàn năm xưa, có các vị của Phục Hưng Việt Nam, các bạn như Võ Đại Tôn, Sơn Tùng, v.v...
Câu hỏi 15: Quốc Kỳ và Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa.
Nhân nói chuyện về lá cờ tại Mạc Tư Khoa 1993 ông còn kỷ niệm nào khác liên quan đến đề tài này?
Trả lời: Câu hỏi này đối với tôi rất thú vị. Ông nhà báo có thể ngờ rằng năm 1983 tôi đã đem cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa đến Thiên An Môn, Bắc Kinh. Đầu đuôi thế này. Thời kỳ đó Trung Cộng dù vẫn còn sắt máu nhưng bắt đầu mở rộng du lịch. Bà vợ Luật Sư Đinh Thành Châu Kobe tổ chức người Việt gốc Hoa về thăm lục địa. Chúng tôi ghi tên đi ké. Một đoàn toàn Việt Nam tỵ nạn mang tên Tàu San Francisco về thăm cố hương. Vợ chồng tôi cùng đi với cả hai cụ Bùi Văn Bảo. Bà Đinh Thành Châu vừa hướng dẫn vừa thông dịch viên. Tôi đem theo lá cờ vàng, một lá 3x5 và vài lá cờ nhỏ cầm tay. Chỉ để chụp hình thôi. Không có đấu tranh gì hết. Đến Thiên An Môn, ngay dưới hình Mao Trạch Đông khi đem cờ lớn ra, anh em ta hoảng hốt phản đối. Tôi phải cầm cờ nhỏ đứng xa các bạn để chụp hình. Một anh Tầu đến gần ra điều hiểu biết phán rằng đây là cờ của bang Cali. Tôi khen ngợi tay này hiểu biết. Khi đến thăm mộ Phạm Hồng Thái tại Hoàng Hoa Cương thì lại có cờ vàng để chụp hình.
Còn tại San Jose năm 92 thì anh em Liên Hội Bắc Cali dựng kỳ đài hết sức vĩ đại trên đường Capitol Expwy, tôi là chủ tịch ủy ban.
Có bốn người là Vũ Văn Lộc, Lại Đức Hùng, Hồ Quang Nhựt, Nguyễn Đức Lâm trách nhiệm. Kỳ đài cao 70 bộ, có đèn thắp sáng ngày đêm. Khi khai mạc có 4.000 người tham dự và hiện diện được chín năm. Thời kỳ 90 khác bây giờ. không làm sao xin phép để treo cờ Việt Nam Cộng H?a. Phải vận động lên bộ ngoại giao Hoa Kỳ.
Rồi chín năm trời bị đánh phá mỗi ngày. Radio, báo chí, thơ rơi, không những bị đánh bằng văn tự lời nói mà bọn chống đối còn đến cắt dây cờ mỗi đêm. Chúng tôi bị gọi là bọn Tứ Nhân Bang. Chúng loan tin là dựng cột cờ Việt Nam Cộng Hòa để chuẩn bị kéo xuống và đưa cờ cộng sản lên. Nói thế mà vẫn có người tin. Sau chín năm thành phố đề nghị đem đi nơi khác để lấy đất làm sân gôn.
Khi thành phố cho người đến cắt cột cờ, chỉ có mình tôi chứng kiến. Bây giờ cột quá dài, gỡ ra làm chín khúc tôi cất dưới hầm Museum. Ngày cắt cột cờ tôi tự thề nguyền sẽ phải dựng lại. Hiện nay tôi đã có hai kỳ đài tại viện bảo tàng. Lần này sẽ vĩnh cửu.
Tuy nhiên tôi cũng vui mừng khi đi ngang qua khu vườn văn hóa tương lai hiện do Bác Sĩ Ngãi trách nhiệm đang xây cất. Tôi có thấy ba cây cột cờ được dựng lên. Dãy kỳ đài này cũng sẽ là biểu tượng vĩnh viễn lâu dài. Tôi rất mừng. Tấm lòng của tôi tha thiết với Việt Nam Cộng Hòa qua quốc ca và quốc kỳ nằm ở chỗ đó. Phải thực hiện các hành động cụ thể và phải xây dựng các biểu tượng cụ thể cho hiện tại và cho tương lai. Tôi thách thức các ông bà phản đối hãy đến gặp tôi một lần trực tiếp tại Viện Bảo Tàng Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi cũng xin thách thức quĩ vị không đồng ý với tôi trước khi nhân danh công luận lên án hãy đọc những tác phẩm và những bài tôi viết trải qua 30 năm qua. Trong đó có bài sưu tầm nhiều tháng để viết cô đọng. Bài tựa đề: Những Bài Ca Trở Thành Quốc Ca Của Việt Nam.
Câu hỏi 16: Nghiệp văn.
Lại có câu hỏi về nghiệp văn. Những bài ông viết có người cho là tr̀on trịa, ba phải. Nhiều người khen là ông khéo léo đi giây, đứng giữa mà sao lại còn bị chê trách đánh phá?
Trả lời: Tôi không thích được khen là khéo léo, đi giây vì đó chính là một h̀inh thức của sự hèn nhát. Trong cộng đồng của chúng ta lâu lâu lại có hai phe, hai quan niệm. Đa số đồng hương không theo phe nào nhưng không lên tiếng. Một số người có sinh hoạt chung cần phải lên tiếng. Tôi lên tiếng và dứt khoát cho rằng một bên sai và một bên không đúng. Đó là lý do bị cả hai phía không ưa. Vì vậy đ̃a có dịp lộng ngôn mà nói rằng: Nếu anh không nói, ai nói.
Bây giờ không nói, bao giờ.
Trên phương diện viết lách, tôi viết trên tình cảm và sự hiểu biết trực tiếp. Nhưng cũng bị tai vạ. Viết về niên trưởng Dương Văn Minh không hề bênh vực trên lãnh vực chính trị, bài được phe Phật giáo thân với ông Minh đem ra phổ biến. Lập tức phe đối lập ghét. Viết bài về ông Thiệu với sự thông cảm giữa chiến hữu với niên trưởng liền bị gán cho là nịnh bợ.
