Tuesday, May 12, 2020

Lực lượng đặc biệt chiến đấu bằng thuyền - Trần Lý

Trần Lý
Chiến tranh Việt Nam có những chuyện lạ và rất thú vị..Có những đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu bằng những phương tiện và quân cụ mà binh chủng tự mình không có vì không ghi trong bảng cấp số tổ chức.. Lực lượng Đặc biệt thuộc Bộ binh nhưng lại có nhưng lại có những chiến thuyền mà Giang lực của Hải Quân lại . không có ! (Hải sử của HQVNCH cũng không hề.. nhắc đến ?)
Quân sử của Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ (Special Force) có ghi chép về SF Navy mà chúng tôi không thể chuyển ngữ thành .. Hải quân LLĐB ! và chắc các bạn Hải quân QLVNCH cũng đồng ý với chúng tôi…Bài này xin viết để tặng các chiến sĩ ‘mũ xanh’ từng chiến đấu chống Cộng quân bằng thuyền gắn máy và bằng xuồng bay..
Xuồng gắn máy và thuyền ba lá
LLĐB Hoa Kỳ (tuy thuộc Bộ binh) nhưng cũng tham dự vào các trận đánh tại những khu vực đầm lầy và vùng ngập hay nước xấp nước trồng lúa trong vùng Châu thổ sông Cửu Long , Miền Nam Việt Nam..Và để có thể chiến đấu hữu hiệu trong các điều kiện địa hình khó khăn này họ đã phải tự tổ chức một lực lượng .. thủy quân riêng, độc lập với các lực lượng hải quân Việt-Mỹ ..Hạm đội này hay đúng hơn Nhóm hải thuyền LLĐB này lúc đầu chỉ là những thuyền bè, xuồng gắn máy tập trung tại các trại CIDG nhưng đến mùa mưa 1965, các xuồng bay (airboat) (mẫu sơ khởi) được đưa đến VN thử nghiệm và đến tháng 10-1966, lực lượng xuồng bay .. thật sự trở thành một .. hạm đội nhỏ tổ chức thành những đơn vị chiến đấu và các chiến sĩ LLĐB VN cũng tham dự vào việc điều khiển các đơn vị xuồng bay này (trong khi HQ VNCH..có lực lượng giang thuyền riêng, lại không trang bị xuồng bay ! )
Khí hậu và địa hình của vùng Châu thổ sông Cửu Long có những đặc điểm ảnh hưởng khá nhiều đến chiến tranh .. Nằm về phía Nam của Thủ đô Saigon, vùng châu thổ này là vùng đất bằng, có nhiều sông rạch, kênh đào chồng chéo cùng ruộng lúa, vũng lung, rừng ngập nước lợ..Những con sông lớn có những vùng lúa sạ mà thân lúa vươn cao đến 2-3 thước. Những ruộng lúa ngập nước mỗi năm thu hoạch hai vụ mùa, phân cắt bằng các vùng đất lầy lội có những cây dừa cọ. Những khu vực này nước đọng, không khai thông nên tạo ra những cánh đồng lác, cỏ cao 2-3 m , chỉ khô ráo vào mùa Đông..Các vùng thấp hơn còn chia thành các khu vực ngập ảnh hưởng bởi thủy triều và các vùng đất ngập mặn , đáy phủ đắp bùn lầy.. Chỉ riêng vùng Thất sơn và khu vực dọc biên giới Miên-Việt là tương đối khô nhờ có hệ thống kênh đào, nhiều đê điều và có hệ thống giao thông đường lộ đắp cao.. Nhiều khu vực rộng lớn của vùng Châu thổ bị ngập nước, lụt lội trong các tháng mùa mưa và nước ngập kéo dài cả tháng.. Nước cũng ngập toàn khu rừng nước mặn Năm căn, Cà mau..
