Saturday, April 13, 2024

Sinh Hoạt Nha Kỹ Thuật địa phương Dallas Texas - Thăm Anh Võ Trai

Anh Hoàng Như Bá, Anh Thông 11, L/H Võ Trai, Anh Võ Tấn Y, HL Trần Thanh Toán 75, LH Trần Quyết Thắng Đoàn 1 Bắc Cali/SLL. 

(Mai X Bình chụp hình)  4/13/2024
 

Monday, April 8, 2024

SOAR Oct 14-17 2024

 


OCTOBER: 2024

  • 14-17 Oct: SOAR XLVIII, Las Vegas, NV .
  • 16-20 Oct: Return to Devens, Fort Devens, MA.  10th Group Reunion. Learn More
  • 18 October:  Deep Dive 2024-Combat Diver Reunion, Tampa, FL https://combatdiver.org/events
  • 19-24 OCT: Global Green Beret Cruise. SFACON & 1st SFG(A) Reunion will be held on the cruise. Learn More
  •  
  •  

Sunday, April 7, 2024

Giúp Viện Phí C/H Vũ Văn Xuân Chiến Đoàn 1 Xung Kích SLL/NKT

 Anh Hoà Xuân bị té gãy xương gót chân trái (có gửi hình kèm ) Anh xem Tổng hội có hổ trợ cho chút ít tiền để thuốc men không anh? Xuân đang ở Đà nẵng nhà con gái đi làm cả tuần mới về, bà xã Xuân phải ra lo cơm nước cho nó. Nằm 2,3 tháng cũng oải người. Tình trạng vậy anh xem xét cho Xuân. Chúc Anh vui khỏe.
Nguyễn Tâm Tiến



Nơi đây 53 năm trước là CCN. Chiến hữu đồng Minh chia tay không hẹn ngày gặp lại.... Hôm nay người cựu binh trở lại gặp người chiến binh bản địa trên mãnh đất hoang tàn như quê hương này... Một cái salute đậm đầy ý nghĩa cho nhau trong niềm cảm xúc nghẹn lời... Hai chiến hữu già đã rơi một giọt nước măt để nói lên tất cả và một lời xin lỗi muộn màng của 1 . 0 thời trai trẻ...




 

Saturday, April 6, 2024

Câu Chuyện chuyến bay C130 rời Phi Trường Long Thành (Trung Tâm Huấn Luyện Yên Thế Nha Kỹ Thuật) vào ngày 3.4.1975 đi Singapore


Hi Hòa 
Tháng 4 lại về câu chuyện của 49 năm về trước,chuyển lại đọc nhớ lại ngày tàn của cuộc chiến,trên xe jeep hôm đó có thêm tài xế Cư ,trên xe có 4 chiến hữu hiện nay 3 người đã Vĩnh viễn ra đi,
Tựu Nguyễn/68/72
Sent from my iPad
From: vy104 
Date: March 3, 2015 at 12:06:10 AM MST
To: bhvy74
Subject: Câu chuyện về Anh 40 năm trước

Quý NT và quý anh thân mến,
Nhân 40 năm tháng Ba gẫy súng và chuẩn bị cho tháng 4 đen
40 năm đã trôi qua từ ngày ấy.
Trung Sĩ Trần Quốc Trung hiện sống tại Vũng Tàu Phước Tuy mỗi khi đi ngang Long Thành nhớ lại chiếc máy bay C130 vào khoãng đấu tháng 4 năm 1975 với vài dòng tâm sự như sau:

Anh Hòa thân,
Mới đây mà 40 năm kể  t ngày AE mình tt nghip khóa Dù cui cùng.
  Hi tưng lúc AE mình đi ngang phi trưng mà ng  mhôm qua. Anh, Tôi, thng Đào súnthng Vinh nhy hết lên xe con Cóđ A ch đloanh quanh phi trưng, Nếu lúđó 4 đa mình lên máy bay kg biet bây giờ ra sao? ri mãn khóa mi người mt ngả.
Mi lTết đến xuân v nhng k nim li tri dy ca 1 tháng hc DÙ 1/75 mãi mãi trong Tôi.
       Cáơn ANH tht nhiu còn nh ti thng Em
                       THÂÁI

Hôanh em chúng tôi đi bộ từ ngả ba Long Thành vào Yên Thế, bổng một chiếc C130 quần nhiều vòng trên sân bay cạnh Trung Tâm, khvào gần đến Yên Thế phía bên trái bên những bụi cây rải rác xe khp nơi nào là Citroen, La Dalat, Xe Jeep sơn trắng một số xe có sơn hình thánh giá màđỏ khi đi vào gần đến cổng trại, một chiếc xe Jeep đã có mặt ngoài phi trường đậu phía trước của chiếc C130 không lâu sau đó thì một chiếc xe Dodge của trung tâm ri trại và hướng về phi trường.
Anh Ba Lâm tức Thiếu Tá Trần văn Lâm kể lại như sau:
Sau khi rời khỏi đoàn 72 với chức vụ Chỉ Huy Phó, Thiếu Tá Lâm thuyên chuyểvề Trung Tâm Huấn Luyện Yên Thế nhận chức vụ Trưởng Khi Huấn Luyện.
Trong khoãng thời gian này Đoàn 72 di tản từ miền trung về và đóng quân tại Làng Cô Nhi Long Thành
Trên xe Jeep có Thiếu Tá Tựu CHT Đoàn 72, Thiếu Tá Lâm và Đại Úy Đào Hữu Tuyền (BH,LT) cùng anh Cư là tài xế chiếc phi cơ quần nhiều vòng và có ý định muốn đáp xuống phi trường (đã bỏ hoang nhiều năm) ban đầu cứ ngở là phi cơ bị trục trặc nhưng khi thấy phi cơ bung bánh xe và chuẩn bị đáp, lúc xe Jeep của anh Tựu và anh Ba đến thì mọi người đã lên máy bay và người Thượng Sĩ áp tải đứng dưới phi đạo với một số palletts thức ăn khô, chiếc xe Jepp chận đầu chiếc C130, anh Ba còn mang cây CAR15 ống phóng mà Anh Khiêm Co Pilot của chiếc C130 din tả là súng M80, và chỉa vào Pilot.
và tất cả mọi người trên máy bay năn nỉ cùng 2 pilots.
Tất cả sự việc xảy ra rất nhanh vì lúc ấy chiếc xe Dodge của trung tâm chưa đến kịp và Anh Tựu, anh Ba và anh Tuyền để chiếc máy bay rời khi phi trường và  để lại người Thượng Sĩ áp tải
Sau đó Đại Tá Ngô Thế Linh CHT TTHL Yên Thế đã gọi
An Ninh Quân Đội của Quân Đoàn 3 và đưa tất cả những hiện vật, xe cộ cùng người Thượng Sĩ về An Ninh Quân Đoàn để điều tra.


