Gia đình ô.b. Ngô Đình Nhu (Từ trái): Lệ Thủy, Trác, Lệ Quyên, Bà Nhu, Ông Nhu, Quỳnh (c.1961). Nguồn: Madame Ngo Dinh Nhu Facebook |
LTS. Mấy năm gần đây người ta biết có một cuốn hồi ký của bà Ngô Đình Nhu viết từ năm 1959 đến năm 1963 do một quân nhân người Mỹ lai Việt đang giữ. Người đó là Đại úy James Van Thạch, khoảng hơn một năm trước đây có lần đích thân đến nhật báo Người Việt và đề nghị Người Việt xuất bản cuốn hồi ký này, nhưng sau việc không thành. Vào đầu năm nay 2014 có bài viết Đi Tìm Bà Nhu của tác giả Trần Giao Thủy đăng trên báo mạng Đàn Chim Việt, giới thiệu rất kỹ cuốn sách “Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam’s Madame Nhu” của tác giả Monique Brinson Demery do nhà xuất bản Public Affaires ấn hành vào tháng 9, 2013. Trong sách có đoạn nói về cuốn hồi ký này. Chúng tôi xin phép tác giả Trần Giao Thủy và báo Đàn Chim Việt được trích đăng đoạn tóm lược này. - DĐTK
Trong cuốn Finding the Dragon Lady,
tác giả Demery chỉ trích đoạn một phần rất nhỏ trong cuốn nhật ký dầy
hơn 350 trang. Phần trích dịch đó chỉ minh hoạ một phần nhỏ cuộc sống
không hạnh phúc, ngay giữa lòng quyền lực, của Đệ nhất phu nhân nền đệ
nhất Cộng hòa.
Trong
nhật ký bà Nhu ghi lại một số sự việc rất bình thường, từ sở thích cá
nhân như xem xi nê Mỹ, đọc tiểu thuyết Nga, đi nghỉ mát với các con ở
bãi bể hay trên cao nguyên. Bà Nhu, có lẽ cũng như bao phụ nữ khác, sợ
già, sợ thời gian trôi nhanh… và trên những trang nhật ký, bà cũng ghi
lại cuộc đời đau khổ làm vợ ông Nhu.
Khi
dọn về ở trong Dinh Độc Lập bà Nhu lần đầu tiên hy vọng, từ khi có
chồng, là đời sống gia đình sẽ hạnh phúc hơn, bà sẽ thấy ông Nhu ở ‟nhà”
thường hơn. Bà hy vọng mọi chuyện sẽ thuận chèo xuôi mái vì ông Nhu đã
dầy công giúp Tổng thống Diệm củng cố chế độ, và bà cũng xứng đáng với
cái ghế dân biểu quốc hội, và vai trò Đệ nhất phu nhân, giúp Tổng Thống
tiếp đón quốc khách. Bà sẽ được hỗ trợ về tinh thần cũng như được đền
đáp tình yêu thể xác, ông Nhu sẽ bỏ thuốc lá và dễ thương hơn đối với
bà.
Khi
những mong đợi đó không đến, những trận cãi vã kịch liệt, những cánh
cửa xập chặt là kết quả. Bà đã chán cảnh ngồi chờ hầu chồng vì ông Nhu
chẳng khi nào cần bà hầu hạ. Ban đầu bà Nhu không hiểu tại sao thế. Bà
vẫn trẻ, vẫn đẹp. Bà viết trong nhật ký, có lẽ, ông Nhu đã già quá rồi,
không còn thích chuyện gối chăn nữa. Bà tội nghiệp cho chồng, mất đi
niềm hưng phấn vì mớ tuổi đời; nhưng ở những trang nhật ký khác bà Nhu
lại tội nghiệp cho số phận của mình, phải sống với một ông già bất lực
và phải tự tìm cách thỏa mãn những ‟ham muốn trào dâng”. Đến 1959, bà
Nhu mang thai người con út, ông Nhu không hoàn toàn lạnh cảm với bà.
Cũng thời gian đó, bà Nhu khám phá ông Nhu chỉ bất lực với bà, nhưng với
một người đàn bà khác thì không.
Trong
nhật ký 59-63, bà Nhu ghi chi tiết chuyện hai vợ chồng to tiếng khi
tranh cãi về chuyện ông ngoại tình. Nhưng bà Nhu nổi điên không hẳn vì
sự ngoại tình của chồng mà vì ông Nhu ngoại tình với một người con gái
‟thấp hèn”, ‟nhơ nhớp”. Bà kinh thường tình địch đến nỗi chỉ gọi thiếu
nữ đó là ‟con ấy” [nguyên văn ‟creature”] chứ không gọi bằng tên.
Ông Nhu biện hộ cho ông và người tình, ông nói đó là một cô gái ngọt ngào, dễ thương, ‟chỉ nghèo chứ không nhơ nhớp”. Và hơn hết, cô gái ấy không như bà Nhu; ông Nhu nói ‟em làm tôi sợ.” Chiến
tranh bùng nổ. Thỏa ước hòa bình chỉ đến vài ngày sau đó. Hai người
đồng ý rằng hôn nhân của họ sẽ tốt hơn nếu hai người ít sống gần nhau.
