Monday, September 30, 2024

Khu vực bị bão tàn phá nặng I-40 closed cách không xa nhà NT Lữ Triệu Khanh (40 miles) Quận Buncombe, nơi không có cả điện lẫn nước, Thị Trưởng Patrick Fitzsimmons cho biết.

Hàng trăm trường hợp mất tích do mất tín hiệu liên lạc: Các viên chức Quận Buncombe, North Carolina – nơi ghi nhận ít nhất 30 người thiệt mạng – nhận được khoảng 600 lần trình báo về số lượng nạn nhân mất tích bằng đơn trực tuyến, Giám Đốc Quận Avril Pinder cho biết hôm Chủ Nhật. Cựu giám đốc FEMA Craig Fugate khuyến cáo người dân hãy kiên cường. Việc mất liên lạc và không thể liên lạc giữa các thân nhân trong gia đình “không có nghĩa là tình hình tồi tệ tới mức không thể cứu vãn,” Fugate nói với CNN hôm Chủ Nhật, đồng thời nói thêm rằng các gia đình sẽ được đoàn tụ khi sóng điện thoại di động và internet được khôi phục.

 Khu vực bị bão tàn phá nặng đười I-40 closed cách không xa nhà NT Lữ Triệu Khanh (40 miles)

 Lụt lội, đất lở tàn phá Mill Creek trong cơn bão Helene, hình chụp ngày 29 Tháng Chín, 2024 ở Old Fort, North Carolina (Hình: Melissa Sue Gerrits/Getty Images)

North và South Carolina phong tỏa hàng trăm con đường, làm nước uống khó lòng tới tay người dân: Khoảng 300 con đường bị phong tỏa tại North Carolina và 150 con đường khác ở South Carolina, Quyền Giám Đốc Đường Cao Tốc Liên Bang Kristin White thuộc Bộ Giao Thông Hoa Kỳ cho biết hôm Chủ Nhật. Các viên chức North Carolina hôm Chủ Nhật thừa nhận rằng việc phong tỏa cản trở nguồn cung ứng nước uống cho các cộng đồng như thành phố Weaverville thuộc Quận Buncombe, nơi không có cả điện lẫn nước, Thị Trưởng Patrick Fitzsimmons cho biết.

Sunday, September 22, 2024

TẠI SAO NGƯỜI VIỆT Ở MỸ THỜ Ơ VỚI CỨU TRỢ LŨ LỤT Ở VIỆT NAM?

 
Mấy hôm nay nghe nói lũ lụt ở miền Bắc Việt Nam thiệt hại rất lớn với hàng trăm người chết. Tôi cũng chỉ lướt qua tin tức mấy phút, buồn buồn một chút rồi thôi, chứ trong lòng không có cảm xúc gì. Tin lũ lụt Việt Nam trong tôi giờ cũng giống như tin chiến tranh ở Trung Đông hay Ô Khắc Lan, hay động đất ở nơi nào đó, chỉ buồn buồn và cầu mong cho thế giới bình an.

Mấy chục năm trước, tôi từng thức trắng nhiều đêm quyên góp, bán hàng, kêu gọi... và bồn chồn lo lắng mỗi lần lũ lụt ở Việt Nam. Hành trình nào biến tôi và hàng triệu người Việt ở hải ngoại trở thành những người máu lạnh với đồng bào của mình và cảm thấy quê hương xa vời quá vậy?

Những năm 1980, hàng triệu người bỏ nước ra đi tìm đường tự do qua Mỹ. Lúc đó, Việt Nam bị cấm vận kinh tế rất khó khăn, cả nền kinh tế Việt Nam GDP ( tổng sản lượng trong nước) chỉ bằng kinh tế của mấy trăm ngàn người Việt ở Mỹ. Rồi những năm 1990, hàng tỷ đô la được người Việt ở Mỹ gửi về giúp nền kinh tế Việt Nam chống chọi với khó khăn và bắt đầu khởi sắc khi mở cửa. Sài Gòn, nơi lượng tiền ở Mỹ đổ về nhiều nhất, đã trở thành đầu tàu kinh tế cả nước. Chúng tôi được chính quyền cộng sản Việt Nam gọi với cái tên trìu mến "khúc ruột ngàn dặm". Tôi còn nhớ, dù là khác biệt chính trị, nhưng đa số kiều bào mừng vui vì cuộc sống đồng bào trong nước tốt đẹp hơn. Ai cũng hy vọng kinh tế phát triển trước rồi tự do sẽ đến sau. Những năm 1980, 1990, các phong trào quyên góp cho người nghèo ở Việt Nam mọc lên như nấm. Bất cứ nhà hàng hay nơi công cộng nào cũng có những nơi quyên góp tiền. Mỗi lần lũ lụt hay thiên tai trong nước, các hội đoàn tổ chức bán hàng hay quyên góp, phải nói rất là sôi động với tình thương yêu và trái tim hướng về trong nước... khúc ruột dài đó thực sự đau nỗi đau của bà con mình. Thế rồi, kinh tế Việt Nam khá hơn, thái độ của chính quyền bắt đầu kiêu ngạo. Như từng nhát dao chặt đứt từng khúc ruột ngàn dặm.

- Nhát dao thứ nhất chém khúc ruột ngàn dặm:
Đó là sự kiện 9/11 năm 2001, nước Mỹ bị tấn công khủng bố. Người Việt ở Mỹ thật sự sốc và hoang mang. Nhiều nhóm thanh niên ở Hà Nội tỏ ra vui mừng vì nước Mỹ bị trừng phạt. Chính quyền Việt Nam không một lời khuyến khích hoặc chìa tay giúp đỡ người Việt ở Mỹ. Nhiều người hải ngoại bừng tỉnh và thấy không vui.

- Nhát dao thứ hai chém khúc ruột ngàn dặm:
Rồi mọi chuyện qua đi, phong trào giúp Việt Nam những lúc khó khăn vẫn còn nhưng đã yếu đi. Kinh tế Việt Nam tăng tốc đồng nghĩa với việc chính quyền củng cố mạnh quyền lực. Khủng hoảng năm 2008 ập vào Mỹ, rất nhiều người Việt ở Mỹ bị ảnh hưởng, mất việc làm và nhà cửa. TV và báo đài Việt Nam luôn đưa tin như một nước Mỹ thảm bại với hàng dài người xếp hàng xin đồ ăn. Chính quyền Việt Nam không những không có hành động nào chú ý tới người Việt ở Mỹ mà còn dùng đó như một cơ hội để tuyên truyền, nhằm quảng bá cho chế độ.

- Nhát dao thứ ba chém khúc ruột ngàn dặm:
COVID-19 ập đến, nước Mỹ hoảng loạn dễ dàng vì xã hội tự do và dân Mỹ không giỏi chịu đựng hoặc bị kiểm soát. Việt Nam và Trung Quốc kiểm soát gắt gao. Số người chết ở Mỹ khá đông, trong khi Việt Nam có vẻ an toàn, làm nhiều người Việt ở Mỹ lo sợ, nhất là những người già. Chính quyền Việt Nam như người đắc thắng, Thủ tướng Cộng sản Nguyễn xuân phúc tuyên bố "cái cột đèn ở Mỹ biết đi cũng về Việt Nam". Trong khi đó, vì biết sự sợ hãi của những người già ở Mỹ, chính quyền Việt Nam cùng với đám ma cô vô lương tâm thực hiện những chuyến bay giải cứu cướp tiền. Có những nạn nhân phải mất cả chục ngàn đô la để được về tới Việt Nam.

- Nhát dao thứ tư chém khúc ruột ngàn dặm:
Rất nhiều người Việt hải ngoại gửi cứu trợ lũ lụt qua đám cò mồi nghệ sĩ trong nước. Bê bối các nghệ sĩ ăn tiền cứu trợ năm 2021 như giọt nước tràn ly vào niềm tin trong nước.

- Nhát dao thứ năm chém khúc ruột ngàn dặm:
Cùng với kinh tế phát triển, nhiều năm vẫn là lối giáo dục hận thù và tẩy não trong nước đào tạo ra hàng triệu người trẻ đầy hận thù và mù tịt lịch sử. Rất hung hổ có thể tấn công mạng hoặc nguyền rủa người Việt ở Mỹ bằng những lời miệt thị, nào là "đám cạo móng" hay "3 que"... Trong khi chính quyền tiếp tục tăng cường sức mạnh an ninh và có vẻ như công an trị, đỉnh điểm là du học sinh ở Úc ngang nhiên giật cờ vàng và miệt thị những người Việt tỵ nạn.

