Tuesday, November 1, 2022

Tổng Thống Ngô Đình Diệm Part 1/3

 

Phần 1: Khui hồ sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Ngô Kỷ tổng hợp và chuyển ngữ)
Xin bấm vào Link Audio Youtube này để nghe đọc bài viết và xem phim, ảnh:https://www.youtube.com/watch?v=oar-3bvfNWQ&feature=youtu.be
Hoặc bấm vào Link Audio Youtube dưới, có những phim, ảnh khác với phim, ảnh Link trên, nhưng có cùng bài đọc. https://www.youtube.com/watch?v=hgYWfCxcL5Y
Các bạn thân mến,
Mùa Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lại về, tôi xin gởi đến các bạn bài "Khui hồ sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm." Tôi cố gắng tổng hợp và chuyển ngữ các chi tiết liên quan đến sự nghiệp Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và biến cố đảo chánh năm 1963, vì tôi nghĩ đây là một giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước cần biết để mà "ôn cố tri tân."
Là công dân nước Việt Nam dưới hai nền Cộng Hòa, tôi cho rằng tinh thần và lý tưởng chống cộng sản Việt Nam là điều quan trọng hơn hết, vì vậy tôi vô cùng cảm kích và thành kính biết ơn nhị vị Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã lãnh đạo nhân dân miền Nam Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống cộng sản Bắc Việt xâm lược, bảo vệ đất nước.
Do đó, tôi cực lực phản đối và lên án bất cứ tôn giáo nào, tổ chức nào, đảng phái nào, cá nhân nào cố tình bươi móc quá khứ, bóp méo sự thật lịch sử để dèm pha, nhục mạ, phỉ bảng, bỉ thử nhị vị Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, với mưu đồ tạo ra mối chia rẽ giữa khối người Việt Quốc Gia, cũng như gây nên cảnh ly gián, thù hằn giữa những người Đệ Nhất Cộng Hòa và Đệ Nhị Cộng Hòa với nhau nhằm làm lợi cho Việt cộng.
Những gì tôi muốn nói thì tôi đã nói trong bài viết đính kèm ở dưới, kính mời quý vị thưởng lãm.
Xin bấm Link xem hình Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong Google:https://www.google.com/search...
Khui hồ sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Ngô Kỷ tổng hợp và chuyển ngữ)
Đảo chánh! đảo chánh!
Ngày 01 tháng 11 năm 1963, có thể chuyện đã trở thành cũ so với một đời người, nhưng lại quá mới nếu đem so với chiều dài của lịch sử. Từ trước đến nay, có rất nhiều cựu tướng lãnh, chính trị gia Việt Nam lẫn Mỹ viết những cuốn hồi ký nói về ngày đảo chánh, nhưng hầu hết đều có tính cách chủ quan và mang màu sắc đánh bóng, chạy tội.
Vì viết về "cái tôi" nên các chi tiết họ đưa ra chứa đầy thiên kiến, ích kỷ và cố tạo thành một "diễn đàn" để nhục mạ đối tượng nhằm thỏa mãn tự ái và trốn chạy mặc cảm tội lỗi. Vì không đồng ý với lề lối viết đó, nên chúng tôi cố gắng sưu tầm và trích dịch một số dữ kiện có tính cách khả tín vì được trình bày trùng hợp với nhau từ hơn chục quyển sách ngoại quốc. Các chi tiết này được thâu thập từ văn khố chính phủ, từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp, từ các bản tự thú hữu thệ và từ các buổi điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ v.v...
Trong tập tài liệu này, có đề cập đến những chữ như "chính phủ Diệm", "Tổng Thống Diệm", điều đó không nhất thiết Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người đích thân hay trực tiếp ra lệnh, sắp xếp, thông tường tất cả mọi sự kiện, vấn đề đang xảy ra trong nước. Nhưng vì với chức vụ Tổng Thống, nên Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hành động, lời nói của thuộc cấp, luôn cả của ông bà Cố Vấn Ngô Đình Nhu, ông Ngô Đình Cẩn v.v...
Vì đề tài quá rộng lớn và vô cùng phức tạp, vì chúng tôi không phải là sử gia, do đó các chi tiết trong tập tài liệu chỉ có tính cách tóm lược mà thôi. Vì tôn trọng sự trung thực của vấn đề, chúng tôi cố gắng giữ vai trò thật khách quan trong khi dịch thuật, mà không suy diễn, không phân tích, không ca ngợi, không chỉ trích, không vu cáo, không bênh vực, không lên án, không bào chữa...
