Tuesday, February 27, 2024

ROMEO ĐÃ BỊ BẮT

 
        Ngày 22 tháng Mười năm 1964, bốn biệt kích toán Alter nhẩy dù xuống Lai Châu tăng cường cho toán Remus đã xâm nhập từ trước. Người trưởng toán đầu tiên là Quách Rạng (có lẽ dân thiểu số Mường sinh sống trong tỉnh Hòa Bình, Bắc Việt Nam) đang đâu đó trong khu vực núi rừng phiá nam Ban Mê Thuột trong thời gian dân tộc thiểu số nổi loạn, nên không theo toán biệt kích nhẩy dù xuống miền Bắc. Ngày 14 tháng Mười Một, Rạng làm phó toán biệt kích Greco nhẩy dù xuống tỉnh Yên Bái, tăng cường cho toán biệt kích Bell.
        Bước sang năm mới 1965, toán biệt kích Remus được quân biệt kích từ trong miền Nam ra tăng cường bốn lần. Trong tháng Năm, năm biệt kích toán Horse, dưới quyền trưởng toán Quách Nhung nhẩy dù xuống Sơn La tăng cường toán Tourbillon, tất cả đều được lực lượng công an biên phòng Bắc Việt “chào đón”.
        Đơn vị lớn Hoa Kỳ cấp sư đoàn bắt đầu qua Việt Nam (miền Nam). Cường độ chiến tranh gia tăng, quân đội Hoa Kỳ cũng đảm nhận vai trò chiến đấu. Các hoạt động bí mật của đơn vị SOG (Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát – Nha Kỹ Thuật VNCH) cũng gia tăng, thêm các hoạt động, chương trình mới, theo bước tiến của cuộc chiến tranh Việt Nam. Được cơ quan Tình Báo bộ Quốc Phòng yểm trợ, đơn vị MACSOG bắt đầu chuyển hướng sang nhiệm vụ dò thám, thâu thập tin tức tình báo.
        Mùa xuân năm đó (1965), đơn vị MACSOG chuẩn bị làm nhiệm vụ xâm nhập nước Lào, dó thám, theo dõi các hoạt động quân đội Bắc Việt trên đất Lào. Trung tâm huấn luyện biệt kích (Nha Kỹ Thuật – Lôi Hổ) ở Long Thành nhận được thêm nhiều biệt kích quân Việt Nam mới tuyển mộ. Đối tác VNCH, Nha Kỹ Thuật cũng đưa huấn luyện viên VNCH vào tiếp tay cho quân Mũ Xanh Hoa Kỳ.
        Trong mùa thu năm 1965, chín (9) quân nhân biệt kích toán Dog, ba (3) trong toán Gecko nhẩy dù xuống Sơn La tăng cường cho toán Easy. Ngày 7 tháng Mười Một, tám (8) biệt kích toán Verse nhẩy dù xuống Sơn La tăng cường cho toán Tourbillon. Tất cả đều được lực lượng Công An Biên Phòng Bắc Việt đón tiếp…
        Cũng trong tháng đó, toán biệt kích Romeo đã sẵn sàng lên đường. Mười một người toán Romeo đã biết những người bạn biệt kích trong các toán đi trước đã phải vào khu cấm (để bảo đảm giữ bí mật chuyến đi) trong năm 1965, để thay thế các toán biệt kích đã xâm nhập từ trước đó… điều này làm cho quân biệt kích tin rằng “phe ta” đã hoạt động sâu trong lòng địch. Chưa một người lính biệt kích nào, nhẩy dù xuống miền Bắc … quay trở lại! Và các huấn luyện viên đều trả lời, các toán biệt kích vẫn còn hoạt động hữu hiệu. Quân biệt kích lên tinh thần… sẵn sàng lên đường cho chuyến đi Kinh Kha.
        Toán biệt kích Romeo, nhận đưọc lệnh tập họp (gom lại) để chuẩn bị lên đường, và sẽ phải nằm vùng (hoạt động) trong hai năm, ngoài ra không có lệnh nào khác (nhiệm vụ gì ngoài miền Bắc). Toán biệt kích xem xét, điều nghiên bản đồ bãi thả dù và điểm tập họp. Mọi chuyện có vẻ đơn giản: cứ ra ngoài Bắc, đợi lệnh và chúng tôi sẽ cho biết phải làm gì (nhiệm vụ).