Trường hợp mới đây bị lên án là tà lọt của ông Khiêm. Riêng về phần niên trưởng Nguyễn Cao Kỳ, tôi viết khá nhiều bài phê phán nhưng tuyệt đối không có lời lẽ miệt thị xấu xa. Mấy tay thân cận ông Kỳ chia nhau bôi bẩn chúng tôi. Đó chính là hệ lụy văn chương nhưng xem ra vẫn là các loại búa rìu dư luận c?n chịu đựng được.
Câu 17: Binh nghiệp.
Bây giờ đến câu hỏi rắc rối nhé. Ông bị lên án là tà lọt của ông Khiêm, ông Viên nên mới lên lon rồi bây giờ bênh vực cho các quan thầy. Có thực vậy không?
Trả lời: Suốt đời lính tôi chưa bao giờ làm việc với Đại Tướng Khiêm. Lần đầu tiên mới được bắt tay ông tại San Jose khi đi đám tang con trai ông tướng Nguyễn Khắc Bình.
Còn Đại Tướng Viên tuy cùng làm ở Tổng Tham Mưu nhưng chưa hề trực tiếp. Tôi còn nhớ thời kỳ Cha Thanh tố ông Thiệu tham nhũng lại có đại hội các cha tuyên úy tại thủ đô. Tôi đại diện Tướng Khuyên lên nói chuyện về ngành tiếp vận. Các cha tuyên úy không hỏi về chuyên môn mà lại hỏi thời sự. Một cha hỏi rằng có tham nhũng ở Bộ Tổng Tham Mưu hay không. Đại Tá Lộc phát ngôn hết sức tự nhiên như sau: Thưa quí cha, ở đâu cũng có tham nhũng, nhưng Tổng Tham Mưu không chủ trương che giấu và quân đội điều tra trừng trị đâu ra đấy. Chúng tôi có tổng thanh tra, có an ninh quân đội và có cảnh sát tư pháp, v.v...
Báo Chính Luận đăng tin trang nhất: Đại Tá Vũ văn Lộc, xác nhận có tham nhũng tại bộ Tổng Tham Mưu. Sáng hôm sau văn phòng Tổng Tham Mưu gọi lên gặp đại tướng. Chờ đợi 3 giờ, sau cùng tay chánh văn phòng đưa cho tờ báo Chính Luận và nói đại tường cho về. Về nhà tưởng là chuẩn bị hành trang thuyên chuyển nhưng sau thấy êm. Tiếp tục làm việc.
Mới đây tôi gặp Đại Tướng Viên lần đầu cũng là lần cuối trước khi ông chết. Đại tướng nói một câu ân tình hết sức xúc động. Sao đại tá ở Tổng Tham Mưu mà tôi không gặp. Sự thực có tôi thấy ông nhưng mà ông không thấy tôi.
Bộ Tổng Tham Mưu có lệ mỗi tuần một đại tá chủ tọa chào cờ. một năm chưa đến phiên tôi, như vậy Tổng Tham Mưu có nhiều hơn 52 đại tá, làm sao ông biết hết.
Gặp ông mấy chục năm sau, tay cầm tay tôi hỏi ông lúc ra đi tháng 4-75 niên trưởng đem theo cái gì. Ông nói. Tôi có cái cặp da. Trong đó có cái gì, tôi hỏi ông để xin di vật cho viện bảo tàng. Đại Tướng Viên nói: Có một cuốn sách viết về Thiền Tông. Tôi ngỏ lời xin ông cuốn sách đó. Mới hôm nay khi viết trang báo này, Đại Tá Dương Công Liêm điện thoại nói rằng, cuốn sách Thiền của đại tướng có người gửi moa đưa cho toa.
Như vậy trong Viện Bảo Tàng Việt Nam Cộng Hòa, bên h̀inh Đại Tướng Cao Văn Viên sẽ có thêm cuốn sách về đường đi của Phật. Đó là câu chuyện liên quan giữa tôi với các vị đại tướng.
Câu hỏi 18: Cấp bậc.
Xin hỏi thêm một câu hỏi rất khó chịu. Ông bị tố cáo là sĩ quan văn phòng, nhờ chạy chọt luồn lách nên lên lon vù vù. Đặc biệt là rất khéo léo nên không bị tố cáo tham nhũng nhưng sự thực đã tẩu tán bán xăng nên quân đội không còn xăng để cho kế hoạch chế bom xăng đã bị đình chỉ.
Trả lời: Câu hỏi khó chịu thiệt, trả lời thì lại phải khoe ra một vài điều thực sự chẳng đáng gì. Nhưng đành phải đưa ra để biện hộ thôi.
Tôi ra trường cấp bậc thiếu úy làm trung đội trưởng bộ binh của Tiểu Đoàn Biệt Lập 530 đóng quân ở Bình Đông, Chợ Lớn. Đơn vị tôi nổi súng đánh nhau với Bình Xuyên ngay cả trước khi trận đánh chính thức với nhảy dù bắt đầu.
Sau đó tôi về phục vụ tiểu đoàn địa phương tại Rạch Giá, tham dự khu chiến miền Tây, hành quân tự do, chiến dịch Nguyễn Huệ, Thoại Ngọc Hầu, rồi về Quân Khu I. Khi lên thiếu tá tôi mới thực sự về làm tham mưu qua các chức vụ tham mưu trưởng Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp Vận, chỉ huy trưởng trường Tiếp Vận, chánh sở Tổng Cục Tiếp Vận, giám đốc Trung Tâm Binh Thư và chỉ huy cơ quan PathFinder phối hợp với các sĩ quan và chuyên viên Ngũ Giác Đài. Trong công việc PathFinder tôi có dịp đi khắp các đơn vị và các chiến dịch trên toàn thể miền Nam.
Nhân dịp bị chửi bới nên phải ra tòa án công luận của ông chủ báo, xin khoe chuyện ít người biết. Số là nhân dịp tổng cục tiếp vận kỷ niệm 15 thành lập tại Bộ Tổng Tham Mưu, tôi là sĩ quan trung tá duy nhất được đề nghị thăng cấp đại tá đặc cách. Đơn thuần là do khả năng và công việc. Chẳng có chạy chọt gì cả. Niềm hãnh diện này chẳng có gì phải giấu. Còn về chuyện bê bối hay tham nhũng, tôi thách đố quí vị chuyên đánh phá tìm được bất cứ một dấu vết nào trong suốt 21 năm quân ngũ. Chấp. Chuyện tẩu tán bán xăng nên quân đội không còn xăng để cho kế hoạch chế bom xăng đã bị đình chỉ. Tào lao.