Người Việt ở Mỹ luôn coi cuộc chiến trong quá khứ là nội chiến, đành rằng thắng làm vua thua làm giặc, nhưng lá cờ vàng là biểu tượng thiêng liêng của nhiều người, nó có thể coi là biểu tượng tôn giáo cần được tôn trọng. Nhìn chiến tranh nội chiến giữa Bắc và Nam Hoa Kỳ, xong cuộc chiến chẳng ai quan tâm tới cờ gì. Người Việt hải ngoại không hiểu hà cớ gì chính quyền Việt Nam lại hung hãn với lá cờ niềm tin của họ như vậy. Rồi như một con cọp hung hãn chưa thoả mãn, gần đây chính quyền còn truy sát bất cứ nghệ sĩ nào, kể cả vô tình chụp hình bên lá cờ vàng. Những nghệ sĩ trẻ sinh ở Mỹ có liên quan tới Việt Nam Cộng hòa đều bị truy sát. Họ độc quyền kiểm soát xã hội và tạo nên một lớp trẻ rất hung hãn và tự mãn. Nhát dao thứ năm là nhát dao chém sát đít đứt hoàn toàn khúc ruột ngàn dặm. Hỏi rằng ai còn cảm xúc gì khi bị truy sát như vậy?

Nói chuyện lo cho dân trong thiên tai thì trước hết trách nhiệm thuộc về chính quyền, nhất là chính quyền đó độc tài kiểm soát mọi chuyện. Khi niềm tin và những vết thương bị chém tan nát, thì con người trở thành máu lạnh, thôi thì chỉ biết cầu nguyện cho mọi người trên thế giới được bình an.

“ Tôi có thể viết những lời này nhưng không biết đăng ở đâu. Mong bác sĩ Liêm, Rachel Quý hay các bạn có thể chép lại và đăng trên trang Facebook cho mọi người hiểu “

***
(@HuyNguyen7572)

Saturday, September 14, 2024

TALIBAN TRỞ VỀ LÀ MỘT BẤT HẠNH LỚN CHO PHỤ NỮ Lynsey Addario (16 tháng Tám 2021)

Phụ nữ Afghanistan đã tranh đấu tận lực cho sự tự do của họ và đã gặt hái được nhiều thành công. Ngày hôm nay, rất có thể họ sẽ mất tất cả.

Là một phóng viên chụp ảnh ở Afghanistan hai thập niên, tôi đã chứng kiến phụ nữ quốc gia này đã tranh đấu tận lực như thế nào cho sự tự do của họ và họ đã gặt hái được những gì. Nhưng hiện nay, họ đang đứng trước nguy cơ… mất tất cả.

Một buổi sáng mùa hè năm 1999, Shukriya Barakzai thức giấc và cảm thấy lên cơn sốt, chóng mặt. Theo luật lệ Taliban (luật Sharia, luật pháp xưa trong đạo Hồi, rất khắt khe đối với phụ nữ), bà ta cần một “Maharram”, người đàn ông bảo vệ, đi theo khi ra khỏi nhà, (trong trường hợp này… đi bác sĩ, hay nhà thương). Chồng bà ta đã đi làm, và họ không có con trai. Do đó, bà ta cạo đầu đứa con gái hai tuổi, mặc quần áo con trai để qua “thủ tục Maharram” (đàn ông bảo vệ) rồi choàng lên người áo “burka” (áo choàng từ đầu đến chân chỉ chừa đôi mắt, phụ nữ Hồi giáo mỗi khi đi ra ngoài). Bà ta cũng phải che móng tay sơn mầu đỏ mà đạo Hồi ngăn cấm. Sau đó Shukriya Barakzai nhờ một bà hàng xóm đi kèm theo đến phòng khám bệnh của một bác sĩ  trong trung tâm thành phố (thủ đô) Kabul.

Khoảng 4:30 chiều, họ ra khỏi phòng mạch bác sĩ với toa thuốc. Khi họ đang trên đường đi đến một nhà thuốc tây, một xe chở quân Taliban bộ Tuyên Truyền ngừng lại đằng sau họ. Nhóm “tự vệ” này thường lái xe pickup đi tuần quanh thành phố Kabul, để ý những ai (tất cả mọi người) “làm xấu” công cộng để trừng phạt tội “phạm tội tư tưởng không tốt”.

Đám đàn ông nhẩy ra khỏi xe pickup, dùng dây cáp (cable) đánh Barakzai lien tục cho đến khi bà ta ngã xuống, nhưng họ vẫn tiếp tục đánh (cho đã tay). Khi họ khi khỏi, bà khóc vì xấu hổ, chưa từng bị đánh đập như thế.

“Bà đã quen thuộc với những gì chúng tôi gọi là ác độc, dã man chưa?” Barakzai hỏi tôi câu hỏi đó trong lần nói chuyện mới đây. “Dường như họ không biết lý do, nhưng vẫn cố tình đánh đập bạn, gây đau đớn cho bạn, khinh thường bạn. Đó là những gì, hiện giờ họ đang thích thú. Ngay cả chuyện, họ không biết lý do tại sao.” 

 Một bé gái 11 tuổi phải học lén lút ở nhà năm 2020 trong tỉnh Ghazni

Bà ta (Barakzai) xem chuyện này như cuộc đổi đời, làm người tranh đấu (tự do cho phụ nữ). Trước khi thủ đô (Kabul) của Afghanistan đắm chìm trong trận nội chiến năm 1992. Barakzai đã từng theo học môn vậy lý trong viện đại học Kabul. Lúc đó Taliban là một nhóm tự vệ võ trang mới thành lập đi đến chiến thắng năm 1996. Sau đó phụ nữ Afghanistan không được phép đi học nữa. Khi bình phục qua sự đánh đập của Taliban, bà tổ chức những lớp học bí mật cho trẻ em gái trong khu vực gia đình bà đang sinh sống, khoảng 45 gia đình. Sau đó bà góp tay trong việc thảo bộ hiến pháp cho quốc gia Afghanistan, và làm nghị sĩ hai nhiệm kỳ.

Left: Female teachers attend a meeting about the reopening of schools at the Educational Headquarters building in Kandahar, Afghanistan, December 19, 2001. Right: Afghan Hazara students attend the Marefat School on the outskirts of Kabul, April 10, 2010.

Schoolgirls in Kandahar, Afghanistan, February 7, 2009. The previous November, 16 girls had been sprayed with acid by Taliban sympathizers while walking to school there. Most resumed attending, despite constant threats to their safety.

Lần đầu tiên đến Afghanistan trong tháng Năm, 2000, lúc đó tôi 26 tuổi. Tôi đang sống ở Ấn Độ làm phóng viên cho các vấn đề liên quan đến phụ nữ trong khu vực phiá nam Á châu, và rất muốn biết về đời sống phụ nữ Afghanistan dưới chế độ Taliban. Sau đó Afghanistan lại trồi lên sau 20 năm chiến tranh, bắt đầu với ách thống trị của người Nga Sô, sau đó là trận nội chiến làm cho cơ cấu hành chánh thủ đô Kabul gần như xụp đổ. Trong giữa thập niên 1990, nhóm Hồi giáo Taliban hứa hẹn sẽ kết thúc bạo lực, và nhiều người Afghanistan đã kiệt lực qua những trận chiến tranh, đã buông xuôi, không chống đối nhóm bảo thủ Hồi giáo (Taliban). Nhưng hòa bình đã lấy mất nhiều vấn đề xã hội, chính trị và tự do tôn giáo.

Khi tôi đến Afghanistan lần đầu, Taliban đã ban hành, áp dụng luật Hội giáo Sharia, một bộ luật xưa rất khắt khe. Phụ nữ bị ngăn cấm trong việc giáo dục (đi học), chỉ một số rất ít được phép hành nghề y khoa (sản khoa chẳng hạn, cần đàn bà). Đàn bà không được phép làm việc (đi làm) ngoài công việc nhà và đi đâu cũng phải có người đàn ông trong gia đình đi theo. Phu nữ khi đi ra ngoài bị bắt buộc phải trùm khan, quần áo Burka (trùm kín từ đầu đến chân chỉ chừa đôi mắt), để không ai có thể nhận diện người phụ nữ nơi công cộng. Đa số những phụ nữ có ăn học đã bỏ trốn qua Pakistan và những quốc gia khác.