Report this ad
Mùa mưa ẩm tại Vùng Châu thổ kéo dài từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 10, khi gió mùa Tây-Nam đem mưa đổ xuống vùng đất thấp qua suốt cả vùng đại dương.. Thiên nhiên đổ nước theo mưa dông trong tháng 5 và sau đó hầu như trưa và chiều nào cũng có những cơn mưa rào..Mây và mưa đạt mức cao nhất trong các tháng 7 và 8, mưa phủ chân trời và tầm nhìn hầu như bị che khuất hoàn toàn..Thời gian chuyển tiếp của mùa Thu chỉ kéo dài được một tháng rồi ngay sau đó gió mùa Tây-Bắc kéo về mang theo khí hậu lạnh-khô từ đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Các thay đổi đột ngột từ gió mùa Tây-Nam sang Đông-Bắc có thể mang theo các cơn gió lốc cùng mưa giông, mưa đá và cả lụt lội bất thường..Trong mùa Đông khô ráo, các đám mây trôi dạt trên bầu trời, sáng sớm trời mây mù và phủ cả mặt đất dọc theo giòng sông..
index
Khí hậu nhiệt đới cùng điều kiện địa hình của vùng Châu thổ gây nhiều trở ngại cho các cuộc hành quân của quân lực VNCH và Đồng Minh chống lại chiến tranh du kích của CQ, tấn công bất ngờ rút rút chạy thật nhanh, phân tán mỏng trong các vùng sâu nơi rừng ngập mặn quá nhiều ngõ ngách ..Dù có những phương tiện chuyển vận quy ước, khả năng di động của SF bị giới hạn rất nhiều..Cây cỏ mọc dày đặc dưới nước cản trở sự di chuyển. Rừng ngập mặn chặn đường thuyền bè với những cây to, chia cành tạo những hang ngách. Binh sĩ lạc vào vùng đất lạ khó tìm lối ra, bước chân đặt xuống cát lún và sình sâu..Vùng nước ngập ngọt hơn lại toàn tràm và đước mọc thành vòm che kín cả ánh sáng..Phương thức di chuyển tốt nhất chỉ là dùng thuyền chèo, xuồng chống.. Ruộng tuy thấp có bờ đê cao ngăn nước, có xóm làng và có cây dừa cọ nhưng lại là những điểm CQ thường chọn để đặt các ổ phục kích..Đê cao ven làng, luống rau dưới thấp là những giao thông hào để rút chạy.. Mùa khô, đốt cỏ cũng là phương pháp để cản trở tầm quan sát của lực lượng hành quân..
Report this ad
thumbnail_image
Các phương tiện giao thông thô sơ lúc ban đầu của các trại DSCĐ , khi mới thành lập vừa thiếu và vừa dễ bị CQ quá quen với địa hình sông lạch phục kích..
Ngày 26 tháng 4 năm 1966, Toán A-425 đã gửi một thuyền máy võ trang từ Thượng Thới (Kiến Phong), nơi đang xây cất Trại, về Tân châu, nhận các bộ phận rời để sửa chữa cái máy ủi đất..Thuyền có 3 nhân viên : 2 SF Mỹ cùng 1 thông dịch viên Miên/Việt khi trở về đã bị phục kích.. Chiếc thuyền quay mòng mòng sau khi 3 nhân viên nhảy xuống nước..Xuồng CQ chèo ra cướp thuyền. Một lực lượng xung kích CIDG gốc Miên Khmer-Krom từ A-430 vào vùng nhưng không vượt nổi bãi mìn.(Khmer Krom là một tổ chức chính trị đòi Miên tại Nam VN tự trị, tuy không được SF tin tưởng nhưng vẫn sử dụng vì họ rành địa thế khu vực) .và sau đó khi quân từ A-425 đến tiếp cứu, tuy thu hồi được chiếc thuyền máy và xác nhân viên kỹ thuật người Phi nhưng quân nhân SF và thông dịch viên bị xem như mất tích..Trại Thượng Thới, trước đó đặt tại An Long, sau đó được di chuyển về gần biên giới Miên-Việt hơn.
