Saturday, April 2, 2022

Chuyện Tháng 3/1975 Đà Nẵng - Phóng Viên THVN Mai Chu

47 năm qua rồi nhưng đến tháng 3+4 vẫn nhớ thời khắc vc, vi phạm hiệp định Ba Lê 1973, xua toàn bộ quân dân miền bắc, với sự tài trợ vũ khí đạn dược tiếp vận bởi nga+tàu cưỡng chiếm Miền Nam.
Lảnh đạo VNCH tuyên bố “di tản chiến thuật” vùng địa đầu hỏa tuyến quân khu 1,thực tế là “bỏ chạy”!
Chưa tới số, Tôi may mắn thoát khỏi địa ngục Đà Nẳng.
Thank fb remind
Mai Chu is feeling sad with Canh Thep and
14 others 
Từ Huế vào tới phi trường Đà Nẳng gần trưa 24-3-1975,điều đầu tiên,Tôi kiếm điện thoại liên lạc với người em trai tên Chu Hạ đang phục vụ trong ngành truyền tin thuộc tổng đài Khánh Vân,Sư Đoàn 1 Không Quân VNCH.
Sau đó,liên lạc với THVN9 Sài Gòn.
Xếp lớn TT LV Hoà chỉ thị Tôi lấy vé Air VN để Thu Hình Viên Nguyễn Văn Đông bay về Sài Gòn trước.
Còn Tôi phải ở lại đón phái đoàn cấp trưởng khối đại diện Bộ Dân Vận đem tiền từ trung ương ra cứu trợ gia đình Dân Vận Thông Tin vùng 1, ngày 27-3-1975.
Đồng thời, bằng mọi cách xin giới chức hữu trách quân đoàn 1 phương tiện yễm trợ ra phá đài truyền hình Huế.
Vì trưởng đài và nhân viên để nguyên trạng máy móc, kỷ thuật bỏ Huế chạy mà không xin lịnh phá huỷ. vc có thể xử dụng tuyên truyền khai thác tâm lý chiến.
Chiều hôm đó, Tôi với Đông đi quay phóng sự hình ảnh sinh hoạt thị xã Đà Nẳng.
Dân từ vùng hoả tuyến Trị-Thiên phía Bắc chạy vào.
Tỉnh lỵ Quảng Nam và Quảng Ngãi kéo tới.
Khiến số lượng dân chúng tập trung tại thị xả này vào tuần lễ chót tháng 3-1975 tăng nhanh theo cấp số nhân.
Đường phố chen chúc người đi bộ. Xe gắn máy và xe hơi kẹt cứng, bóp còi hối thúc in õi giữa không khí oi nồng ngột ngạt đầy ắp hiểm họa chiến tranh ngay trung tâm thị xả Đà Nẳng!
Về phía biển, lưu thông đường đất còn tệ hại gấp bội.
Chung quanh căn cứ bộ tư lịnh Hải Quân Vùng 1, người chực chờ đông đảo, tay xách nách mang chút tài sản gom góp vội, bỏ nhà bỏ đất lánh nạn cộng sản!
Một số không nhỏ, khó ước lượng con số, đã chen chúc lên trên vài chiếc tàu quân vận đậu ở cầu tàu, im lìm không biết chừng nào tách bến, hay là tàu hư hỏng nằm bến chờ tu bổ đại kỳ?
Rất nhiều thuyền thúng, ghe nhỏ nhấp nhô chở đầy người ra chiếc thương thuyền bỏ neo giữa biển nước bao quanh.
Thấy rõ ràng hai chữ Trường Thành phía sau bong tàu.
Chúng Tôi làm nhiệm vụ quay phim phóng sự cấp tốc, không có nhiều thì giờ hỏi han giá cả dịch vụ đưa người ra tàu bao nhiêu tiền hay bao nhiêu vàng!
Có tin đồn đại loan truyền vài chiếc thuyền thúng đã bị lật úp vì sóng đánh ập nước, một số người mất tích không rõ con số đích xác bao nhiêu coi như chết chìm.
