Saturday, July 29, 2023

Đống phân xử tội con giòi (Hiếu Chân/Người Việt)

Hiếu Chân  /  NGUỜI VIỆT

July 18, 2023

 Chưa có phiên tòa nào ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được dư luận quan tâm bàn tán như vụ án “chuyến bay giải cứu” đang diễn ra ở Hà Nội.

Các bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu” bị đưa ra xử tại tòa án Hà Nội. (Hình: Vietnam News Agency/AFP via Getty Images)

Người ta chú ý vì phiên tòa có rất nhiều “cái nhất” đáng được ghi vào sách kỷ lục Guiness: Phiên tòa có tới 54 bị cáo và 120 luật sư ngồi chật kín cả phòng xử án. Phiên tòa có đông bị cáo là quan chức cao cấp ở năm bộ trong chính phủ (Ngoại Giao, Y Tế, Công An, Giao Thông Vận Tải, Văn Phòng Chính Phủ) và lãnh đạo bốn doanh nghiệp. Vụ án đưa và nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản có số tiền tham nhũng lên tới hàng chục triệu đô la…

Ngoài bốn lãnh đạo doanh nghiệp chưa rõ có phải là đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) hay không, 50 bị cáo là quan chức chắc chắn đều là đảng viên cao cấp, thường xuyên rao giảng đạo đức cần kiệm liêm chính, “học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh.” Thế nhưng hành vi của họ, câu kết với nhau để ăn bẩn trên nỗi khổ đau của đồng loại trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 hoành hành là một tội ác ghê tởm, trời không dung đất không tha.

Lợi dụng hoàn cảnh của những đồng hương Việt Nam bị kẹt ở nước ngoài do dịch bệnh, họ ép các doanh nghiệp phải đút lót hàng trăm ngàn đô la để được “duyệt,” “cấp giấy phép” thực hiện các “chuyến bay giải cứu.” Khoản tiền hối lộ này doanh nghiệp phải tính vào giá vé khiến cho mỗi vé máy bay hồi hương lên tới cả chục ngàn đô la, cao gấp hàng chục lần so với những chuyến bay thông thường. Có khoảng 200,000 nạn nhân là sinh viên học sinh tay trắng, người “lao động xuất khẩu” bị mất việc trong thời dịch bệnh, những “Việt kiều – khúc ruột ngàn dặm” phải gấp rút về nước chịu tang cha mẹ, và có cả những cô gái ăn sương, người lao động bất hợp pháp và tù nhân mãn hạn… Họ phải mót đến đồng bạc cuối cùng, phải vay nợ, cống nạp cho cán bộ nhà nước để có được tấm vé hồi hương.

Một ví dụ tiêu biểu là Trần Việt Thái, lúc đó là đại sứ Việt Nam tại Malaysia, đã chỉ đạo nhân viên thu 25 triệu đồng để “duyệt” mỗi vé “máy bay giải cứu” mà người đi đa số là những người bị Malaysia giam giữ do vi phạm luật pháp nước sở tại. Đó là những cô gái tha phương làm nghề mại dâm, những người lao động bị chủ lừa gạt phải bỏ hợp đồng ra làm chui, và nhiều nhất là những ngư dân bị bắt do đi đánh cá lạc vào lãnh hải của nước người. Những thân phận ở dưới đáy xã hội, đã trải qua nghịch cảnh tù tội, dịch bệnh, lại còn phải cống nạp mới được trở về. Trước tòa, ông Thái khai tiền thu được được chia cho bộ máy đại sứ quán, nhiều ít theo cấp bậc mà không mảy may quan tâm tới thân phận bi đát của người tha phương cầu thực. Thật ghê tởm!

Quy mô của vụ việc và sự cấu kết tinh vi để trục lợi chứng tỏ tham nhũng và đồi bại không còn là sự sa sút đạo đức của cá nhân quan chức mà đã trở thành thuộc tính của hệ thống cầm quyền, cả ở cấp rất cao. Hệ thống đó hoạt động chỉ nhằm lợi dụng quyền lực nhà nước để trấn lột người dân mỗi khi có cơ hội và không từ một thủ đoạn nào. Về phương diện đàn áp và bóc lột, nhà nước CSVN còn đáng sợ hơn các tập đoàn tội phạm mafia vì chúng có cả quyền lực được súng đạn bảo vệ.

Ghê tởm hơn nữa là khi tội ác bị bại lộ, phải ra trước vành móng ngựa, các quan chức-bị cáo “nhai thịt người ngọt xớt như đường” ấy hoặc khóc như cha chết, hoặc bộc lộ tầm nhận thức thật đáng sợ: Ăn hối lộ không phải là hành vi sai trái mà là chuyện bình thường. Một thiếu tướng công an nói rằng ông “vì thương người mà phạm tội,” xin được khoan hồng. Một thứ trưởng thì “không nhận thức được hành vi phạm tội” khi nhận hơn 21 tỷ đồng. Một cục phó thì kể lể 37 năm công tác rất trong sạch, chỉ sáu tháng cuối cùng thì “vấy bẩn.” Một phó chủ tịch tỉnh thì trình bày đem tiền tham nhũng đi làm việc có ý nghĩa. Bà Nguyễn Thị Hương Lan, lúc đó là cục trưởng Cục Lãnh Sự, ăn hối lộ 25 tỷ đồng, thì đạo đức giả: “Coi công dân bị mắc kẹt ở nước ngoài như người thân gia đình!”

Người xem phiên tòa qua truyền hình, báo chí có thể bật cười trước những câu nói ngây ngô của các quan chức-bị cáo nhưng ngẫm lại, họ cho thấy tham nhũng đã thâm căn cố đế trong hệ thống cầm quyền của đảng CSVN. Cái hệ thống đó chỉ có thể đạp đổ, dẹp bỏ để đất nước tiến lên, không còn cơ hội nào để sửa chữa, cải cách.

                                                              ***

Vụ án “chuyến bay giải cứu” được chính quyền Hà Nội khởi tố từ ngày 28 Tháng Giêng, 2022 và qua hơn một năm điều tra, đã phanh phui được phần nào những hành vi phạm tội của các quan chức năm bộ nêu trên, dẫn tới phiên tòa hôm 11 Tháng Bảy.

Nhưng khi phiên tòa mở ra, người dân khá ngỡ ngàng khi thấy vắng bóng những “trùm cuối,” có vai trò chỉ đạo các quan chức cao cấp của các bộ cấu kết với nhau, thực hiện một trong những vụ lũng đoạn nhà nước trầm trọng nhất từ trước tới nay. Ông cựu chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh phụ trách ngoại giao, Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam phụ trách y tế và chống dịch, đã hạ cánh an toàn, nhưng còn các quan chức lãnh đạo khác thì sao?

Khó có thể tin được rằng một tay như Phạm Trung Kiên, thư ký của ông Đỗ Xuân Tuyên, thứ trưởng Bộ Y Tế, bị cáo buộc nhận hối lộ “với thủ đoạn trắng trợn nhất” trong 253 lần, ăn 42.6 tỷ đồng, mà cấp trên trực tiếp, ông Tuyên, lại “vô can.” Cho tới nay, ông Tuyên chỉ bị “viện kiểm sát kiến nghị, điều tra làm rõ hành vi của ông để xử lý trong giai đoạn hai của vụ án.”

Và với một bộ máy cầm quyền thối nát và tàn độc như thế thì chịu trách nhiệm lớn nhất phải là những lãnh đạo cấp cao nhất. Suốt vụ án, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng – “người đốt lò vĩ đại” như xưng tụng của đám bồi bút trong nước – không hề lộ diện. Cả năm qua ông cũng chỉ lải nhải những câu kinh nhật tụng cũ mèm về xây dựng đảng, nâng cao đạo đức cách mạng, coi đó là phương thuốc duy nhất chữa bệnh tham nhũng mà không nhìn ra gốc rễ của vấn đề, cũng không dám nhận trách nhiệm của người đứng đầu chế độ như quy tắc của chính đảng CSVN.

Có người nói, đưa được vụ án “chuyến bay giải cứu” ra xét xử là một thành tích chính trị của ông Trọng và chiến dịch “đốt lò” của ông,  vượt qua các nhóm lợi ích trong đảng, nhưng chúng tôi không nghĩ như vậy. Sự táng tận lương tâm trong vụ này quá kinh khủng, như một hũ mắm thối mà ông Trọng không thể nào bịt được cho dù ông cố giữ hình ảnh một đảng CSVN “trong sạch vững mạnh.” Vả lại, vụ án cũng là cơ hội để ông trừng trị những thế lực không cùng vây cánh với ông ở thượng tầng chính trị Việt Nam trong một cuộc tranh đoạt quyền lực và tiền bạc.