Report this ad
Toán B (chỉ huy) : B41 do Trung tá Joseph Fernandez làm trưởng toán đóng chung với Toán A-414 (thuộc quyền) tại Mộc Hóa, nơi có một trại cũ của SF , xây dựng từ 11- 1963 với nhiệm vụ canh chừng khu vực Tây-Bắc của Châu thổ sông Cửu Long và khu biên giới Việt-Miên tiếp giáp. Mộc Hóa, Tỉnh lỵ của Tỉnh KIến Tường nằm trên vùng đất bằng phẳng của Đồng tháp mười, được SF chọn làm nơi đặt Trung tâm chỉ huy 6 toán A hoạt động trong toàn khu vực.
Mùa thu 1966, một trận lụt lớn gây nước ngập hầu như toàn bộ Đồng Tháp mười. Dân chạy nạn lụt đổ về Mộc Hóa,nước dâng cao vượt cả nhiều tường bao cát quanh các căn cứ, thuyền và xuồng.. nổi lềnh bềnh bên trên các rào kẽm gai, tụ lại bên trong căn cứ.. Trong toàn Tỉnh, nhiều tường phòng thủ làm bằng bao cát bị nước cuốn trôi, các cứ điểm tiền phương , sân bay đều bị ngập dưới nước, đại bác phải di tản..
Phía CQ cũng không ..khá hơn ! Kho lương thực , võ khí ngập nước..quân rút chạy súng đạn, gạo treo móc trên.. ngọn cây..!
Nước dâng lên mức báo động lụt ngày 17 tháng 9 : Tại mỗi trại trong 6 trại thuộc B41 chỉ có khoảng 50 thuyền trong đó từ 5-10 thuyền võ trang vỏ nhựa, 4-6 thuyền gắn máy và không trại nào có loại xuồng đuôi tôm (máy gắn ngoài xuồng). Có thể xem tình hình thực tế của “hạm đội” CIDG tại trại Dân An của Đại Úy William Baughn (cũng trú đóng tại Căn cứ Bình Thạnh Thôn A-413) : các thuyền máy võ trang gắn máy 6 ngựa khi hành quân phải kéo theo hay gắn kẹp thêm 2 thuyền gỗ hai bên hông..30 thuyền võ trang được gửi khẩn cấp đến Mộc Hóa, cùng các thợ máy mang theo 51 máy đuôi tôm, phân phối cho 6 trại..Súng cối được đặt trên các thuyền xung kích vỏ nhôm và mỗi toán A đã mau chóng có 2 đại đội thuyền có khả năng tấn công, tuy súng cối gắn trên thuyền .. không mấy tác dụng !
Ba bãi đáp nổi cho trực thăng được sà lan máy kéo vào Mộc Hóa giúp có thể dùng trực thăng võ trang yểm trợ hành quân.. Ngày 14 tháng 10, trực thăng đã giúp yểm trợ chống lại CQ tấn công vào khu vực phía Đông Tuyên Nhơn, đánh chặn các toán VC phía sau .. Cũng trong tháng 10 khi nước lụt dâng cao nhất, HQ Mỹ đã gửi 8 giang đỉnh PBR vào khu vực và giúp các thuyền CIDG hành quân..Các dàn đại liên .50 trên các PBR rất hữu hiệu khi bắn phá các mục tiêu CQ..PBR cũng tiến gần biên giới Miên bắn phá các hệ thống phòng thủ của CQ bên đất Miên.