Sau đây đính kèm e-mail của NT Kingbee Tran Ngọc Thạnh viết về một số nhân vật thoát nạn trong chuyến bay C130.

On Monday, March 2, 2015 12:57 PM, "Thanh Tran kingbee_thanh219@yahoo.com [pd219]" <pd219@yahoogroups.com> wrote:
 
Bài viết về sự thật dưới đây là phần kể lại chuyến đi của 56 con cái Chúa trên chiếc C 130 A 57-00460 thuộc KQVN, rời Saigòn ngày 3-4-1975 để đi Hoa Kỳ  vr Singapore.
Tác giã là cụ bà Mục Sư Phạm Văn Năm, là thân mẫu của Thiếu Tá PQ Minh SĐ 2 và Đại Úy PQ Khiêm SĐ 5 và cũng là dì ruột của Mục Sư CT Bu PĐ 219 và Th/Úy CT Ngọc.

Cho tới giờ nầy chắc ai ai cũng phải hỏi lại động lực nào  Thiếu Tá Tựu Chỉ Huy Tng Đoàn 72 lại cho phép chiếc phi cơ cất cánh trong khi các sĩ quan khác thì sẳn sàng giữ chiếc phi cơ ở lại. Có lẽ chỉ có Thiếu Tá Tựu mới trả lời được cho chính ông. Riêng về phần 56 con dân Chúa tới giờ nầy thì vẫn nghĩ là Chúa sắp đằt theo lời cầu nguyện của mọi người lúc gặp gian truân, vì Chúa ở cùng họ.
Riêng anh Tựu thì Chúa cũng luôn bên anh; bằng chứng là thời gian anh định cư tại Denver, Colorado, một tai nạn xảy ra cho anh  trong khi đi trượt tuyết cùng người bạn là một cựu Trung Tá KQ, dây cable bị đứt, người bạn của anh tử nạn, riêng anh thì toàn thân bất toại vây mà đến nay thì anh đã hoàn toàn bình phục. Như vậy có phải là ở hiền gặp lành không qúy bạn. Nhân bản của Việt Nam Cng Hòa là vậy đó. 
KB TN Thạnh


Ngày 25 tháng 3-75, con trai thứ 7 của chúng tôi là Phạm Quang Khiêm, phi công máy bay vận tải C. 130 của quân lực Việt Nam Cộng-Hòa, đến văn phòng nói với chúng tôi rằng nó định đưa gia đình ra nước ngoài bằng máy bay, hỏi chúng tôi có đi không? Chúng tôi nghe nói như vậy thì giựt mình, không biết có biến cố gì xảy ra đây? (Lúc đó Ban Mê Thuột đã mất, Nha Trang, Ðà Nẵng đồng bào di tản vào Sài Gòn quá nhiều. Một số các Mục sư Truyền đạo từ miền Trung và Trung Bắc vào lánh nạn quá đông. Họ ở rải rác trong các Hội thánh vùng Thủ Ðô). Có vài tín hữu có mặt tại văn phòng, chúng tôi không nói gì cả, chỉ nói rằng nếu ba má có đi thì chỉ đi vòng vòng thôi. Trong trí chúng tôi nghĩ rằng chắc là chánh phủ ngầm ra lịnh như vậy, chớ nếu có thông báo chính thức thì máy bay đâu đủ để chở tất cả quân nhân và gia đình? Tuy nghe vậy, nhưng vài hôm sau cũng không chú ý đến nữa, về nhà cứ cầu nguyện tùy theo ý Chúa và sự dẫn dắt của Ngài, thời cuộc ra sao thì ra, chúng tôi không biết lo hay chuẩn bị gì hết.