Phiên tòa cũng có một diễn biến kỳ cục: Tạm dừng hai tiếng đồng hồ vào buổi sáng Thứ Hai, 17 Tháng Bảy, “để các bị cáo xuất trình chứng từ nộp tiền khắc phục hậu quả trước khi Viện Kiểm Sát nêu bản luận tội và mức án đề nghị.” Đây là chuyện chưa từng thấy trong hoạt động tư pháp, có thể coi như một thủ đoạn cho phép bị cáo “chạy án:” Nộp tiền để được giảm án thay vì bị tù tội, bị truy thu toàn bộ số tiền tham nhũng, bị trừng phạt, thậm chí bị tịch thu gia sản do hậu quả xấu mà hành vi của họ gây ra cho xã hội.

Những diễn biến lạ lùng của phiên tòa, quy mô tội ác mà các bị cáo gây ra, chứng tỏ quốc nạn tham nhũng và guồng máy cai trị thối nát hiện nay là sản phẩm của thể chế độc tài đảng trị, trong đó đảng CSVN sinh ra một tầng lớp đảng viên ăn trên ngồi trốc, lạm dụng quyền lực không bị kiểm soát để trục lợi. Trên mạng xã hội Facebook nhiều người ví phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” đang diễn ra và phiên tòa xử vụ Việt Á sắp tới chỉ là “đống phân xử tội con giòi,” phân và giòi cùng một giuộc, là hai hiện tượng của cùng một bản chất.

Gần 100 triệu người Việt trong và ngoài nước mấy ngày qua theo dõi phiên tòa “phân-giòi” với nhiều cung bậc cảm xúc. Họ vui mừng khi nhìn bọn tội phạm trước vành móng ngựa, phẫn nộ trước những tội ác bị phơi bày của chúng. Họ than thở, họ chửi rủa. Họ nhận ra cái chế độ “đống phân” này đã quá thối nát, không còn chịu đựng được nữa. Nhưng rồi, mọi cảm xúc lại trôi vào quên lãng, bị đè nén dưới nhu cầu cấp bách phải kiếm sống. Không ai đặt vấn đề làm thế nào để ra khỏi đống phân, để dẹp bỏ cái chế độ tàn ác đó. Và vở bi hài kịch “phân-giòi” cứ thế mà tiếp diễn, lớp giòi này bị xử thì có lớp khác thay và đất nước cứ biến thành một đống phân ngày càng thối khắm trong sự cam chịu của người dân. [đ.d.]

 

Wednesday, July 26, 2023

Câu chuyện luân hồi - Anne Frank

 Anne Frank, tác giả của cuốn “Nhật ký của Anne”(*), là một trong những nạn nhân nổi tiếng nhất của thảm sát Holocaust của phát-xít Đức trong Thế chiến thứ 2. Cô bé qua đời khi chỉ mới 15 tuổi.

Anne là một người Do Thái ở Hà Lan. Vào sinh nhật lần thứ 13 của mình, cô bé đã nhận được một cuốn nhật ký tuyệt đẹp như một món quà sinh nhật. Cô bé Anne, người mơ ước trở thành nhà văn, bắt đầu viết nhật ký. Sau đó, để tránh bị phát-xít Đức truy bắt, gia đình gồm 4 người của Anne cùng 4 người khác đã trốn trong một căn phòng bí mật thuộc văn phòng của cha cô, ông Otto Frank ở Amsterdam.

Với sự hiệp trợ của một nhóm đồng nghiệp được cha cô tin tưởng, họ đã trốn ở đó được hai năm và một tháng cho đến khi bị tố cáo vào tháng 8 năm 1944, và tất cả đều bị tống vào trại tập trung. Anne đã chết trong trại tập trung Bergen-Belsen năm 1945. Cuối cùng, chỉ có cha cô là Otto Frank sống sót.

Cuộc sống trong căn phòng bí mật trong hai năm được ghi chép lại hoàn chỉnh trong Nhật ký của Anne. Cuốn nhật ký sau đó được ông Otto biên soạn thành sách và xuất bản vào năm 1947. Nó nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn cầu và trở thành một kiến chứng nổi tiếng cho tội ác tuyệt diệt người Do Thái của Đức quốc xã trong Thế chiến thứ hai.

Tôi chính là Anne
Đó là những năm 1960. Trong một lớp học ở một trường tiểu học tại Thụy Điển, cô giáo đã kể cho bọn trẻ nghe về câu chuyện của Anne. Ngay khi ấy, một cô bé chừng 7, 8 tuổi bối rối ngẩng đầu và nói trong thảng thốt: “Làm sao cô giáo biết về câu chuyện của con?” Cô bé này là Barbro Karlen. 

Barbo Karln alias Anna Frank

Barbro sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên chúa ở Thụy Điển năm 1954. Khi chưa đầy 3 tuổi, cô bé bắt đầu nói với bố mẹ rằng mình là “Anne Frank”. Lúc đó chưa có phiên bản Thụy Điển của cuốn “Nhật ký Anne”, vì vậy cha mẹ của Barbro không biết Anne Frank là ai. Họ nghĩ rằng đây có thể chỉ là một người bạn trong trí tưởng tượng của con gái mình.

Tuy nhiên, kể từ đó, cô bé Barbro thường xuyên gặp ác mộng, mơ thấy những người đàn ông leo lên cầu thang, rồi đá vào cửa phòng nơi ẩn náu trên gác mái của cô. Khi cô bé đi ra ngoài và nhìn thấy một người đàn ông mặc đồng phục, cô bé sợ hãi trốn sau lưng mẹ mình, ánh mắt đầy sợ hãi. Thỉnh thoảng cô bé vừa ăn đậu vừa lẩm bẩm: “Con đã từng ăn cái này cả ngày rồi, con thực sự không muốn ăn nữa”. Những gì đứa trẻ nói là về khoảng thời gian ở trong căn phòng bí mật, nhưng mẹ của Barbro đương nhiên không thể hiểu được điều này.

Cô bé không chịu đi tắm hay cắt tóc. Bởi vì trong các trại tập trung của phát-xít, những người mới đến đều bị lột quần áo, cạo đầu, rồi tắm rửa để khử trùng. Một số người đi tắm rồi không bao giờ trở lại, vì vòi hoa sen không phải là nước, mà là khí độc chết người. Vì những điều này, cha mẹ của Barbro không thể chịu nổi.

Cha mẹ Barbro bắt đầu lo lắng. Liệu đứa trẻ này có vấn đề gì về tâm thần không? Vì vậy, họ đã đưa đứa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý. Lúc này, cô bé Barbro đã ý thức được rằng ‘thế giới của Anne không được người lớn tiếp thu’. Vì vậy, cô bé đã ngậm miệng không nói về Anne trước mặt bác sĩ. Cuối cùng, chẩn đoán của bác sĩ kết luận rằng: tinh thần của đứa trẻ hoàn toàn bình thường.

Về thăm căn phòng bí mật

Khi Barbro 10 tuổi, gia đình cô bé đi du lịch vòng quanh châu Âu, và Amsterdam là một trong những điểm dừng chân. Vào thời điểm đó, với việc phát hành phiên bản Thụy Điển của cuốn “Nhật ký của Anne”, cha mẹ của Barbro đã nhận ra rằng Anne Frank hóa ra là một nhân vật có thực. Văn phòng có căn phòng bí mật vừa rồi đã được chuyển đổi thành một viện bảo tàng có tên là “Nhà của Anne”, nơi đã trở thành một điểm tham quan nổi tiếng ở Amsterdam. Vì vậy, cha mẹ cô bé nghĩ rằng tốt hơn là nên đưa con gái họ đi xem. Điều đó cũng tốt cho việc lý giải những hoài nghi của chính họ.

Chung cư trên đường Merwedeplein, nơi gia đình Frank sinh sống từ năm 1934 đến 1942



Đường phố ở Amsterdam rất phức tạp, ngay cả khi một người nước ngoài cầm bản đồ trong tay, hiếm khi họ không bị lạc. Vì vậy, cha của Barbro đã nhấc điện thoại của khách sạn và định gọi một chiếc taxi để đưa họ đến đó. Tuy nhiên, cô con gái đột ngột nói: “Chúng ta không cần taxi đâu. Ở đây cách đó không xa đâu!” Thấy đứa trẻ đầy tự tin, cha mẹ Barbro đã đi theo cô bé.

Sau khi cùng bố mẹ dạo quanh những con phố quanh co trong gần 10 phút, Barbro nói: “Chúng ta sẽ đến đó ngay thôi, ở góc phố tiếp theo thôi!” Quả nhiên, “Nhà của Anne” nằm ở ngã tư tiếp theo.

Đứng trước cửa, Barbro bắt đầu lẩm bẩm một mình: “Thật kỳ lạ, trước đây trông không giống như thế này!” 

Hóa ra, những bậc thang trước cửa đã được tu sửa sau khi bảo tàng được xây dựng, và chúng không phải như trước đây. 

Họ vào nhà và đi lên những bậc thang hẹp, Barbro đi trước mặt họ lúc nào không hay. Đột nhiên cô bé tái mặt, quay đầu lại nắm lấy tay mẹ, bàn tay bé bỏng lạnh ngắt – hóa ra họ đã vào nơi ẩn náu trước đây của gia đình Anne. Nhưng Barbro nhất quyết đi về phía trước, như thể đang tìm kiếm điều gì đó.