Chắc chắn, lẫn lộn trong khối dân chúng từ các quận lỵ, tỉnh thành lân cận Đà Nẳng kéo dồn về đây, cộng quân gài người trà trộn lấy tin tức và thừa cơ phao tin đồn thất thiệt, gieo hoang mang làm xáo trộn, giao động tâm lý quần chúng tạo thêm bất lợi cho chính quyền sở tại!
Tại Huế, Tôi không thấy thông tín viên truyền thông ngoại quốc.
Nhưng tại Đà Nẳng, tình cờ gặp hai đồng nghiệp VN “đi khách” cho NHK và Reuter and UPI!
Đó là chưa kể, chi nhánh Việt Tấn Xả đặt tạm tại cầu thang toà thị chính Đà Nẳng,vì chưa có cơ sở chính thức.
Người bạn Nguyễn Trần Anh từ Sài Gòn ra giữ chức vụ này “gò mình” quanh mấy chiếc Telex gõ lọc cọc liên tục trên mớ giấy trắng tinh. Bận đến độ không thể tiếp chuyện, lúc Tôi tình cờ ghé ngang qua đó để lấy giấy trưng dụng vé hàng không dân sự Air VN để THV Đông bay về Sài Gòn trưa ngày 26-3-1975!
(Mãi đến gần 40 năm sau, gặp lại nhau tại Little Sài Gòn OC California, mới vỡ lẻ “Bạn Ta Nguyễn Trần Anh bị vc “tó” chung với ký giã Trần Quang báo Tiếng Vang và Dân Chủ ra công tác bị kẹt ở Đà Nẳng!
Bị bắt “đi tì”, học tập cải tạo, sau thả ra theo chương trình HO qua Mỹ tự do sinh sống)
Rất may mắn, tại đây Tôi gặp Đại Tá Tôn Thất Khiên, phụ tá Phó Thủ Tướng Phan Quang Đán đặc trách bình định phát triển lo tái định cư quân dân cán chính miền trung tị nạn cộng sản.
Tôi đã nảy ra sáng kiến xin Ông ký giấy trưng dụng ưu tiên khẩn cấp 10 chỗ Air VN từ Đà Nẳng bay vào Sài Gòn.
Với giấy phép này, Tôi đã gặp Ông Mân, chi cuộc trưởng Air VN Đà Nẳng lấy 10 vé để trống tên hành khách cũng như chưa có ngày giờ chuyến bay. Sẽ điền tên vào tại nhà ga phi trường dân sự Đà Nẳng trước giờ lên máy bay.
Ngày 26-3-1975, Tôi tới nhà Trung Uý Bác Sỉ Quân Y Đồng Sỉ Nam đón Quý Hương và người chị mới sinh con trai đầy tháng lên phi trường nhờ Đông “hộ tống”bay vô Sài Gòn trước!
Đến ngày 27-3-1975, Tôi đón phái đoàn đại diện Dân Vận trung ương do anh Nguyễn Tiến Thịnh và Cao Đắc Tuyên lảnh đạo đem tiền ra ủy lạo cứu trợ gia đình thông tin dân vận vùng 1.
Ngoài ra còn có các chuyên viên kỷ thuật điện tử: Thái Hạnh, Võ Văn Sáu, Nguyễn Quang Minh và Trần sum (K1-VTX cựu trưởng đài TV Huế).
Huỳnh Quy, trưởng đài phát thanh Đà Nẳng và một số nhân viên đem xe ra đón.
Tôi liên lạc đưa phái đoàn vào gặp Đại Tá Hoàng Mạnh Đáng, tham mưu trưởng Quân Đoàn 1 để xin tiếp xúc với Trung Tướng Trưởng nhờ yểm trợ trực thăng ra phá đài truyền hình Huế.
Đại Tá Đáng tiếp phái đoàn một cách cấp tốc.
Đi thẳng vào vấn đề cho biết rõ ràng nhanh chóng:
“Xin lỗi quý vị! Hiện tại, chúng tôi không đủ phương tiện trực thăng để yễm trợ lương thực, cũng như đạn dược cho các đơn vị chiến đấu trực thuộc đang giao tranh khốc liệt với địch quân.