Xem tiếp kỳ sau, còn dài dài.
Ký còm
Nguồn: Ông là ai (2) ?

Vũ Văn Lộc, Ông là ai? (Bài 3)

*Ký Còm (mục Thiên Hạ Sự của nhật báo Thời Báo số 57__ , phát hành ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật ngày 4, 5 tháng 2 năm 2012 tại San Jose)
Ghi chú: Ký giả Vũ Bình Nghi chủ biên Thời Báo San Jose tiếp tục phần phỏng vấn nhân vật.
Tiếp tục loạt bài hỏi đáp "Vũ Văn Lộc ông là ai?", Ký Còm cũng ghi nhận, sau 2 kỳ báo chúng tôi đã nhận được một vài ý kiến đóng góp từ quí vị độc giả. Một vài vị cho rằng không cần thiết phải tiếp tục loạt bài nếu chỉ nhắm vào mục đích để ông Vũ Văn Lộc làm sáng tỏ những dư luận của một số người vốn giữ chủ tâm chỉ trích cá nhân ông cựu Đại tá, dù ông đã có làm được những việc công ích. Đối với những người này, dù ông Lộc có trình bày sự thật, trình bày thiện chí cách mấy họ vẫn duy trì thái độ cố hữu của họ. Nhưng chúng tôi cũng nhận được ý kiến khác rất thích thú theo dõi loạt bài để biết thêm về ông Lộc và các hoạt động phục vụ cộng đồng trong quá khứ của ông. Thôi thì, nếu ông Lộc còn muốn trả lời thì chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục công việc tìm kiếm sự thật. Cách khác, chúng tôi nhận thấy qua những câu trả lời của ông Lộc tuy vắn gọn, nhưng rất vui vẻ, dí dỏm và lý thú, cũng là một cách tìm hiểu sự thật cùng một lúc với một thoáng giải trí lành mạnh bổ ích. Thưa ông Đại tá, như thế chúng ta có thể tiếp tục được chứ ạ?
Trả lời: Xin cứ tiếp tục. Tôi trả lời đây là trình bày cho anh em thân hữu, không phải chỉ trả lời những dư luận chỉ trích. Người cố tình chống đối thì họ dựng chuyện lên chứ đâu cần bẻ quẹo đi. Chẳng nên quan tâm. Sau này những câu trả lời sẽ đưa vào một cuốn hồi ký, đó là một ý mới vừa nghĩ ra. Xin ông cứ hỏi.
Nếu anh không nói, ai nói? Bây giờ không nói, bao giờ?
Câu hỏi số 18: Sui gia.
Cái vụ sui gia với chóp bu Cộng Sản là Đỗ Mười thí đầu đuôi ra sao?
Trả lời: Đa số anh em ở San Jose đều biết. Hơn mười năm trước con trai tôi lấy vợ bên Việt Nam. Đám hỏi ở Hà Nội và đám cưới ở San Jose. Cũng mời đầy đủ bà con. Cháu tên là Đỗ Bích Liên, cha cháu làm thợ điện, chẳng có chức tước gì cả. Bây giờ thì ông cũng đã mất rồi. Anh chàng nào có được cái thiệp mời thấy tên họ Đỗ. Rồi lại có bà con đăng báo mừng cô dâu họ Đỗ. Bèn tán láo rồi đồn bậy. Dư luận xì xầm trên các mục hỏi đáp báo chí. Nhưng chuyện dần trôi qua vì không có thực nên ai cũng biết là chụp mũ láo.
Mấy tháng trước lại có tin tung chuyện cũ ra và đăng trên Internet nhân dịp tôi giới thiệu cuốn sách thuyền nhân của Carina Hoàng là con trung tá tù cải tạo. Một ông viết bài kỳ luận đanh thép lên án tôi là giới thiệu tác giả thân Cộng. Và nhắc lại chuyện chúng tôi là sui gia với Đỗ Mười.
Một vị nữ lưu khác tương đối cẩn thận nên liên lạc hỏi tôi trực tiếp. Tôi thẳng thắn trả lời đây là chuyện nhảm. Sau đó ông viết bài đả kích tôi có gửi thư xin lỗi riêng về chuyện sui gia. Thư xin lỗi phổ biến khá rộng rãi. Người hiểu biết th? thông cảm, còn người thù nghịch vô cớ tuy im lặng nhưng vẫn tìm cách khác.
Tôi nghĩ nói thêm một lần nữa là đủ. Không đề cập đến chuyện này nữa. Chẳng có sui gia gì hết.
Câu hỏi 19: Cuốn sách thuyền nhân.
Nhân tiện đề cập đến cuốn sách Boat People mà ông giới thiệu lại bị phản đối. Vậy chuyện này thực hư ra sao?
Trả lời: Tôi được tác giả đem đến cuốn Boat People viết bằng Anh ngữ, tác giả là cô gái Việt hiện sống bên Úc. Xem cuốn sách tôi rất xúc động. Hình ảnh đẹp, nội dung rất khá lại bằng Anh ngữ. Tôi là người xây dựng Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân mà không giới thiệu sách này thì chẳng ra làm sao. Rồi tôi viết bài giới thiệu. Hoàn toàn không biết gì về tác giả. Sau đó, tác giả ra mắt sách tại tòa soạn người Việt và bị đánh phá. Đây thực ra là ân oán hết sức cá nhân từ những phiền phức bên Úc.
Khi giới thiệu tại báo người Việt thì tác giả có mở đầu bằng một số hình ảnh chung về chiến tranh Việt Nam. Bối cảnh đưa đến thảm kịch thuyền nhân. Trong số mấy hình chiến tranh Việt Nam, cô tác giả có đưa ra hình em bé Kim Phúc bị bom. Phe đả kích vốn thù ghét báo Người Việt lại thêm tấm hình phản chiến nên lấy cớ chụp mũ cô là phe thân Cộng. Họ lại tìm thấy tiểu sử tác giả trước đó có về làm cho hàng ngoại quốc tại Việt Nam. Họ cho rằng cô này là Cộng Sản hoặc thân Cộng hoặc là...vân...vân. Rồi họ lại xuyên tạc thêm vào tài liệu của cô này các tấm hình phản chiến khác mà thực sự cô không sử dụng.