Vài ngày sau con trai lớn của chúng tôi là Phạm Quang Minh, thiếu tá không quân Sư Ðoàn 2 tại Nha Trang cũng về Sài Gòn. Thế là tất cả các con lớn của chúng tôi đều có mặt tại Sài Gòn, chỉ có đứa con trai thứ 8 thì đang làm việc tại Vũng Tàu (dạy Anh ngữ trừơng Thiếu Sinh Quân) chiều Chúa nhựt đi, chiều thứ Sáu về Sài Gòn, vợ con đều ở Sài Gòn. Và một đứa con trai út đang đi lính không quân ở Phan Rang. Anh nó đã ra Phan-rang tìm nó về để nếu có di tản thì sẽ không thiếu ai. Nhưng anh nó bay ra Phan Rang tìm nó cả ngày mà không gặp; nhờ một ông trung úy cảnh sát cho mượn xe Jeep với điều kiện là khi máy bay C.130 của nó về Sài Gòn thì chở gia đình anh ta về với. Xe chạy khắp các phi đoàn, bắt loa kêu ầm ỉ mà không gặp em nó. Thất vọng Khiêm bay trở về Sài Gòn với số đông gia đình của quân nhân và cảnh sát. Ai nấy đều nghĩ rằng đứa em út nầy chắc chắn sẽ bị ở lại nếu sẽ di tản. Còn đứa con thứ 8 thì vẫn còn ra vô Vũng Tàu để dạy học hàng tuần. Các anh nó cho biết nên ở lại nhà vì từ đây đến thứ bảy 5-4-75 thế nào cũng có chuyến bay để di tản. Nhưng nó nói nếu ở lại mà không đi được thì sẽ bị phạt, vì vậy nên ngày Chúa nhựt 29-3-75, sau khi dự lễ Phục Sinh xong nó lên xe ra Vũng Tàu làm việc.

Từ đây, ba anh nó (đều là phi công) lo tính toan để ra đi. Việc phải đến đã đến! 3 anh nó thảo luận với một người bạn là thiếu tá Nguyễn Hữu Cảnh cũng lái C.130 trong phi đoàn vận tải với vài người thân tín khác như thầy Lưu văn Hồng, Lưu văn Hậu, (con cụ Mục sư Lưu văn Mão). Chúng đi xe Honda lên Long Thành xem xét một sân bay nhà binh bỏ hoang tìm địa điểm để máy bay có thể đáp xuống rước gia đình và thân nhân mà không bị phát hiện. Chúng nó hoạch định chương trình đồng thời cũng dò la xem coi ngày nào có máy bay đi công tác mà có thể lấy đi được. Phần lớn quân nhân ai cũng muốn lấy máy bay đưa gia đình ra ngoại quốc, nhưng không ai dám thực hiện, vì nghĩ rằng nếu ra đi mà nước Việt Nam mất thì không có gì đáng ngại, ngược lại, nếu Việt Nam không mất thì tất nhiên cả đám sẽ bị dẫn độ về để trị tội.

Phần chúng tôi chẳng hay biết gì về mưu-đồ của chúng nó; mỗi sáng sớm chúng tôi đều đến nhà thờ Bàn Cờ để cầu nguyện với ông bà Mục sư Nguyễn văn Phấn và vài con cái Chúa từ 6 giờ sáng đến 7 giờ sáng như thường lệ. Chúng tôi vẫn giữ đúng như vậy từ năm 1972, lúc nào chúng tôi đi xa thì thôi, nếu ở nhà thì vẫn cầu nguyện luôn như vậy.


 Sáng sớm ngày thứ 5, tức là ngày 3-4-75, chúng tôi nhóm cầu nguyện nơi nhà thờ Bàn Cờ, chúng tôi không nghe ai nói gì về sự di tản cả. Ðến 9 giờ chúng tôi vẫn đến văn phòng làm việc. Vì cuộc chiến ngày càng sôi động nên chúng tôi cũng ít đi đâu xa. Chúng tôi làm việc tại phòng; tôi lo cho chương trình Truyền Ðạo Sâu Rộng, nhà tôi có thì giờ rộng rải nên bà viết truyện tích Kinh Thánh về cuộc đời Giô-sép, cũng viết các Thi Thiên theo thể văn thi "Thượng lục hạ bát", đã viết được 17 thiên, đánh máy xong giao cho ông Mục sư Nguyễn Thanh Hằng, Chủ bút toà soạn Thánh Kinh Nguyệt San sẽ lần lược ấn hành lên báo. ( Rất tiếc, các bản thảo đều bỏ lại văn phòng, không mang theo được bản nào cả, bị mất hết).