Cho nên quân đoàn 1 rất lấy làm buồn không thể nào thỏa mãn yêu cầu do quý vị đưa ra.
Trung Tướng Tư Lịnh Quân Đoàn nhờ Tôi chuyễn lời khuyên tới quí vị nên nhanh chóng về lại Sài Gòn trình lên với trung ương những khó khăn bất khả kháng của chúng tôi”
Cuộc hội kiến xảy ra chóng váng không đầy 10 phút, bằng câu cám ơn kết thúc như lời chào tiễn khách:
“Cám ơn quý vị nhiều. Xin hẹn gặp lại vào dịp khác”!
Ngay sau đó, cả phái đoàn tiu nghỉu
vội vã ra xe theo Huỳnh Quy về tạm trú qua đêm tại đài phát thanh Đà Nẳng, phía bên biển Sơn Chà, sát nách đài radar Mỹ được chuyển giao cho hải quân vùng 1 cai quản. Khuya đêm đó, đặc công vc kéo quân di chuyển ngang qua trước cổng đài phát thanh, đột kích bắn phá và dùng chất nổ phá hủy cơ sở đài radar Sơn Chà.
Phái đoàn trung ương gồm những người ngồi văn phòng làm việc có máy lạnh chưa hề “nếm mùi vị chiến trường” một phen hốt hoảng kinh hồn, bạt vía nghỉ rằng không còn cơ hội trở về mái ấm gia đình.
Trong những lần họp mặt ACE THVN9, Anh Tuyên rất thẳng thắng thú nhận:” Đêm đó tưởng chết rồi. Thấy vc mặc đồ đen, mang súng ống rầm rộ đi chuyển trước cổng đài, mà CSDC bảo vệ không khai hoả.
Anh em lấy bàn ghế chận cửa tạo trở ngại ra vào.
Núp coi qua cửa kiếng, bụng đánh lô tô, tim đập thình thịch, run bỏ mẹ.
Tao bắt thang leo lên trần nhà núp. Tụi vc bắn phá dữ dội lắm. Đinh tai nhức óc.
Hú vía còn sống”
Tôi ngủ ngoài phố. Nửa đêm điện thoại reo vang. Tôi bốc máy, nghe anh Nguyễn Tiến Thịnh nói như “trăn trối”:
-Em liên lạc gấp với Anh Hoà làm công điện khẩn trưng dụng AirVN để phái đoàn về. Nếu qua khỏi đêm nay, còn sống, mai sáng sẽ gặp sớm tại phi trường.
Tôi gọi Khánh Vân nhờ em Tôi Chu Hạ “hotline” gặp Anh Hoà chuyển đạt những gì trưởng phái đoàn là Anh Thịnh đã nói!
Riêng Tôi, thêm sáng kiến gọi về phòng điều hợp không vận tổng tham mưu xin giữ 10 chỗ trong chuyến bay quân sự C130 sớm nhứt để phái đoàn về, trong trường hợp AirVN trục trặc hủy chuyến bay.
Bởi sự quen biết được tín nhiệm tin cậy, trong vấn đề giao dịch làm việc phục vụ quốc gia, Trung Tá Cương, trưởng phòng điều hợp không vận TTM đã tận tình “booking manifest” giữ chỗ trước cho phái đoàn.
Đà Nẳng 28-3-1975
Với tình thế, quá khẩn trương, Tôi giãi thích cho đại gia đình Quý Hương biết tất cả mọi người muốn đi cứ lên hết phi trường “standby”!
Tôi không dám nói rõ những gì có thể xảy ra vì không đủ dữ kiện trong tay. Chỉ phó thác số mệnh “tuỳ cơ ứng biến”, từng giai đoạn tuỳ theo hoàn cảnh.
Sáng hôm đó, có một chuyến Air VN,và hai chuyến máy bay quân sự C130 đáp Đà Nẳng.
Anh Tuyên nguyên thuỷ làm việc cho hàng không dân sự, có nhà trong khu cư xá Tân Sơn Nhứt, cho nên có “phe ta” đưa lên tàu vọt sớm về Sài Gòn.
