Thursday, July 28, 2022

HUẾ, PHÁO ĐÀI CỦA NIỀM TIN (Phạm văn Bình) - Bút ký chiến trường: NHỮNG NGÀY DÀI TRÊN QUÊ HƯƠNG

Nếu chiến trận không diễn ra khốc liệt, Huế đang sửa soạn bước vào mùa thi. Bây giờ, phượng vĩ nở đầy hoa, thắm rực đường phổ. Bây giờ, trong những ngôi vườn rợp bóng cây xanh, tiếng ve vẫn vô tình inh ỏi, theo đúng chu kỳ đổi thay của thời tiết. Và cũng ây giờ, trên những xóm thôn dọc theo hai bên bờ sông Hương, những khu ngoại ô của Huế mang tên gọi thân thuộc như tên người tình : An Cựu, Kim Long, An Hòa, Đập Đá, Bao Vinh giờ đây các cây nhãn đã rụng hoa, kết trái để rồi khoảng một tháng sau, khi nắng hè, vàng chín lối đi, những chùm nhãn lồng được bày bán khắp phố Huế. Những chùm nhãn lồng qua mùa thi của Huế, vượt đường bộ theo các chuyến xe đò ra Đông Hà, Quảng Trị, quanh co leo đèo Hải Vân, mây sa trên đỉnh, biển lộng dưới chân, trên chuyến xe lửa tốc hành đến Đà Nẵng, Quảng Nam. Những chùm nhãn được nâng niu bởi mười ngón búp măng nõn nà, từ tốn rời phi cảng Phủ Bài, vượt mây, mang hương vị mùa hạ cố đô vào tận Saigon.

Những trái nhãn lồng tròn lẵng, cơm dày, mọng nước, cắn ngập chăn răng nhưng không dám ăn vội, nhai dè sẽn và nuốt chừng mực vì sợ chút ngọt ngào của Huế vừa bắt gặp chóng mất,và dư hương cũng chóng tàn phai.

Người lớn ăn nhãn Huế để hoài niệm quá khứ, bùi ngùi tưởng nhớ thời vàng son rực rỡ đã lùi vào bóng tối, những tháng ngày mũ áo thênh thang, sênh phách nỉ non đã bị lớp rêu thời gian làm mờ phai dấụ vết, chôn kín dưới đáy hồ sen bao phủ quanh dãy trường thành, chằng chịt những rễ cây biến cố. Người trẻ, ăn trái nhãn Huế chắc không khỏi chờ đến đôi môi người tình và những nụ hôn đầu đời, khai phá thế giời hoang sơ, kỳ diệu của tình yêu.

Bây giờ, nếu những tin tức chiến sự viết về Quảng Trị, Mỹ Chánh, Pleiku. Bình Long không chiếm đầy trên trang nhất các nhật báo thủ đô và vấn đề Việt Nam, một Việt Nam đau thương và bi tráng, đề tài vô tận được khai thác trên các đài bá âm, những bản tin viễn ký tới tấp đánh đi trên khắp địa điểm thế giới cạnh các cuộc công du gặp gỡ của các lãnh tụ hạng gộc. Nếu những sự kiện vừa liệt kê đã không xảy ra, nghĩa là Huế trở lại không khí bình thường của những ngày thanh bình cũ thì trên các con đường, dưới những tàng hoa phượng tại các khu Đồng Khánh, Quốc Học, Bồ Đề, Nguyễn Du giờ đây đã tấp nập đi về những đàn nữ sinh áo trắng, nói cười riu rít như chim.

Ngày trôi chảy trong nắng vàng và màu trắng trinh nguyên, khi những chùm sương lướt thuớt trên sông bắt đầu tản mạn làm hiện rõ những con đò soi bóng trên Hương giang mướt xanh màu mắt thiếu nữ. Thuyền khởi sự chuyển động, xe nhịp ròn máy nổ mở màn một ngày sinh hoạt mới khi mặt trời rực sáng từ hướng biển Thuận An. Và chiều buông, trăng lên, sao rạng rỡ lóng lánh khắp bầu trời. Nơi đó, chưa hiển hiện những tòa binh đinh cao ngất, những dòng ngựa xe thác lũ, bon chen theo nếp sống qua các ngã tư đèn xanh đèn đỏ máy móc nên trăng sao còn giữ lại chút huyền ảo, thơ mộng của thiên nhiên. Nhìn trăng còn có thể xúc động khi chợt nhớ ánh trăng mê cuồng trong thơ Hàn Mặc Tử, trăng mộng mơ của Xuân Diệu và trăng thổn thức khi lạc vào vườn thơ Lưu Trọng Lư. Ở đó, những vì sao còn mang nét quyến rũ, duyên dáng của chuyện tình được kể bởi Alphonse Daudet.