Chúng tôi chỉ ước ao những người từng chủ trương, tham dự cuộc đảo chánh năm 1963 nhân danh vì đạo pháp, vì tự do, vì dân chủ, vì nhân quyền, vì hạnh phúc, vì độc lập dân tộc, thì cũng xin đừng quên rằng hiện nay nơi quê nhà, Cộng Sản Việt Nam là một tập đoàn "đảng trị", đang kỳ thị, đàn áp, bắt bớ, giam cầm các lãnh tụ tôn giáo, đang đóng cửa, tịch thu các chùa chiền, nhà thờ, thánh thất, đang thủ tiêu, giết chóc các nhà chính trị đối lập, đang liếm gót giày Nga, Tàu, "đế quốc Mỹ", và đang vi phạm gấp hàng triệu lần những gì mà quý vị đã từng hô hào xuống đường, tranh đấu.
Nếu quý độc giả cần thêm tài liệu, hình ảnh, hay nguyên bản, xin liên lạc về:
Ngô Kỷ, P.O.Box 836 , Garden Grove , Ca 92842.
Facebook Ky Ngo
ngokycali@gmail.com
(714) 404-7022
Tiểu sử và sự nghiệp Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Ông Ngô Đình Diệm sinh ngày 03 tháng 01 năm 1901 trong một gia đình có 9 người con. Thân phụ là ông Ngô Đình Khả từng phục vụ dưới triều vua Thành Thái. Ông Diệm thuộc gia đình Công Giáo và từng có ý muốn lớn lên làm linh mục. Học trường Quốc Học Huế và tốt nghiệp lúc 16 tuổi. Sau đó ghi danh học trường Luật và Quản Trị của Pháp ở Hà Nội, tỏ ra là một sinh viên thông minh, xuất sắc và ra trường đứng đầu lớp. Tốt nghiệp, ông Diệm đi làm việc ngay cho chính phủ.
Ông tiến thân rất mau trên con đường công danh. Lần lượt ông được bổ nhậm vào các chức vụ: Quan Hậu Bổ, Tri Huyện tỉnh Thừa Thiên, Tri Phủ tỉnh Quảng Trị, Quản Đạo, Ninh Thuận, tỉnh Phan Rang và Tuần Vũ Bình Thuận tỉnh Phan Thiết.
Là người Việt Nam ái quốc, ông Diệm chống đối sự đô hộ của Pháp và lên án chủ nghĩa Cộng Sản, mà theo ông đó là kẻ thù của người Việt Quốc Gia. Vì thấy ông Diệm có khả năng và năng động, nên vào ngày 02 tháng 03 năm 1933, Vua Bảo Đại bổ nhiệm ông Diệm nắm chức vụ Thượng Thư Bộ Lại đứng đầu nội các (tương đương với Bộ Nội Vụ).
Ông Diệm rất thích thú với công việc mới này, ông đưa ra một số biện pháp và chương trình cải tổ guồng máy cai trị, nhưng bị Vua Bảo Đại và Pháp từ chối. Thất vọng và bất mãn, ông từ chức và không giữ chức vụ gì sau đó nữa cho đến khi ông làm Thủ Tướng vào năm 1954.
Ông Diệm sống tại nhà của thân sinh gần Huế. Ông từ chối mọi sự mời mọc của Nhật, Việt Minh, Bảo Đại và không tham gia vào bất cứ chính quyền nào lập sau Đệ Nhị Thế Chiến. Có một lần ông bị Việt Minh bắt và giải đến Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh mời ông tham gia chính phủ nhưng ông từ chối với lý do Việt Minh giết anh cả của ông.
Năm 1949, Pháp lập lên chính phủ Bảo Đại, ông Diệm yêu cầu Vua Bảo Đại đòi Pháp nới rộng tự do cho đất nước, nhưng bị từ chối nên ông Diệm rất thất vọng.