Là một phụ nữ độc than, tôi cần một phương cách để đi lại trong nước Afghanistan. Có một “ông chồng” và chụp ảnh kín đáo (chụp ảnh những chuyện sống động bị ngăn cấm ở Afghanistan). Tôi liên lạc với cơ quan Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về vấn đề Tỵ Nạn, một trong vài cơ quan vẫn còn hoạt động ở Afghanistan, và chương trình giúp ngưòi tàn tật vì chiến tranh (dẫm phải mìn…). Những cơ quan này cử người (đàn ông) đi với tôi, cùng với tài xế và người thông ngôn, đi thăm các tỉnh Ghazni, Logar, Wardak, Nangarhar, Herat và Kabul, dhụp ảnh và phỏng vấn các phụ nữ. Là một phụ nữ phóng viên nhiếp ảnh, tôi được tự do gần gủi với các phụ nữ hơn đám đàn ông tháp tùng. Trong nển văn hóa Afghanistan, có những nơi cấm đàn ông không được vào.

Từ tháng Năm 2000 cho đến tháng Ba 2001, trong ba chuyến du hành, cùng với máy chụp ảnh, tôi đã thăm viếng mhiều tư gia, bệnh viện dành cho phụ nữ, những trường học bí mật cho con gái. Tôi bí mật tham dự những đám cưới mà đàn ông trang sức như phụ nữ, sơn móng tay… Đó là phong tục từ xưa, bị ngăn cấm rất gắt gao, xử tử tại chỗ (Taliban, luật Sharia tối kỵ đồng tính).

Before the Taliban rose to power, these four women had worked. In May 2000, when these photos were taken, Afghan working women were relegated to a life at home.


 


Left: Two girls at a salon, dressed up and made up for a relative's wedding in Kabul, 2009. Right: An underground wedding celebration in Herat, March 2001. The group danced to the Titanic soundtrack and Iranian music.

Có lẽ cuộc sống thầm lặng dưới thời đại Taliban xâm chiếm tân hồn tôi hơn tất cả. Rất ít xe cộ đi lại, không có âm nhạc, không TV, không điện thoại, và không đừng lại ngoài đường nói chuyện. Đường phố bụi bặm đầy rẫy góa phụ, những người đã mất chồng trong những trận chiến tranh vừa qua. Họ không được đi làm việc, cuộc sống bám víu của họ nhờ vào phương cách duy nhất là ăn xin ngoài đường. Người dân sống trong sợ hãi, kể cả lúc ở trong nhà cũng như khi ra ngoài đường phố. Những đấng mày râu, tu mi nam tử, những người đủ can đảm đi ra ngoài thường ăn nói nhỏ nhẹ, sợ làm “người Taliban” nổi giận, với lý do rất đơn giản như râu cầm chưa đủ dài (đối với đàn ông) hoặc chiếc áo choàng Burka chưa đủ dài (đối với phụ nữ), và đôi khi không có lý do nào cả… họ muốn đánh đập người nào cũng được, vì… chướng mắt. Những trận đấu (bóng tròn) trong sân vận động Ghazi, thủ đô Kabul đã được thay thế bằng những buổi hành quyết (tử hình) sau buổi cầu nguyên ngày thứ Sáu (hàng tuần). Viên chức Taliban thường xử dụng xe ủi đất, hoặc chiến xa ủi xập bức tường đè lên người những ai bị khép tội đồng tính (gays). Kẻ trộm cắp bị xử chặt tay, tội ngoại tình sẽ bị xử ném đá cho đến chết.

Farzana, a woman who tried to take her own life by self-immolation after being beaten by her in-laws, stands with the help of her mother, preparing to go to a private clinic in Herat, in August 2010.

Left: Rika, whose stepmother poured acid on her face when she was a girl, applies makeup in her room at the shelter run by Women for Afghan Women in Kabul, May 2014. Right: Fifteen-year-old Hanife’s mother helps care for her in the burn center of the Herat Regional Hospital, August 2010. Hanife tried to commit suicide by self-immolation after being beaten by her mother-in-law.

Maida-Khal, 22, cries out in her cell after the release of another inmate from Mazar-e Sharif prison. When Maida-Khal was 12, she was married to a man about 70 years old who was paralyzed. Unable to carry her husband, she was beaten by his brothers. When she asked for a divorce, she was imprisoned.

Trong những chuyến đi thăm đó, tôi được chứng kiến sức mạnh và sự chịu đựng của người phụ nữ Afghanistan. Tôi thường băn khoăn tự hỏi, chuyện gì sẽ đến với quốc gia Afghanistan nếu chế độ Taliban xụp đổ. Tôi mường tượng (hy vọng) rằng những người đàn ông, đàn bà trên xứ này, những người đã chia xẻ với tôi tình bạn thân thiết, vui buồn, và sức mạnh để làm việc, và những người đã phải rời bỏ quê hương có thể trở về sống bên mái ấm gia đình.

Vài tháng sau vụ khủng bố ngày 11 tháp Chín năm 2001, Hoa Kỳ đưa quân sang xâm chiếm Afghanistan. Chế độ Taliban xụp đổ, phụ nữ (Afghanistan) nhanh chóng, chứng tỏ rất có giá trị trong nỗ lực tái thiết và làm việc cho quốc gia. Rất nhiều lạc quan, cương quyết, và tin tưởng nhìn về tương lai. Tuy nhiên, mặc dầu hình bóng Taliban đã tan biến, ra khỏi các thành phố nhưng nhiều “giá trị bảo thủ” của họ đã mọc rễ trong xã hội Afghanistan vẫn phảng phất đâu đó.

Tôi chụp nhiều hình ảnh quân Taliban bị đẩy luì ở Kandahar vào cuối năm 2001, sau đó quay trở lại Afghanistan hơn chục lần nữa trong vòng hai thập niên  (2000-2020). Từ Kabul đi Kandahar, đến Herat, đến Badakhshan, tôi chụp ảnh các em gái được đến trường, tốt nghiệp đại học, tập sự y khoa, làm phụ sản, tranh cử Quốc Hội, làm việc trong chính quyền, lái xe, được huấn luyện làm cảnh sát, đóng phim, làm phóng viên báo chí, thông dịch viên, phát ngôn viên đài truyền hình, làm việc cho các tổ chức quốc tế. Nhiều người vừa đi làm vừa chăm sóc gia đình, làm người vợ, người mẹ rất hiệu qủa.

 

Left: Afghans displaced from the village of Garooch by NATO attacks in a camp in the Metalan desert, February 14, 2009. Right: Rabia, a victim of bombing in Helmand province, sits in a refugee camp on the outskirts of Kabul, December 17, 2008. Rabia lost a leg in the bombing; her husband and son were both killed in the attack, which occurred during a clash between the Taliban and NATO troops.

Christina Oliver, 25, an American Marine, takes off her helmet to show an Afghan girl that she is a woman. Oliver was part of an operation to clear out Taliban from the area in preparation for parliamentary elections in southern Marjah, Afghanistan, in September 2010.

Một người tôi đã gặp trong các chuyến đi thăm là Manizha Naderi, người đồng sáng lập hội Phụ Nữ (cho) Phụ Nữ Afghanistan. Sau hơn một thâp niên ở Afghanistan, tổ chức của bà ta thiết lập một mạng lưới (hệ thống) nhà tạm trú và các dịch phụ cố vấn, hướng dẫn pháp luật cho phụ nữ Afghanistan gặp phải khó khăn gia đình, bị bạo hành, hoặc bị giam cầm vô lý, không có luật sư biện hộ. Naderi hiện đang sống với gia đình ở New York. Tôi hỏi bà ta, bà có nghĩ rằng cuộc sống của phụ nữ Afghanistan có tốt hơn, qua hai thập niên?

“Chắc chắn”, bà ta trả lời “Trước khi Hoa Kỳ đến (xâm lăng) Afghanistan, chẳng có gì cả, không có cơ cấu tổ chức, không có hệ thống pháp luật bảo vệ (phụ nữ), không được đi học. Và trong hai thập niên qua, tất cả vấn đề đó đã được tái lập trở lại trên khắp đất nước, từ vấn đề giáo dục, lập pháp, cho đến xã hội, kinh tế… nếp sinh hoạt của phụ nữ tiến triển trên mọi lãnh vực. Không phải chỉ riêng phụ nữ, nói tổng quát Afghanistan tiến bộ rất nhiều.”

In March 2014, Afghan women register to vote in presidential elections at a center run by the Afghan Independent Electoral Commission in Shah Shaheed, Kabul.

 Left: Shukriya Barakzai campaigns for parliamentary elections in front of Kabul University, 2005. Right: Fawzia Koofi, a parliamentarian, meets with constituents in her home, April 2010.