Hình ảnh tái hiện lại chiếc tủ sách che lối vào Secret Annex, ở Amsterdam

annefrankhouse-bookcase.jpg


Khi họ bước vào một căn phòng nhỏ hơn, đôi mắt của Barbro lóe lên sáng rực, và cô bé hét lên: “Nhìn kìa, những bức ảnh của những minh tinh điện ảnh vẫn còn đó!” Việc này như thể cô bé được trở về nhà một lần nữa. Hóa ra đây chính là phòng ngủ trước đây của Anne. Cô bé thích cắt và ghép các bức ảnh của các minh tinh điện ảnh từ các tờ báo và tạp chí, sau đó dán chúng lên tường. Đó là trò giải trí hiếm hoi của cô bé trong cuộc sống ẩn dật trong hai năm đó.

Nhưng những gì cha mẹ cô bé nhìn thấy chỉ là một bức tường trống không có gì cả. Barbro xem xét kỹ hơn, ơ, thực sự là không có gì cả. Trong hoài nghi, bà mẹ chộp lấy người hướng dẫn viên bên cạnh và hỏi. Cô hướng dẫn viên trả lời rằng trên tường đúng là có những bức ảnh, nhưng đã được lấy đi cách đây 2 tuần để có thể cho vào khung kính bảo quản lâu dài.

Sau khi nghe điều này, người mẹ đã rất sốc, và ngay lập tức hiểu tại sao con gái mình lại quen thuộc với đường phố Amsterdam, tại sao cô bé biết rằng cầu thang đã được tu sửa lại, và bức tường được dán ảnh. Người mẹ quay lại ôm con gái và nói: “Mẹ hiểu rồi, con sẽ không còn cô đơn nữa”.

Sau cuộc hành trình này, cha mẹ của Barbro cuối cùng đã chấp nhận sự thật rằng cô bé là hóa thân của Anne, và bắt đầu hiểu và ủng hộ cô bé. Cô gái nhỏ dần trở nên vui vẻ.

Lúc này, tài năng viết lách của cô bé cũng đã được thể hiện hết. Như để thực hiện ước mơ làm nhà văn của Anne ở kiếp trước, Barbro nhanh chóng cho ra đời hàng loạt tác phẩm và trở thành nhà văn thần đồng. Năm 12 tuổi, cô xuất bản cuốn sách đầu tiên “Con người trên Địa cầu”, cuốn sách này đã trở thành tập thơ văn xuôi bán chạy nhất trong lịch sử Thụy Điển. Ở tuổi 16, cô đã xuất bản 11 tập thơ và tiểu luận. Những cuốn sách này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng cũng như cuốn “Nhật ký của Anne” và được lưu hành rộng rãi. Nhưng Barbro không bao giờ đề cập trong cuốn sách rằng mình từng là Anne.

Sách mới: ‘Và những con sói đã tru lên

Điều thú vị là sau 15 tuổi, trí nhớ về tiền kiếp của Barbro bắt đầu mờ dần. Đến năm 16, 17 tuổi, cô bé gần như không còn nhớ gì cả. Cô trở lại với cuộc sống bình thường và trở thành cảnh sát. Cô nghĩ rằng ký ức về Anne từ nay sẽ được phong kín, người ngoài vĩnh viễn không bao giờ biết được.

Tuy nhiên, khi Barbro bước vào độ tuổi 40, hai nhân viên cảnh sát ở cạnh cô đã làm hại cô và suýt giết chết cô. Lúc này, hồi ức về Anne Frank trở lại một lần nữa. Trong một giấc mơ, Barbro cảm nhận rõ ràng những ngày tháng cuối cùng của cô bé Anne, cô chợt nhận ra rằng hai viên cảnh sát kia chính là tái sinh của hai tên Đức quốc xã đã bức hại Anne.

Barbro chợt hiểu ra sứ mệnh của mình. Thượng Đế muốn cô bảo trì ký ức về Anne để cô có thể kể lại câu chuyện của mình, và nói với mọi người rằng trên đời không có việc gì là ngẫu nhiên, những sự tình phát sinh trên thế gian hôm nay rất có khả năng là do ân oán từ tiền thế mà tạo thành, chính là “nghiệp lực” – Karma.

image001.png

Thế là Barbro lại cầm bút lên, dũng cảm đào sâu vào vết thương của mình và viết cuốn tiểu thuyết tự truyện “Và những con sói đã tru lên” (And the Wolves Howled) (**), kể về mối quan hệ giữa mình và cô bé Anne, và ân oán của họ với hai tên Đức quốc xã từ tiền kiếp. Barbro nói rằng mặc dù kiếp trước cô đã bị chúng bức hại đến chết, nhưng kiếp này cô sẽ không để bọn chúng thành công, bởi vì kiếp này cô có một nội tâm mạnh mẽ hơn.

Sau khi xuất bản, cuốn sách đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi, tuy nhiên, sự chế giễu và mỉa mai cũng tràn ngập.

May mắn thay, Barbro cũng có đồng minh. Đầu tiên là nhóm nghiên cứu luân hồi do Tiến sĩ Ian Stevenson tại Đại học Y khoa Virginia đứng đầu. Họ đã cẩn thận nghiên cứu và so sánh những điểm tương đồng về đặc điểm ngoại hình, tính cách và đặc điểm giữa Anne và Barbro, xác nhận tính chân thực của câu chuyện luân hồi này.

Ví dụ, điều cảm động nhất trong cuốn Nhật ký của Anne là trái tim nhân hậu của cô gái nhỏ, người không từ bỏ hy vọng trong nghịch cảnh. Anne tin rằng những người làm điều xấu chỉ bị điều khiển bởi cái ác. Mặc dù thực tế rất tàn khốc, cô bé vẫn “tin rằng dù thế nào đi nữa, bản chất con người là tốt” (Nhật ký, ngày 15 tháng 7 năm 1944).

Và Barbro đã nói: “Những người càng tin vào cái thiện và sức mạnh của cái thiện trong nội tâm họ, thì khả năng khống chế cái ác càng lớn. Chỉ cần họ có thể tin tưởng vào thiện lương, gia tăng lực lượng của nội tâm, rất nhiều những con người bất hạnh sẽ có thể đột phá sự hắc ám”.

Hãy so sánh xem, sự nhận thức đối với tà ác và sự kiên tín đối với thiện lương giữa hai người này chẳng phải phi thường tương hợp sao?

Có một người nữa hết mực đứng về phía Barbro, chính là anh họ của Anne – Buddy Elias, Chủ tịch Quỹ Frank. Khi Barbro chuẩn bị xuất bản cuốn sách “Và những con sói đã tru lên”, Buddy đã thông qua nhà xuất bản, mời cô dùng bữa tại nhà mình, nhưng ông yêu cầu không tiết lộ danh tính, nói rằng ông là một fan hâm mộ nhỏ.

Nhưng ngay khi họ gặp nhau, Barbro đã nhận ra ông và rơi nước mắt trong vòng tay ông. Buddy không kìm được nước mắt khi nhìn thấy một khuôn mặt rất giống với Anne trước mặt mình. Sau đó, họ là những người bạn rất tốt. Tại cuộc họp báo của Đức công bố về cuốn sách mới của Barbro, Buddy đã thực hiện vai trò của mình, đứng ra đại diện cho người em họ – Anne – trong tiền kiếp.

Sau cuốn tự truyện này, có lẽ sứ mệnh của cô đã hoàn thành, Barbro đã chuyển đến Hoa Kỳ và an tâm sống một cuộc sống bình thường.

Chà, đó là tất cả cho câu chuyện hôm nay. Một số người nói rằng mỗi người đều có một sứ mệnh trong thế giới này. Nếu sứ mệnh của Barbro là viết tiếp cuộc đời cho Annie, minh chứng cho thuyết nhân quả là có thật, vậy thì sứ mệnh của bạn sẽ là gì?




Sunday, July 23, 2023

LY HƯƠNG, SỰ LỰA CHỌN NGHIỆT NGÃ Cuộc Di Cư Thầm Lặng Đến Bao Giờ Chấm Dứt..

Cuối cùng cũng đến ngày em gái út cùng chồng và con sang Mỹ định cư. Thế là lại thêm một gia đình người thân nữa của tôi rời bỏ đất nước này.

43 tuổi, em đang có việc làm ổn định ở một doanh nghiệp nhà nước với mức thu nhập vài chục triệu đồng mỗi tháng. Hai vợ chồng có biệt thự, xe hơi và chồng còn sở hữu một cơ ngơi làm ăn riêng, tuy nhỏ nhưng cũng đáng để cho nhiều người phải mơ ước. Vậy mà điều gì đã khiến các em bỏ hết mọi thứ và dắt díu ba đứa con nhỏ dại từ giã quê hương để bắt đầu làm lại cuộc sống nơi xứ người cách đây nửa vòng trái đất? Câu trả lời nghe vẫn quen thuộc như nhiều lần tôi đã từng nghe: “Vì tương lai con cái!”