Tác giả bị đánh và tôi là người điểm sách bị vạ lây. Sau đó tôi tìm cách liên lạc và mời được cha của cô tại Sacramento là Trung Tá Hoàng Tích Hữu Ái để hỏi chuyện. Tiếp theo tôi viết một; giãi bầy hoàn cảnh của cha con đều là một gia đình chống Cộng. Nhưng lập luận chống đối yí luận rằng dù cha là nạn nhân Cộng Sản thì con vẫn có thể là tay sai Cộng Sản. Tôi thiển nghĩ rằng nếu phái đoàn Hoa Kỳ cứ là luận thiển cận như thế thì nhiều vị HO khó lòng mà đem được con cái qua Mỹ.
Cô tác giả Carina Hoàng hiện nay là người hoạt động mạnh mẽ trong cộng đồng Việt tại Úc. Cô vừa được chọn là một trong 100 phụ nữ sắc tộc đóng góp nhiều cho Úc châu thời gian qua.
Trong cộng đồng chúng ta có người chính thức nhận mình là thân Cộng thì lại yên ổn. Còn có người khước từ Cộng Sản, làm vẻ vang cho cộng đồng thì anh em lại hè nhau đẩy qua hàng ngũ bên kia. Chống Cộng kiểu này thì quả thực không hiểu nổi.
Câu hỏi 20: Từ Kháng Chiến đến Việt Tân.
Một trong các vấn nạn của chúng ta là chuyện Kháng Chiến, Việt Tân, Võ Đại Tôn, Trần Văn Bá, Phục Hưng... Trong số các tổ chức này xem chừng Việt Tân bị thù ghét nhất, ông là người bênh vực nên đã bị thù ghét lây. Thật ra, ông có phải kháng chiến ngầm hay là cán bộ Việt Tân trong bóng tối?
Trả lời: Xin trả lời thêm một lần nữa thật rõ ràng. Tôi hết lòng ngưỡng mộ và ủng hộ các phong trào phục quốc. Dù là con đường võ trang ngày xưa hay đấu tranh chính trị hôm nay. Nhưng tôi không phải là đoàn viên của các anh em dưới bất cứ hình thức nào. Trên thực tế tôi chỉ ủng hộ bằng lời nói và chữ viết, chẳng góp công góp của được bao nhiêu.
Hơn mười năm trước tôi đã bị biểu tình chống đối mà lý do rất buồn cười là bị buộc tội chửi bới các vị anh hùng kháng chiến như Hoàng Cơ Minh, Võ Đại Tôn, v.v...
Lý do điên như thế mà vẫn có người tin để đi biểu tình chống đối. Sự thực là có anh học trò dự thính IRCC vào gặp tôi tâm sự về nguyện vọng phục quốc. Theo đúng tinh thần sách vở của cơ quan thiện nguyện, tôi nói là cháu nên lo học ESL, tìm việc làm rồi sẽ nói kháng chiến phục quốc sau.
Cậu này không hề biết cá nhân tôi đã hết lòng ủng hộ các phong trào phục quốc ra sao. Cậu bèn đi ra ngoài trình bày với một số người chống đối như thế. Rồi chuyện nhỏ xé thành to. Thật vô duyên, chẳng ra làm sao. Đối với phong trào Kháng Chiến tôi có một vài lời tâm sự cần ghi lại như sau:
Thứ nhất: Ngày xưa có người nói khi ủng hộ kháng chiến Hoàng Cơ Minh là tôi bị lừa. Tôi trả lời qua bài viết rằng: “Mỗi ngày tôi đều muốn có người đến lừa tôi về câu chuyện lấy lại non sông.”
Thứ hai: Sau này lúc Việt Tân cũng bị đánh phá. Anh em bảo rằng chúng ta cần sáng suốt, không thể đi theo ủng hộ các phong trào bậy bạ. Đó là tình yêu mù quáng. Tôi cũng trả lời qua bài viết rằng:
Bây giờ tôi đã già rồi không thay đổi được.
Xin đành chịu cảnh mù lòa để giữ lại tình yêu.
Xem ra thì văn chương có vẻ cải lương nhưng đây là tấm lòng thực của tôi. Đối với tôi, Hoàng Cơ Minh, Trần Văn Bá, Võ Đại Tôn và ngay cả các bạn Phục Hưng hiện nay đều là các tay ngon lành cả. Theo tôi nghĩ, phần lớn sự phê phán chống đối bất công đối với các phong trào phục quốc là do tỵ hiềm cá nhân. Xin nói thêm một câu đơn giản thường tình trên cửa miệng mọi người. Mình không làm được thì để người ta làm.
Câu hỏi 21: Con đường tình ái.
Xem ra không khí chính trị có vẻ nặng nề, bây giờ xin hỏi ông về con đường tình ái. Ông có sẵn sàng không?
Trả lời: Xin cứ việc, nhưng thực ra cuộc đời tình ái của tôi không có gì sôi nổi cả. Ông nhà báo có biết cô ca sĩ Mai Hân làm radio không. Một lần cô nói chuyện về đoạn đời đi hát phòng trà. Cô kể chuyện các kép kéo băng đảng đánh nhau vì thần tượng Mai Hân. Cô hỏi tôi là ngày xưa anh có hay đi phòng trà không, có bao giờ ngồi nghe em hát không. Tôi trả lời rằng chẳng hề đi trực phòng trà, vũ trường. Cũng chẳng biết cô là ai.
Mai Hân hạ ngay một câu: Anh này cù lần.
Quả thực trước 75 tôi không quen biết văn nghệ sĩ hay các ca sĩ gì cả. Tất cả chỉ có biết có quân đội. Viết báo thì chỉ liên lạc qua anh chàng tổng thư ký Chính Luận là ký giả Từ Chung.