Tình trạng bây giờ, lẽ dĩ nhiên các thành qủa gặt hái được đang … biến đi. Tuần trước, nhóm võ trang Hồi giáo Taliban đã chiếm được gần hết các thành phố lớn, và hôm qua họ đã vào đến thủ đô Kabul, Tổng Thống Afghanistan Ashraf Ghani đã trốn ra khỏi nước. Taliban đã mở cửa các nhà tù, phóng thích hàng ngàn người, đuổi phụ nữ đang làm việc về nhà, trẻ em gái cũng bị đuổi ra khỏi trường học. trên đường tiến vào thủ đô Kabul, họ đã đập phá các nhà thương, bệnh viện, giết thường dân, và hàng ngàn thường dân Afghanistan phải rời bỏ nhà cửa. Có nguồn tin nói rằng, Taliban cưỡng ép phụ nữ trong những làng họ chiếm được phải lấy người của họ (họ chối bỏ điều này).

Fort Hays State University

Department of Computer Science

Dallas, Texas 08/22/2021

vđh

Wednesday, September 11, 2024

Người hùng từng ngăn không tặc lao máy bay vào nhà quốc hội Mỹ


Trong cuộc gọi cuối cùng của cuộc đời, Todd Beamer thông báo anh và các hành khách khác sẽ ngăn chặn một trong những âm mưu khủng bố ngày 11.9.2001.
Sáng 11.9.2001, Beamer lên máy bay số hiệu 93 của hãng hàng không United Airlines đến San Francisco, California để tham dự một cuộc họp. Sau đó, anh dự định bay về New Jersey vào cuối ngày để có thể ở bên người vợ đang mang thai và hai cậu con trai nhỏ. Nhưng mọi thứ đã thay đổi khi những kẻ khủng bố thuộc nhóm al-Qaeda kiểm soát máy bay.
Theo lịch trình, chuyến bay mang số hiệu 93 của Beamer cất cánh từ sân bay quốc tế Newark, New Jersey, lúc 8h nhưng đã bị hoãn 42 phút do quá tải và tắc nghẽn trên đường băng. Trên máy bay có 7 thành viên phi hành đoàn và 37 hành khách, gồm 4 tên không tặc: Ahmed al-Nami, Saeed al-Ghamdi, Ahmad al-Haznawi và Ziad Jarrah

Todd Beamer, người dẫn dắt cuộc đấu tranh của những hành khách trên chuyến bay số hiệu 93 của hãng hàng không United Airlines chống lại 4 kẻ không tặc ngày 11/9/2001. Ảnh: Wikimedia Commons.

Todd Beamer, người dẫn dắt các hành khách trên máy bay số 93 của United Airlines chống lại 4 kẻ không tặc ngày 11/9/2001. Ảnh: Wikimedia Commons.
Vào 8h46, 4 phút sau khi máy bay 93 cất cánh, một máy bay khác mang số hiệu 11 của American Airlines đã đâm vào Tháp Bắc Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York. Đến 9h03, máy bay 175 của United Airlines lao vào Tháp Nam.

Thời điểm đó, Beamer và những hành khách khác trên máy bay 93 không hay biết về những sự việc này. Lúc 9h28, Al-Nami, al-Ghamdi, al-Haznawi và Jarrah mang theo dao và máy cắt, xông vào buồng lái, khống chế cơ trưởng và cơ phó. Họ giằng co với những kẻ khủng bố và một phi công đã nói "Mayday", tín hiệu cầu cứu khẩn cấp, gửi về Trung tâm Kiểm soát Giao thông Đường không Cleveland. Chuyến bay đột ngột giảm độ cao gần 210 m.
Khi Trung tâm Cleveland cố gắng liên lạc với máy bay, họ nghe thấy một tên không tặc, có khả năng là Jarrah, đưa ra thông báo ớn lạnh vào lúc 9h32. "Thưa quý vị! Đây là cơ trưởng, xin hãy ngồi xuống và ở yên tại chỗ. Chúng tôi có bom trên khoang. Vì thế, hãy ngồi im", hắn ta nói.

Hai phút sau, máy bay đổi hướng. Những người trên mặt đất nhanh chóng nhận ra rằng máy bay đã bị cướp và nó không còn hướng tới San Francisco nữa. Đến 9h37, máy bay số hiệu 77 của American Airlines đâm vào Lầu Năm Góc ở Washington. Máy bay 93 đang hướng về cùng một thành phố, có khả năng nhắm vào tòa nhà quốc hội Mỹ.
Các tiếp viên và hành khách hoảng loạn trên máy bay 93 sử dụng điện thoại trên khoang gọi cho người thân. Họ được thông báo về các vụ rơi máy bay ở New York và nhận ra vụ cướp máy bay của họ nhiều khả năng liên quan đến một âm mưu lớn hơn nhiều.

Beamer cũng gọi điện trong lúc hỗn loạn. 9h42, anh gọi cho nhà mạng AT&T và vợ nhưng đều không thể kết nối. Sau cùng, anh gọi cho các tổng đài viên của GTE Airfone, đơn vị cung cấp dịch vụ điện thoại trên máy bay, và được kết nối với Lisa Jefferson, phụ trách tổng đài GTE Airfone tại Oak Brook, tiểu bang Illinois.

Jefferson nói chuyện với Beamer tổng cộng khoảng 13 phút. Beamer giải thích tình huống không tặc và nói với Jefferson rằng anh cùng những hành khách khác, trong đó có Mark Bingham, Jeremy Glick và Tom Burnett, đang lên kế hoạch chống lại 4 tên khủng bố. Các tiếp viên như Sandra Bradshaw và CeeCee Lyles cũng có ý định tấn công buồng lái bằng những bình nước sôi và vật nặng.

"Nếu tôi không thể trở về, hãy gọi cho gia đình tôi và nói với họ rằng tôi yêu thương họ đến nhường nào", Beamer nhắn nhủ Jefferson.
Điều cuối cùng Jefferson nghe thấy Beamer nói qua điện thoại là một câu hỏi anh nói với những "đồng đội" của mình khi tiến về phía buồng lái: "Các bạn đã sẵn sàng chưa? Được rồi, lên thôi! (Let's roll)".

Cuộc "tấn công" của nhóm hành khách bắt đầu vào 9h57. Những tên không tặc cố gắng khiến máy bay chao đảo để ngăn họ nhưng các hành khách và thành viên phi hành đoàn không nao núng. Qua thiết bị ghi âm buồng lái được giới chức tìm thấy về sau, người ta có thể nghe thấy họ hét lên "Hãy ngăn hắn ta lại!" hay "Hãy bắt lấy chúng!".
Đến 10h02, một tên không tặc nói "Lao nó xuống!", theo báo cáo của Ủy ban 9/11. "Những kẻ không tặc vẫn nắm quyền kiểm soát máy bay, nhưng chúng có lẽ biết rằng nhóm hành khách sẽ khống chế được chúng chỉ sau vài giây nữa", báo cáo có đoạn.

Đến 10h03, máy bay lao xuống một cánh đồng gần thị trấn Shanksville, bang Pennsylvania. Tất cả người trên khoang, gồm thành viên bay, hành khách và 4 tên khủng bố, đều thiệt mạng. Tổng cộng, 19 tên không tặc đã giết khoảng 3.000 người trong ngày 11/9/2001

Hiện trường máy bay rơi gần thị trấn Shanksville, bang Pennsylvania. Ảnh: Wikimedia Commons.
Hiện trường máy bay rơi gần thị trấn Shanksville, bang Pennsylvania. Ảnh: Wikimedia Commons.

Phi cơ 93 của United Airlines chỉ còn cách Washington khoảng 20 phút bay khi nó lao xuống cánh đồng. Theo thông tin sau này được tiết lộ, Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney đã ra lệnh bắn hạ máy bay nếu nó đi vào không phận thủ đô, nhằm nhằm ngăn chặn thiệt hại tương tự ở Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc.
Khi Cheney biết chiếc máy bay đã rơi gần Shanksville, ông đã nói rằng: "Tôi đoán một hành động anh hùng vừa diễn ra trên chuyến bay đó".

Trong lúc người Mỹ đang đau khổ và thương tiếc vì những mất mát quá lớn cả về vật chất lẫn nhân mạng, một số người đã nhìn thấy tia hy vọng khi họ nghe về những người hùng trên máy bay số 93. Nhờ họ, thương vong đã được giảm bớt.
Todd Beamer trở thành một trong những anh hùng nổi tiếng nhất trên chuyến bay, đặc biệt là với câu nói "Let's roll!".

Một bưu điện ở New Jersey và một trường trung học ở Washington được đặt theo tên anh. Trường cũ của anh, Đại học Wheaton, cũng mở một trung tâm sinh viên để tri ân anh. Vợ anh, Lisa, đã viết một cuốn sách về cuộc sống của hai người, lấy tiêu đề là hai từ cuối Beamer đã nói: "Let's roll!".

Mảnh vỡ máy bay tại hiện trường. Ảnh: Wikimedia Commons.

