1. Quân chủng là một thành phần cao cấp trong tổ chức quân đội, hoạt động tác chiến có ý nghĩa Chiến lược.
2. Binh chủng là một bộ phận của quân chủng, làm chức năng trực tiếp chiến đấu, hoặc bảo đảm chiến đấu có vũ khí, trang bị kỹ thuật, Chiến thuật tác
chiến và hoạt động đặc thù.
Tại Hoa Kỳ bộ Quốc Phòng là cơ quan hoạch định các chính sách quân sự (Chiến Lược) gồm các bộ trưởng bộ: Lục quân, Hải quân, Không quân, Tuần
duyên Hoa Kỳ, gần đây có lực lượng Không Gian.
Tổng thống Hoa Kỳ là vị Tổng tư lệnh tối cao.
Việt Nam Cộng Hòa sau năm 1964. Quân đội được gom chung vào một mối "Bộ tư lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa" như trong nhật ký của Đại tá Phạm bá Hoa
Xin trích dẫn thêm phần đối thọai giữa Đại tá Phạm bá Hoa và Đại tướng Cao văn viên để nhận thấy Chiến lược được điều hành từ bộ tổng tham mưu
QLVNCH .
Chiến thuật được thi hành từ bộ tư lệnh các quân binh chủng. Đặc biệt trong phần này nói về KQVNCH.
Bộ tư lệnh KQVNCH không đệ trình lên Bộ quốc phòng (bộ trưởng Đại tướng Trần thiện Khiêm) một chiến lược di tản Cao nguyên trung phần nào cả. Nhưng chỉ là người nhận lệnh và điều hành chiến thuật di tản.
Nói đơn giản Không Quân cũng là một bộ phận của Quân đội gọi là Binh Chủng Không Quân cũng như các binh chủng khác nhận lệnh từ Đại tướng Cao Văn Viên tổng tư lệnh QLVNCH.
Tại Hoa kỳ Bộ trưởng Lục quân, Hải quân, Không quân...sẽ tường trình lên bộ trưởng Bộ quốc phòng trong lãnh vực chuyên môn của mỗi quân chủng
trước khi được thi hành một sứ mệnh nào đó.
Ngày 15/3/1975, ngay đầu giờ buổi làm chiều, điện thoại reo:
“Đại Tá Hoa tôi nghe”.
“Có ai ngồi gần anh không?
“Dạ không, thưa Đại Tướng”.
Đó là Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa. Ông tiếp:
“Tuyệt đối là anh không cho ai biết lệnh này ngoài những sĩ quan trách
nhiệm thi hành”.
“Vâng, tôi rõ thưa Đại Tướng”.
“Tổng Cục Tiếp Vận có bao nhiêu phi cơ vận tải C.130 khả dụng?* ( Không nhắc đến Không Quân trong chiến lược di tản Quân Đoàn II)*
“Thông thường thì sử dụng 2 hoặc 3 chiếc, nhưng trường hợp tối cần thiết có thể sử dụng được 8 hoặc 9 chiếc. Nhưng tôi sẽ hỏi bên Không Quân (* Nhận
chỉ thị*) và sẽ trình lại Đại Tướng con số chính xác hơn, thưa Đại Tướng”.
“Thôi được. Điều cần thiết là anh phải sử dụng tối đa vì đây là nhu cầu khẩn cấp. Anh liên lạc ngay với Quân Đoàn II, xem họ cần bao nhiêu chiếc
thì cho họ bấy nhiêu, còn sử dụng vào công tác gì thì tùy họ. Nhiệm vụ kể từ ngày mai. Anh rõ chưa?
Phần Phụ chú trích từ
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_l%E1%BB%B1c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a
Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa gồm 14 cơ quan
1 Bộ Tổng Tham mưu 6 Nha Quân pháp 11 Phòng
Nghiên cứu (Lôi Hổ, Nhảy toán Biên Phòng vv...)
2 Tổng nha Nhân lực 7 Nha Quân sản 12 Phòng
Nghi lễ
3 Cao đẳng Quốc phòng 8 Nha Địa dư 13 Phòng
Báo chí
4 Tài chính và Quân phí 9 Phòng Nhân viên 14 Tổng Hành dinh
5 Nha Đổng lý 10 Phòng sưu tầm
( không có Lục Quân, Hải Quân, Không Quân)
Quân lực Việt Nam Cộng hòa thuộc Bộ Tổng Tham Mưu
Đại đơn vị
Quân đoàn I · Quân đoàn II · Quân đoàn III · Quân đoàn IV ·
Sư đoàn 1 Bộ binh · Sư đoàn 2 Bộ binh · Sư đoàn 3 Bộ binh · Sư đoàn 5 Bộ binh ·
Sư đoàn 7 Bộ binh · Sư đoàn 9 Bộ binh · Sư đoàn 18 Bộ binh · Sư đoàn 21 Bộ binh ·
Sư đoàn 22 Bộ binh · Sư đoàn 23 Bộ binh · Sư đoàn 25 Bộ binh ·
Binh chủng
Lục quân · Hải quân · Thủy quân Lục chiến · Không quân · Lực lượng Nhảy dù
· Biệt cách Dù ·
Biệt động quân · Lực lượng Đặc biệt · Thiết giáp Kỵ binh · Pháo binh · Quân cảnh · Đoàn Nữ quân nhân · Phòng vệ Tổng thống Phủ · Liên đoàn An ninh Thủ đô · Địa phương quân và nghĩa quân ·
Quân trường
Đại học Chiến tranh Chính trị · Võ bị Đà Lạt · Trường Chỉ huy tham mưu ·
Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế · Võ khoa Thủ Đức · Trường Quân y · Trường Thiếu sinh quân ·
Quang Trung · Lam Sơn · Vạn Kiếp · Hải quân · Dục Mỹ ·
Nữ quân nhân · Pháo binh · Quân cảnh · Quân khuyển ·
Về hình thành và tổ chức Quân Lực VNCH.
Không nên căn cứ vào một cá nhân nào, nhưng cách dễ nhất là Google
Tổ chức Quân đội Việt Nam Cộng hòa - Wikipedia
No comments:
Post a Comment