Bà
Nhu nhiều đêm thao thức, cố ngăn dòng lệ, tự hỏi ai là người đàn ông xa
lạ đang ngủ cạnh mình; tình yêu trong xi nê, hay như truyện trong sách
không đến với bà. Bà từng nghĩ, với sắc đẹp của tuổi đang xuân, sự bặt
thiệp ngoài xã hội, và là mẹ của những đứa con bà có thể giữ được chồng.
Thế mà, với ông, bà vẫn là một kẻ vô hình trong Dinh Độc Lập.
Chắc chắn, là người quá mộ đạo, ông Nhu sẽ không li dị bà. Và bà không thể bỏ ông Nhu. Không có ông Nhu thì bà sẽ là ai?
Ngay
trang đầu tiên của cuốn nhật ký viết ngày 28 tháng giêng năm 1958,
người đàn bà 34 tuổi, trẻ đẹp viết về cái chết. Độ trầm cảm sâu thẳm đó
hoàn toàn mâu thuẫn với ứng xử bề ngoài của một người đầy tự tin. Vài
ngày sau đó bà đi đến quyết định bỏ đi ‟những giấc mộng hồng và những
giấc mơ xanh”, bà chấp nhận rằng bà sẽ không thể nào là một cái gì đó
hơn như bà đang ở thời hiện tại. Về tình chồng vợ, bà Nhu viết, ‟Anh ấy không còn trẻ để làm hơn thế nữa.” Nhưng
đôi khi ông Nhu trỗi dậy thì lại không đúng lúc hay không như bà mong
đợi. Bà chán nản với sự bất công: chồng bà có một thời son trẻ ong ướm
huy hoàng, còn bà mới 34 mà chỉ được hưởng của thừa, của sót lại của ông
Nhu. Không khó để đoán được bà Nhu chờ mong cái gì. Bà phải tìm những
cách khác để ‟dập tắt ngọn lửa dục vọng của mình”.
Đại úy James Van Thach và cuốn hồi ký
Dù
cố tình lẩn trách, cuốn nhật ký 59-63 đã cho thấy rõ nhu cầu tình cảm
của bà Nhu chỉ được thỏa mãn khi bà xác định được vị trí ở chính trường.
Bà từ từ bị bóp ngạt và ngã quỵ vì cuộc hôn nhân không tình ái, chung
quanh chỉ còn những người không có tâm hồn và những khát khao như bà.
Bà Nhu viết cho chính mình, ‟Càng ngày mình càng yêu anh ấy ít đi.”
Bà
Nhu, dường như, cũng đã biết đến tình yêu một chốc bằng vài cuộc tình
lẻ. Trong những trang nhật ký đó bà Nhu viết về ba người đàn ông, nhưng
chỉ bằng tên tắt là L, K và H. Và bà cũng viết, ‟Hạnh phúc thay chưa gặp ai có tất cả”.
‟Tất cả” trong ngữ cảnh này là sự chân thành, kính trọng, và tình yêu
tha thiết – những đức tính cần có để xứng với phẩm chất của bà. Dường
như H là người gần có ‟tất cả” vì tính năng động, và cung cách lạ thường
trong cuộc săn đuổi tình yêu của bà Nhu. Bà Nhu hỏi H, ‟Anh có thế này với tất cả đàn bà không?” Câu trả lời của H đã đưa bà lên mây xanh, ‟Em tưởng đàn bà ai cũng như em sao? Anh phải vượt biển mới tìm được em đó.”
Ông
H đã hiểu bà Nhu. H yêu Lệ Xuân vì Lệ Xuân là Lệ Xuân: đẹp lộng lẫy,
cao ngạo, ngang bướng, người đàn bà không chấp nhận vị trí đã được những
người đàn ông xung quanh khoanh vòng, đặt chỗ.
Nhưng,
cuốn nhật ký 59-63 của bà Nhu không chỉ là những trang giấy cũ ghi chép
những cuộc tình thoáng chốc, những vụ cãi vã ghen tuông, hay mức trầm
cảm của một thiếu phụ đời thường. Trong cuốn nhật ký đó ngoài những
trang viết về gia đình, về chồng, về con, về chị, về em, bà Nhu còn ghi
lại rất nhiều sự kiện quan trọng về Tổng thống Ngô Đình Diệm và chính
sách của ông, về những nhận vật quan trọng ở trung tâm quyền lực thời đệ
nhất Cộng hòa, kể cả ông bà cựu Đại sứ Trần Văn Chương, hay những tướng
tá và những người khác, và các sự kiện chính trị quan trọng.
Chỉ
một thí dụ, trang nhật ký ngày 12 tháng 11, năm 1960 bà Nhu ghi lại
những gì xảy ra ngày 11/11/1963, Vương Văn Đông đã làm gì, Nguyễn Khánh
đã làm gì, Tổng thống Diệm ứng phó ra sao, và bà đã làm gì.
Hồi ký và nhật ký khác nhau được sử đụng khác nhau trong các nghiên cứu lịch sử.