Ký Còm hỏi tiếp: Nhưng tại San Jose ngày xưa ông bị tố cáo là người tình của Thanh Lan và tuyên bố chúng ta phải có bổn phận lo cho Thanh Lan, vân vân. Chuyện này cần phải được bạch hóa đấy?
Trả lời: Nên lắm. Trước đây tôi chẳng biết cô Thanh Lan và bây giờ cũng chẳng quen. Nhưng tình tiết về vụ này rất đặc biệt. Khi Thanh Lan qua trình diễn tại San Jose thì có dư luận ồn ào chống đối, nói cô này là cán bộ mở đường giao lưu văn nghệ cho Cộng Sản. Ký giả San Jose Mercury là tay chuyên viết về cộng đồng đã hỏi tôi là Thanh Lan có giống như trường hợp ca sĩ Ái Vân không. Tôi trả lời Ái Vân là nghệ sĩ được đào tạo ở miền Bắc rồi qua Đông Đức. Khi tường Bá Linh xập cô qua Tây Đức lập gia đình rồi về định cư ở San Jose. Còn Thanh Lan là ca sĩ miền Nam. Sau 75 chạy không được bị bỏ lại. Báo Mỹ đăng như vậy, những tay xuyên tạc viết rằng tôi bỏ Thanh Lan ở lại, bây giờ ra tay cứu vớt, v.v...
Thêm một anh vẽ chuyện khác lại viết hư cấu rằng ngày 30 tháng 4 tôi bỏ vợ con chở cô ca sĩ tìm đường chạy nhưng không thoát. Tất cả những chuyện láo lếu như thế được loan truyền bậy bạ. Thêm vào đó, đêm cô Thanh Lan trình diễn ở San Jose, ông bạn đạo diễn Hoàng Anh Tuấn làm MC cho bầu Trọn, phần thì cố ý phần thì muốn đùa anh em nên đã có lời kính thưa ông Vũ Văn Lộc. Ông làm như chúng tôi đang ngồi ghế danh dự hàng đầu. Bên ngoài phe ta biểu tình nghe thấy hô đả đảo tôi ầm ĩ. Thật chẳng ra làm sao.
Câu hỏi 22: Thay đổi.
Bây giờ xin hỏi ông về một đề tài rất mới. Sự thay đổi quan niệm chính trị. Có thư của thân hữu viết rằng khi ông đưa thành tích quá khứ ra thì không có gì chứng minh được là tương lai lập trường của ông sẽ không thay đổi?
Trả lời: Quả thực cá nhân tôi vô nghĩa, không phải là nhân vật quan trọng nhưng bị đánh phá thì coi như mình ra phơi nắng nên bị chiếu đèn. Đóng cửa trùm mền th? mới yên. Phải thành thực nói rằng đã có nhiều trường hợp con người thay đổi. Quá khứ thì như vậy, không biết tương lai sẽ làm gì, nghĩ gì. Tuy nhiên nếu không biết tương lai thì phải công bình mà ghi nhận những gì trong quá khứ và hiện tại. Cái lối suy diễn là xây dựng kỳ đài Việt Nam Cộng Hòa để sau này kéo cờ Cộng Sản cho thuận tiện là cái lối suy nghĩ rất trẻ con. Riêng trường hợp của tôi, việc xây dựng Viện Bảo Tàng Việt Nam Cộng Hòa là một minh chứng cho lập trường tương lai.
Câu hỏi 23: Thi hành chính sách cho Mỹ.
Để bổ túc vào câu hỏi kể trên, có một vị viết rất dài và lý luận có tính cách thuyết phục, phổ biến rộng rõi đã tiên đoán là ông Vũ Văn Lộc chuyển hướng vì làm theo lệnh Mỹ. Ông là giám đốc cơ quan nhận tài trợ của Mỹ, ông đang chuẩn bị thay đổi để có thể làm công tác cho Mỹ giao thiệp với chính quyền Việt Nam vân vân?
Trả lời: Thật sự mà nói, nếu là người có ảo tưởng thì tôi sẽ hân hoan mà chào đón lối suy diễn này. Tuy nhiên thực tế không phải vậy. Cơ quan nhận tài trợ của chính phủ để lo cho di dân tỵ nạn qua các khế ước rất thông thường. Cơ quan IRCC của chúng tôi thực sự thuộc loại hạng bét so với các cơ quan thiện nguyện Hoa Kỳ. IRCC cũng chẳng có sứ mạng chính trị gì cả. Còn riêng tôi, 80 tuổi chỉ còn làm công việc lượm rác để góp lại tái chế thành tác phẩm lịch sử nghệ thuật. Công việc cuối đời là: Đem tro tàn lịch sử, ta xây dựng bảo tàng. Đem quá khứ huy hoàng, gửi tương lai vĩnh cửu. Không thể có chuyện chuẩn bị làm công tác cho Mỹ liên lạc với Hà Nội. Làm gì có chuyện viển vông như vậy. Ông nào suy diễn như thế là đề cao chúng tôi quá.
Xin vui lòng đừng nên bốc nhằng, chúng tôi đã già rồi. Đưa lên cao quá chóng mặt. Giả thuyết gì mà lạ lùng, tôi thay đổi để làm công tác cho Mỹ chuẩn bị nói chuyện với Hà Nội. Cảm ơn cháu nào đã có ý kiến tuyệt vời như thế. Xin vui lòng gửi cho bác chiếc xe lăn có gắn máy phản lực.
XEM TIẾP KỲ SAU: Tiếp tục hỏi thăm sức khỏe: Tướng tá bỏ chạy, tham nhũng trong quân đội, tài cán gì mà làm giám đốc, tác phong khinh người, v.v...
Ký còm
Nguồn: Ông là ai (3) ?

Vũ Văn Lộc, Ông Là Ai? (Bài 4)

Ký Còm đăng trong mục Thiên Hạ sự của nhật báo Thời Báo số 5750, phát hành ngày Thứ Bảy, Chủ nhật 11, 12 tháng 2 năm 2012 tại San Jose
Chúng tôi xin tiếp tục hầu chuyện ông Vũ Văn Lộc. Kỳ này có ba câu hỏi có vẻ khúc khuỷu, lắt léo một tí, dù có khó chịu đến đâu xin ông cũng cố gắng mà trả lời... một lần cho rõ rồi... thôi!