Report this ad
Các cố vấn SF trong các cuộc hành quân bằng thuyền máy của LLĐB Việt Nam cùng CIDG thường không hài lòng với sự ‘kém hữu hiệu’ của CIDG : .. Ngày 12 tháng 10, 1966 , một cuộc hành quân bằng thuyền từ Trại Kinh Quận II (A-416) tập trung 20 thuyền tam bản gắn máy và 9 chiến thuyền để giải tỏa một tiền đổn ĐPQ/NQ bên kênh LeGrange bị CQ tiến chiếm. Lực lượng do Tr úy LLĐB Phạm Bá Tước chỉ huy. Giữa mùa nước nổi , mực nước ngập cao 1-3 m, quân trú phòng còn trụ lại sau khi CQ rút phải tạm ngồi và sinh hoạt trên nóc nhà của đồn. Một lực lượng địa phương khác, do Quận trưởng Quận Cai lậy (Đ úy Chánh) chỉ huy cũng hành quân vào vùng, từ hướng Ấp Bắc.. Đến phút chót khi hai mũi tiến quân đến vị trí phối hợp hành quân thì Lực lượng Quận mới nhận được máy truyền tin (cùng tần số với CIDG) để liên lạc với lực lượng của Tr úy Tước ! CIDG không theo kế hoạch của Quận Cai lậy nên cuộc hành quân không đạt kết quả mong muốn..và bị thiệt hại nặng sau 45 phút giao tranh.. CQ chỉ bị đẩy lui sau khi trực thăng võ trang can thiệp.’.
Ngày 15 tháng 10 ; A-414 tại Mộc Hóa gửi một Đại đội CIDG Miên dùng thuyền máy võ trang hành quân trở lại Kinh Quận II, đơn vị hành quân được tăng cường thêm 2 Trung đội CIDG của Bộ Chỉ huy B-41, Hải quân HK của TF116 gửi đến 5 chiếc PBR (Patrol Boat River = Giang tốc đỉnh) đồng thời có thêm trực thăng yểm trợ.. Phi cơ trinh sát ghi nhận lực lượng CQ lên đến 70 thuyền di chuyển từ Miên sang.. Nhưng CQ phân tán rút khỏi khu vực.. LL CIDG gặp trở ngại do thủy lôi và mìn bẫy của CQ thả trôi hoặc chăng dây ngang lạch, lựu đạn gài trên cọc tre.. việc tiếp vận nhiên liệu phải thả từ trực thăng bằng các thùng phi..
Các khó khăn trong khu vực biên giới Việt-Miên (tại vùng châu thổ sông Cửu Long) tiếp tục xảy ra. Toán A-413 , do Đ úy Baughn chỉ huy tại Trại Bình Thạnh thôn, là toán chịu trách nhiệm vùng biên giới dọc theo Kinh Cái cờ. Các toán tuần tiễu bị phục kích thường xuyên trong suốt thời gian cả tháng.. Ngày 8 tháng 10 1966, lực lượng của Trại gồm 114 CIDG, 6 SF dùng 10 thuyền máy võ trang và 18 tam bản, tăng cường thêm 6 PBR của HQHK, hành quân tảo thanh khu vực..Khi tiến vào một ấp bỏ hoang sát biên giới đã tìm được một kho vũ khí của VC..và lực lượng hành quân phóng hỏa đốt ấp. Súng máy CQ nấp sau các rặng dừa bên Miên đã bắn trả gây 2 binh sĩ bị thương..Để tránh bị lọt ổ phục kích, PBR-101 của HQ Đ úy Howard Fox đã giúp yểm trợ cho các thuyền nhỏ của CIDG rút trở ra, đồng thời PBR-116 đã bắn đại liên cùng súng phóng lựu vào các vị trí CQ..Ngày 2 tháng 11, Toán A-413 trở lại khu vực, với 120 quân của 2 ĐĐ 482 và 484 CIDG và đụng độ mạnh với quân CS bên kia biên giới, pháo kích sang, CQ thả mìn trôi theo lục bình.. CIDG thiệt hại nặng, một trực thăng bị bắn nhưng đáp được về phần đất VN.. Chính phủ Miên phản đối cho rằng VNCH xâm nhập phần đất của họ..Các hoạt động của A-413 phải tạm ngưng trong khu vực biên giới.