Năm 1951, ông Diệm qua Mỹ và sống 2 năm tại Lakehurst , New Jersey . Ông đi vòng quanh nước Mỹ để vận động độc lập cho Việt Nam . Ông Diệm nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đức Hồng Y Francis Cardinal Spellman, Phát ngôn viên của Công Giáo Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Richard Cardinal Cushing, Linh Mục Raymond J. de Jaegher, Thượng Nghị Sĩ William F. Knowland, Thượng Nghị Sĩ John Kennedy, Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, Dân Biểu Walter Judd và Chánh Án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ William O. Douglas.
Vào năm 1954, khi có triệu chứng Pháp thua tại Đông Dương và Cộng Sản có cơ hội chiếm Việt Nam , Hoa Kỳ quyết định can thiệp để thay thế Pháp và cố bảo vệ miền Nam Việt Nam . Chính phủ Mỹ muốn tìm người để ủng hộ. Lúc đó Ngoại Trưởng Mỹ John Foster Dulles biết được ông Diệm. Với tài quản trị, ái quốc, và chống Cộng triệt để, ông Diệm lấy được cảm tình của nhân dân Mỹ.
Vua Bảo Đại cử ông Diệm làm Thủ Tướng. Về nước ngày 25 tháng 06 năm 1954, ông Diệm lấy làm lo lắng và xót xa khi thấy quốc gia đang bị băng hoại, tham ô, và quan lại. Ông phải phấn đấu và giữ sáng suốt để đương đầu trước một hoàn cảnh đầy khó khăn, phức tạp và tế nhị khi hai cường quốc Pháp và Mỹ đang tranh giành xâu xé ảnh hưởng tại Việt Nam .
Vào ngày 01 tháng 10 năm 1954, Tổng Thống Mỹ Eisenhower viết cho ông Diệm một lá thư và được Đặc Sứ Mỹ Donald R. Heath trao vào ngày 23 tháng 10 năm 1954 với nội dung Mỹ cam kết ủng hộ kinh tế và quân sự cho chính phủ Ngô Đình Diệm.
Những nhân vật Mỹ chính yếu đứng sau lưng ông Diệm thời đó là Giám Đốc Cơ Quan Trung Ương Tình Báo (CIA) Đại Tá Không Quân Edward G. Landsdale và Tướng J. Lawton "Lightning Joe" Collins, Đặc Sứ của Tổng Thống Eisenhower đặc trách miền Nam Việt Nam.
Ngày 23 tháng 10 năm 1955, ông Diệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý. Ông Diệm đạt 98.2% phiếu thắng Vua Bảo Đại, và ông Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam.
Trong 9 năm thăng trầm của lịch sử, có những lúc Tổng Thống Diệm phải đương đầu với ý muốn bành trướng quân đội Mỹ tại Việt Nam . Vì muốn có chủ quyền và khỏi mất chính nghĩa, nên Tổng Thống Diệm mạnh mẽ chống lại việc đưa lính "tác chiến" Mỹ vào Việt Nam, ông chỉ nhận viện trợ và cho phép Cố Vấn Mỹ vào Việt Nam mà thôi, sự kiện này đã sinh ra bất đồng giữa hai chính phủ.
Sau những chua cay ngọt bùi, khó khăn, nguy hiểm, vinh nhục trong chức vụ Tổng Thống, sự nghiệp và sinh mạng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã kết thúc vào năm 1963, mà bắt nguồn từ biến cố Phật Giáo ngày 08 tháng 05 năm 1963 tại Huế
Diễn biến đưa đến đảo chánh
Ngày 05 tháng 05 năm 1963, thành phố cổ kính Huế treo đầy cờ và khẩu hiệu để mừng Đức Giám Mục Ngô Đình Thục, bào huynh của Tổng Thống Diệm. Trong số cờ đó có cờ của Giáo Hội Công Giáo Vatican tức cờ nửa vàng nửa trắng và hình Đức Giáo Hoàng. Biểu tượng này được nhìn như là Tòa Thánh Vatican công nhận miền Nam và đạo Công Giáo tại Việt Nam , xóa đi hình ảnh đô hộ của Pháp Quốc lâu nay.
Ngày 08 tháng 05 năm 1963, Phật tử tại Huế treo cờ Phật Giáo để mừng Đại Lễ Phật Đản thứ 2.507, nhưng chính quyền không cho phép. Vì tức giận, tối đó một số Phật tử kéo đến biểu tình tại đài phát thanh để phản đối chính quyền. Trong khi xô xát, một quả bom nhỏ hay một trái lựu đạn phát nổ, tình hình hổn loạn. Kết quả có 9 người chết, trong đó có một trẻ em, và 20 người khác bị thương.