Đại khái là: - "Ông có tài cán gì mà làm giám đốc muôn năm? -"Đứng đầu cơ quan mà vô trách nhiệm với chiến hữu?" - "Và, sau cùng già rồi sao ông không về nghỉ đi cho được việc cộng đồng?"
Nhưng trước hết xin báo cho ông một tin vui. Có người gửi thư liên quan đến một câu chuyện cũng rất đáng làm cho nhiều người thắc mắc đến một bản "kiến nghị" mà ông và tổ chức Liên Hội có liên can, xin tóm lược trong câu hỏi đại ý như sau:
Câu hỏi 24 - "Nam Hà Kiến nghị Thư.” Nội dung bức thư như sau đây:
Thưa bác Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, cháu ở San Francisco từ hơn 30 năm nhưng thường theo dõi cộng đồng San Jose. Ngay từ lúc nhỏ đã có dịp đi dự cuộc biểu tình chống Cộng tại Berkeley. Kỳ đó chờ Việt Cộng Hà Văn Lâu lâu thiệt là lâu. Khi biểu tình bác đưa sáng kiến đi hai bên đường, bên nọ ngó bên kia hô khẩu hiệu thật tưng bừng, còn nhớ Đại Tá Vũ Văn Lộc một bên và Đại Tá Mã Sanh Nhơn đi một bên.
Nói thực tình thời đó biểu tình có không khí vui vẻ chứ không tranh chấp như sau này.
Rồi đến kỳ biểu tình ờ San Francisco. Cháu vào cả trong Hotel nghe họp báo rồi lại ra ngoài hô đả đảo. Khi phái đoàn phó thủ tướng Việt Cộng họp báo xong đi ra thì phe ta có phát tài liệu. Cháu nghe có người nói kiến nghị, kiến nghị nhưng ông phó thủ tướng khoác tay đi thẳng. Có một người trong đoàn Việt cộng nhận tài liệu. Cháu có được anh Hùng cho một bản. Đó là bản sao Nam Hà kiến nghị thư, có tên mấy vị ở tù Việt Cộng trại Nam Hà. Nghe nói 5 hay 6 người ký nhưng chắc bản này không đến tay cấp trên Hà Nội nên phe ta in và gửi cho các đại sứ và sứ quán cộng sản. Vậy mà có tờ báo ở San Jose lại nói là mấy bác chui vào gặp Việt Cộng dâng kiến nghị. Cháu nghĩ nếu muốn liên lạc với Việt Cộng thì gửi thư ngay vào tòa lãnh sự hay vào thẳng mà tiếp xúc chứ cần g? phải đưa lúc đồng bào biểu tình.
Cháu không biết mấy người đó tâm địa ra sao mà bày đặt chụp mũ khốn nạn như vậy.
Cháu có gửi cả Tel theo Email. Khi nào thuận tiện sẽ xuống gặp bác và thăm Museum. Nguyễn Đôn, San Francisco.
Ký Còm: Ông này nhắc lại chuyện 15 năm trước ông Lộc còn nhớ không?
Trả lời : Xin cảm ơn anh Nguyễn Đôn SF. Nhắc lại chuyện xưa tôi lại nhớ thời kỳ ở đây có ba sỹ quan cấp đại tá cùng hoạt động. Bác Trần Văn Trọng làm ở học khu. Bác Mã Sanh Nhơn và tôi làm phụ giáo cho trường trung học San Jose.
Tuy lớn tuổi so với anh em nhưng chúng tôi vẫn còn trẻ so với bây giờ. Anh em thường rủ nhau đi biểu tình, mỗi lần như vậy đều lấy quân số là các em học sinh và bà con ta tại San Jose. Bây giờ cả hai bác đều đã ra đi. Ngày nay anh em cũ cùng lớp tuổi, cùng hoạt động chỉ còn mình tôi.
Còn cái vụ Nam Hà kiến nghị thư thì tôi nhớ là trong bản ký tên có Lý Tống, Trần Mạnh Quỳnh và có ông Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt hiện ở miền Đông. Có nhiều người không biết tin tức về cái bản kiến nghị lịch sử đó nên khi anh em Liên Hội vào phát tài liệu trong Hotel có phái đoàn cộng sản cư ngụ và họp báo thì cứ nghe nói kiến nghị là nghĩ ngay là giao lưu với Việt Cộng. Ai ngu gì mà liên lạc với cộng sản vào lúc đó. Chuyện này sau đó ai cũng biết, tiếc thay cho đến nay mới có người lên tiếng làm nhân chứng.
Câu hỏi 25: Sinh hoạt với cựu tù chính trị.
Tiếp theo bây giờ xin có câu hỏi khác. Vấn đề nêu lên là cơ quan có trách nhiệm lo cho cựu tù chính trị nhưng thực tế là các hội tù phải tự lo lấy. IRCC, USCC, VIVO chẳng làm gì cả. Xin ông cho biết ý kiến?
Trả lời: Đây là một vấn đề rất tế nhị. Chẳng ai muốn nói ra. Xin nói thẳng là không thể kể hết ra được, vì chỉ thêm phiền phức.
Thực sự khi ở bên Việt Nam chiến hữu đi tập trung cải tạo là mối bận tâm của người đi năm 75. Trước hết là các gia đình lo cho thân nhân, rồi đến chiến hữu lo cho anh em, và các đoàn thể hết sức lưu ý. Chúng tôi đã theo dõi, quan tâm và tranh đấu từ cuối thập niên 80. Cá nhân tôi, anh Diễm bên VIVO, các tổ chức Nam Cali, và các cựu tù vượt biên đã cùng về DC họp nhiều lần. Có cộng tác với bà Khúc Minh Thơ và các anh em trên DC. Cũng thảo luận đấu tranh, kiến nghị, gặp dân biểu. Rất nhiều mặt. Rồi đến khi chuyến bay đầu tiên đến SF tôi tổ chức đi đón hết sức cảm động.
Vì là cơ quan định cư nên khi County dành ngân khoản định cư, thì cơ quan IRCC được giao trách nhiệm nhận ngân khoản lo dạy Anh ngữ và tìm việc làm. Số tiền cũng chẳng đáng bao nhiêu.