(Ghi chú : Về PBR và Task Force 116 xin đọc bài riêng vì liên hệ đến Hải Quân Mỹ-Việt phạm vi bài này xin giới hạn trong việc dùng thuyền võ trang của LLĐB ) “Kế hoạch Game Warden” của HQHK thành lập ‘Lực lượng Đặc nhiệm 116 =Task Force 116” ngày 18 tháng 12 năm 1965. TF 116 có thêm nhiệm vụ trợ giúp VNCH kiểm soát các thủy lộ tại Vùng châu thổ sông Cửu Long và Rừng Sát (dẫn vào Sài Gòn).TF 116 đem vào VN một số quân cụ trong đó có 100 PBR (Giang tốc đỉnh) do HQ đảm nhiệm, Giang cảnh (Cảnh sát VNCH) cung cấp các thông dịch viên và nhân viên an ninh, thẩm vấn trên các PBR tại thủy lộ Rừng Sát nhưng sau đó HQVN đã thay CS trong các cuộc tuần tra. PBR có vỏ bằng fiberglass, máy dầu cặn 220 mã lực, võ trang Đại liên 0.50 đôi đằng mũi, đại liên 0.30 và súng phóng lựu đằng đuôi; vận tốc đến 25 knots, thủy thủ đoàn 4 người. HQVNCH nhận 300 PBR trong khoảng thời gian 1968-70 và đánh số HQ 7500 đến 7749 và sau đó từ HQ 7800 trở lên.. )
Xuồng bay (Combat Airboats) Ngoài vai trò tác chiến ‘đặc biệt’ (như tên gọi), LLĐB (SF) cũng dự vào các chương trình thử nghiệm võ khí và ứng dụng vào chiến trường VN.. Chương trình “Xuồng bay” tuy trên nguyên tắc là võ khí thuộc Hải quân nhưng lại do SF (thuộc Lục Quân) thực hiện tại vùng Châu thổ sông Cửu Long..
Report this ad
Các nhà nghiên cứu võ khí nhận xét loại xuồng lướt trên vùng đất đầm lầy sấp nước tại vùng Florida Everglades có thể dùng tại vùng ruộng lúa tại Việt Nam. Loại xuồng dài 5.5 m Aircat, của hãng Hurricane được chọn để thử nghiệm : xuồng nặng chừng 500 kg, dùng động cơ máy bay Lycoming 180 mã lực, vận tốc lướt trên mặt nước 38 miles/ giờ, có thể trang bị một đại liên .30 nơi mũi. Xuồng bay trên các đám thực vật thủy sinh, phóng qua đê ruộng, chỉ cần nước xâm xấp chừng 25 cm dưới vò xuồng bằng fiberglass và styrofoam (hợp chất xốp). Xuồng được thử nghiệm trong các nhiệm vụ tuần tra, ngăn chặn, chuyên chở tiếp liệu và cả tản thương. Chiến thuật hành quân là dùng từng cặp yểm trợ lẫn nhau, hay 4-5 chiếc thành đoàn khi đột kích căn cứ CQ, và có thể phục kích, tắt máy nấp chờ, chèo tay vào vị trí , nổ súng rồi mở máy truy kích.. Yếu điểm của xuồng bay là quá ‘ồn’ ! Động cơ điếc tai nên rất khó liên lạc vô tuyến, chỉ gọi cho nhau khi ..tắt máy (!), SF thử dùng.. máy che tai kiểu phi công..Tuy ồn ào mất yếu tố bất ngờ nhưng airboat có hữu dụng khi vào vùng quá nhanh và khi có trực thăng che bớt tiếng.. ồn..
Do nhu cầu bảo trì và huấn luyện, xuồng bay được tập trung tại các căn cứ SF cấp B. Các Toán A tổ chức riêng những trung đội chuyên biệt và liên lạc với các B tùy nhu cầu hành quân..Trung tâm chỉ huy lực lượng Airboat đặt tại Cần Thơ. Ngày 2 tháng 10, 1966, 17 chiếc xuồng bay được chở đến bàng LST của HQHK , và sau đó phân phối đến các Trại bằng C-130.