Không nơi nào mang lại những cảm giác kỳ thú, nhuốm đầy ảo tượng bằng Huế vào những đêm trăng, nắm bàn tay mềm mại của người tình thơ thẩn dạo chơi qua các ngã đường vắng lặng ướt đẫm sương trăng, những khu vườn thơm ngát mùi bông sứ hay thoảng nhẹ hương ngọc lan. Huế cổ kinh và thơ mộng, thế giới người sống trộn lẫn người chết, nơi chiếc bóng nặng nề của quá khứ vẫn tỏa rợp lên lối sống và sự suy tưởng hiện tại. Chưa đến Huế, chắc bạn sẽ không tin khi có người kề lại những đêm khuya khoắt đã nhìn thấy hình ảnh một chiếc thuyền rồng, hoa đèn rực rỡ và những cung nữ cũng sáng rực như đèn, vừa hát vừa đưa đẩy mái chèo…trên không trung. Cũng có kẻ, thỉnh thoảng đã nghe tiếng cười thống khoải, ẩn ức, giả tỉnh giả điên của vua Thành Thái trên bến Vân Lâu những đêm mưa mờ mịt.

***

Tháng Tư, mùa hạ trở về theo những vì sao biếc, tiếng đại pháo và xe tăng xuất phát từ bên kia con sông chia cắt tràn xuống phương Nam khiến dòng sinh hoạt xứ Huế sững sờ đứng khựng lại. Những sửa soạn của cuộc hành trình bưc vào mùa bạ, mùa thi tạm thời hủy bỏ, những xôn xao vừa nhen nhúm cũng lịm tắt theo âm vang lửa đạn của trận chiến qui mô đã khởi diễn nhiều nơi trên tấm bản đồ chiến thuật. Quân ta rời khỏi mười ba tiền đồn phía Nam khu phi chiến, địch tín công Lộc Ninh, chiến sự có thể nổ lớn trên chiến trường Tam Biên.

Những người dân Huế nhìn nhau mắt thoáng lo âu, hỏi nhau những câu vu vơ để trấn tĩnh vì không biết hỏi ai, không lý hỏi đất trời, vì trời vốn mênh mông và đất thường nín lặng : “Chi lạ rứa, ăn chi mà người ta ham đánh nhau hoài vậy hè”. Ôi những ánh mắt muộn phiền của mẹ, chị và các em ta ngoài nớ. Những câu hỏi thốt ra nghe ngậm ngùi, quặn thắt nhưng thật dễ thương, cũng bắt đầu bằng ba chữ “Chi lạ rửa”. Chi lạ rứa chiều ni tui muốn khóc, nhìn chi tui thân cỏ mọn hoa hèn.

Rồi những bà mẹ Gio Linh rớt nước mắt rời mảnh vườn nghèo chỉ trồng toàn cây bồ quân và mít theo dân chúng Đông Hà, Cam Lộ, Quảng Trị tất cả chạy vào Huế khi quân la “di tản chiến thuật” khỏi tỉnh địa đầu. Bao nhiêu chuyện thương lâm xảy ra trên đoạn đường đầy máu và nước mắt dọc theo Quốc lộ 1. Những tràng đạn pháo kích đuổi theo dân chạy loạn như tiếng hú của những con quỉ gọi hồn, những xác chết sình thối không người chôn, những trẻ thơ ngậm chiếc vú không của người người mẹ đã chết, bà mẹ sanh chưa đầy thángg đùm con trong bọc vải lết qua đoạn đường tử thần, khi vào Huế mới hay mình đã khư khư ôm giữ chiếc bọc trống không. Những ngày ấy bao nhiêu thương xót.