Trên thực tế thì các gia đình HO đều được hưởng trợ cấp, food stamp, nên rất yên tâm. Việc học Anh văn, tìm việc làm cũng tương đối giản dị. Khi nhận công tác này, biết đây là vấn đề rất tế nhị nên tôi thành lập một trung tâm hoàn toàn riêng biệt tách rời và tuyển người công khai. Ngân sách riêng biệt. Thành lập hội đồng tuyển chọn toàn người Mỹ và đại diện County. Kết quả ông Trung Tá Vũ Đức Nghiêm được nhận là trung tâm trưởng. Trung Tá Lê Đình Vọng làm phó và kiêm công tác kiếm việc làm. Các vị này đều là HO, biết Anh ngữ, lái xe và hăng hái. Ngân khoản chỉ còn tiền thuê một cô thư ký và thuê văn phòng. Ngay việc tuyển người đã bắt đầu không hợp ý anh em hội tù chính trị, có người anh em đề nghị lại không được chọn, nhưng rồi cũng xong.
Tôi tổ chức một đại hội cho anh em HO đầu tiên tại San Jose, có ông Funseth thứ trưởng nội vụ về nói chuyện.
Trong các buổi nói chuyện, tôi có dịp tiếp xúc với các anh em thì nhận thấy nếu gặp các chiến hữu đã quen biết nhau từ trước thì thông cảm. Còn các bạn chiến binh không quen biết thì sự giao thiệp giữa người chạy trước và người ở lại có phần xa cách.
Một lần tôi nghe ông HO là hội trưởng trong buổi thuyết trình nói rằng: Chỉ có các anh em cựu tù mới thương anh em cựu tù chính trị. Hội trường vỗ tay vang dậy. Tôi bắt đầu cảnh giác và chuẩn bị để quý vị dần dần thay thế.
Sau đó có một lần tờ báo San Jose Mercury News ngỏ ý giúp tôi tổ chức cây mùa xuân cho gia đình HO. Vừa loan tin thì hội tù nhân lên tiếng phản đối. Anh em cho biết là không cho phép ai lợi dụng. Tôi rất thông cảm với tinh thần đó, bèn thông báo dẹp ngay vụ này.
Nói tóm lại, đối với sinh hoạt của các hội tù chính trị từ tổng hội cho đến các chi hội, tôi quan niệm là đã làm hết bổn phận vào những bước đầu là được rồi, không nên tạo thêm sự hiểu lầm. Vì vậy, sau này mọi sự giúp đỡ yểm trợ cho các gia đình HO đều tiếp tục nhưng vẫn giữ theo đúng hình thức của di dân tỵ nạn. Tuyệt đối không gây hiểu lầm. Các anh em đến với IRCC dần dần thông cảm ngoại trừ đôi khi có những hiểu lầm quá sức th? mới có sự chống đối mạnh mẽ. Thí dụ cụ thể là ông Thiếu Tá Trảng hội trưởng đã ra đi. Ông vốn rất hiền lành. Khi nhân danh hội tù phản đối tôi, ông đã có nói rằng. Mặc dù trước đây làm việc với tôi ở bộ tổng tham mưu. Rồi khi đến Mỹ được cơ quan IRCC và tôi giúp đỡ, tuy nhiên đó là việc riêng còn vấn đề tranh đấu là vì chính nghĩa quốc gia. Lại thêm một anh bạn nữa là ông Đoàn Thi, cũng là cựu tù chính trị là bạn cùng khóa, biết nhau quá nhiều. Nhưng anh Đoàn Thi cũng nhân danh tổng thư ký cựu quân nhân lên án Vũ văn Lộc. Ông cũng nói bạn bè là chuyện riêng, còn vì chính nghĩa quốc gia thì phải lên án. Rồi mới đây ông Ngọ cũng vì chính nghĩa quốc gia, đóng vai quan tòa lên án.
Chả mấy khi đổi đời, các vị đều vì lý tưởng đóng vai chưởng lý lên án chúng tôi, sau đó lại tuyên bố tha. Kẻ thì vài năm mới xét lại bản án. Có người thì chỉ có một hai tuần là đã tuyên bố tha.
Ký Còm: Gần 10 năm trước ông cũng đã bị hội đoàn trên nước Mỹ lên án. Tôi còn nhớ có một lá thư cũng nhân danh bạn thân lên án. Ông còn nhớ chuyện đó không?
Trả lời: Đó là Trung Tá Q, bạn cũ từ hồi còn cấp úy. Anh Q có viết cho tôi một lá thư đại ý như sau.
Thân gửi Lộc. Anh em bên đó yêu cầu tao ký tên lên án mày định hòa giải với cộng sản và có tội tham nhũng trong cơ quan.Tao ở bên này cũng không rõ đầu đuôi. Bạn Lộc trước 75 th̀ tao biết không bao giờ xấu xa và đầu hàng nhưng bây giờ thực sự ra sao thì không rõ. Có nhiều phần mày bị tao ký tên lên án oan uổng. Nhưng mày chạy trước, tụi tao ở lại oan uổng cả mười năm. Mày có bị oan tý chút cho gọi là chia sẻ với anh em. Tao với mày ở cùng địa phương nhưng bao năm không cùng một giường, huynh đệ chi binh chỉ gọi là cho có tiếng. Còn tao với bạn tù sống chết bên nhau năm này qua năm khác. Đói khát có nhau. Vì vậy tụi nó kêu ký tên là tao ký. Huynh đệ chi binh không thể so sánh với bạn tù. Vì vậy tao ký tên lên án mày. Sau này chuyện gì cũng qua đi, nhưng ngay bây giờ tao phải cho mày biết. Rồi vài năm sau thì mày có thể nói thẳng cho các bạn biết. Không cần đúng hay sai, mày chạy thoát, tao chạy không kịp, tao phá mày một chút nhằm nhò gì.
Ký Còm: Bây giờ ông Trảng làm với ông ở TTM đã ra đi rồi. Còn ông Đoàn Thi ở đâu? Đoàn Thi ở Sacramento. Còn ông Trung Tá Q. này ra sao?