Các Trại được chọn trong chương trình thử nghiệm, mỗi trại 6 chiếc gồm : A-414 (Mộc Hóa) ; A-415 (Tuyên Nhơn) ; A-412 (Cai cai) ; A-413 (Bình thạnh thôn) A-425 (Thường Thới); A-451 (Đức Huệ) ; A-452 (Trà cú) ; A-422 (Vĩnh Gia) và A-426 (Kinh quận II). Hai trung đội đầu tiên được huấn luyện xong vào 27-10 và đến Mộc Hóa, trung đội thứ 3 đến Cái cái vào 9-11.. và chính thức hành quân thử nghiệm ngay sau đó Mộc Hóa là một trong những căn cứ chính của lực lượng Xuồng bay..Các ĐĐ 491 đến 495 CIDG gồm các nhân viên Miên và Chàm được xem là lực lượng chủ động trong các cuộc hành quân thử nghiệm. Ngày 2 tháng 11-1966, 6 chiếc xuồng bay được sử dụng để bảo vệ sườn cho cuộc hành quân của 4 ĐĐ CIDG càn quét khu vực sông Vàm cỏ Tây từ Mộc Hóa đến Tuyên Nhơn, cuộc hành quân cho thấy các nhược điểm của airboat : liên lạc vô tuyến, nước sâu làm giảm vận tốc,cây cối rậm rạp ven kênh rạch nên không chặn được CQ rút chạy… Ngày 14 tháng 11, một cuộc hành quân khác vào khu vực Bắc Tuyên Nhơn sát biên giới Miên do A-414 điều khiển dùng 1 ĐĐ CIDG có 8 thuyền máy xung kích, 12 tam bản , thêm 4 xuồng bay yểm trợ nhưng cũng không
Report this ad
đạt được kết quả mong muốn: 3 xuồng hư hại, lực lượng hành quân chỉ rút về được nhờ KQ yểm trợ..
Từ giữa tháng 11, mực nước rút xuống thấp nhưng vẫn cản trở các cuộc hành quân trên bộ và bằng thuyền… Xuồng bay và Tàu nệm hơi (Air Cushion Vehicles=PACV) của HQHK là những phương tiện tốt nhất trong suốt thời gian kéo dài đến 12 tháng 12. HQ HK đã đưa đến Mộc Hóa 3 tàu PACV cùng 18 thủy thủ. Và ngày 21 tháng 11 một cuộc hành quân phối hợp giữa PACV và LLĐB được thực hiện trong Tỉnh Kiến Tường. Mỗi PACV chở 8 quân nhân gồm LLĐB và nhân viên Thám sát Tỉnh. PAVC có thể di chuyển trên đất khô và ruộng nước chỉ bị trở ngại vì ruộng lác..Ngày 22 tháng 11, lực lượng A-414 đụng độ với 1 ĐĐ chính quy CSBV, trước hỏa lực mạnh của PACV, CQ rút chạy nhưng bị chặn do CIDG được trực thăng vận đến bao vây quân . Sau 2 giờ chạm súng ĐĐ CQ hoàn toàn bị diệt, bên CIDG chỉ có một bị thương, 50 thuyền CQ bị phá hủy..
Vào mùa khô 1967, LLĐB lo tu bổ lại doanh trại bị hư hại do lũ lụt.. Lực lượng Airboat được tập trung hoạt động trong Tỉnh Kiến Phong, các chuyên viên bảo trì vẫn còn thiếu kể cả các cơ phận thay thế..Toán B-43 đóng tại Cao Lãnh (Kiến Phong) tiếp tục thử nghiệm khả năng của airboat..Cơ xưởng bảo trì airboat , thiết lập vào tháng 5 đã bị CQ pháo kích bằng súng cối và hỏa tiễn vào đêm 3-4, phá hủy hoàn toàn cơ xưởng cùng một airboat, 6 động cơ bị hư hại.. và hoạt động của airboat bị đình trệ..