Mảnh vỡ máy bay tại hiện trường. Ảnh: Wikimedia Commons.

Chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với báo Pittsburgh Post-Gazette không lâu sau khi anh qua đời, Lisa cho biết cô và ba con lưu giữ hình ảnh anh trong tim và luôn ghi nhớ câu nói đầy động lực đó.
"Các con tôi cũng nói câu đó", Lisa cho hay. "Khi chúng tôi chuẩn bị đi đâu đó, chúng tôi nói 'let's roll'. Đó là thứ chúng tôi có được từ Todd", cô bày tỏ./.

Vũ Hoàng

Monday, September 9, 2024

Chốn Cũ

Tôi nhận lời đến giúp việc nhà cho bà Chantal De Bry mỗi ngày. Công việc không vất vả lắm, thu dọn nhà cửa, sắp xếp đồ đạc, lau sạch bụi bặm và dọn thức ăn ra bàn. Khi vợ chồng người con trai, ông Jean trở về nhà vào 8 giờ tối, tôi mới nghỉ.
          Cô bạn tôi chê công việc này nên giới thiệu tôi đến làm, lý do của cô: Gặp người già mỗi ngày chán lắm.
          Sau khi hỏi han tôi vài câu về gia đình, ông Jean bằng lòng và dặn dò “Mẹ tôi lúc này đi đứng hơi khó khăn, mắt cũng kém nhìn, không trông rõ lắm, cô là người Việt Nam, tôi hy vọng cô sẽ săn sóc chu đáo mẹ tôi”. Câu nói tuy là một lời khen ngợi kín đáo, nhưng làm chạnh lòng tôi đôi chút, tôi chẳng được chút tự hào kiêu hãnh nào về nguồn gốc dân tộc của mình. Bao giờ cũng cảm thấy mặc cảm chịu đựng với mọi nỗi khó khăn. Tôi nuốt ực xuống điều gì đó vào lòng và trả lời “ Tôi sẽ cố gắng ”.
          Căn nhà của gia đình bà Chantal tọa lạc trên một khu phố sang trọng của Paris, ở tầng lầu thứ hai. Mặc dù tôi có thể leo nhẹ nhàng lên những bậc thang có trải thảm nhung đỏ, nhưng tôi vẫn thích chui vào trong chiếc thang máy kiểu cổ có cánh cửa sắt nặng nề từ từ nhấc bỗng mình đưa lên cao, như một chiếc khinh khí cầu của thế kỷ trước, bay vào một vùng trời mới lạ để tìm thấy những điều chưa biết ở bên trên trái đất vũ trụ này.
          Tôi không có đầu óc phiêu lưu của nhà thám hiểm luôn muốn tìm kiếm miền đất mới, nhưng đôi khi tôi không muốn chạm trán với đời hiện tại, nơi đây với bao nỗi buồn chán không vơi đi mệt mỏi. Ngày qua ngày, tháng qua tháng không có tận cùng. Tôi không thể xin thời gian ngừng lại để bắt kịp hạnh phúc tình yêu. Tôi luôn là kẻ chậm chạp, là người đi sau, chưa bao giờ bắt đúng nhịp với cuộc sống này, do đó hạnh phúc và may mắn thường có những bước chân dài luôn vượt qua mình. Tôi chưa hề gặp gỡ điều mà mọi người cho rằng đẹp đẽ nhất, cho nên với tôi tình yêu có thể là ảo tưởng chưa chắc có thật.
          Tôi tìm sức sống mỗi ngày qua ngoại vật thiên nhiên mỗi sáng mỗi chiều, thích thú nhìn một cánh hoa nở dại bên đường, một tiếng chim non kêu chim chíp trên cành, hay một mùi hương hoa thoang thoảng đâu đó trong gió sớm, đều đem cho tôi những cảm xúc hạnh phúc. Có khi muốn mình biến thành mây rong chơi, hay bất động như cây đèn điện vàng trong đường đêm Paris, lặng lẽ nhìn những đôi tình nhân qua lại tay trong tay, thật là tuyệt vời. Miễn sao không còn là kiếp đời, kiếp người. Bởi vì xã hội càng văn minh, con người càng bị ép khô hết sinh lực và mất hết cảm tính với thiên nhiên.
Chính căn nhà của bà Chantal với công việc không lấy gì tự hào đã đem tôi vào một khung cảnh mới lạ, như tách rời với sự sống mặt đất.
 Sáng nào cũng thế, khi cánh cửa gỗ nặng nề hé mở, bước vào tôi thấy bà Chantal ngồi trên chiếc ghế mây có chân vành cung đưa qua đưa lại. Đôi chân bà yếu nên ít đi đứng trong nhà, đôi mắt bà cũng kém nên bà thường nhờ tôi đọc vài trang sách truyện cũ. Tuyệt đối tôi không đọc những gì trên báo hằng ngày, hay cho biết những biến cố đau buồn trên thế giới. Trái hẳn với những người già luôn đối diện với máy truyền hình cho bớt cô độc và cuốn thời gian, bà Chantal không bao giờ mở máy nhìn. Bà sống thật lặng lẽ cách biệt, nhờ vậy tôi tìm thấy thực sự một khung cảnh yên tĩnh tách biệt để sống, công việc trở nên nhẹ nhàng.
          Căn nhà gồm đến sáu phòng rộng, trần nhà cao màu trắng, phòng nào cũng thấy treo đầy các bức họa chân dung tổ tiên dòng họ gia đình. Mỗi lần lau chùi bụi bặm, tôi đứng lặng mỉm cười nhìn họ, mong sao một lần có người hiện ra như trong câu chuyện ở các lâu đài bên Anh quốc. Tuy là những bức chân dung, tôi vẫn tôn trọng và xem họ là chủ nhân của ngôi nhà rộng lớn này, họ tỏ ra vẻ uy quyền ngự trị, không muốn một ai vào phá rối sự uy nghiêm ấy, và dĩ nhiên chấp nhận tôi như một kẻ bảo tồn giá trị ấy. Thỉnh thoảng tôi thấy họ mỉm cười.
          Những bàn ghế đồ vật nơi đây mang dáng kiểu của một thời xa xưa nào đó, nặng nề và kiểu cách. Mỗi ngày tôi mỗi tìm thêm đôi điều kỳ lạ trong thế giới này. Tôi cho rằng khi các đồ vật được người sử dụng lâu đời, truyền qua sự sống, hơi thở vào những đồ vật ấy. Tuy rằng là những vật thể vô tri, nhưng nhờ sự động chạm, sờ mó vào của người, những vật thể trở thành có tri giác và có cảm xúc. Khi chủ nhân của chúng chết đi, các đồ dùng ấy còn lại, tồn tại với sự sống của người chủ, giữ lại cái tinh thần bất diệt, chất chứa những kỷ niệm hạnh phúc cũng như đau buồn.
          Như thế mỗi thứ vật dụng lâu đời đều như có một linh hồn riêng, và trong không gian này, chúng hiện ra như những con người với những thì thầm to nhỏ, nhân ái và không giả dối. Chúng là quá khứ, đầy hiểu biết về cuộc đời, chắc hẳn là hoàn toàn khác biệt với cuộc sống ngoài kia, nơi đầy ánh nắng mặt trời và đầy tiếng động ồn ào.
Tôi đem suy nghĩ ấy nói với bà Chantal, rằng tôi yêu mến mọi thứ trong căn nhà này. Bà mỉm cười, nụ cười xa vắng làm sao.

