Những
ngày tháng Sáu , không khí trở nên nóng nực oi bức kỷ lục . Mở nhạc
nghe " Tháng Sáu trời mưa " của nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm :
Tháng Sáu trời mưa trời mưa không dứt
Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa !
Lạy mãi đến cuối tháng thì có mưa thật , nhưng trời vẫn nóng bức . Thôi thì gia đình làm một chuyến đi nghỉ mát vậy .
Khi
lên đến Đà Lạt thì cảnh tượng thật bẽ bàng ! Chỉ mưa mới một hai trận
mấy ngày qua thôi mà Đà Lạt , một thành phố với độ cao 1.500 m so với
mực nước biển , đã chìm trong biển nước bùn đỏ !
Hơn
100 năm trước , người Pháp đã cho đắp những con đập ngang qua những con
suối , với mục đích cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt , điều
tiết độ ẩm , tạo nên những hồ nước tuyệt đẹp như Hồ Than Thở , Hồ Xuân
Hương , Hồ Suối Tía sau này là hồ Tuyền
Lâm ... Đà Lạt trở nên thơ mộng và vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ với
những đồi thông bạt ngàn bao quanh . Đây là nơi nghỉ mát lý tưởng nhất
Việt Nam .
Trung tâm thành phố Đà Lạt được quy hoạch ở phía Nam Hồ Xuân Hương .
Đồi
Cù ẩn hiện nhấp nhô giữa những hàng thông thẳng tắp soi bóng xuống mặt
Hồ Xuân Hương phẳng lặng . Chỉ có Đà Lạt mới có được những phong cảnh
với đầy đủ sắc độ không gian " kính nhi viễn chi ", nhìn xa mà gần như
vậy . Ở mọi nơi trong thành phố người ta
đều thấy được đỉnh tháp chuông của nhà thờ Con Gà .
Cảnh
quan phía hướng về dãy núi Lang Biang được người Pháp bảo vệ một cách
tuyệt đối . Nhà cửa hầu như không được phép xây cất , hướng này chỉ dành
cho việc quy hoạch những địa điểm công cộng như : công viên , sân golf ,
nơi cắm trại . Qua đèo Prenn đến cửa
ngõ thành phố , ta có thể thấy toàn bộ thành phố , thấp thoáng những
nóc nhà , những biệt thự cổ dưới màn thông và trải dần xuống thung lũng ,
ẩn hiện trong màu xanh của cây và sương mù cao nguyên .
Sau
năm 1975 , Đà Lạt hoàn toàn ly khai với những tư tưởng quy hoạch của
người Pháp . Gần đây , quy hoạch bị phá vỡ , núi đồi bị hạ cốt , san
bằng , để xây dựng nên những con phố giống đô thị ở đồng bằng . Cây cối
bị đốn hạ , những công trình du lịch khách
sạn mọc lên như nấm , đâu đâu cũng kinh doanh . Công nghiệp bê tông hóa
Đà Lạt đang hình thành . Không khí trở nên ngột ngạt , muốn dễ thở thì
du khách chỉ còn cách tìm đến những khu du lịch sinh thái . Gia đình tôi
rất thích khu Resort Sacom bên cạnh hồ Tuyền
Lâm , vài biệt thự ẩn mình dưới cánh rừng thông bao quanh với muôn sắc
hoa , không gian thật yên tĩnh . Khi cơn gió lang thang ở đâu đó trở về ,
tiếng thông vi vu nhè nhẹ , không khí se lạnh , tâm hồn cảm thấy dễ
chịu , bình yên . Không hiểu sao năm nay họ
lại ... đóng cửa .
Ngày
xưa chúng ta có thể đi dạo dưới rừng thông bạt ngàn xanh mát với không
khí trong lành , rồi tìm đến hồ Than Thở chụp hình lưu niệm ... Hồ Than
Thở bây giờ đang thở than vì rác rưởi và bồi lấp .
Nội ô Đà Lạt giờ chỉ còn vài gốc thông già đứng lặng lẽ cô đơn và...chờ đợi .