Vâng! Đó là lý do mà rất nhiều người Việt trong dòng chảy nhập cư nước ngoài những năm gần đây thường nêu lên để giải thích cho việc ra đi của mình. Thật chua chát khi hơn 48 năm sau ngày 30-4-1975, ký ức “thuyền nhân” lại trở về dưới một dạng thức khác. Lần này, các “thuyền nhân” ra đi không phải trong tâm thế trốn chạy hoảng loạn, vội vã mà là được cân nhắc, chuẩn bị cẩn thận. Không phải trên những chiếc thuyền lênh đênh đầy bất trắc mà là trên những chuyến bay tiện nghi, an toàn. Không phải lén lút, vô định mà là công khai và được chuẩn bị sẵn mọi thứ cho đến khi cầm visa trong tay mới lên đường. Các công ty tư vấn nhập cư dạo này nhan nhản khắp nơi với những chương trình mời gọi đi định cư châu Âu, Mỹ, Canada, Úc

Giờ gặp nhau, người ta hỏi thăm đã có PR (permanent resident) của nước nọ nước kia chưa, như một điều bình thường! Người có tài tìm đường đi theo dạng skill worker hoặc doanh nhân khởi nghiệp. Người có tiền thì bỏ tiền ra mua quốc tịch hoặc “thẻ xanh” cho nhanh. Người ít cả tiền và tài thì hy vọng kiếm được một suất đi lao động nước ngoài rồi tìm đường ở lại bằng đủ cách. Lớp trẻ đi du học hầu hết cũng không muốn trở về. Năm 2014, báo chí thông tin có 12/13 quán quân của cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” không trở về nước sau khi kết thúc thời gian du học ở Úc với học bổng toàn phần cho người chiến thắng chung cuộc. Con số đó đến nay chắc đã tăng thêm sau bốn năm.

Tháng 7-2017, Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ công bố báo cáo hằng năm cho thấy Việt Nam đứng trong top 10 nước hàng đầu mua nhà tại Mỹ. Trả lời BBC, tổ chức này cho biết chỉ trong thời gian từ tháng 4-2016 đến tháng 3-2017, công dân Việt Nam đã mua bất động sản tại Mỹ trị giá lên tới 3,06 tỷ USD. Đó là mới tính số tiền chuyển đi để mua nhà tại Mỹ chứ chưa tính ở các nước khác và tất nhiên, đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng! Đất nước như một bao gạo bị thủng để trí lực, tài lực cứ chảy dần ra nước ngoài cho đến khi rỗng ruột. Quê hương chôn rau cắt rốn ở đây mà dường như chỉ là chốn dừng chân tạm bợ với rất nhiều người Việt bây giờ…

Làm sao có thể trách em tôi cũng như hàng triệu người dân khác đã và đang tính bỏ nước ra đi? Bởi cái lý do “vì tương lai con cái” nghe nhẹ bâng vậy mà trĩu nặng quá chừng! Sự lo toan và hy sinh vô bờ cho con cái vốn là nét văn hoá đặc trưng của người Việt. Những bậc cha mẹ thuộc nhiều thế hệ đã trải qua các cuộc chiến tranh trên đất nước nhỏ bé này, càng khổ cực nhiều ở đời mình lại càng thấm thía sâu sắc ước mơ về một cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho đời con cháu. Nhưng nỗi lo bây giờ không còn là chuyện cơm ăn áo mặc hàng ngày cho phần “CON”, như trong thời kỳ phải thắt lưng buộc bụng vì chiến tranh và sự mông muội. Nỗi lo bây giờ là về chất lượng cuộc sống cho nhu cầu của phần “NGƯỜI”. Có thể nào sống an yên khi môi trường bị phá hoại tàn khốc, tài nguyên đất nước bị khai thác tới cạn kiệt, thực phẩm bẩn tràn lan khắp nơi và tham nhũng thì như ổ dịch bệnh hoành hành từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài? Có thể nào sống hạnh phúc khi nền giáo dục và y tế ngày càng xuống cấp, các phúc lợi xã hội không chỉ kém chất lượng mà còn tiếp tục giảm sút, các giá trị văn hoá – đạo đức bị tha hoá và đảo lộn?

Bây giờ, bước ra đường là thấy lo: Lo nạn cướp giật, móc túi; lo tai nạn giao thông; lo ăn uống bị ngộ độc thực phẩm; lo hít khói bụi bị ung thư; lo bọn trẻ bị dụ dỗ sa vào ma túy hoặc bị xâm hại, bắt cóc… Cứ thế mà ngút ngàn triền miên lo. Thà chỉ phải lo cơm áo như ngày xưa còn dễ hơn bội phần! Xã hội càng bất ổn, lòng người càng bất an. Làm sao có thể yên tâm để con cái lớn lên trong một môi trường sống như vậy? Chưa kể, những lời đồn đoán về một tương lai xám xịt của đất nước gắn với những thỏa thuận của Việt Nam và Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô năm 1990 cũng là một trong những nguyên nhân gây hoang mang khiến cho nhiều người phải tính đường tháo chạy trước. 33 năm qua, Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam vẫn giữ bí mật, nhất quyết không công khai những nội dung đã ký kết với Đảng cộng sản và Nhà nước Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô. Vì thế, những đồn đãi càng ngày càng lan rộng, bất chấp mọi nỗ lực trấn an dân chúng của chính quyền. Và dù đã bước sang thế kỷ 21, thế nhưng nhà nước Việt Nam vẫn chủ trương quản lý, định hướng về tư tưởng và bưng bít thông tin không khác gì ở trong thế kỷ trước.

Hôm biết tin Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng, một người quen của tôi là tiến sĩ trong lĩnh vực tài chính từng hăm hở từ Mỹ trở về nước cách đây 10 năm ngậm ngùi chia sẻ: “Em đã hoàn tất thủ tục cho cả gia đình trở lại Mỹ cách đây mấy tháng, nhưng vẫn còn cố nấn ná… Giờ thì phải ra đi thôi chị ạ, không thể để bọn trẻ lớn lên trong bầu không khí ngày càng ngột ngạt thế này…”. Bao nhiêu người trẻ có tri thức và nặng tình với quê hương đã “vội vã trở về, vội vã ra đi” như thế?

***

Hồi đi thăm Israel, tôi thường đứng lặng thật lâu trước hình ảnh những con tàu hồi hương hiện diện khắp mọi nơi, như một niềm kiêu hãnh trong lịch sử lập quốc của đất nước này. Đó là những chuyến tàu từ châu Âu, châu Mỹ… đưa hàng triệu người Do Thái ở khắp nơi trên thế giới trở về xây dựng quê hương sau khi Israel chính thức được thành lập vào năm 1948. Những gương mặt người Do Thái hồi hương khi ấy còn vương nét nhọc nhằn sau Thế chiến, nhưng vẫn bừng sáng niềm hy vọng vào tương lai và ý chí quyết tâm kiến thiết quốc gia. 75 năm sau khi lập quốc, ngày nay Israel đã trở thành một trong số các quốc gia phát triển hàng đầu và là nền kinh tế lớn thứ 34 thế giới (tính theo GDP danh nghĩa năm 2016). Những chuyến tàu hồi hương ngày đó đã mang về cho quốc gia này vốn liếng quý nhất là những con người tinh hoa để xây dựng thành công một đất nước đã từng không có tên trên bản đồ thế giới.

Còn chúng ta? Sau ( 1945 ) 78 năm thành lập và thống nhất đất nước (dài hơn thời gian lập quốc của Israel), những chuyến tàu (cả tàu thuỷ và tàu bay) sao lại chỉ mang dân ta ra đi mà không có trở về? Lịch sử dân tộc Việt Nam dường như gắn liền với các cuộc di dân, nhưng chua xót hơn là cho tới tận bây giờ, những cuộc di dân ra nước ngoài vẫn chưa biết bao giờ mới dừng lại? Bao câu hỏi cứ quay quắt trong tôi khi nghĩ đến em gái. Ngoài kia, trời Sài Gòn vẫn vần vũ mưa. Tiếng hát Thái Thanh vọng từ nhà ai đó nghe nức nở: “Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi…”.
Và trong tôi, không hiểu sao cứ thấp thoáng khôn nguôi hình ảnh những con tàu hồi hương về Israel cùng những con tàu ly hương rời Việt Nam.
Nguyễn Thị Oanh

Monday, July 17, 2023

Chữ Quốc Ngữ Và Nguy Cơ Bắc Thuộc Lần Thứ 5

Vũ khí nào để chúng ta bảo tồn nòi giống khi bị lệ thuộc giặc Tầu lần thứ 5 là nỗi lo ngại của những người quan tâm tới tình hình đất nước. Nỗi lo ngại này ngày càng tăng dưới sự cai trị của đảng cộng sản.