 Bà nói :
 – “ Chưa có người giúp việc nào tận tụy như cô, cô đúng là người của thời đại trước. ”
 Bà thường hay chê trách những gì xã hội hiện nay, cho rằng mọi thứ không còn tốt lành như xưa, ngày xưa trong đó mọi người đối đãi với nhau chân tình tôn kính và lễ nghĩa, và xã hội mỗi ngày mỗi sa đọa và bớt nhân tính. Tôi cảm nhận được điều ấy, nghĩ rằng xã hội càng văn minh máy móc chừng nào thì sự sống con người bị ức chế chừng đó. Hình như bà Chantal và tôi cả hai đều như bị đời sống ngoài kia tước đoạt đi nhiều thứ của riêng mình. Vì thế cả hai cảm thấy gần gủi hơn, tôi không còn là một người giúp việc khác chủng tộc, nhưng chính là một thân nhân của gia đình này.
           Nhưng bà Chantal có hơn tôi nửa cuộc đời, trong đó nhiều kỷ niệm đáng quý để ôm ấp. Còn tôi không có quá khứ để trở về hằng đêm, cũng không có tương lai tiến tới ban ngày. Tuy mang nặng một thân xác người, nhưng cảm thấy mình thua sút và kém may mắn hơn bất cứ một đồ vật gì trong ngôi nhà này. Mọi thứ dù nhỏ bé nơi này đều được cất giữ bảo tồn rất cẩn thận, không một ai dám phá bỏ sự an cư của chúng.
           Nhưng lạ thay, dạo sau này tôi thường thấy căn phòng chứa sách bị xáo trộn, mấy bộ an-bum hình ảnh của gia đình bị đảo lộn không nằm theo thứ tự mọi ngày. Tôi lẩn thẩn cho rằng đồ vật nằm yên mãi một chỗ chắc cũng chán, nên muốn xê dịch, hay là linh hồn của ông De Bry về lại đây thăm vợ thăm nhà mình.. Nghe nói ông cụ mất cũng hơn mười năm rồi.
 Một hôm, bà Chantal nói:
 – ” Tôi nhờ cô tìm giúp tôi một cái hộp gỗ, lớn bằng bàn tay, tìm mãi không thấy ”.
 Tôi chợt hiểu, sự chuyển dịch mấy cuốn hình ảnh là do chính bà, không ai khác.
 – ” Thưa bà hộp ấy đựng gì trong đó? ”
 Bà Chantal không trả lời, tôi chợt thấy mình lỡ lời tò mò.
 Bà nói : – ” Cô gắng tìm xem, có thể ở trong nhà kho, tôi không thể nhớ cất ở dâu, cũng không thể vào đó để tìm. ”
           Bà chỉ cho tôi xâu chìa khoá của tầng nhà kho này. Tôi đi xuống tầng dưới. Đó là một tầng nhà rộng chứa đầy vật dụng của gia đình qua nhiều năm tháng, nhiều thứ tôi chưa bao giờ thấy ở quê nhà mình. Tôi có dịp ngắm nghía nhiều thứ như ngắm những sinh vật lạ, hình như chúng cảm động lắm khi tôi đưa khăn lau sạch lớp bụi phủ mờ. Mỗi thứ hình như được hồi sinh dưới mắt tôi sau khi đã ngủ yên một giấc dài qua nhiều năm tháng. Mỗi thứ đua nhau kể lể với tôi về quá khứ, tôi thấy mình nhận xét không sai, khi người ta chết đi rời khỏi thể xác, họ vẫn còn lưu lại thế gian qua những món vật dụng hằng ngày yêu quý.
           Tôi cầm cái chân đèn bằng đồng dùng cắm nến trong các buổi tiệc trong các phim xưa. Nó than thở “ Ngày nay người ta chỉ thích dùng áng sáng đèn điện, trông rực rỡ chói chang để soi rọi mọi góc cạnh mặt người, kể cả những góc cạnh không đẹp, con người trở nên trần truị, trái lại, ngày trước tôi thường đem lại ánh sáng ấp áp, ánh sáng lung linh thơ mộng cho không khí buổi tiệc, người ngồi cạnh nhau có thêm những ý nghĩ tốt đẹp và tôn kính nhau ”.
           Cái chân đèn bằng đồng kia quên rằng ngày nay với tiến bộ của khoa học, mọi thứ mất hết vẻ huyền ảo của nó, ngay cả những giấc mơ, khoa học cũng muốn phân giải rạch ròi, con người không còn giữ riêng cho mình một bí ẩn đẹp đẽ nào.
          Tôi chợt thì thầm với nó hay với chính mình “ Chỉ riêng mình tôi hôm nay còn muốn phủ lên những lớp áo nhung cho những người trần tục, vì muốn mãi mãi được nhìn thấy vẻ óng ả cuộc đời này ”.
          Qua những đống đồ đạc cũ chen lẫn với những lớp sách vở dày cộm, bụi quá khứ bay ra, cầu xin chiếc hộp gỗ nào đó của bà Chantal hiện ra trước mắt tôi. Tôi nhớ cách đây không lâu, chiếc nhẫn chạm ngọc bích lý thời con gái của mẹ tôi nay mẹ cho làm kỷ niệm, vì bà luôn nói đàn bà phải đeo nữ trang, nữ trang làm tăng thêm duyên. Tôi ít khi dùng, cất nó ở đâu đó. Bẵng đi một thời gian mấy năm, sau khi mẹ mất, chợt nhớ tới nó tìm quay quắt. Tôi ân hận vì đã không tôn kính mẹ. Trong lúc tìm tòi và cầu xin nó hiện ra, bỗng dưng chiếc nhẫn ở ngay tầm mắt mình trong hộc tủ. Tôi cầm lấy, cảm động đeo ngay vào tay từ đó không rời, chiếc nhẫn tăng thêm giá trị từ ngày tưởng là đánh mất đi, tìm lại được.
          Và sự tìm thấy chiếc nhẫn cho tôi tin tưởng rằng, chính nó đi tìm tôi khi biết rằng chủ nhân vẫn còn yêu quý mình, vật đi tìm người thân để trở về. Chính lòng thương yêu tưởng nhớ làm cho hai bên gặp gỡ nhau.
          Trong ý hướng tìm lại hộp gỗ kỷ vật cho bà Chantal, tôi cũng mang một tâm trạng như thế, cầu xin kỷ vật ấy tìm thấy nhanh chóng cho chủ nhân nó, tôi chỉ làm một trung gian tận tuỵ chu đáo.
 
          Qua ngày hôm sau, khi sắp xếp lại đồ đạc trong nhà kho, một chiếc hộp gỗ có khắc cẩn những hoa văn rất đẹp hiện ra, tôi xúc động ôm vào hai tay như chuyền hơi ấm và sự sống của mình. Hộp đã nằm nơi này trong bao nhiêu năm tôi không hề biết, nhưng chắc hẳn đã lâu lắm.

 Với trí tưởng tượng của một người bình dân, của một kẻ đi giúp việc nhà, mới từ một nước cộng sản nghèo đói qua đây, tôi đã thêu dệt rất nhiều về chiếc hộp gỗ kỷ vật này. Có lẽ bên trong, chứa đựng một chiếc nhẫn kim cương vô giá, mà vì tuổi già yếu, bà Chantal đã bỏ quên trong này. Hẳn là thế nên dạo này bà có vẻ không yên tâm. Tôi sẽ đem về nhà làm của riêng và xin nghỉ việc ngay hôm sau. Tôi đem bán có tiền, hết còn mặc cảm và thay đổi thái độ bi quan về thân phận, về đời sống xung quanh. Tôi bớt rụt rè nhút nhát, tôi sẽ có dip may gặp một người đàn ông nào đó yêu thương và nói lời ngọt ngào anh yêu em tới muôn kiếp ! Tôi sẽ không còn là viên đá cuội mệt mỏi lăn hoài trên mặt đất không chốn nghỉ ngơi.
 
          Miên man với suy tưởng mộng mơ ấy, tôi chợt lo sợ, nếu mở ra sẽ bị mất dấu tích, có thể tôi bị đuổi việc, lòng tôi bị tổn thương biết bao nhiêu. Dù sao, lòng tự trọng là lý do cuối cùng để bảo vệ chính mình.
 Đem chiếc hộp đưa cho bà Chantal, bà nhìn tôi xúc động, ôm hai tay như ôm lấy một điều gì đó rất là quý báu. Từ đôi mắt xanh mờ đục ấy như long lanh nước mắt. Bà khóc.
 
          Tôi ngạc nhiên vô cùng, đúng là một món nữ trang vô giá. Tay bà mân mê nắp hộp như kéo dài tận hưởng sự hạnh phúc. Hơi thở bà nặng nề hơn. Chiếc hộp quả thật khó mở, một mũi dao nhọn mới cạy ra. Tôi thấy mình cũng hồi hộp xúc động như chủ nhân chiếc hộp.
 Nắp hộp bị gãy, mở ra. Bên trong chẳng có chiếc nhẫn kim cương lóng lánh nào như tôi tưởng tượng vẽ vời ra khi nãy. Không gì cả ngoài mấy tờ giấy gấp lại khô vàng vì thời gian.

          Tôi bị tê liệt vì nỗi thất vọng chợt ào đến. Mấy ngày trời lăn lóc tìm kiếm, cầu xin thì thầm, thu dọn đống vật dụng trong nhà kho, rốt cuộc, đây chỉ là mấy tờ giấy cũ chẳng có gì đặc biệt. Không kim cương ngọc ngà châu báu gì cả. Chính tôi là kẻ quê mùa mang nhiều ảo tưởng. Phải chăng, người nghèo, người thiếu may mắn, người chịu nhiều đau khổ thường mang nhiều ảo tưởng hơn cả. Vì ảo ảnh cho thấy những tia sáng thần tiên muôn sắc, vẽ lên hy vọng rực rỡ cho bất hạnh lẫn tuyệt vọng âm u. Nước mắt tôi bỗng trào qua khóe mắt, bà Chantal cũng long lanh nước mắt. Bà cụ khóc vì lý do nào tôi không rõ, tôi khóc cho tôi, vì thấy mình quá dại khờ, bị lừa gạt bởi chính mình.