Mới
đây chúng còn đào bới , băm nát Đồi Cù nằm bên hồ Xuân Hương để xây
dựng cái " Tòa nhà câu lạc bộ golf " mà thực chất là trung tâm thương
mại chìm nổi ... Toàn bộ Đồi Cù đã mất từ 30 năm trước , khi nhà đầu tư "
thuê " để làm sân golf với những hàng rào
bức tường bao quanh . Nơi ấy chỉ dành riêng cho giới thượng lưu và
quyền lực . Nơi ấy ngày xưa , vốn là một công viên công cộng dành cho
tất cả mọi người dân . Ở đây du khách có thể dạo chơi , picnic , cắm
trại . Còn gì tuyệt bằng ngồi tựa dưới gốc thông già
trên đồi Cù ngắm Hồ Xuân Hương và phong cảnh Đà Lạt !
Ở Lâm Đồng còn có những ngọn đồi rất đẹp bị phạt ngang san bằng để tạo chỗ cho những khu du lịch tâm linh tức là ... nhà chùa !
Họ
còn muốn xóa sổ một mảng xanh hiếm hoi còn sót lại ở trung tâm thành
phố là đồi Dinh Tỉnh trưởng , với công trình biệt thự cổ đã đi vào ký ức
bao người , để xây tổ hợp khách sạn nhà hàng , khu thương mại , trung
tâm hội nghị quốc tế !
.......
Du
khách đến đây không khỏi bùi ngùi nhớ đến Đà Lạt xưa , với cảnh quan
thiên nhiên thơ mộng hữu tình . Những núi đồi chập chùng ẩn mình dưới
những cánh rừng thông bạt ngàn xanh mát , với mùi hương thoang thoảng
của nhựa thông bay theo gió . Với các thác nước
hùng vĩ như Cam Ly ( K'Mly ), Prenn , hay những hồ nước trong xanh mát
mắt như hồ Đa Thiện...
Nhớ
ráng chiều lảng vảng trên thung lũng Tình Yêu , nhớ những sớm mai sương
mù giăng mắc khắp lối . Nhớ đến cả những những con đường , con dốc khúc
khuỷu quanh co , mà bước chân dù có mỏi , vẫn cảm thấy dễ chịu , vì
không khí tươi mát trong lành .
Đà Lạt là nơi nghỉ mát thư giãn và ... bình yên .
Đà
Lạt xưa mát lạnh suốt ngày khiến con người gần gũi nhau hơn và cần nhau
hơn . Con gái Đà Lạt nổi tiếng với đôi má ửng hồng . Du khách đến đây
làm sao không khỏi lưu luyến ?
Đà Lạt có những ngôi biệt thự cổ rêu phong , những dinh thự xưa thấp thoáng giữa rừng .
Đà Lạt còn là thành phố của ngàn hoa , với ngàn vạn sắc màu rực rỡ của các loài hoa cao nguyên bản địa và châu Âu .
Đà Lạt là thiên đường của các loại trái cây , rau củ quả có nguồn gốc châu Âu .
Đà
Lạt là nguồn cảm hứng cho các nhạc sĩ sáng tác những nhạc phẩm để đời
như Đà Lạt Hoàng Hôn , Ai Lên Xứ Hoa Đào , Thương Về Xứ Lạnh , Bài Thánh
Ca Buồn ...Bây giờ nghe lại bỗng thấy thấm thía :
" Khách du tìm đến thành phố ngàn thơ
Nhặt hoa thấy lòng buồn không bến bờ !"
........
Rừng
thông là linh hồn của cao nguyên Lâm Viên , Đà Lạt .Thông không còn thì
Đà Lạt không còn là Đà Lạt . Không còn cái se lạnh quanh năm , cũng
chẳng còn hồn vía của Đà Lạt là sương mù nữa .