Trong hơn 2000 năm lập quốc cuối cùng của Việt Nam, giặc Tầu luôn luôn có dã tâm xâm chiếm nước ta, và chúng đã thực hiện được 4 cuộc chiếm đóng cùng với nhiều chiến dịch quân sự tấn công khác kéo dài cho tới hiện nay (2019).
Là dân Việt Nam, ai cũng biết 1000 năm Bắc Thuộc, và không ít người biết câu hát của Trịnh Công Sơn “Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu…” Thực ra bốn lần bắc thuộc không liên tục mà chính xác là 970 năm trải dài trong 1538 năm, khởi đầu từ năm 111 trước tây lịch cho tới năm 1427 khi Bình Định Vương Lê Lợi đánh tan quân Minh.
Trong bốn lần bị nô lệ giặc Tầu đó, dân Việt Nam đã nhiều lần anh dũng nổi lên dành lại nền độc lập.
1- 150 năm Bắc thuộc lần I: Cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng vào năm 40 sau tây lịch chấm dứt gần 150 năm Bắc Thuộc lần thứ I, lệ thuộc nhà Hán.

2- 500 năm Bắc thuộc lần II: Nhưng chỉ 3 năm sau, năm 43 sau Tây Lịch, nhà Đông Hán sai Mã Viện mang quân đánh bại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, khởi đầu giai đoạn Bắc Thuộc lần thứ 2 kéo dài 500 năm. Lần nô lệ này chấm dứt vào năm 542 với cuộc khởi nghĩa của Lý Bí, tức Lý Nam Đế, tái lập nền tự chủ với nhà Tiền Lý.

3- 300 năm Bắc thuộc lần III: Nhưng nền tự chủ lần này chỉ kéo dài được 61 năm. Năm 603, giặc Tầu bấy giờ là nhà Tùy lại mang quân sang xâm chiếm nước ta, bắt được vua của ta lúc bấy giờ là Lý Phật Tử mang về Tầu. Nước ta lại rơi vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3 kéo dài thêm 300 năm nữa. Cho tới năm 934, khi Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng, đã đánh đuổi được quân Nam Hán ra khỏi đất nước, chấm dứt Bắc thuộc lần thứ 3.

4- 20 năm Bắc thuộc lần IV: Nhưng năm 1407, dưới thời cai trị của Hồ Quí Ly rồi sau đó là Hồ Hán Thương, nhà Minh mang quân sang xâm lăng nước ta bắt được Thượng Hoàng Hồ Quí Ly và vua Hồ Hán Thương cùng toàn thể gia quyến giải về Tầu, khởi đầu cho thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư, kéo dài 20 năm cho tới ngày 22 tháng 12 năm 1427 khi Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh.
Mặc dù vậy, cho tới ngày nay, giặc Tầu vẫn luôn mang ý đồ xâm lăng nước ta cho nên chúng đã thực hiện các cuộc tấn công sau đây:

1- Năm 1788, dựa theo lời cầu viện của Lê Chiêu Thống, Nhà Thanh mang quân xâm lăng nước ta nhưng đã bị Vua Quang Trung đại phá vào trưa mùng 5 tết 1789.

2- Cuộc xâm lược Việt Nam lần cuối cùng trong thế kỷ 19 là cuộc xâm lăng được chỉ huy bởi Phùng Tử Tài dưới thời Từ Hy thái hậu, nhà Mãn Thanh. Cuộc xâm lược này thường bị lãng quên vì không bị người Việt đánh bại mà bị thực dân Pháp đánh bại khi Pháp buộc được nhà Mãn Thanh ký Hiệp ước Thiên Tân 1885, theo đó nhà Mãn Thanh buộc phải chấp nhận mất toàn bộ chư hầu Việt Nam. (Khôi Nguyễn, Đại học Oregon- Alexandre de Rhodes và sự tưởng tượng về lịch sử cận đại của nền sử học Việt Nam)

3- Năm 1974, thừa lúc hai miền Nam-Bắc Việt Nam có nội chiến, rợ Tầu đã đánh chiếm đảo Hoàng Sa, lúc đó dưới quyền cai quản của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam.

4- Năm 1979, giặc Tầu lại mở cuộc chiến biên giới phía Bắc hòng xâm lăng nước ta nhưng thất bại. Thực ra trong khoảng thời gian 1979-1991, giặc Tầu mở nhiều cuộc tấn công lấn chiếm biên giới và biển đảo của Việt Nam. Người ta gọi giai đoạn này là Xung đột Việt-Trung 1979-1991 (wikipedia). Kể từ năm 1979, có ít nhất sáu đợt giao tranh lớn diễn ra tại một số điểm trên biên giới Việt-Trung, là các đợt tháng 6 và tháng 10 năm 1980, tháng 5 năm 1981, tháng 4 năm 1983, tháng 4 năm 1984, tháng 6 năm 1985 và đợt từ tháng 10 năm 1986 đến tháng 1 năm 1987. Tất cả các cuộc giao tranh trên đều do Trung Quốc gây hấn trước. Năm 1988, giặc Tầu còn đưa hải quân tiến chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà điển hình là trận hải chiến đẫm máu ở đảo Gạc Ma với 64 chiến sĩ hy sinh và 9 chiến sĩ bị giặc bắt.

5 -Từ nhiều năm nay, giặc Tầu lại liên tục dùng hải quân xâm phạm hải phận của ta, cấm dân ta khai thác tài nguyên dầu hỏa và đánh bắt cá trong khu vực lãnh hải thuộc chủ quyền của ta, thậm chí đã nhiều lần gây thương vong cho ngư dân Việt.

Điểm qua lịch sử bang giao Việt Nam-Trung Quốc như trên, người dân Việt nào cũng dễ nhận thấy dã tâm trường kỳ của bọn Tầu là QUYẾT CHIẾM CHO BẰNG ĐƯỢC TRỌN VẸN VIỆT NAM.

Tuy nhiên, trong tình hình quốc tế hiện nay, khó có thể có trường hợp một nước lớn mang quân trực tiếp xâm chiếm một quốc gia khác như thời thế chiến thứ Hai trở về trước. Bởi vậy giặc Tầu lâu nay đã thay đổi chiến lược. Chúng dùng sức ép quân sự ở mức độ hạn chế đủ để tránh mang tiếng là kẻ gây chiến của nước mạnh ăn hiếp nước yếu, nhưng đủ để đe dọa buộc VN phải nhượng bộ dần dần về lãnh hải, lãnh tổ và cả trên các lãnh vực khác như ngôn ngữ, ngoại giao, chính trị, nội trị, hành chánh, kinh tế, tài chánh, văn hóa & giáo dục và kể cả tư pháp để dần dần thiết lập chế độ Bắc thuộc lần thứ 5.

Dân Việt chúng ta hiện nay đang bị giặc Tầu xâm lăng bằng những biện pháp “nhẹ nhàng”, tầm ăn dâu, được gia tăng dần dần như con ếch bị luộc trong thí nghiệm của Edward Wheeler Scripture thực hiện năm 1897. Trong thí nghiệm đó, khi ném con ếch vào một nồi nước đang sôi, con ếch sẽ nhẩy ra (phản xạ). Nhưng thay vì vậy, người ta bỏ con ếch vào một nồi nước ấm, con ếch ở yên (mà có khi còn khoái trá). Sau đó nhiệt độ nồi nước được gia tăng thật chậm thì con ếch sẽ ở yên cho tới khi nó bị luộc chín. Dân Việt ta hiện nay dường như đại đa số không biết mình đang bị nô lệ dần dần như con ếch đang bị luộc.

Dưới áp lực quân sự có giới hạn, giặc Tầu đã ép buộc đảng cộng sản phải ký những thỏa ước bán nước như thỏa ước nhượng một diện tích lớn vùng biên giới phía bắc, trong đó có Ải Nam Quan và thác Bản Dốc.

Ngoài ra, tổng quát hơn, giặc Tầu đã buộc đảng cộng sản phải ký thỏa ước bán nước Thành Đô. Toàn dân chưa ai biết nội dung của thỏa ước này vì đảng cộng sản cương quyết giấu kín (nếu không bán nước thì tại sao phải dấu kín?), mặc dù trên công luận nhiều thành phần dân chúng đã yêu cầu công bố thỏa ước. Muốn rõ thêm về mật ước Thành Đô nên đọc Hồi ký của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ.
Mặc dù mật ước Thành Đô được dấu kín, nhưng nội dung của nó đã được thấy áp dụng trên nhiều lãnh vực như:

Ngôn ngữ:
Cộng sản không dám gọi đích danh Trung Quốc trong những hành động bắn giết ngư dân Việt hay đưa tầu hải cảnh xâm phạm lãnh hải Việt Nam mà chỉ gọi là tầu lạ.
Đảng CS không cho dân chúng dùng chữ “KHỰA” vì cho rằng đó là một từ ám chỉ Tầu.