 Bà Chantal đưa chiếc hộp cho tôi và nói:
 – “ Cô tìm xem trong xấp giấy này có tấm ảnh nào không? ”
Tôi giở ra từng mảnh giấy, và thấy dưới đáy hộp một tấm hình chụp từ thuở nào đó, nay nước màu đen trắng đã phai mờ. Trong bức ảnh, một thiếu nữ tươi cười đứng cạnh một thanh niên còn trẻ, phía sau lưng họ là bãi biển vắng người, hình như gió đang thổi tung chiếc áo đầm rộng của thiếu nữ. Tấm hình mờ quá, tôi không trông rõ lắm nét mặt. Có thể tấm hình chụp vào một buổi chiều hay bãi biển đang có mưa. Bà Chantal đưa bức ảnh lên tận mắt, thở dài:
 – ” Mắt tôi lúc này yếu quá, không thấy gì rõ nữa, cô nhìn kỹ xem… ”
 – “ Thưa bà, một cô gái và một chàng trai, trông họ thật đẹp đôi ”. Nói thế chứ tôi nào có trông rõ họ ra sao.
 – ” Cô thấy họ xứng đôi lắm phải không? ”
 Tiện lời tôi nói theo:
 – ” Thật đúng như thế ạ, chắc họ là hai người bạn thân ”.
 – ” Cô thật là thông minh, họ là hai người yêu nhau! ”
 – ” Thưa bà ai đấy? ”
 Bà Chantal nở nụ cười:
 – ” Tôi đấy mà ”
 – “ Thế còn chàng thanh niên kia? ”
 Bà Chantal đáp nhanh:

 – “ Người tôi yêu, không phải ông De Bry ”.
Tôi thật sự ngạc nhiên, cảm động. Tưởng rằng với khoảng thời gian sống gần tám mươi năm kia, người già hết còn cảm xúc, kể cả hạnh phúc lẫn đau khổ, cuộc đời trải qua quá đỗi tầm thường trước mắt họ.

 Bà Chantal nói:
 – ” Cô đọc lại giùm tôi mấy bức thư.. ”
Những trang thư viết ở một miền nào đó phía bắc nước Pháp, khi cô thiếu nữ Chantal về nghỉ hè ở bãi biển nơi ấy, và gặp chàng Guy. Trong mấy tháng hè mối tình chớm nở nhanh chóng tha thiết vì cả hai cảm thấy không thể tách rời nhau. Nhưng sau đó, hết mùa hè, nàng trở về Paris và hứa hẹn sẽ cùng phối hợp khi cha mẹ nàng bằng lòng. Thế nhưng chuyện tình không kết thúc tốt đẹp và đơn giản như lòng họ mơ ước. Bố mẹ của Chantal bắt nàng lấy một người đàn ông góa vợ lớn tuổi nhưng rất giàu có tại Paris, đó là ông De Bry. Một bức thư của cô Chantal viết cho người yêu trước ngày đám cưới nhưng không được gửi đi, cất giấu trong chiếc hộp gỗ, có lẽ mãi cho đến hôm nay mới được xem lại.

 Bà cụ nói chậm rãi như vẫn còn xúc cảm:
 – “ Từ ngày ấy, tôi không còn tin tức gì của Guy, nay không biết còn sống hay đã chết, chỉ còn lại những tờ thư này, tuy thế tôi vẫn luôn tưởng nhớ ”.

 Những tờ thư cũ đã im lìm trong đáy thời gian, nay bỗng dưng được sống lại kể lể chuyện ngày xưa. Thời gian ấy tưởng chừng quá đủ cho người ta quên nhau. Thế mà một lúc nào đó, khi tóc đã bạc trắng, mắt đã mờ, tay run rẩy, thể xác còm cõi sắp lìa bỏ linh hồn, thì từ rất xa, có tiếng gọi văng vẳng, vọng âm của một nỗi niềm. Âm vang ấy năng động như một chủ thể đầy uy quyền làm sống lại những gì đã mục nát cùng thời gian. Tình yêu làm tái sinh hạnh phúc mà định mệnh đã quyết tâm hủy diệt.

 Bà Chantal cầm lấy tay tôi thân mật dặn dò:
 – “ Tôi nhờ cô một chuyện, nhờ cô vào dịp nghỉ hè này về nơi ấy tìm thăm Guy giùm tôi, có lẽ anh ấy còn sống đấy. ”
 – “ Nhưng thưa bà, con làm sao biết được ông ấy ở đâu? ”

 Tức thời bà cụ nói ngay rõ ràng tên họ và địa chỉ của người đàn ông ở tỉnh Quimper, miền Bretagne.
Tôi quá đổi ngạc nhiên về trí nhớ của bà, làm sao bà còn nhớ được số nhà, con đường phố, ở một địa chỉ không liên lạc tin tức đã hơn nửa thế kỷ nay. Trong khi đó bà vẫn thường quên những điều xảy ra mỗi ngày mới đây.
          Phải chăng địa chỉ ấy là nơi gợi lại trong lòng bà một hạnh phúc êm đềm ấm áp, một thứ hạnh phúc không dám biểu lộ cùng ai, không hề xuất hiện bên ngoài cuộc sống của bà. Cho tới mãi bây giờ, mọi thứ ràng buộc với đời sống này được cởi bỏ, cảm xúc ấy mới được bùng lên tìm về.
          Bỗng dưng tôi cúi xuống hôn vào gò má nhăn nheo ấy, nụ hôn âu yếm gợi lên một cảm xúc khó tả trong lòng tôi, như chính mình đang chia xẻ nỗi nhớ thương của bà. Tôi là một nửa trái tim của cô Chantal ngày xưa.

Tôi hứa với bà chắc chắn hè này sẽ về chốn ấy.
Một thời gian ngắn sau vào mùa đông lạnh lẽo của Paris, bà trở bệnh nặng được đưa vào bệnh viện. Tuần sau tôi đang ở nhà, nghe điện thoại reo, giọng của ông Jean báo tin:

 – “ Mẹ tôi sắp mất rồi, bà nhắn cô vào thăm gấp. ”
Tôi vội vã gọi taxi đến ngay. Trong phòng bệnh viện con cháu tề tựu đông đủ, bà cụ nằm trên giường thấp thỏm với ông nước xêrum trợ lực. Thấy tôi vào, đôi mắt bà trông sáng hơn, môi bà mấp máy thều thào, tôi cúi xuống nghe:

 – “ Cô nhớ nhé, về thăm Guy giùm tôi. ”
 Tôi gật đầu cầm tay bà hứa chắc sẽ làm theo lời. Bà cụ còn nói với ông Jean thêm vài lời trối trăn gì đó, thấy ông gật đầu.
 Đôi mắt ấy chợt mở rộng hơn, đôi môi ấy chợt mỉm cười như bằng lòng mãn nguyện, trước khi vĩnh viễn khép kín.
Vài ngày sau, tôi được tin ông Jean cho biết ngày đưa tang bà cụ, và ông cho biết sẽ gửi thêm cho tôi một số tiền đền đáp lòng tận tụy theo lời của mẹ dặn dò.
 Tôi mủi lòng và bật khóc, nói thầm với bà, sao bà không sống thêm một ít lâu nữa, chờ đợi tin tức của ông bạn, biết đâu còn sống về đây thăm bà lần cuối.

          Sau đám tang tôi đi xe lửa về tỉnh Quimper vùng bờ biển phía tây bắc nước Pháp, tìm đến địa chỉ ấy. Dù bà Chantal đã mất, nhưng tôi vẫn giữ lời hứa như một bổn phận, hơn thế nữa muốn giữ gìn tình cảm đối với linh hồn một người thân yêu.
          Địa chỉ còn đó, nhưng thay đổi chủ, không còn ai biết tên họ của một ông Guy xa lạ. Tôi buồn rầu cảm thấy như chính mình là cô Chantal ngày xưa, đang đi tìm lại dấu vết của một thời yêu đương.