Những
cánh rừng thông đã phải chết tức tưởi vì lòng tham của con người . Từng
giọt nhựa ứa ra từ cây thông chính là giọt nước mắt của rừng mà thiên
nhiên ban tặng . Họ có bao giờ nghe thấy tiếng trái thông rụng trên bãi
cỏ Đồi Cù thơ mộng ngày xưa ? Họ có nghe
thấy tiếng lũ đang gào thét đổ xuống phố thị không ?
André Theuriet ( 1833-1907 ), một thi sĩ Viện hàn lâm Pháp đã viết :
Au plus profond des bois,la patrie a son coeur
Un peuple sans forêt est un peuple qui mellur
Hồn Tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm
Rừng điêu tàn là Tổ quốc suy vong
(Bùi Bá dịch)
Người Pháp còn có ngạn ngữ " Rừng có trước con người , sa mạc đi theo sau con người "
(Les forêts précèdent les peuples , les déserts les suivent )
Con người là nguồn huỷ diệt rừng và sa mạc hóa đất đai .
Người Pháp đã nâng niu Đà Lạt , cao nguyên Lâm Viên như viên ngọc quý của mình vậy .
Các
nghiên cứu mới đây cho biết , chính các nhà đại tư bản bản xứ hay nước
ngoài thỏa hiệp với chính quyền địa phương hay trung ương , khai phá tài
nguyên dưới rừng mới thật sự là nguồn phá hủy rừng . Như ở phi Châu ,
Angola chẳng hạn , Trung Quốc đã làm chủ
hầu hết các cánh rừng bạt ngàn , ủi đào , tàn phá môi trường để khai
thác quặng mỏ .
........
Nhớ
lại ngày xưa , khoảng năm 1959 – 1960 , TT Ngô Đình Diệm đi kinh lý cao
nguyên . Ông về nghỉ ở Dinh 1, đang trầm ngâm điếu thuốc trên tay ,
bỗng nổi giận truyền sĩ quan tùy viên : “ Cho gọi tên tỉnh trưởng Lâm
Đồng tới đây ngay ! “ Sĩ quan tùy viên nhấc
điện thoại gọi dinh tỉnh trưởng. Ông tỉnh trưởng xanh mặt hỏi chuyện gì
? Tùy viên nói khẽ Cụ đang giận, tới ngay đi ! Tới nơi mới vỡ lẽ ! Cụ
Diệm chỉ tay về phía rừng thông : Ai cho chúng nó chặt cây ? Đứa nào
chặt cây ? Tỉnh trưởng bấy giờ mới hoàn hồn chắp
tay thưa : Bẩm cụ , không phải vậy ! Đó là vị trí những trụ điện cao
thế Đa Nhim sẽ dựng lên để tải điện về Saigon . Phải chặt cây những vị
trí đó ! Ông Diệm nghe ra gật gù thả ông tỉnh trưởng ra về , sau khi căn
dặn phải giữ rừng giữ cây cho tử tế .
Trở
về trên quốc lộ 20 , khu vực Định Quán , Tân Phú , Đồng Nai , có một
đoạn đi giữa rừng cây giá tỵ ( cây gỗ tek ) , bỗng không khí mát hẳn lên
. Đó là khu rừng giá tỵ do bà Trần Lệ Xuân ( Bà Ngô Đình Nhu ) cho
trồng vào năm 1958 , với diện tích 165 ha trên
vùng đất đá sỏi . Đây là rừng cây giá tỵ cổ thụ và lớn nhất cả nước
hiện nay . Những cây giá tỵ thẳng tắp cao sừng sững đến 30 - 40 m , gợi
cho ta nhớ đến miền Nam một thời !
Và rồi , những con người của lịch sử ấy đã qua đi trong đau đớn , nhường lại sân chơi cho mấy ông bà lớn ngày nay .
Thỉnh
thoảng ta thấy họ cho người đi bứng mấy cây lớn bằng cả một người ôm ở
đâu đó , đem về trồng , rồi... cầm thùng loa tưới và check in cho mọi
người xem chơi ! Như thể ... ngày xưa , Bác đã từng xách thùng tưới cây
vú sữa do đồng bào miền Nam gửi tặng !
No comments:
Post a Comment