Chúng tôi làm việc đến 1 giờ trưa, về nhà Sophie ăn cơm, có gặp Mục sư Trần Trọng Thục tại đó (ông từ Nha Trang vào) thì Sophie cho hay là Khiêm đến nói với nó rằng chiều nay lối 2 giờ sẽ tập trung nơi nhà ông bà Trần Phương (nhạc gia của Khiêm, tức là sui gia của chúng tôi) để lên Long Thành, máy bay sẽ đáp tại đó rước đi. Chúng tôi nghe qua rất bàng hoàng, không biết liệu làm sao đây; sẵn điện thọai nơi nhà Sophie tôi liền gọi vào Văn phòng Hội Hoàn Cầu Khải Tượng để báo tin cho Thu (là vợ Tuyên đang làm việc tại đó) hầu nó ra Vũng-tàu kêu Tuyên về. Nhưng điện thoại bận, gọi mãi cũng không được. Khi ngồi vào bàn ăn cũng không thể ăn nổi nửa chén cơm, lật đật chạy về, nhà tôi quơ vội vài bộ đồ, bỏ vào trong bao vải, tôi xách cái cặp da bỏ quyển Kinh Thánh và cái Radio nhỏ vào. Nhà tôi mở tủ áo lấy vài chiếc áo dài cũ, lấy cho tôi 2 bộ đồ ngủ, nhưng vì vội vả nên lấy quần nầy, áo kia, không đúng bộ gì cả. Còn phần nhà tôi thì mở tủ thấy cái hộp đựng phim có một ít tiền Thụy-sĩ mà lúc trước bà đi Thụy-sĩ mang về. Bà cầm cái ống nhựa lúc-lắc vài cái rồi quăng trở lại tủ (số tiền nếu mang theo thì đổi cũng được 10 đô-la, 30 quan Thụy Sĩ) Bà chụp lấy cái hộp đựng tăm xĩa răng mà bà đã mua mấy ngày trước đó. Bà mang theo bó tăm xĩa răng mà bỏ lại 10 đô-la! Sau khi sắp ít đồ đạc xong tôi vội chạy qua nhà thờ Bàn Cờ trao một thơ từ chức Trưởng Ban Cứu Tế và giao số tiền Ủy Ban nhờ mua sữa và mì gói phát cho đồng bào còn dư mấy chục ngàn lại cho Mục sư Ðoàn văn Miêng. Khi qua nhà tư thất ông Mục sư Phấn đi vắng chỉ có bà Mục sư ở nhà, bà cho biết gia đình bà cũng chuẩn bị lên nhà ông Phương để di tản! Chừng đó chúng tôi mới hay là ông bà Mục sư Phấn cũng được thông báo về việc nầy. Tôi trở về nhà (nhà chúng tôi ở phía sau nhà thờ Bàn Cờ) gặp Ðặng Minh Trí (bạn của Mỹ Vân) đến thăm từ giả Vân. Tôi liền nhờ Trí mang thư và tiền đến cho Mục sư Miêng. Chúng tôi vội vả mang đồ đạc lên xe Renault nhỏ chạy vào nhà ông bà Trần Phương. Ðến nơi đã thấy có nhiều người tại đó; nào gia đình ông bà Huỳnh văn Mừng, gia đình ông bà Mục sư Nguyễn văn Nhung, gia đình các con chúng tôi. Bà gia của Sophie là bà cụ Trần Ích lúc ấy đã 75 tuổi cũng có mặt, nhưng chưa thấy gia đình Mục sư Phấn. Ðộ hơn một tiếng đồng hồ sau thì xe taxi chở gia đình Mục sư Phấn đến, trong đó có Tấn là con trai út của chúng tôi ở Phan Rang (mà Khiêm, anh nó đã ra tìm nó trước kia mà tìm không được như tôi đã nói ở phần trên). Chúng tôi đều chưng hững vì nghĩ rằng 2 con trai của chúng tôi sẽ bị ở lại. Nay Tấn về là cả một phép lạ! Mọi người xúm lại hỏi thăm tại sao nó về được kịp lúc như vậy ? Tấn thuật lại rằng: Trưa ngày 3 tháng 4-75, thình lình ông xếp của nó là Thiếu tá Trước kêu nó lên máy bay về Sài Gòn với ổng, và ổng dặn nó về ở luôn trong Sài Gòn chớ đừng trở ra Phan Rang. Khi về nhà thấy nhà khóa cửa, nó đang bối rối thì gặp bà hàng xóm bước ra, nó hỏi thăm về chúng tôi, bà ấy nói rằng chúng tôi đi ngoại quốc rồi! Nó buồn bả bước ra định qua nhà chị nó là Sophie để hỏi thăm. Khi nó đang băng ngang qua đường Phan Thanh Giản thì cậu con trai Mục sư Phấn kêu nó lại (lúc ấy Mục sư Phấn đang kêu 2 xe Taxi chở gia đình vào nhà ông bà Trần Phương). Nó hỏi ông có biết chúng tôi ở đâu không? Ông trả lời là cứ lên xe đi với ông thì sẽ biết. Thế là trong phút chót Tấn được đi với chúng tôi, còn Tuyên bị ở lại. (Tuyên ở lại bị đi cải tạo trong trại tù cộng sản, hai năm 9 tháng).