Số anh em còn lại bị chờ “dài người” bay chuyến chiều.
Phi trường Đà Nẳng, trạm Air VN đối nghịch Air Kaki quân sự, chia đôi bởi nhiều đường bay chắn ngang chính giữa.
Tôi phải vận dụng mọi phương tiện, lấy mười người của gia đình QH, từ trạm hàng không dân sự đưa qua trạm hàng không quân sự bay bằng C130 vào Sài Gòn.
Số còn lại, Tôi dùng vé AirVN đã mua sẳn từ Ông Mân chi cuộc trưởng Đà Nẳng.
Khoảng 2 giờ chiều, hai chuyến phản lực AirVN đáp.
Chỉ có chiếc Boeing 727 vào trạm.
Võn vẹn một hành khách duy nhứt bước xuống tàu là Thiếu Tá CSQG Liên-Thành.
Chiếc thứ hai bị trực thăng bay chận đầu mũi không cho chuyển động.
Sau đó, Tôi thấy một chiếc trực thăng thứ hai đáp bên cạnh thả một số người xuống, hấp tấp chạy thẳng lên cầu thang biến mất vào trong lòng máy bay.
Chỉ trong thoáng chốc máy bay tức tốc cất cánh.
Lấy tư cách báo chí, Tôi tìm hiểu được giới chức thẫm quyền Air VN địa phương cho biết Vị Tư Lịnh Quân Đoàn dùng quyền trưng dụng phương tiện “di tản thân nhân gia đình” khỏi vùng giao tranh chiến sự.
Thủ tục khám xét hành khách ưu tiên cho lên tàu trước là phái đoàn Dân Vận trung ương.
Nhân cơ hội này, Tôi gài hết những người còn lại của gia đình QH đi ké liền sau lưng phái đoàn, may mắn lên máy bay một cách trót lọt.
Tôi là người bọc hậu đi sau chót, bất ngờ bị trần sum níu lại cho biết không được phép qua khỏi cổng vì “metal detector” rú lên, nhân viên công lực chận lại khám người lòi ra khẩu k54 súng của vc dấu trong nách áo. Tôi hơi bực,giọng có vẻ xì nẹt:
-“Anh muốn giử súng thì ở lại về sau. Bỏ súng lại lên tàu về Sài Gòn báo cáo mất!”
Nhưng trong đầu, Tôi thắc mắc bắt đầu hoài nghi “tại sao tên này có súng cộng sản k54, không lẽ hắn làm tay sai nằm vùng cho vc”!
Rồi Tôi lo áp tải người nhà Quý Hương hối hả lên máy bay.
Dồn dập cấp bách đến độ Tôi quên chào từ giả người em Chu Hạ, cũng có mặt tại đây ngày hôm đó!
(Từ đó đến nay Anh Em chưa hề gặp lại nhau)
Đột ngột, cảnh náo loạn xảy ra, hành khách chen lấn xô đẩy nhau chạy túa ra sân, tràn lên thang máy bay.
Rất may mắn, hành khách thuộc thành phần ưu tiên lên máy bay trước, không gặp trở ngại trong việc ngồi vào ghế không cần đúng chỗ ghi trên vé.
Thấy ghế trống ngồi đại vào đó là yên chuyện.
Phi hành đoàn phát giác ra cảnh hổn loạng bùng nổ bất ngờ, vội vã đóng ập cửa máy bay. Cấp tốc di chuyển phi cơ ra đường bay cất cánh liền. Trong khi, một số người còn đứng lố nhố, mà không có ghế ngồi.
Thật là kinh hoàng, Tôi không đủ khả năng diễn tả nỗi lo sợ khủng khiếp xảy ra lúc đó, lòng phập phòng nơm nớp chỉ sợ máy bay rớt bất tử.
Cuối cùng, máy bay đáp Tân Sơn Nhứt với hơn 2 giờ trên không phận, thay vì thông thường bay từ Đà Nẳng vào Sài Gòn chỉ mất một giờ 15 phút thôi.



No comments:

Post a Comment