Bang giao quốc tế:
Đảng cộng sản đã không dám kiện giặc Tầu xâm chiếm bất hợp pháp biển Đông như Philippines đã làm thành công.
Không dám lên tiếng rõ ràng và mạnh mẽ phản đối những hành động xâm phạm hải phận Việt Nam của giặc Tầu.

Nội Trị: Đảng cộng sản đang thực hiện mọi biện pháp hà khắc nhất để triệt tiêu tinh thần yêu nước chống giặc Tầu từ trong chứng nước như:
- Triệt hạ các cuộc biểu tình chống Trung quốc xâm lược.
- Bắt, khởi tố và kết án nặng nề trên dưới 10 năm tù những facebooker chỉ lên tiếng một cách ôn hòa bày tỏ tình yêu nước chống giặc Tầu.
- Bắt bỏ tù những người mặc áo có hàng chữ NO U hay hình Đường Lưỡi Bò bị gạch chéo, hoặc có in hai chữ Hoàng Sa & Trường Sa.
- Bắt truy tố và kết án những người biểu tình chống đối dự luật ba đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).
- Cản phá những người dân làm lễ tưởng niệm những chiến sĩ Việt Nam thuộc cả hai miền Nam -Bắc hy sinh trong các trận hải chiến chống giặc Tầu xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa.
Hành chánh:
- Đưa sang Tầu huấn luyện những cán bộ lãnh đạo nhà nước kể cả những cán bộ lãnh đạo tuyên huấn.
- Hình thành những đặc khu kinh tế trong đó chủ yếu dành nhiều ưu đãi cho Tầu.
- Cho dân Tầu tự do nhập cảnh Việt nam không cần chiếu khán. Do đó hiện nay đã có nhiều triệu người Tầu tràn vào VN mà nhà cầm quyền không kiểm soát được. Số người này thậm chí còn làm ăn lâu dài, lấy vợ rồi sinh con đẻ cái. Đây chính là âm mưu Tầu hóa dân Việt, một sự xâm lăng không tiếng súng nhưng bền bỉ và chắc chắn.

Tài chánh: Đảng CS đã đánh mất chủ quyền tài chánh khi cho phép dùng tiền Tầu một cách chính thức bằng văn bản pháp lý trong mọi giao dịch kinh tế và kết ước công & tư; một biện pháp không nước nào áp dụng.

Văn hóa & giáo dục: Cho lập các Viện Khổng Tử, thực chất là cơ quan xâm lăng văn hóa của giặc Tầu.
Áp dụng chương trình dậy tiếng Tầu ở bậc trung học, mặc dù thứ tiếng này không thực dụng trong việc học hỏi văn minh, khoa học phương tây.
Nhập cảng các sách học của Tầu có bản đồ ghi chú hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Tâu.

Kinh Tế:
- Áp dụng những nguyên tắc đấu thầu nhằm ưu tiên cho các nhà thầu Tầu thực hiện đa số chương trình xây dựng hạ tầng quan trọng như sân bay, đường sắt, quốc lộ mặc dù thực tế đã thấy rõ tất cả các công trình do Tầu thực hiện đều chậm tiến độ, đội vốn nhiều lần, dối trá, và chóng hư hỏng.
- Cho giặc Tầu đấu thầu thực hiện những con đường huyết mạch đồng thời cho thuê đất dài hạn tại những khu vực trọng điểm về an ninh mà chính quyền không được vào kiểm soát hành chánh.

Tư pháp: Mất chủ quyền tư pháp khi ban hành đạo luật dẫn độ sang Tầu những tên Tầu phạm pháp tại VN, một điều hoàn toàn trái với những nguyên tắc phổ thông của quốc tế tư pháp.
Nguy hiểm hơn hết, với những hoạt động gián điệp của giặc Tầu xâm nhập vào chính quyền nhiều cường quốc trên thế giới như Mỹ, Úc và Âu châu vừa tố cáo, người Việt dễ nhận ra rằng giặc Tầu đã cài cắm tay sai và gián điệp sâu rộng trong thượng tầng định chế của Việt Nam để chi phối mọi chính sách cấp nhà nước.

Tóm lại, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản hiện nay, tổ quốc đã và đang mất dần đất đai, lãnh hải; dân tộc đang bị Tầu hóa, văn hóa & giáo dục đang bị Tầu chi phối, kinh tế đang bị giặc Tầu kiểm soát, tư pháp đang bị lệ thuộc, quân đội đang bị Tầu khống chế thể hiện qua chiến lược quân sự 4 không của Việt Nam. Trước tình hình nguy cấp, nhiều thành phần yêu nước lên tiếng kêu gọi đoàn kết chống giặc Tầu đều bị bắt bớ đánh đập tàn nhẫn và truy tố, kết tội vô luật pháp với những bản án nặng nề cả chục năm tù hòng bẻ gẫy mọi ý tưởng chống Tầu. Sự lệ thuộc Tầu qua mật ước Thành Đô đã rõ ràng và đã được ông Đặng Xương Hùng, một nhà ngoại giao cao cấp đào tị tại Thụy Sĩ xác nhận trong bài Thành Đô – Đặc khu – Sách trắng Quốc phòng công bố ngày 28/11/2019 trên báo Tiếng Dân.

Con đường lệ thuộc Tầu lần thứ 5 gần như chắc chắn. Trong tình thế đó, người Việt chúng ta có vũ khí gì để bảo tồn nòi giống?
Việc dùng vũ lực để đánh đuổi quân Tầu xâm lược ra khỏi đất nước trong tình hình quốc tế ngày nay là điều gần như chắc chắn không thể áp dụng. Một khi đã lệ thuộc thì chắc chắn giặc Tầu sẽ bắt chúng ta sử dụng tiếng Tầu và chữ Tầu làm ngôn ngữ chính hòng xóa hết bản sắc dân tộc của chúng ta.

Chúng ta chỉ còn mỗi hy vọng là CHỮ QUỐC NGỮ sẽ giúp chúng ta bảo vệ giống nòi chống sự Tầu hóa.
Và thật là may, việc học chữ Tầu sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức của cả một đời người mà chưa chắc thông thạo. Ngay cả dân Tầu mà lâu không đọc và viết chữ Tầu cũng còn quên. Trong khi đó, việc học chữ Quốc Ngữ chỉ mất khoảng một tháng là đã đọc thông, viết thạo. Do đó dù bị bắt buộc xóa bỏ, chữ Quốc Ngữ vẫn sẽ tồn tại mãi mãi. Nhất là hiện nay cộng đồng người Việt hải ngoại đã lên tới mấy triệu người, và trong tương lai sẽ còn sinh sôi nẩy nở nhiều hơn nữa, sẽ là cái nôi duy trì chữ Quốc Ngữ. Cùng với internet và kỹ thuật số hóa (digital), văn chương – văn hóa bằng chữ Quốc ngữ sẽ được duy trì và phát triển.

Chính vì thấy trước tầm quan trọng của chữ Quốc ngữ trong việc duy trì nòi giống Việt, giặc Tầu đã vận động phong trào phá nát hệ thống chữ Quốc ngữ bằng việc cho bọn tay sai đưa ra hình thức chữ viết mới, thay thế cho chữ Quốc Ngữ đang sử dụng (tên giáo gian Bùi Hiền). Nhưng phong trào này đã bị dư luận chống đối quyết liệt.

Trước nguy cơ mất nước gần như chắc chắn như vậy, phương tiện để giải phóng đất nước trong tương lai chỉ còn là chữ Quốc Ngữ. Với tính chất giản dị, dễ học sẽ giúp người Việt Nam duy trì được văn hóa và tinh thần dân tộc để tạm thời sống “độc lập” trong vòng lê thuộc, không bị Tầu hóa toàn diện, chờ ngày giải phóng quê hương.

Nguyễn Tường Tâm 
Nguồn: danchimviet.info

Monday, July 10, 2023

Khoảng 400 Đồng Bào Thượng từ North Carolina, sẽ đến tập trung tại Điện Capitol (Quốc Hội), Công viên Lafayette (Tòa Bạch Ốc), và tòa đại sứ Việt cộng...để phản đối vẹm đàn áp Đồng Bào Thượng tại quê nhà...


Khoảng 400 Đồng Bào Thượng từ North Carolina, sẽ đến tập trung tại Điện Capitol (Quốc Hội), Công viên Lafayette (Tòa Bạch Ốc), và tòa đại sứ Việt cộng...để phản đối vẹm đàn áp Đồng Bào Thượng tại quê nhà...

Xin chuyển đến Quý Vị, nếu có thể xin vui lòng ủng hộ và tham dự...
** Xin chúc cuộc biểu tình thành công..
Chân thành cảm tạ..
Trân trọng kính chào, 

BMH  ///
Washington, D.C 

ACT OF VALOR MOVIE

Thursday, July 6, 2023

Tôi Đi Dự Đại Hội - Út Bạch Lan

Như đã thông báo trước, đầu tháng tư xạo tôi bị bệnh viêm mũi, lan xuống nếu hàm răng trên nên phải nhổ hết răng hàm trên lẫn hàm dưới. Phải mất gần ba tháng để chữa trị, nên đến ngày 20 tháng 6 mới thông báo chính thức cho thủ quỹ Lê Phước Nhuận K28.