Ðúng 4 giờ chiều ngày 3-4-75, nhận được điện thoại Khiêm gọi về từ phi trường cho biết phải lên đường ngay. Tất cả 6, 7 chiếc xe hơi đủ cở, đủ lọai đều chuẩn bị lên đường, tổng cộng 53 người đều là trong vòng bà con và tín hữu trong Hội thánh, chỉ 3 anh trong phi hành đoàn là những bạn hữu mà thôi, cộng là 56 người. Trong số 56 người nầy gồm có 3 vị Mục sư là: Mục sư Nhung, Mục sư Phấn và Mục sư Năm, cùng gia đình của các vị nầy, ngoài ra có gia đình của vài tín hữu là gia đình ông bà Huỳnh văn Mừng có 5 người, em Hứa Ngọ, em Lưu văn Tuấn (cháu nội cụ Mục sư Lưu văn Mão) bà cụ Trần Ích , Mục sư Nguyễn văn Nhung và gia đình, ông bà Trần Phương và gia đình (những vị nầy là sui gia của chúng tôi). Trước giờ khởi hành tất cả đều họp lại cầu nguyện, xin Chúa dẫn dắt vì đi như ông AÙp-ra-ham; đi mà không biết mình đi đâu! Tôi cầu nguyện, ai nấy đều thổn-thức, không biết lần ra đi cách táo bạo nầy sẽ ra sao? có bị bắt dẫn độ về không vì lúc ấy Sài Gòn vẫn còn rộn rịp. Nếu bị bắt, bị dẫn độ thì sẽ bị hình phạt như thế nào! Nét lo âu hiện rõ trên nét mặt mỗi người. Dầu vậy cũng cương quyết ra đi vì tình hình ngày càng bi đát, giặc sắp đến nơi rồi sẽ chạy đi đâu nếu không ra khỏi nước? Các con chúng tôi nói rằng: "Nếu Ba Má không đi thì chúng con cũng phải đánh liều ra đi, vì chúng con là những kẻ dội bom trên đầu giặc nếu ở lại chắc sẽ bị chúng xử tử!" Chúng tôi nghe vậy cũng hiểu được những nỗi lo âu của chúng nó rất đúng, bởi vì trong 3 con trai của chúng tôi đều là phi công; đứa thì lái máy bay C.130, để vận tải, đứa thì lái phản-lực A.37 đi dội bom v. v... vì vậy chúng tôi cũng phải buộc lòng ra đi, mà ra đi rất sớm thì hậu-quả sẽ khó lường được đến mức độ nào! Ðoàn xe khởi hành nhắm sân bay Long Thành trực chỉ. Khi gần đến thấy có chiếc máy bay C.130 bay lượn trên vòm trời, mọi người đều hồi hộp không biết có phải là máy bay đến đón mình hay không! Khi vào đến sân bay thì máy bay đã đáp xuống rồi! Máy vẫn nổ, bụi bay mù mịt. Ai nấy lật đật xuống xe, tuôn đồ đạc vào trong máy bay. Khi hầu hết người lên máy bay thì thấy có một xe Jeep nhà binh chở 5 anh lính Biệt động quân từ đâu chạy đến. Nhà tôi còn đứng dưới đất, 2 tay xách 2 gói quần áo, cất tiếng kêu lớn: "Minh ơi! lính tới rồi kia kìa!" và nhà tôi muốn lui bước trở lại xe. Nhưng Minh là con trai lớn của chúng tôi chạy lại giựt 2 gói đồ và nói: "Má lên máy bay lẹ đi, ai nấy đều lên hết rồi sao má còn đứng đây?" Vừa nói nó vừa kéo nhà tôi lên máy bay . Khi nhà tôi đi từ phía sau ra chưa tới phía trước thì máy bay vụt cất cánh, nhà tôi té nhào xuống sàng máy bay rồi nằm luôn không ngồi dậy nữa! Tôi dòm lại phía sau thấy có một nhân viên phi hành đoàn, tai mang ống nghe, hai tay vịnh vào vai hai anh lính Biệt động quân nói gì đó không biết. Tôi hỏi con tôi tại sao nhân viên kia không đi? Nó nói vì anh nầy còn vợ con ở nhà nên anh ta không đi. Anh ấy nói cho mấy anh lính biết là có một tấn rưỡi gạo từ máy bay thả xuống để các anh nầy mang về và dặn họ đến tối hãy báo cho bộ Tư-lịnh biết là có chiếc máy bay C.130 đã rời khỏi nước. Các anh lính thấy gạo thì mừng quá, lo chở gạo về bán chia cho nhau được một triệu rưỡi đồng bạc Việt Nam lúc đó. (sau nầy khi di tản qua Mỹ, họ nói lại cho chúng tôi biết).