Xa hơn về phía Bắc, tại Vùng 3 CT, các đơn vị LLĐB. Toán B-35 bắt đầu thiết lập hoặc chuyển vị trí các Trại dọc các sông rạch và kênh đào dẫn vào SaiGon (1967) Sông Vàm cỏ Đông và Kinh sáng là những thủy lộ mà CQ dùng để chuyển vận vũ khí và lương thực từ bên Miên. Ngày 10 tháng Giêng Trại Trà cú (A-352) chuyển đến giao điểm của sông và kênh. Trại Lương Hòa (A-353) dược thiết lập trên bờ kênh ngày 26 tháng 5, và trại Hiệp Hòa (A-351) chuyển từ vị trí đầu tiên đến ven sông cạnh Nhà Máy đường.. và vào mùa mưa tháng 9-1967 các thuyền xung kích vỏ nhựa và các airboat được B-35 đưa vào vùng trách nhiệm.. LLĐB thiết lập các trạm kiểm soát, lục soát ghe thuyền di chuyển trên sông rạch, bắt các người tình nghi..lôi các ghe VC bị tịch thu..
Tháng hai, 1968 Bộ Tư lệnh Quân viện Mỹ tại VN (MAC-V) giao cho LLĐB (SF5) tổ chức thêm một lực lượng DSCĐ xung kích lưu động dành cho Vùng 4 : 4th Mobile Strike Force gồm 3 Tiểu đoàn xung kích hoạt động chung với một ĐĐ 184 người chuyên cho airboat. Và Toán A-441 cùng đội airboat chuyển từ Mộc Hóa về Cao Lãnh đổi thành A-404.. Các phân đội airboat cũng chia về trú đóng tại Mộc Hóa, Cao lãnh còn Trung tâm huấn luyện đặt tại Đôn Phúc. Lực lượng ‘hải quân’ đặc biệt này (ĐĐ hải quân D) của SF, vào mùa mưa 1968 lên đến 61 airboat, 103 thuyển xung kích vỏ nhựa. Trung tâm yểm trợ hành quân đạt tại Tràm Chim và các cuộc hành quân của airboat khởi động từ Cao lãnh (A-404), Cái cái (A-431), Thượng Thới (A-432)

Tổ chức và cấp số của “Chiến đoàn Airboat” được chấp thuận ngày 1 tháng 11, 1968.
Airboat được xem là một sàn rất thích hợp để đặt súng không giật 106 ly và để tăng cường thêm hỏa lực khi hành quân SF thay đổi các giàn súng đại liên -30 sang .50 trên một số airboat và khi hành quân sẽ dùng 2 chiếc gắn .50 ly đi chung với 4 chiếc .30 ly. Mỗi airboat sẽ có 3 thuyền viên : một lái xuồng, một xạ thủ chính điều khiển đại liên, và một xạ thủ phụ có thêm M.79..Đôi khi có một airboat mang theo một nhân viên trợ y và một thợ máy. Trong mùa lụt 1968, các airboat hoạt động rất hữu hiệu trong các công tác trinh sát và canh chừng, bảo vệ fác toán ghe tiếp liệu, ngăn chặn CQ di chuyển trong khu vực sông rạch biên giới, tuy nhiên khi hoạt động riêng lẻ airboat không thể dùng như tàu thuyền xung kích mà không bị thiệt hại khi không có các lực lượng khác ‘tùng thiết’. Mùa Xuân 1969, lực lượng ‘hải thuyền SF đã phối hợp hành quân chung với Giang lực của HQHK trong nhiều cuộc ngăn chặn và tuần tra.. CQ nhiều lần tìm chiến thuật chống trả các airboat bằng phục kích..Ngày 5 tháng 5 -1969 , CQ phục kích toán airboat A-404 / Giang đỉnh HQ tại rừng U Minh nhưng bị airboat cơ động đánh tan tác, hàng chục ghe máy CQ bị đánh chìm. Lực lượng địa phương Tỉnh đội Kiến Tường đã phải kêu viện đến Tiểu đoàn Cà mau của Tr đoàn U minh CS sang Miên để học cách chống airboat..Đơn vị này sau khi huấn luyện xong đã từ Miên trở lại ngày 29 tháng 7 năm 1969, và tổ chức phục kích toán airboat của Trà Cú (A-326) tại vùng cuối kênh Tây (French canal)..Trận đánh này có thêm sự tham dự của Lữ đoàn 5, SĐ 25 BB Hoa Kỳ, TĐ Cà Mau VC rút chạy về bên Miên và hầu như ngưng hoạt động trong suốt 1969..