Chính quyền quy kết Cộng Sản trà trộn đặt chất nổ giết người để gây xáo trộn. Phía biểu tình kết án Thiếu Tá Đặng Sỹ ra lệnh nổ súng giết người biểu tình. Theo lời kể của ông Lãnh Sự Mỹ tại Huế: "Lính chính quyền hốt hoảng vì tiếng nổ và la hét của đám biểu tình nên xả súng bắn vào đám biểu tình". Ông John Mecklin, Phát ngôn viên tòa Đại Sứ tuyên bố: "Cấm treo cờ Phật Giáo trong ngày Phật Đản không khác chi đi cấm người Mỹ hát nhạc mừng trong ngày Chúa Giáng Sinh". Cũng có tin cho rằng chính phủ Tổng Thống Diệm không cho phép treo cờ Phật Giáo lớn hơn và ngang hàng với cờ Quốc Gia Việt Nam vì đó là theo luật lệ của chính phủ đã có từ lâu, chứ không phải là cấm treo cờ Phật Giáo.
Vào thời điểm này, Phật giáo có khoảng 10.5 triệu người, và Công Giáo có khoảng 1.5 triệu người.
Hôm sau, ngày 09 tháng 05 năm 1963, hơn 10 ngàn người kéo đến nhà Tỉnh Trưởng Huế biểu tình và đòi hỏi 5 điểm:
1. Hủy bỏ lệnh cấm treo cờ Phật Giáo.
2. Phật Giáo được quyền bình đẳng như Công Giáo.
3. Không được đàn áp Phật Giáo.
4. Phật Giáo được quyền thờ phượng tôn giáo của mình.
5. Chính quyền phải bồi thường cho các gia đình nạn nhân, và phải trừng trị các người có trách nhiệm trong vụ bắn chết người trong ngày 08 tháng 05 năm 1963.
Ngày 15 tháng 05 năm 1963, phái đoàn Phật Giáo gồm 8 người từ Huế vào Sài Gòn trình kiến nghị cho Tổng Thống Diệm. Tổng Thống Diệm đồng ý hầu hết các yêu sách, và hứa sẽ điều tra. Tuy nhiên Tổng Thống Diệm không chịu bồi thường cho các gia đình nạn nhân vì sợ Phật Giáo làm tới. Nhưng tuần sau Tổng Thống Diệm đổi ý, không chịu nhượng bộ Phật Giáo, sự kiện này làm Phật Giáo bất mãn.
Ngày 28 tháng 05 năm 1963, Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Lãnh Đạo Phật Giáo Việt Nam lên tiếng kêu gọi biểu tình. Tại Huế, hàng ngàn tăng ni xuống đường.
Tại Sài Gòn hàng trăm tăng ni biểu tình và tuyệt thực 48 giờ trước Quốc Hội. Đại Sứ Mỹ Frederick E. Nolting vắng mặt tại Sài Gòn, Bộ Ngoại Giao Mỹ Mỹ chỉ thị ông Phó Đại Sứ William C. Trueheart (Deputy Chief of Mission ) giải quyết.
Ngày 02 tháng 06 năm 1963, tại Huế, 500 sinh viên biểu tình chống chính quyền kỳ thị. Biến thành bạo động, cảnh sát dùng chó, lựu đạn cay tấn công đoàn biểu tình, 67 sinh viên bị thương phải vào bệnh viện. Chính quyền ra lệnh giới nghiêm Huế và cho cảnh sát, công an kiểm soát đường phố.
Để tránh đụng chạm, Tổng Thống Diệm thải hồi 3 viên chức có trách nhiệm vụ bắn chết người biểu tình ngày 08 tháng 05 năm 1963, trong đó bị thải hồi có Thiếu Tá Đặng Sỹ. Chính quyền lên tiếng xin lỗi Phật Giáo, nói là các nhân viên chính quyền đã thiếu tế nhị khi hành xữ công tác và hứa sẽ cho một phái đoàn chính phủ tiếp xúc với Phật Giáo để bồi thường các gia đình nạn nhân.