Máy bay đã bay xa khỏi Sài Gòn, nhưng bay rất thấp, sà trên mặt biển, hơi nước bay vào mù mịt trong máy bay. Tôi hỏi môt anh trong phi hành đoàn là Thiếu tá Nguyễn Hữu Cảnh, (là bạn của các con tôi, cũng là người ở Ðà Lạt mà chúng tôi có quen thân với gia đình nầy khi chúng tôi ở Ðà Lạt), tại sao có hơi sương mù mịt như vậy thì y nói là phải bay thấp để tránh Ra-đa phát hiện. Khi máy bay đang bay thì các anh em trong Phi hành đoàn thảo luận với nhau là nên đi đâu, người thì nói nên qua Phi   Luật Tân, người nói nên đi Thái Lan, nhưng anh Cảnh nói rằng anh chỉ biết đường bay qua Singapore mà thôi. Vậy nên bay qua đó. Khi gần đến nơi các anh nầy gọi đến sân bay Singapore xin đáp khẩn cấp vì thiếu nhiên liệu. Họ cho đáp xuống phi trường dân sự vào lúc 6 giờ chiều (nghe đâu đến 9 giờ tối Bộ Tư Lịnh tại Sài Gòn mới biết có chiếc máy bay C.130 ra khỏi nước). Hay tin nầy cả Sài Gòn đều xôn xao bàn tán; người bàn qua, kẻ tán lại, nào là chiếc máy bay ấy chở toàn là triệu phú trong Chợ Lớn, đem theo vàng bạc rất nhiều, nào là có cả ông Bộ Trưởng Tài Chánh của Chánh phủ cũng đi trong chuyến đó v. v... Nhưng họ đâu có biết rằng chúng tôi ra đi là để tránh nạn chớ có chở người nào ngoài những người thân thuộc trong gia đình đâu! Vì theo ý người ta nghĩ nếu đã có ý định táo bạo như vậy ắt phải có lợi gì người ta mới làm! Nhưng họ đâu có biết chúng tôi là con cái Chúa ra đi không phải vì tư lợi mà vì muốn cứu cả gia đình thoát khỏi thảm họa sau nầy mà thôi. Khi máy bay đáp xuống thì có nhân viên tại phi trường ra tiếp đón; họ mang bánh, mang sữa ra cho mọi người. Thức ăn thật nhiều, chỉ có mấy em nhỏ thích ăn, người lớn không ăn gì được cả, phần lo âu không biết tương lai ra sao, diển biến như thế nào có được bình an hay bị dẫn độ về nước? Các con tôi tiếp xúc với chánh quyền tại Singapore, cho biết rõ về tình hình chiến sự rất khốc-liệt không thể ở trong nước được nữa nên phải liều chết ra đi. Họ cũng báo tin cho Ông Ðại sứ Việt Nam (Lúc ấy là ông Diểm). Ông thân hành đến phi trường tìm hiểu nguyên do, ông rất thông cảm nên không bắt chúng tôi quay về Việt Nam. Ông bảo cứ vào phi cơ ngủ để chờ sáng mai sẽ hay. Chúng tôi lên máy bay nhóm lại cầu nguyện, hát Thi Thiên 23: rồi sửa soạn chỗ ngủ. Mới nằm một chút chưa ngủ thì có lính cảnh sát tới, lên máy bay xem xét coi có chở vũ khí gì không (các anh em trong Phi hành đoàn đã quăng tất cả súng ống xuống biển khi vừa đến hải phận quốc tế). Khám xong họ bảo tất cả lên máy bay ngủ tạm. Vừa lên máy bay thì đoàn y tế và cảnh sát lại đến mời mọi người ra khỏi máy bay đặng chích ngừa. Ban y tế đến khám sức khoẻ cho từng người và chích ngừa cho ai không có giấy chứng đã chích thuốc tại Việt Nam. Chích xong họ đưa tất cả mọi người lên xe ca chở đến một địa điểm phía Nam Singapore. Họ đưa chúng tôi vào căn cứ dùng để cai ma túy. Họ chỉnh trang lại nên tương đối sạch sẻ. Họ dọn cơm cho mọi người ăn (56 người lớn nhỏ). Họ nấu cơm ăn với cá mòi hộp (kể cũng sang lắm đấy chứ!). Nhưng cơm lại sống nhăn không ăn được gì cả! Hôm sau, họ mua cá thịt, rau cải, thơm và đậu hủ, rau muống đem vào bếp cho chúng tôi tự nấu ăn. Mỗi ngày 3 bửa; sáng ăn bánh mì với mứt, bơ, các em nhỏ thì mỗi em được một quả trứng gà luộc, kẹo, bánh cho các em rất nhiều. Chỗ chúng tôi ở có nhà bằng gạch ngói, 2 từng, từng dưới phái nam, từng trên phái nữ. Mỗi sáng thứ tư họ cho chúng tôi nhóm chung trong một phòng rộng để cầu nguyện. Mỗi sáng Chúa nhựt có sự nhóm họp thờ phượng Chúa, có ông Mục sư người Trung Hoa vào giảng, ông Huỳnh văn Mừng thông dịch. Chúng tôi ở đó trong tuần lễ đầu, tất cả đều khỏe mạnh, có nha sĩ vào khám và chữa răng. Những người Trung Hoa phụ giúp trong nhà bếp đều là tín đồ. Họ biết chúng tôi cũng là tín đồ Tin Lành nên họ mừng lắm và rất tử tế. Ở đó họ không cho nghe Radio nên không biết tình hình chiến sự tại Việt Nam ra sao, diễn tiến như thế nào. Chúng tôi cứ cầu nguyện giao phó đời sống trong tay Chúa, không biết Chúa sẽ định đoạt cho mình như thế nào. 

Chúng tôi ở đó 3 tuần lễ, rất buồn, phần nhớ nhà, nhớ con còn bị kẹt lại, nhớ quê hương, mỗi khi cầu nguyện chỉ khóc với Chúa mà thôi. Vài ngày thì những vị coi sóc trong trại nầy báo cáo cho biết tình hình chính trị tại Việt Nam sơ qua thôi. Có lần con tôi hỏi ông xếp trong ấy rằng tiền đâu mà họ mua thức ăn cho chúng tôi nhiều vậy, thì các ông ấy trả lời là của quỹ xã hội. (sau nầy chúng tôi mới biết là do ông Giáo sĩ Pendell, trước có làm giáo sĩ tại Việt Nam; hiện ông làm Trưởng Ban Cứu Tế thế giới, ông đã gởi 20 ngàn Mỹ kim cho chánh phủ Singapore dùng nuôi chúng tôi và cũng xin họ đừng trả chúng tôi về Sài Gòn, vì Giáo sĩ Revelle gọi điện thoại về Hội Truyền Giáo bên Nữu Ước cho hay có 3 gia đình Mục sư trong chuyến bay ấy. Hội Trưởng Hội Truyền Giáo là ông Bailey Nathan cùng ông Tổng Thơ Ký Louis King gọi điện thọai qua Singapore xin chánh phủ cứ giữ chúng tôi lại. Vậy họ giữ chúng tôi cách cẩn-thận, không cho ai vào thăm chúng tôi. Có ai hỏi thì họ nói đã gởi chúng tôi về Sài Gòn rồi! Khiến Hội Truyền Giáo gọi điện thoại hỏi lại thì họ nói chúng tôi còn đây. Họ nói họ bảo vệ chúng tôi, sở dĩ họ nói gởi về Sài Gòn là để đánh lạc hướng mà thôi).

Trong mấy tuần lễ sống tại Singapore lòng chúng tôi ngày đêm thấp thỏm đợi chờ, không biết mình sẽ đi đâu! Một ngày kia có cuộc thăm dò ý kiến của mọi người xem thử mình thích ở đâu. Kết quả; phần đông muốn đi Úc, số khác muốn đi Pháp, có người muốn sinh sống tại Singapore, ít có người muốn đi Mỹ vì Mỹ xa quá! Ai nấy ghi những sở ước của mình, hi vọng sẽ có thể thực hiện được nên cứ cầu nguyện luôn. Chúng tôi cứ chờ đợi, mỗi ngày ăn uống no đủ không thiếu thốn gì hết.