Tôi đến phi trường Santa Ana lúc 2 giờ trưa ngày thứ năm 29/6/2023, thì Trường Sơn Lê Xuân Nhị gọi ngay yêu cầu tôi đi thẳng đến nhà Xuân Nhị vì có Phan Nhật Nam K18 và Võ Ý K17 đã chờ sẵn ở đó từ lúc 12 giờ trưa để chờ tôi. Vì không có hẹn trước nên tôi xin lỗi từ chối hẹn ngày khác. 
Sáng và trưa ngày ngày thứ sáu 30/6, đi thăm một vài người trong thân quyến gia tộc, vội vã trở về nơi ở trọ để chuẩn bị đi dự Đêm Truy Điệu Truyền Thống của Đại Hội. 
Sáng và trưa ngày thứ bảy, 1/7/2023, thay vì tham dự khai mạc Đại Hội và Đại Hội chính thức, tôi la cà một vài nơi nổi tiếng là nơi tụ họp quần hùng "cà phê vỉa hè" để lắng  nghe những chuyện "gió tanh mưa máu" của Thủ Đô Sài Gòn Nhỏ từ các bạn thân giang hồ từ xưa nay. Riêng Tô Phạm Thái thì gửi message trả lời vì bận lo triển lãm cho đêm văn nghệ tối thứ bảy của Đại Hội VB nên không có mặt. 
Ở quán Saigon Capital, vừa ngồi vào bàn, Mai Bá Trác, chồng cũ của ca sĩ Khánh Ly hỏi ngay:
- Toa sang đây dự Đại Hội nào? Mon Amour hay Paracel, hay Không Quân? Riêng moa thì được mời ở Paracel trước đây vài tuần với tư cách là thân hữu của một anh Khóa 26 cùng một đoàn Sở Công Tác trước năm 75.
Tôi trả lời:
- Đại Hội ở Mon Amour của Tổng Hội VBQGVN, còn ở Paracel là Đại Hội của riêng Khóa 26 Trường VBQGVN.
Trường Sơn Lê Xuân Nhị với bản tính ngang tàng buột miệng:
Tôi chán mấy Ông bỏ mẹ. Tổng Hội Trưởng Võ Bị Đà Lạt gì mà ôm chân con nhóc con Trần Kiều Ngọc tung hô "nhờ ý kiến của cô, chúng tôi mới sáng mắt ra thấy được con đường đi tới...". Con đường không chống cộng sản mà chỉ chống cái ác. Tệ hại hơn nữa là mặc vest cà vạt cổ cồn xun xoe cười toe toét, đứng sau lưng ôm vai thằng mặc áo thun Hoàng Khều đang ngồi ghế chủ tọa nhân ngày sinh nhật của hắn ăn tôm hùm uống cô nhắc.
Cựu Thiếu Tá Phạm Châu Tài 81BCD thì cười cười chậm rải tâm sự:
- Tôi có hỏi Vũ Xuân Thông (K17) và Nguyễn Văn Lân (K17, cùng chung LĐ81BCD) về tình trạng phân hóa và chia hai của tập thể VB, nhưng cả hai đều trả lời chung chung vì bất đồng quan điểm, rồi một thời gian ngắn sẽ thống nhất trở lại. Hình như cả hai Ông đều tránh né đào sâu những nguyên nhân sâu xa chi tiết về sự tan vở này.
Tôi ngồi lặng yên như tượng đá, thỉnh thoảng nốc một hơi cô nhắc để kéo sự chua xót và cay đắng xuống cổ họng trôi theo từng giọt rượu đắng cay. Đại Hội Võ Bị Đà Lạt nào mà chẳng vui. Lâu năm gặp lại bạn cùng khóa, ôm chầm lấy nhau mày mày tao tao vang cả một góc trời. Gặp lại đàn anh đàn em, tình huynh đệ đồng môn dâng trào, tay xiết chặt tay tình thân ái, bao nhiêu kỷ niệm tân khóa sinh được nhắc lại uyên thiên tưởng như không bao giờ dứt. Vui chứ sao không vui, nhưng trong thâm tâm của mọi người vẫn còn lãng đãng đâu đây một nỗi ngậm ngùi riêng làm sao nói hết.
Sáng ngày Chủ Nhật 2/7/2023, như đã hẹn trước sẽ tụ họp tại tư gia của Trường Sơn Lê Xuân Nhị lúc 10 giờ sáng. Cũng Phạm Châu Tài, Mai Bá Trác, Trạch Gầm, nhà thơ không quân Võ Ý, Phạm Tương Như, Nguyễn Đình Hải, và một số anh em Không Quân từ tiểu bang khác về tham dự Đại Hội Không Quân. Phan Nhật Nam vì bận công việc nên không đến được. Nhưng dù Anh có đến được thì khi nhắc đến chuyện Võ Bị chia hai, Anh cũng lắc đầu xua tay
 "Thôi, đừng nhắc đến chuyện đó nữa, moa đã khàn cổ họng với Ông Thiệt (cùng k18) rồi mà chẳng đi đến đâu, lại còn bị đội cái mũ là phản sư môn nữa...!!!"

Trên bàn tiệc đã để sẵn hai chai Remy Martin 1738 và một chai Martell Swift. Tôi hỏi Xuân Nhị không có trà hay cà phê gì sao? Đáp: "trà với cà phê thì làm sao có ngôn xuất"! Thế là chỉ đến round thứ ba thì ngôn xuất như pháo nổ. 
Sau khi chào hỏi qua loa tôi vào đề ngay với Niên Trưởng Võ Ý K17:
- Thưa Niên Trưởng, có phải tôi với Niên Trưởng là hai kẻ ở hai đầu nỗi nhớ cùng một niềm đau!?
Với ánh mắt và nụ cười thân thiện, NT Võ Ý nắm lấy tay tôi và nói chậm rãi:
- Không phải riêng toa với moa mà của tất cả huynh đệ cùng ở hai đầu nỗi nhớ. Nhưng một con én không thể làm mùa xuân, nếu không nói là tiếng kêu trong sa mạc. Bây giờ chúng ta có hai vị Tân Tổng Hội Trưởng thuộc thế hệ mới, hy vọng có một bước ngoặt ngoạn mục nào hay không thì cũng phải chờ. Nhưng moa hy vọng rằng đang có le lói ánh sáng cuối đường hầm. Nhưng moa cũng nghĩ rằng còn rất nhiều yếu tố nội tại lẫn ngoại tại rất phức tạp, không biết cả hai vị Tân Tổng Hội Trưởng có đủ bản lĩnh để vượt qua hay không. Đó là một vấn đề. Vấn đề phức tạp đó là quyết định ngồi lại với nhau do cá nhân của hai vị Tổng Hội Trưởng hay của tập thể của đôi bên, trong khi vẫn còn những bài viết (Email) của cả hai bên cứ tiếp tục phân tích mổ sẽ khuyết điểm của bên kia, thậm chí phỉ báng và mạ lỵ nhau. Sự thật phũ phàng não lòng đó vẫn là sự thật. Cái tôi trong thiên hạ còn quá lớn nên có những việc rất nhỏ không giải quyết được. Toa có đọc bài "Lùi Một Bước" của moa rồi phải không?
- Dạ có.
Tới đây thì Trạch Gầm lên tiếng, vì tự nảy giờ, hắn cứ ngồi làm thinh...bắn thuốc lào. Hắn là con trai của Bà Tùng Long. Trước 75 hắn là Trung Uý của đơn vị 101 quân báo, trưởng lưới đặc trách vùng tây bắc của thủ đô Sài Gòn:
- Vì nghề nghiệp nên từ xưa nay tôi vẫn vậy. Nghe nhiều hơn nói, vừa nghe vừa dò xét xem đối tượng là ai. Khi nghe đề cập đến việc Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn và hầu hết các Hội Đoàn Quân Đội tại Quận Cam này, dĩ nhiên là có tập thể Hội Võ Bị Đà Lạt bị chia hai xẻ ba, tôi đã viết một bài xạo sự tào lao như Anh Út Bạch Lan, trong đó có đề cập đến những nhân vật như Lý Kim Vân, Lê Xuân Sơn, Nguyễn Hàm, Nguyễn Phước Ái Đỉnh của Võ Bị Đà Lạt liên hệ đến việc buôn bán làm ăn với giới cầm quyền CS Việt Nam như thế nào. Còn chuyện của Nguyễn Văn Ức liên quan đến chương trình Đại Nhạc Hội Tình Thương của Bà Hạnh Nhơn, sau này là Thanh Thủy thì là câu chuyện dài nhân dân tự dận càng nghe càng xông mùi xú uế. Nhưng vì lý do nghề nghiệp, chỉ nghe những tin tức chưa kiểm chứng chính xác thì chưa được báo cáo hay phổ biến. Hơn nữa với thân phận là một kẻ "thua cuộc" nên tôi đành bại tướng chi binh bất khả ngôn, bất khả thuyết, có nói hay viết ra cũng chẳng ích lợi gì mà đôi khi còn mang họa vào thân như trường hợp Bà Hoàng Dược Thảo Sài Gòn Nhỏ.