Bóng đen đe dọa và hơi hướm mùi tử khí từ phía Bắc, từ núi rừng trùng điệp phía Tây đã váng vất chung quanh Huế. Có tin 4 Sư Đoàn Bắc quân đang đào hầm, chuẩn bị cho thế trận mới, mục tiêu là Huế sau khi quân ta rút khỏi căn cứ chiến thuật Phú Xuân.

Dân chúng cố đô lại lũ lượt bồng bế nhau chạy vào Đà Nẵng, Saigon trên các chuyến xe đò, xe nhà bỉnh 10 bánh, máy bay dân sự, quân sự. Xe chật ních như nêm, người la liệt, xếp cá bộp, người bỉu chặt hai bên hông, chất đống trên trần xe. Miễn la chạy thoát khỏi hai làn đạn giao tranh, miễn là tìm được chút bình yên khiêm tốn trên quê hương cuồn cuộn khói lửa để được sống sót, nghe nhau nói, thấy nhau cười, dù chỉ được nhìn nhau bằng đôi mắt quầng thâm. Đây cũng là cơ hội tốt cho những con bạch tuột thời cơ quờ quạng chân tay, uốn éo vòi nhọn. Một trăm ngàn đồng vé chợ đen, chợ đỏ Huế – Saigon.

25 ngày bàng hoàng thất thanh của địa ngục máu lửa Mậu Thân còn đó. Những mồ chôn tập thể, xác đứng xác ngồi cho đến bây giờ 4 năm sau, những hài cốt chứng tích thảm sát vẫn chưa mục rã trong lòng đất và những đau đớn, xót xa còu bàng bạc, nguôi ngoai trong lòng những người còn lại. Huế đã bị đánh mất mùa Xuân 1968 và giờ đây, mùa hạ 1972, cơn địa chấn đạn bom trận hồng thủy nước mắt lại đe dọa tìm về.

Nhưng Huế không thể lọt vào tay địch, dù chỉ có 25 ngày như trong biến cố Mậu Thân, nhất định Huế không chấp nhận một cuộc lui quân dù chỉ lui quân vì chiến thuật. Một giai đoạn sai lầm đã được chỉnh trang, sự hốt hoảng, xáo trộn ban đầu đã lắng xuống. Huế đứng vững và Huế trở thành pháo đài niềm tin trong lòng người dân cả nước.

Và như hồi Tết Mậu Thân, những chiến sĩ Mũ xanh đã hiện diện trong những ngày đầu của trận chiến và bóng dáng những chàng trai chiến phục rằn, nón sắt, súng XM.-16 trên tay trở thành hình ảnh thân thuộc của người dân cố đô. Họ ở bên trong, bên ngoài dãy trường thành, kiểm soát sự lưu thông tại những cửa chính dẫn vào Thành nội. Xa hơn nữa phòng tuyến mới dọc theo bờ Nam sông Mỹ Chánh của đoàn Cọp Biển là một tường đồng vách sắt hóa giải mọi ý định tiến sâu xuống phía Nam để chế ngự Huế của Bắc quân. Thế công mới khởi dầu, các chiến sĩ Sư Đoàn 1 đã lấy lại căn cứ Phú Xuân, đoàn Mũ Xanh cũng đã đột kích xuống Hải Lăng và đổ bộ tại Đông Bắc Quảng Trị. Đám mây đen vần vũ những ngày tháng tư tan biến trên vòm trời xứ Huế, vầng trăng mới đã tỏa rạng sự bình an xuống cố đô, dân Huế lần lượt trở về. Sinh hoạt tuy chưa trở lại hơi thở bình thường nhưng những trái tim Huế không còn rộn rã nhịp trống ngũ liên. Nhà đã có người ở, chợ bắt đầu đông và trên các đườug phố vài hàng nước ngọt, bún bò, bánh xèo e lệ nhả khỏi xanh thơm.

” Giờ thứ 25 ” đã kết thúc hoặc không bao giờ đến với Huế lần thứ hai. ” Nhà có người ở” những chữ viết đơn sơ, nguệch ngoạc trên các tấm bìa cứng xé ra từ thùng thực phầm khô nhà binh hoặc kẻ vội bằng than lò trên các bức tường vôi chính diện hàm xúc một xác định : Ngôi nhà của một đời người, một không gian, vùng trú ẩn riêng biệt. Ngôi nhà như một tư hữu bất khả chiếm (trừ trường hợp bạo lực) đểra đi lúc mặt trời lên và trở về khi tan việc, ăn bữa cơm gia đình, nghe tiếng người thân thủ thỉ, con khóc cười bập bẹ tiếng nói lên ba.