Ngày 04 tháng 06 năm 1963, Phó Đại Sứ Trueheart gặp Ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống để yêu cầu giải quyết. Phật Giáo có gặp nhưng hai bên bất đồng ý kiến.
Ngày 07 tháng 06 năm 1963, bà Ngô Đình Nhu tức bà Trần Lệ Xuân ca ngợi tổ chức Phụ Nữ Liên Đới và lên án những vị lãnh tụ Phật Giáo do Cộng Sản giật dây.
Sáng ngày 11 tháng 06 năm 1963, Phát ngôn viên của Phật Giáo thông báo cho các phóng viên, ký giả Mỹ biết sẽ có một biến cố quan trọng sẽ xảy ra tại ngã tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng thành phố Sài Gòn. Hàng ngàn tăng ni, phật tử đứng chung quanh, HòaThượng Thích Quảng Đức 73 tuổi ngồi bình thản tự thiêu bằng xăng. Chính quyền tuyên truyền rằng Hòa Thượng Thích Quảng Đức ngồi bình tỉnh là do bị chích ma túy nên không biết nóng.
Bà Ngô Đình Nhu tuyên bố về cái chết của Hòa Thượng Thích Quảng Đức: "Tất cả cái mà các vị lãnh đạo Phật Giáo đóng góp vào quốc gia này là đi nướng một vị tăng (barbecue)".. Chính quyền Tổng Thống Diệm cho rằng việc tự thiêu là do Cộng Sản sắp đặt, và chính Đại Sứ Mỹ Nolting cũng ủng hộ lời giải thích này, ông nói: "Theo tôi nghĩ, đây là do Việt Cộng. Động lực thúc đẩy việc này là do chính trị chứ không phải do vấn đề tín ngưỡng.".
Cái chết của Hòa Thượng Thích Quảng Đức là ngọn lửa châm ngòi cho Phật Giáo đấu tranh kịch liệt và mạnh mẽ hơn. Hình ảnh tự thiêu đã gây xúc động nhân dân, chính phủ Mỹ và toàn thế giới. Chính phủ Mỹ lên án Tổng Thống Diệm. Bộ Ngoại Giao Mỹ chỉ thị Phó Đại Sứ Trueheart bí mật tiếp xúc với Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ để báo tin cho biết là Mỹ sẽ ủng hộ Phó Tổng Thống Thơ nếu Tổng Thống Diệm ra đi.
Vì thấy Đại Sứ Mỹ Nolting quá thân với Tổng Thống Diệm, nên Tổng Thống Kennedy tuyên bố thay thế Đại Sứ Nolting bằng tân Đại Sứ Henry Cabot Lodge trong khi Đại Sứ Nolting đang đi Âu Châu mà không thông báo cho ông biết.
Đại Sứ Nolting chỉ được biết qua đài phát thanh mà thôi. Tức bực, Đại Sứ Nolting phát biểu: "Tôi nói thẳng là tôi nghĩ có một số người có thế lực tại Bộ Ngoại Giao, họ là những người rất vui mừng khi thấy tôi phải ra đi bởi vì họ muốn cho ông Diệm thật nhiều sợi dây thừng để ông tự treo cổ ông ta. Có một chiến dịch đạp đổ ông Diệm làm tôi nghĩ rằng nó phát xuất từ các ông Thứ Trưởng Averrell Harriman, Roger Hilsman và một số viên chức trong Tòa Bạch Ốc. Điều đó đi ngược lại sự cố vấn của CIA. Tôi muốn các điều tôi nói đây được ghi vào hồ sơ".
Sau này, Tướng Maxwell D. Taylor, từng là Chủ Tịch Liên Quân Hoa Kỳ (Tổng Tham Mưu Trưởng) thời đó kể lại là Ban Cố Vấn của Tổng Thống Kennedy chia làm 2 phe: một phe thì muốn lật đổ Tổng Thống Diệm vì nói là "không thể thắng Cộng Sản nếu còn Tổng Thống Diệm", còn phía ủng hộ Tổng Thống Diệm mà trong đó có Tướng Taylor thì nói là "có thể chúng ta không thể thắng Cộng Sản nếu đi với Tổng Thống Diệm, nhưng nếu không đi với Diệm thì đi với ai?" Mọi người đều im lặng, không ai trả lời được câu này.
Source: FB NgoKy


No comments:

Post a Comment