Chỉ tóm tắt một vài ý chính cũng đủ nói lên dư luận bên ngoài về Võ Bị. Kể thêm nhiều lại càng thêm xấu hổ và đau lòng. Lỗi tại ai ? Không phải tại anh cũng không phải tại em, chỉ tại những bóng ma trơi lởn vởn sau lưng của năm ba người vì ham danh háo vị mà ra nông nỗi!
Trở về nhà trọ để chuẩn bị 5 giờ đi dự dạ tiệc ở MonAmour, một người em của tôi ghé nhà trao cho tôi copy bài viết "Biết Đi Về Đâu" của Cựu Trung Tá Giám Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội kiêm nhà văn Văn Quang. Bài viết này Ông đã viết riêng cho Tập San Đa Hiệu tháng 12 năm 2014. Xin trích đăng một đoạn ngắn :
..."Gần 40 năm “tan hàng”, 40 năm với những mất mát lớn lao, những đau thương dằn vặt của đồng đội trong QLVNCH không bao giờ kể hết. Dù bạn ở nước ngoài hoặc còn kẹt lại trong nước, vết thương đó vẫn còn in đậm dấu vết trong tận cùng tâm khảm, dù cho bây giờ có thể nhiều bạn đã tạm yên với cuộc sống đời thường.
Nhưng có một thứ không bao giờ mất, đó là tình đồng đội. Bất kể bạn là ai, là tướng hay là lính, đã trở thành “đại gia” hay còn “khố rách áo ôm”, tình đồng đội vẫn không hề thay đổi. Có như thế mới là “lính VNCH” với một thứ trên vai là Tổ Quốc- Danh Dự- Trách nhiệm. Nếu không, bạn sẽ chẳng là ai cả. Bạn sẽ tự gạt mình ra khỏi cuộc sống này. Sống như thế có khác gì chết. Chúng ta sống vì biết chắc rằng còn đồng đội quanh mình, đó chính là sự bất diệt đúng nghĩa, chẳng sức mạnh nào tàn phá nổi.
Chính vì thế hôm nay tôi ở trong nước, gửi đến bạn những lời tâm huyết này mà không hề cảm thấy xa cách. Chẳng phải chỉ có một năm một lần hoặc mười năm mới có một lần viết cho bạn. Tôi đã thường xuyên gửi tiếng nói của tôi đến các bạn qua các trang báo ở nước ngoài. Chẳng phải là tôi muốn kiếm chút hư danh hay kiếm tiền độ nhật mà thật sự tự trong thâm tâm tôi muốn gần gũi đồng đội hơn, muốn nhân danh một người lính nói lên tiếng nói trung thực nhất của mình về mọi mặt của tình hình đất nước. Tôi không có quyền đại diện cho ai cả, nhưng độc giả vẫn biết đó là một người lính chưa bao giờ rời bỏ nhiệm vụ của mình. Mặc cho những đe dọa, mặc cho những đánh phá kiểu này hay thủ đoạn khác, người lính vẫn cứ hành quân, dù không còn cây súng trên vai..."
Dù đã đọc bài viết này vài ba lần trước đây, nhưng lần này đúng vào khoảng không gian thời gian này tôi cảm thấy hụt hẫng thấm thía với câu "Mặc cho những đe dọa, mặc cho những đánh phá kiểu này hay thủ đoạn khác, người lính vẫn cứ hành quân, dù không còn cây súng trên vai...Có như thế mới là “lính VNCH” với một thứ trên vai là Tổ Quốc- Danh Dự- Trách nhiệm. Nếu không, bạn sẽ chẳng là ai cả."
Và xạo tôi tự hỏi tôi "Tôi còn là một SVSQ Võ Bị Đà Lạt hay không? Tôi còn là một người lính VNCH hay không? Tôi còn xứng đáng để nhà văn Văn Quang gọi là "Đồng Đội" hay không? Chắc có lẽ giờ đây, nơi suối vàng, nhà văn Văn Quang tiếc rẽ ngm ngùi vì đã gửi cho Đa Hiệu bài viết Biết Đi Về Đâu" này.
Đêm Dạ Tiệc của Đại Hội Toàn Cầu của Tổng Hội VBQGVN hải ngoại tại Mon Amour Banquet với trên 50 bàn chật ních người ngồi chen chân lối đi. Có ca ngợi khen tặng cũng bằng thừa, bởi đã có nhiều người ca ngợi và khen tặng rồi, nhưng lại quên đi những cựu SVSQ đã lui cui với kềm búa đụt đẽo xây dựng hai công trình truy điệu và khai mạc Đại Hội trước đó đôi ba ngày, quên nhắc tới "tứ trụ triều đình" cũng là mastermind của toàn thể chương trình. NT Khuê K16, NT Lăng K16, NT Mảo K20, HC Kỉnh K25.
Tôi trở về thành phố Houston chiều ngày thứ hai 3/7, về đến nhà là mở ngay internet để lướt qua hình ảnh và video clip của đại hội. Bước qua ngày thứ ba 4/7, lại đọc hàng chục email thúc hối Tân Hội Trưởng Nguyễn Huệ K25 phải làm chuyện này chuyện nọ, ý kiến ý cò lung tung beng, như ta đây là người tràn đầy nhiệt tâm nhiệt huyết với vận mệnh của tập thể Võ Bị, nhưng thực chất chỉ bằng mồm. Không đi tham dự mà chỉ ngồi nhà bấm độn gieo quả để phán xét, đề nghị, yêu cầu những chuyện bá vơ. 
Chuyện thống nhất Tổng Hội, Lưu Xuân Phước đã thập nhất cố Ca Li mà còn chưa đi tới đâu, Nguyễn Huệ vừa được bầu làm Tân Tổng Hội Trưởng còn đa đoan bao nhiêu chuyện cần phải làm, chuyện Nguyễn Huệ gặp gỡ Nguyễn Phước Ái Đỉnh nay mai gì cũng sẽ đến, nhưng có thống nhất được hay không thì còn phải hỏi lại và chờ. Như Bùi Đạt Trung K25 đã viết trong email ngày 4/7 "Tâm Sự Của Ban Xã Hội K25" 
..."Chuyện này tuy dễ mà không dễ, nhưng khó thì chưa chắc khó, tất cả tùy thuộc vào chúng ta thôi, không ai khác hết, mỗi người đều có một quan điểm riêng, chúng ta phải tôn trọng quan điểm của nhau, nhưng khi bước vào nhà Mẹ thì mọi quan điểm v những cái "TÔI" nên để ngoài cửa..."
Đúng như vậy. Cái tôi càng lớn thì kiến thức càng nhỏ. Kiến thức càng cao rộng thì cái tôi càng thấp hẹp. 
Những ý kiến ý cò về Lê Khắc Phước K25 và Nguyễn Đức K26 nên dẹp qua một bên vì Tân Tổng Hội Trưởng cần sự yên tĩnh để phục vụ cho tập thể. Tây Sơn Nguyễn Huệ còn bao nhiêu chuyện để đối phó Nhà nguyễn Gia Long Nguyễn Phước, còn bao nhiêu vấn đề đối phó với một thế lực đứng sau lưng Nhà Nguyễn như bọn Phú Lang Sa nã trọng pháo vào Đà Nẵng năm 1847.

Tôi đi dự Đại Hội Thứ 22 của Võ Bị QGVN ở Nam Cali lần này có nhiều cái vui mà cũng có không ít cái buồn. Bởi vốn dĩ tôi thường nghe nói dân Cali thiếu tình người, không như Houston của tôi là "xứ nóng tình nồng", lại nữa nơi đây đã từng mang danh là "gió tanh mưa máu". 
Hy vọng Tân Tổng Hội Trưởng và Tân Ban Chấp Hành thông cảm và hiểu cho tôi, nghĩ sao nói vậy người ơi!
Để kết thúc bài viết này, tôi xin trích lại lời viết của nhà văn Văn Quang trong bài viết "Biết Đi Về Đâu" đang trong Đa Hiệu tháng 12 năm 2014: 
"Tôi phải sống như người lính chưa bao giờ bỏ ngũ, chưa bao giờ đào ngũ, làm tiếp nhiệm vụ của mình. Ý chí ấy bén rễ trong tôi từ ngày vào quân đội với tâm niệm "Quân Đội, Danh Dự, Trách Nhiệm". Tôi tin rằng các bn của tôi dù ở bất cứ đâu cũng còn mang chung tâm niệm ấy cho đến cui cuộc đời..."
Thân Kính Chúc Tân Tổng Hội Trưởng, Quý Niên Trưởng Và Các Bạn 
THÂN TÂM THƯỜNG AN LẠC.
Út Bạch Lan E22