6 tháng 10, một trận đụng độ quan trọng khác tại khu vực Trại Thượng Thới : một đoàn thuyền võ trang CQ 75 chiếc bị L-19 phát hiện khi đang di chuyển tử bên Miên theo sông Cửu Long vào VN , airboat bọc chặn đường rút, trực thăng cobra oanh kích và đánh chìm 25 ghe..toán ghe còn lại phân tán vào các lạch nhỏ.. CIDG không thể truy kích vì không thể vượt sang Miên..23 tháng 10, toán airboat A-404 chặn đánh đoàn ghe 100 chiếc của CQ tại Tây-Bắc Vĩnh Gia , đánh chìm tại chỗ 16 chiếc..
CQ sau đó né tránh các cuộc đụng độ, tập trung vào gài mìn, thả thủy lôi và pháo kích..Chương trình ‘airboat’ chấm dứt vào cuối năm 1969..và được đánh giá là ‘thành công’ và HQ HK học được nhiều bài học chiến thuật có thể áp dụng trong các cuộc chiến tại các khu vực đầm lầy..

Đầu năm 1970, ‘hải quân’ SF còn 90 chiếc airboat, SF bắt đầu chuyển giao các airboat sau khi tập trung các xuồng này về Cần Thơ. Văn bản bàn giao được ký ngày 11 tháng 11 năm 1970. Các airboat khả dụng giao lại cho VN, Trại sửa chữa và bảo trì airboat tại Cao Lãnh (A-404) được bàn giao cho ĐĐ Tiếp liệp LĐ 4 BĐQ
thumbnail_image(2)
  • Vài ghi chú : Các Trại Lực Lượng Đặc biệt HK (SF5) tại vùng biên giới Miên-Việt trong Châu thổ sông Cửu Long được đóng cửa tùy nhu cầu chiến trường , đến cuối 1970 khi SF chấm dứt nhiệm vụ, chỉ còn vài Trại sau cùng như :
– Bình thạnh thôn (thành lập 5-1965, chuyển giao 2 tháng 9-1970, CIDG đổi thành TĐ 86 BĐQ Biên phòng) – Tuyên Nhơn (4-65 ; chuyển 2 tháng 10-1970 thành TĐ 75 BĐQ BP) – Cái Cai (4-65; chuyển 2-10-1970 thành TĐ 76 BĐQ BP) – Kinh Quận II (mở tháng 10-1965 , chuyển cho LLĐB VN ngày 15 tháng 11 năm1968 và đến 31 tháng Giêng 1970 giao lại cho Địa Phương quân) – Mỹ Điền (mở tháng 1-68, giao cho ĐPQ 30 tháng 3-1970 – Các CIDG tại các Trại Tô Châu (thành TĐ 66 BĐQ), Thạnh Trị (TĐ 67), Trà Cú
(64); Vịnh Giạ (93) và Bà Xoài (94)..
Nguồn: Mr.Trần

No comments:

Post a Comment