 Ngày 25 tháng 4-75, ông xếp của trại kêu Sophie ra trước hàng ba nói cho nó biết rằng: "Nước Việt Nam đến hồi nguy ngập lắm! Ông Thiệu đã từ chức Tổng Thống nhường lại cho Thủ Tướng Trần văn Hương, nhưng Việt Cộng không chịu bảo ông Thiệu giao chức Tổng Thống lại cho tướng Big Minh, như vậy Sài Gòn sắp rơi vào tay cộng sản! Chúng tôi được điện thoại từ Washington cho biết đã mua vé bay cho tất cả quý vị là 56 người sẽ đi Mỹ. Chúng tôi cho bà hay để chuẩn bị, nhưng khoan tuyên bố cho ai hay, nếu nói sớm quá làm họ hi vọng rủi có gì trở ngại họ sẽ thất vọng tội nghiệp! Tôi cũng cho quý ông ở từng dưới biết như vậy. Khi nào tôi được điện thoại cho biết lúc nào sẽ lên đường, lúc ấy sẽ báo cho mọi người hay." Sophie mừng quá vào giường ngủ nói lại cho nhà tôi hay. Chúng tôi ở từng dưới cũng được báo tin như vậy cho con trai tôi hay. Báo hại cả đêm hôm đó không ai ngủ được; hể nghe tiếng điện thoại reo là trong bụng mừng chắc rằng mình sắp được đi Mỹ! Cứ trằn trọc cho đến sáng sớm hôm sau cũng không nghe động tỉnh gì cả. Buổi sáng mấy bà xuống bếp lo bữa ăn điểm tâm. Ðến 10 giờ mấy bà lo bữa ăn trưa như thường lệ. Nhà bếp mua cá nục đem về rất nhiều, họ có cho 5, 6 trái mít non luộc để làm gỏi. Thình lình nghe tiến la hét từ trên lầu, tiếng giậm chơn đùng đùng, mấy bà ở dưới bếp, và chúng tôi ở từng dưới không biết có chuyện gì xảy ra. Kế nghe tiếng Mỹ Huê, con gái út của chúng tôi từ trên lầu chạy xuống cất tiếng kêu lớn: "Má ơi lên sửa soạn đồ để đi, mau lên". Nó vừa nói vừa hớt hải chạy vào bếp. Nhà tôi đang làm cá, Bà Huỳnh văn Mừng đang vo gạo nấu cơm. Nhà tôi lính quýnh không biết làm sao, thì anh xếp nhà bếp nói với nhà tôi rằng: "Thôi, bà bỏ đó cho chúng tôi, lên sửa soạn đồ để đi!" Nhà tôi rửa tay rồi chạy lên thu xếp quần áo tưởng rằng sẽ được đi Mỹ ngay hôm ấy.

Chuẩn bị xong, họ đem 2 xe ca để chở thanh niên và người mạnh khoẻ. Một xe Limousine để chở người già và em nhỏ nhứt. Người già nhứt là bà cụ Ích, 75 tuổi, kế đến nhà tôi, nhỏ nhứt là Phạm quang Phi, con của Khiêm mới có 8 tháng. Bà cụ Ích lên xe nầy, nhà tôi bồng Phi lên theo, họ kêu Sophie đi với để ông Trưởng Ty Công An giải thích những diển-biến xảy ra từ khi chúng tôi đến Singapore. Ông nói rằng: "Ðáng lẽ tôi đã đi công tác bên Âu Châu rồi, nhưng thình lình có máy bay của quý vị đáp xuống, mà Thủ Tướng Lý Quang Diệu đã đi Thái Lan nhóm Hội Nghị, nên tôi phải hoãn chuyến đi lại đến tháng sau, để có thì giờ sắp xếp việc rắc rối nầy. Nếu có Thủ Tướng ở nhà thì chắc ổng đã gởi quý vị về Việt Nam rồi!" Nhà tôi nghe vậy thì trong lòng thầm tạ ơn Chúa vì sự sắp đặt của Ngài thật kỳ diệu. Nếu máy bay chúng tôi đến Singapore mà Thủ Tướng Lý Quang Diệu còn ở trong nước thì nguy cho chúng tôi quá! Chúa đã sai ông qua Thái Lan để nhóm với Thủ Tướng Thái về tình hình Ðông Dương. Ông mới đi hơn 1 tuần lễ thì chúng tôi đến. Thật là đúng lúc! Nhà tôi liền hỏi ông Trưởng Ty Công An: "Nếu ông đi thì bao lâu ông sẽ về?" Ông nói: "Tôi có chương trình đi Âu Châu 2 tháng." Rồi ông cũng hỏi thăm về tình hình tại Việt Nam và tại sao chúng tôi lại đi ra quá sớm như vậy ? Nhà tôi và Sophie nói cho ông biết rằng vì thấy tình thế càng khẩn trương, chúng tôi không muốn ở dưới chế độ cộng sản nên phải ra đi. Ra đi nhưng không biết mình đi đâu! Ông liền hỏi: "Chắc quý bà chưa đến Singapore lần nào phải không?" Nhà tôi nói cho ổng biết là nhà tôi đã đến Singapore vào năm 1968, để học về môn Phổ biến Kinh Thánh trong vòng 2 tuần lễ, té ra ông nầy cũng là tín đồ Tin Lành! Nghe vậy ông liền ngỏ ý chở mấy người trên xe của ông đi vòng quanh Singapore xem phong cảnh, nên xe đến chậm, các xe kia đã tới điểm hẹn mà mãi đến hơn nửa giờ sau xe của ổng mới đến. Những người đi trên xe ca thấy xe của ông Trưởng Ty nầy đi đâu mất, họ lo sợ không biết có gì xảy ra không. Khi xe ông đến, ai nấy đều mừng!
 Ðến mé bờ biển, họ đưa chúng tôi xuống tàu thủy chạy qua hòn đảo cách xa thành phố Singapore độ l tiếng rưỡi đồng hồ. Ðến nơi người ta đưa tất cả lên một trung tâm nghỉ mát của đảo nầy. Họ sắm giường nệm cho mỗi người, chuẩn bị thức ăn rất đầy đủ và dư dật nữa! Ăn uống xong thì được tin sẽ có phái đoàn từ Singapore sang thăm để tặng quà cho chúng tôi. Cũng có phái đoàn truyền thanh, truyền hình đến ủy lạo, thu hình phát trên đài truyền hình Singapore ngay hôm sau đó. Có các vị giám đốc, thanh tra của các cơ quan chánh-quyền Singapore đến độ 10 người thăm những người tị nạn đầu tiên nầy mà chánh quyền Singapore được hân hạnh đón tiếp. Họ cũng không biết chúng tôi thuộc thành phần nào mà ở Washington lại theo dõi, chú-ý, chăm sóc rất cẩn thận, gởi tiền nuôi chúng tôi, gởi vé bay để mang hết mọi người về Mỹ, nên họ rất nể chúng tôi. Chúng tôi cũng chuẩn bị đứng thành hàng để đón tiếp. Chúng tôi cũng không hiểu tại sao họ lại quá tử tế như vậy. Thấy họ có vẻ rất quý chúng tôi, chúng tôi rất mừng và tạ ơn Chúa mà thôi.