Nhật
ký, trong nghiên cứu lịch sử, là một nguồn tài liệu khó sánh kịp về
phẩm cũng như lượng. Nhật ký đã cung cấp cho sử gia và mọi người một cái
nhìn sâu sắc về quá khứ. Nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử đã dùng
nhật ký để ghi lại những gì đang xảy ra với họ và với đất nước của họ
suốt dòng lịch sử. Nhiều cuốn nhật ký đã được công bố và có một số đã đi
vào lịch sử lịch sử và trở thành những tài liệu văn học trên thế giới.
Thí dụ cuốn nhật ký 1660-1669 của của Samuel Pepys trở thành nguồn sử
liệu cho giới nghiên cứu về đời sống ở London trong những năm 1960. Nó
ghi lại nhiều sự kiện quan trọng thời đó: bệnh dịch lớn ở London vào năm
1665, vụ hỏa hoạn ở London năm 1666. Cuốn nhật ký của Semuel Pepys đã
cho sử gia thấy rõ những gì đã xảy ra ở London trong thời đó.
Quan
trọng không kém, cuốn nhật ký của bà Nhu viết từ ngày 28 tháng giêng,
1959 đến ngày 7 tháng 6, 1963, khi xuất bản, sẽ trở thành chứng từ, tài
liệu lịch sử giúp cho giới nghiên cứu hiểu rõ, hiểu thêm về chính phủ
Ngô Đình Diệm, về các cuộc chính biến, về những nhân vật đã trực tiếp và
gián tiếp viết lên những trang sử Việt Nam thời đó, v.v. Hơn nữa, cuốn
nhật ký đó còn có thể là một tài liệu để giới phân tâm học, các chuyên
gia tâm lý nghiên cứu và phân tích một cách khoa học để vẽ lại chính xác
hình ảnh của nhân vật lịch sử đầy quyến rũ và mâu thuẫn.
Ngoài
lời xác định của tác giả Demery, người đã liên lạc, làm việc với và
biết nét chữ của bà Nhu, rằng quyển nhật ký đó do bà Nhu viết, một
chuyên viên lưu trữ tại Đại học Stanford đã được xem cuốn nhật ký nói
rằng chữ viết tay trong đó ‟tương tự hoặc giống như”chữ viết tay trên lá thư giữa bà Nhu và các viên chức Hoa Kỳ trong cùng thời gian đó.(27)
Cuốn
nhật ký 59-63 của bà Nhu, không còn nghi ngờ gì nữa, nó phải được xuất
bản, công bố cho tất cả mọi người quan tâm đến lịch sử Việt Nam.
Trở lại cuốn Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam’s Madame Nhu,
qua những trang hồi ký gởi cho Demery, bà Nhu luôn luôn thần tượng hóa
chính bà và lịch sử của gia đình bà. Sai sót duy nhất, nếu có thể xem là
thế, một lần bà Nhu thì thầm qua điện thoại, ‟Có lẽ, tôi đã nên khiêm nhường hơn một chút về sự vĩ đại của gia đình tôi.” Demery
cũng nhắc lại câu chuyện này trong chương trình ‟The Daily Show” với
Jon Stewart hôm 6/11/2013. Bạn đọc cũng có thể theo dõi tác giả
Demery trao đổi với ký giả Andrew Lam và khán giả trong chương trình BookTV (C-SPAN2).(28)
Tác
phẩm của Demery là một công trình nghiên cứu đáng chú ý không chỉ vì nó
đã phác họa được cuộc đời của một nhân vật nhiều phức tạp và bí ẩn đã
góp phần viết nên lịch sử Việt Nam mà còn phải kể đến sự kiên nhẫn, khéo
léo của tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu đã làm việc với một
chính khách lưu vong dù đã đi vào quên lãng nhưng vẫn còn cái cao ngạo
đáng ghét của một thời đầy quyền lực.
Là một độc giả, người viết cảm ơn tác giả Monique Brinson Demery đã viết cuốn Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam’s Madame Nhu.
Sau cùng xin cảm ơn Đại úy James Van Thach đã thật chân thành, sốt sắng và xuyên suốt trong các cuộc trao đổi với người viết.
© 2014 DCVOnline
(27) Katie Baker, Searching for Madame Nhu, The Daily Beast, Sept. 24, 2013.
(28) Monique Brinson Demery, Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam’s Madame Nhu, BookTV (C-SPAN2)
STD_SOG
ReplyDeleteNếu nói về Madam Nhu (Miss Lệ Xuân), thì 0 có ai rành hơn Ô.TP Thứ, vì lúc gần wa đời Bà Nhu có kể chuyện đời tư cho Ô. này nghe; ở Paris. Vì cùng ở miền Trung với gđ bên chồng của bà (hình như có ra sách và có bán tại VN?).Còn Jame V Thach, thuộc đơn vị của Tướng LX Việt bên Thiết Kỵ {trước 1975 cã 2 còn.....?!!!}.
Nên nhớ Tướng LX Việt CHT Thiết Kỵ ở Mỹ, chứ thời Đồng minh ở VN là: Sư đoàn 1 Không Kỵ {Ngựa Bay}, nổi tiếng trong Chiến zịch D-DAY VN.
ReplyDelete