Ông này là bạn tôi từ Hà Nội, đi lính sau tôi hai năm bị kẹt tù cộng sản trên mười năm, thơ viết cũng lâu rồi. Và bây giờ tôi mới được tin chết ở bên miền Đông. Xem như vậy, giữa anh em quen biết, sự lên án đúng hay sai, có khi cũng vô nghĩa.
Anh em tù chính trị chịu đói khát, hành hạ nhục nhã đủ điều, lại còn trải qua các oan khiên sống chết. Còn mình mà bị kết án oan uổng ở xứ này, thực sự chẳng đáng gì để mà than thở.
Ký Còm : Tôi thì không có kinh nghiệm tù cải tạo, chỉ có kinh nghiệm tù vượt biên. Kỳ vượt biên bị bắt có gặp mấy anh chị Tàu Chợ Lớn.
Nó nói bố nó chẳng có tội gì mà phải ra Bắc. Vốn là lính kiểng Việt gốc Hoa. Giấy tờ khai là giám đốc vũ trường. Bọn cộng sản xếp ngay vào cấp sư trưởng tức là giám đốc công trường. Cho giải ra Bắc. Oan như thế mới là oan. Cán bộ thắc mắc là sao thằng này còn trẻ mà làm đến giám đốc vũ trường, ngang sư trưởng.
Câu hỏi 26: Hãy từ chức đi.
Ký Còm: Có một người đưa câu hỏi khá bất lịch sự.
Ông có khả năng bao nhiêu mà làm giám đốc cơ quan IRCC đến mấy chục năm. Đã đến lúc phải về đi cho người khác thay thế. Yêu cầu từ chức. Ông có muốn trả lời không?
Trả lời: Vấn đề đã đưa ra, không muốn trả lời cũng không được. Xin kể lại từ đầu như sau. Khi mới đến San Jose tôi với ông Mã Sanh Nhơn làm cố vấn cho trường San Jose High. Tuy gọi là cố vấn cho lịch sự, nhưng ăn lương phụ giáo và có 4 giờ một ngày.
Sau tôi vào làm cho chương tr?nh tỵ nạn của Social Planning Council cũng là một cơ quan bất vụ lợi. Bắt đầu làm xếp phần vụ văn hóa giáo dục. Chức vụ thì kêu nhưng cũng là lương worker hạng chót. Khi cơ quan này giải tán. Phe Việt Nam thành lập IRCC được một năm thì anh em rơi rụng dần. Cá nhân tôi cũng gần như bỏ cuộc xin vào làm worker cho county. Đến đây chuyện vui bắt đầu. Tôi gặp ông Mỹ đang làm xếp chương tr?nh tỵ nạn của Santa Clara, chuyện tro˿ vui vẽ. Tay này nói thẳng với tôi là khả năng Anh ngữ và tuổi tác của tôi nếu thi vào worker không chắc ăn. Hỏi rằng vậy tôi làm gì. Ông ta nói là nên về làm giám đốc IRCC. County sẽ cho ít tiền để gầy dựng lại.
5 năm sau bên quận hạt Santa Clara cho một lời bình luận về IRCC rất đáng hãnh diện. Họ nói là chúng tôi đã một mình dựng lại bảng IRCC từ đống tro tàn. Trên thực tế thì mình ở vào hoàn cảnh không đủ khả năng làm nhân viên thì đành làm giám đốc. Thứ giám đốc bao nhiêu năm khiêng bàn dọn dẹp, treo cờ dán giấy chẳng thua ai. Cơ quan khi lên khi xuống. Lúc có nhân viên vài chục người đủ các sắc tộc. Lúc thì chỉ còn vài người, đa số tình nguyện bán thời gian. Tuy nhiên vì làm lâu năm nên tôi là người có cơ hội khai phá nhiều lãnh vực. Thành tích ghi lại cũng khá dài. Đó là chuyện cuộc đời làm giám đốc hơn 30 năm.
Đa số cộng tác viên là các anh em có nhu cầu riêng nên khi hết chương trình là họ phải đi làm việc chỗ khác.
Kể từ hơn 10 năm nay cơ quan chuyển hướng qua việc xây dựng viện bảo tàng, phát triển Dân Sinh Media và các lãnh vực hết sức mới mẻ. Cá nhân tôi phải làm việc gấp đôi và cắt lương xuống một nửa.Và số lương một nửa này lại dành để tặng cho cơ quan trong các chương trình xây dựng mới hoàn toàn không có tài trợ của chính phủ. Đó là tất cả sự thật trong hoàn cảnh hiện nay. Nếu giám đốc mà từ chức là cơ quan tan hàng. Đành rằng không có chức vụ nào mà không thể thay thế được, nhưng trên thực tế vẫn có đấy. Đó là công việc làm không có quyền lợi, cá nhân đã bán nhà dọn vào mobilehome để xây viện bảo tàng. Càng làm càng bị chửi. Museum đã thành hình là một báu vật lịch sử rất có giá nhưng đây là tài sản mua không ai bán và bán không ai mua.
Trong hoàn cảnh như thế, còn một số ngày giờ trong tuổi hoàng hôn, của cuộc đời làm sao tôi lại vì lời phê phán vô trách nhiệm của các bạn mà bỏ đi cho được. Chúng tôi làm việc không phải vì quyền lợi, không phải vì danh vọng. Sau 21 năm quân ngũ và 35 sinh hoạt cộng đồng, có lúc tưởng mình chỉ làm việc vì đam mê công việc. Nhưng ngày nay mới biết thật muộn màng. Mình đã làm vì lý tưởng. Vào dịp cuối đời, xin cho phép được tự mình khoác lấy những chữ nghĩa đầy hào quang của con người. Tôi làm vì lý tưởng, làm sao tôi bỏ được.
Các cậu đừng có thách đố vớ vẩn!

1 comment:

  1. STD_SOG

    Ô.Vũ Văn Lộc là người đã góp công rất nhiều cho người Tỵ Nạn VN.
    Nhưng có điều Ô. Lộc 0 cho ai biết, là nguyên nhân nào mà đã lấy Bút hiệu: Giao Chỉ?
    Nó gợi nhớ một điều 0 tốt cho Tiền nhân người Việt trước đó!?

    ReplyDelete