Lối 5 giờ chiều phái đoàn đến. Họ mang theo nhiều quà, bánh, kẹo, thực phẩm và nhiều thứ khác nữa. Họ đến chào thăm yên ủi, ủy lạo chúng tôi cũng xin lỗi chúng tôi nếu trong thời gian 3 tuần lễ ở trong trung tâm Singapore có nhơn viên nào đối xử với chúng tôi không được nhã nhặn thì xin chúng tôi bỏ qua cho! Chúng tôi rất cảm động. (Thật ra trong thời gian ở tại Singapore, những nhơn viên ở đó đối xử với chúng tôi rất tốt, rất tử tế, vì phần lớn họ là tín đồ. Họ hay hát thánh ca trong tiếng Mã Lai, tiếng Trung Hoa, chúng tôi nghe cũng hát theo họ những bài thánh ca nào mình quen thuộc, nên họ vui lắm.) Sau khi phái đoàn thăm viếng, quay phim và cuộc thăm viếng của họ xong, họ liền xuống tàu trở về Singapore. Họ cũng nói là họ sẽ chiếu hình ảnh nầy trên đài truyền-hình tối hôm sau tại Singapore. Chiều hôm ấy mấy bà xuống nhà bếp thấy có một bao gạo 100 ký-lô! Một bao bố lớn đựng bún tàu, một tủ lạnh lớn đựng thịt gà đã làm sẵn, một thùng lớn dầu ăn và rau cỏ rất nhiều. Mấy bà liền nấu miến gà ăn no nê. Ăn xong các thanh niên ra bờ biển đem đàn guitar ra đàn hát suốt đên không ngủ vì biết rằng mình đã được tự do rồi, nhưng không biết mình sẽ ở đây bao lâu! Tại sao họ chưa cho mình đi Mỹ? Sau nầy chúng tôi mới biết là có lịnh của Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm sai người qua dẫn độ chúng tôi về, nên chính quyền Singapore vội vả đưa chúng tôi sang hòn đảo khác để những người đến Singapore bắt chúng tôi thì sẽ không biết chúng tôi ở đâu! Sau nầy, khi chúng tôi sang Mỹ thì được những quân nhân từ Sài Gòn sang có mang theo tờ Sự Vụ Lịnh của chánh phủ Sài Gòn phái sang bắt chúng tôi và dẫn độ về. (Các anh em nầy trao cho ông Trần Phương tờ Sự Vụ Lịnh đó. Ông Trần Phương làm photo gởi cho mỗi gia đình một bản để kỷ niệm) Phái đoàn dẫn độ gồm 12 vị: Trung tá Phạm Ngọc Thủy, Thiếu tá Nguyễn Ngô Phúc, Hai vị Ðại-úy là Nguyễn Quý Phách, Hồ khắc Nghiêm, Trung-úy Ngô văn Khang, Nguyễn xuân Sơn. Thượng sĩ: Ðào Trọng Bảo, Thái Ðức Hồng, Nguyễn văn Ðể, Trần Tri, Võ văn Hưng, còn một vị nữa mà vì bị lem luốt in không rõ tên. Phi hành đoàn gồm Ðai tá Bùi Hữu Thế, Thiếu tá Nguyễn Bá Luân, Ðại úy Phan Xuân Hòa, Thượng sĩ Lê Lành, Thượng sĩ Nguyễn văn Chánh. Phái đoàn mang theo 12 khẩu súng lục, mang theo 195 ký-lô hành lý phụ trội về vật dụng vô tuyến và an ninh cứu cấp... Sự Vụ Lệnh nầy ký ngày 7 tháng tư năm 1975 sẽ đi vào ngày 8 tháng 4-75. Nhưng đến khuya ngày 7-4-75 thì có lịnh hủy bỏ chuyến đi dẫn độ do Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm ký. Các vị nầy rất buồn vì trong thâm tâm của họ là khi ra đi họ sẽ đi luôn không trở lại Việt Nam, nên họ rất tiếc!