        Sĩ quan hành quân thuyết trình chuyến đi cho toán biệt kích Romeo, ông ta dăn dò những khu vực cẩn thận, giới hạn, và chuyến hành quân (chuyến đi) này cũng nhằm mục đích chống lại quân cộng sản, bảo vệ Thế Giới Tự Do. Điều này mọi quân nhân biệt kích đều biết, và họ chiến đấu cho lý tưởng đó.
        Buổi sáng ngày 19 tháng Mười Một, toán biệt kích Romeo được một phi cơ Hoa Kỳ vào căn cứ huấn luyện ở Long Thánh đón, đưa lên căn cứ hành quân tiền phương (căn cứ phóng) Khe Sanh. Đến buổi chiều, toán Romeo 11 người lên hai trực thăng để được đưa vào vùng hoạt động, chiếc trực thăng thứ ba chở theo sĩ quan hành quân Việt Mỹ, đi theo toán biệt kích từ căn cứ ở Long Thành.
        Ba chiếc trực thăng bay sang đất Lào rồi ngược lên hướng bắc dưới cao độ thấp tránh radar Bắc Việt. Đến khoảng 4, 5 giờ chiều, họ đáp xuống một bãi đáp gần đường mòn Hồ Chí Minh, khu vực có tên trên bản đồ Vitulu gần biên giới Lào-Việt, trong quận Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Quân biệt kích nhanh chóng bốc rỡ đồ tiếp liệu, rồi di chuyển ra khỏi khu vực bãi đáp.
        Toán Romeo lên máy liên lạc với bộ chỉ huy trong Saigon, báo cáo chuyến xâm nhập thành công, an toàn và toán biệt kích di chuyển đến điểm tập trung theo trong kế hoạch soạn trước. Khi toán biệt kích bắt đầu di chuyển, chuyện không dễ dàng như trong tấm bản đồ, 10 cây số đường rừng, toán biệt kích mất 5 ngày trời mới đến nơi vì rừng rậm, điạ thế khó khăn, hiểm trở.
        Romeo báo cáo lý do đến điểm tập trung trễ hơn dự trù vì lý do điạ thế khó khăn, không phải vì họ không biết xử dụng bản đồ, điạ bàn. Ngoài ra, trực thăng đã thả họ xuống không đúng bãi đáp, làm toán biệt kích phải định lại hướng trưóc khi di chuyển. Điều này bộ chỉ huy trong Saigon xác nhận đúng… đã thả toán biệt kích Romeo sai bãi đáp.
        Thời gian kéo dài làm, quân biệt kích gần hết thực phẩm… rồi chuyện không may xẩy ra, khi họ được bộ chỉ huy SOG / Nha Kỹ Thuật thông báo chuẩn bị nhận tiếp tế. Quân biệt kích khai quang, chặt cây để làm bãi thả thùng đồ tiếp liệu cho trực thăng, họ trải panô hình chữ T trên bãi đáp làm dấu cho phi công nhận diện từ xa… Quân biệt kích nhìn rõ từ xa trong hãi hùng … viên phi công “lạnh cẳng” thả thùng đồ tiếp liệu quá sớm khi còn cách bãi đáp 4, 5 cây số, làm quân biệt kích mất thời gian di chuyển đi tìm, thâu hồi đồ tiếp liệu.  
        Trong khi theo dõi chiếc phi cơ bay đến từ xa, quân biệt kích nghe tiếng người cười đùa phát ra từ một giòng suối gần đó. Quân biệt kích cử người đi dò thám được biết năm người lính biên phòng Bắc Việt đang vui sướng, chuẩn bị nấu nướng cho bữa ăn chiều, sau đó lính Bắc Việt treo võng chuẩn bị nằm nghỉ ngơi. Toán biệt kích Romeo gom lại bàn để lấy quyết định. Lúc đó quá sớm để lên máy truyên tin báo cáo hoặc yêu cầu phi cơ oanh kích. Họ cũng lo sợ bị lộ vì có thể địch đã biết chuyện tiếp tế cho toán biệt kích. Quân biệt kích lặng lẽ bao vây bắt sống cả nhóm năm người lính Bắc Việt.
        Lính Bắc Việt thuộc đơn vị biên phòng tỉnh Quảng Bình, họ đã báo động có toán biệt kích (Romeo) xâm nhập, do người chăn cừu, bò trên núi cao trông thấy trực thăng thả quân biệt kích báo cáo cho đơn vị biên phòng.
        Khi “tù binh” Bắc Việt khai ra, quân biệt kích mới biết, hệ thống biên phòng của địch rất chặt chẽ, không thể nào lẩn tránh được. Tất cả các ngôi làng nhỏ dọc theo biên giới đều đã được huấn luyện cảnh giác, báo cáo khi trông thấy phi cơ từ trong miền Nam bay ra.