          Tôi lưu trú trong một khách sạn gần bãi biển, mùa này đang vào thu, biển vắng người, đúng là một khung cảnh mà tôi hằng mơ ước ngắm nhìn. Không có gì tuyệt đẹp bằng, vả lại trong tấm hình xa xưa của bà Chantal chụp với người yêu thuở ấy, có gió lộng làm bay tà áo, chẳng phải là mùa thu sao. Buổi sáng rồi buổi chiều, tôi dạo chơi lang thang khắp phố phường, mong tìm thấy một chàng thanh niên giống như trong tấm ảnh bụi mờ. Người ấy bất chợt nhìn thấy tôi và sẽ nói “ Ô hay ! em Chantal đấy phải không ? ” rồi ôm tôi trong vòng tay ấm áp, chính là Guy.
          Với ý tưởng mơ ước ấy, tôi hạnh phúc đi dưới trời mưa bụi bay từ phố này sang phố nọ, tôi nhập đồng vào vai cô Chantal ngày xưa để đi tìm một người yêu cho chính mình, một người cho riêng tôi, chưa hề có và chưa hề mất. Tôi bước những bước chân của một người mộng du, nhưng rồi nước mưa thấm lạnh vào vai vào tóc, tôi tỉnh lại cơn ảo giác. Chỉ có những cái nhìn của kẻ bên đường với một cô gái á đông lạc lõng xa lạ.
          Mấy ngày liền chẳng biết hỏi han ai, tôi quyết định ngày mai trở về Paris để kiếm việc làm sớm. Buổi chiều cuối cùng nơi này, tôi vào một quán ăn trông ra bãi biển. Tôi gọi một chiếc bánh crêpe và một ly rượu cydre nhỏ, thứ nước trái cây đặc sản của vùng này. Có lẽ ngày xưa hai người ấy đã từng ngồi nơi quán này, đã từng ăn thứ bánh này và cùng nhau uống rượu này. Đó là một tưởng tượng của tôi có thể xảy ra trong quá khứ, như trong một kịch bản.

          Tôi ăn từng miếng bánh nhỏ có nhân ngọt lịm với hớp rượu chua chua ngọt ngọt, nhìn ra biển xa, biển rộng bao la, những đợt sóng trắng xóa vội vã tìm nhau đuổi bắt nhau, nhưng chẳng bao giờ bắt kịp, như một đời người rong ruổi kiếm tìm. Chất rượu làm tôi hoa mắt hay chính đó là sự thật.
 Từ ngoài cửa, một chiếc xe lăn được đẩy vào, một cụ già tề chỉnh trong bộ đồ dạ đen, trên đầu chiếc mũ nỉ, người đàn bà cẩn thận đẩy xe đến gần chiếc bàn nhỏ, nói với ông chủ quán:

 – “ Xin một chai rượu cydre cho ông tôi, chốc nữa tôi trở lại. ”
 Ly rượu đưa ra để trước mặt ông cụ, nhưng ông không uống, ông đưa mắt nhìn ra xa, hình như lắng nghe tiếng kêu lạ lùng của những con hải âu não lòng ai oán và triền miên.
Tôi chú ý theo dõi tất cả chi tiết, và chợt nghĩ, nếu ông Guy còn sống thì có lẻ cũng già bằng ông cụ này. Tôi hỏi dò người chủ quán, được biết:
 – “ Cô cháu gái thỉnh thoảng đẩy xe cho ông cụ đến đây, sau này ông ít đến vì già yếu, có lẽ lần cuối, nghe cô cháu nói thế, năm ngoái cụ còn uống được rượu nói năng đôi chút, nay hình như mắt đã mờ nhiều. ”
 Tôi xúc động, đến gần:
 – “ Thưa ông…
 Người chủ vội nói: 
– “ Ông ấy không nghe rõ gì nữa đâu tai bị lãng rồi. ”
 Tôi tần ngần lặng yên. Lát sau cô gái trở về trả tiền và đẩy xe lăn, tôi nói nhanh:
 – “ Chào cô, có phải cụ ông là ông Guy, tôi là cháu của bà Chantal ở Paris về đây… ”
 Người đàn bà nhìn tôi ngạc nhiên, rồi như thấy tôi là người Á đông xa lạ không quen biết, sợ mất thì giờ, cô ta nói:
 – “Ông tôi yếu lắm rồi, trời nhiều gió chiều nay, tôi phải đưa ông về ngay.”
          Làm sao giải thích cho cô ấy hiểu, làm sao giải thích chuyện ngày xưa, trong khi ấy ông cụ mà tôi tin chính là ông Guy của bà Chantal đã không hề thấy, không hề biết tôi là ai. Cô cháu dìu ông ấy vào trong xe hơi, và xe chuyển bánh.
          Tôi đứng sững vì một sự việc bất ngờ xảy ra quá nhanh chóng, tôi chỉ biết im lặng thẫn thờ theo dõi chiếc xe mất hút qua một con đường khác. Tôi ngậm ngùi, tấm hình của ông ngày trước đang nằm trong xắc tay, tôi đem theo như một chứng cớ, nhưng nay thật chẳng còn cần đến nữa. Kỷ vật ấy đối với ông chẳng còn nghĩa gì cả, ông không hề biết người yêu Chantal còn sống hay đã chết, ông không còn khả năng quan tâm.
          Nhưng ông đã sống êm đềm với thói quen tìm về đây, hưởng lại những giây phút hạnh phúc ngày xưa chạm khắc sâu vào tiềm thức vào tâm não. Ông nhiều lần về đây sống lại với cô Chantal yêu quý, ngoài ra ông không còn biết gì thêm. Không khí của bãi biển, tiếng chim kêu, gió biển lạnh, hình như ông cảm được trong ấy hơi thở nồng nàn của người yêu dấu.
          Tôi đi bộ chậm rãi về khách sạn dọc theo bờ, gió chiều nay thổi tung chiếc áo tôi đang mặc.
          Trong cõi nhân gian vẫn còn một điều quá đẹp, điều mà lâu nay tôi thường ngờ vực, đó là sự bền vững của tình yêu. Hình như, bà Chantal ở nơi nào đó, đã xui khiến cho tôi thấy ông chiều nay, buổi chiều cuối cùng, cho tôi một niềm tin lóng lánh.
          Tôi thầm cảm ơn cụ bà Chantal đã tặng tôi một chiếc nhẫn kim cương vô giá, tuy không thể đeo vào tay cho người khác ngắm nhìn, nhưng tôi cất vào lòng. Viên kim cương ấy có một linh hồn và một tiếng nói. Nói rằng, hãy nhìn tôi, cô sẽ thấy cuộc đời óng ả hơn, hãy nhìn tôi để cô có thể sống trong suốt chiều dài trăm năm.Tình yêu chắc chắn có thực./.
Trần  Thị Diêu Tâm

Tuesday, September 3, 2024

Flight to Freedom 4/30/1975 - 4/30/2025 - Hình Trực Thăng NKT Sưu Tầm

 
 


KB Nguyễn P Thiệu, KB Trần Vê và KB Đặng Quỳnh 
(Midway Carrier)


Từ phải qua :
-Đại Tá Nguyễn Minh Tiến Chánh Sự Vụ Sở Hành Quân-Tình Báo Nha Kỹ Thuật.
-Trung Tá Lò Ngân Dzụng Trưởng phòng An Ninh Nha Kỹ Thuật.
-Tr/Úy Nguyễn Thị Bé Tư BCH/NKT
-Đại Tá Dư Quốc Lương CH.Trưởng Sở Không Yểm Nha Kỹ Thuật.
-Hoa Tiêu Chánh Lâm Hồng Sơn.
-Hoa Tiêu Phó Nguyễn Thế Cừ.
-Mevo Hứa Tiến Hưng (người ngồi trên gần cánh quạt) đang kiểm tra máy trước khi cất cánh.
-Gunner Trần Hùng Hải Fb. Hunghai Tran: người đứng sau đuôi Trực Thăng.
*Hình ảnh của Nha Kỹ Thuật.

Tấm hình trên chiếc trực thăng HU1H thuộc phi đoàn 219. 

Phi hành đòan gồm cựu Th/Tá Trần ngọc Thạnh, Th/tá Hùynh xuân Thu, cơ phi Đổng minh Sanh, hành khách gồm: Th/tá Huỳnh văn Phố vợ và 2 con, Th/tá Đinh thế Khúc vợ và 2 con, Th/sĩ Nguyễn V Khánh vợ và 5 con, Bà Th/tá Phạm văn Lương PD259 và 2 con, Tr/úy Nghiêu PD259, bà Nguyển văn Thạch phi đoàn 817, mẹ, 2 em và 3 con. Cọng thêm vợ và 2 con của Th/tá Trần Ngọc Thạnh vợ và 2 của Th/tá Thu 

Tất cả gồm 20 ngừơi lớn và 19 trẻ em trên một chuyến bay lịch sữ.