Huế đứng vững và tồn lại, không phải vì một vài lời tuyên bố cho rằng hình thức chính thể này tùy thuộc vào trận đánh lịch sử sẽ diễn ra tại Huế. Bởi Huế chỉ là Huế với một đời sống trầm lặng nhưng phản ảnh nhiều màu sắc và hồn tính.

Huế chỉ quyến rũ và mến yêu khi còn được thanh thản nghe tiếng guốc reo vui của đàn chim áo trắng qua cầu Trường Tiền, e ấp trên bến đò Thừa phủ, buổi sáng bình yên ngồi nhấm nháp tách cà phê nơi quán Lạc Sơn, ăn tô bún giò bốc khói, ớt cay nồng chảy cả nước mắt. Và Huế còn nhiều thứ : bánh ướt thịt nướng Kim Long, bánh bèo chả tôm Vĩ Dạ, bánh canh Nam Phổ, cơm hến Đập Đá, bánh khoái cầu Đông Ba. Bao nhiêu hương vị sẽ mất hết ý nghĩa khi phải nối đuôi, xếp hàng trình tiêu thụ như người dân Hà Nội phải làm khi muốn ăn một bát phở.

Một ngày trên xứ Huế phải được bắt đầu như thế, sau đó đến sở làm, trường học, hư việu, hiệu sách, chọn cuốn sách mình ưa thích của tác giả mình nguỡng mộ hay kéo nhau đến nhà thằng bạn thân, đấu láo chuyện thời sự, chuyện đàn bà con gái, nghe nhạc Trịnh công Sơn, rồi trở về khi nắng chiều đã nhạt trên tháp nước Kim Long, đêm huyền diệu khi những nắm kim cương tung toé khắp bầu trời xanh thẳm. Một ngày êm đềm đáng sống, khác hẳn “một ngày của Ivanovitch”.

Mùa Xuân hoa mai nở, mùa hạ sen thắm trong hồ, mùa thu hoa cúc vàng trước ngõ và mùa đông bếp lửa reo vui. Củi đun lò nhặt từ những nhánh lá khô trong vườn hay mua ngoài chợ, không phải thứ củi hàng rào trộm như bác sĩ Jivago, nhân vật của Boris Pasternak đã làm.

***

Bây giờ, nếu chiến trận không diễn ra khốc liệt từ hai tháng qua, Huế đang sửa soạn bước vào mùa thi. Hoa phượng rực đầy lối đi và hương sen ngào ngạt trong hồ nhưng trước cửa phòng thi chưa rộn ràng nhữag đàn chim áo trắng. Hỡi những môi thơm nồng nàn và mắt thăm thẳm hạt huyền của những nàng Lara xứ Huế, hãy mang mua hạ trở về, vì Huế là pháo đài của niềm tin sẽ khôngg có điệp khúc “Chanson de Lara” cho Huế,

Túy Hồng, nhà văn nữ sinh trưởng lại Huế, đã phát biêu một nhận định về Huế “Huế là đất tán chứ không phải đất tụ”. Cho dù Huế là đất tán nhưng trong tâm hồn những đứa con miền Trung vẫn mong mỏi Huế là nơi chốn có thể tìm về bất cứ lúc nào để được nhìn Huế thở hít không khí của Huế, ăn những mớn đặc biệt chỉ có ở Huế.

Không bao giờ Huế phải chịu số phận “Quê hương trong trí nhớ” như Hà Nội, xin mãi mãi Huế sừng sững, pháo đài của niềm tin và bình yên như bức tranh tĩnh vật.

Phạm văn Bình

1 comment:

  1. Lại dùng chữ bị ảnh hưởng của VC: "Nhà văn nữ!" Tại sao có thể dễ dàng quên chữ "Nữ văn sĩ" rất đẹp và dễ hiểu của chúng ta? Chẳng lẽ mới chừng đó năm mà chữ nghĩa của VC đã bắt đầu lấn át chữ nghĩa VNCH trong lòng Chiến Sĩ Cộng Hòa hay sao? Các chiến hữu ơi! Xin viết cẩn thận giùm cho.

    ReplyDelete