        Toán biệt kích Romeo lúc đó lâm vào trường hợp xử trí khó khăn. Trong căn cứ huấn luyện biệt kích ở Long Thành, họ được huấn luyện “phải giết cả năm người tù binh Bắc Việt”, để địch không thể biết rõ vị trí chính xác của toán biệt kích, vả lại họ đã biết có toán biệt kích xâm nhập và đang truy lùng toán Romeo.
        Việc huấn luyện là một chuyện… phải trực diện với sự thật, phải giết người mà họ đã bị tước khí giới, không có sự đe dọa trực tiếp đến sinh mạng của mình làm quân biệt kích … do dự. Sau ba ngày khó khăn tìm câu trả lời… quân biệt kích tra tự do cho năm người tù binh Bắc Việt. Trước những cặp mắt ngỡ ngàng của quân thù, toán biệt kích Romeo di chuyển ra khỏi khu vực ngay tức khắc để trốn tránh không để cho địch bắt. Họ “quên” không báo cáo chuyện vừa xẩy ra cho Saigon.
        Một tuần lễ sau, ngày 14 tháng Giêng năm 1966, toán biệt kích Romeo bị bao vây, rơi vào ổ phục kích của đơn vị biên phòng, phối hợp dân quân tự vệ. Năm người tù binh Bắc Việt trở về đơn vị, báo cáo cho cấp chỉ huy của họ, và họ phối hợp với dân quân tự vệ điạ phương tổ chức phục kích toán biệt kích đang hoạt động trong khu vực.
        Toán biệt kích bị bắt, trói tay ra phía sau, lục soát. Đồ tiếp liệu của họ bị tịch thâu. Sĩ quan đơn vị biên phòng Bắc Việt đặt vài câu hỏi nhanh chóng với hai nhân viên truyền tin của toán biệt kích Romeo. Cả hai bị bắt cùng với máy móc truyền tin, và bảng chỉ dẫn phương thức làm việc. Cả hai bị đưa đi hai nơi, cách biệt với phần còn lại của toán biệt kích.
        Phần còn lại, 9 người trong toán Romeo bị áp tải đi bộ băng rừng cả tuần lễ ra đến thị trấn Đồng Hới, thủ phủ tỉnh Quảng Bình. Quân biệt kích bị giam cô lập, cách biệt trong nhà tù tạm, xây bằng tre nứa vì miền Bắc lúc đó đang bị phi cơ Hoa Kỳ oanh kích, để điều tra trong sáu tháng.
        “Viên Thượng Úy đơn vị biên phòng Bắc Việt, chỉa mũi súng vào đầu tôi”, một nhân viên truyền tin toán biệt kích Romeo kể lại. Lúc đó là mùa thu năm 1973, sau hơn 7 năm rưỡi bị biệt giam, anh ta đã gặp lại bạn bè toán biệt kích Romeo trong nhà tù Quyết Tiến, tỉnh Hà Giang. Một nhân viên truyền tin khác vẫn biệt tăm cho đến cuối năm 1979 mới được đưa trở lại toán biệt kích, lúc đó cả toán đang bị giam giữ trong nhà tù Thanh Phong, tỉnh Thanh Hóa.
        Sau 14 năm, sự hận thù cũng đã nguội đi, các bạn trong toán Romeo muốn biết những gì xẩy ra cho người bạn nhân viên truyền tin của toán biệt kích. Anh ta kể lại, Bắc Việt có một đơn vị đặc biệt trong ngành an ninh (bộ Nội Vụ), và họ ép buộc nhân viên truyền tin các toán biệt kích phải lảm việc cho Cục Phản Gián, bộ Nội Vụ. Sau đó, một viên Thượng Úy đưọc trao nhiệm vụ “làm việc” với nhân viên truyền tin toán biệt kích Romeo.
        “Tôi có mật mã để báo cho Nha Kỹ Thuật (SOG) biết chuyện gì đã xẩy ra cho toán biệt kích Romeo. Tôi nghĩ rằng bộ chỉ huy (NKT/SOG) chỉ có thể gửi đồ tiếp tế cho chúng ta, chứ không gửi người ra tăng cường sợ sẽ bị địch giết… Nhưng sau khi giải mã bức công điện, tôi được biết họ sẽ gửi thêm người ra tăng cường… và tôi quyết định phải làm điều gì đó, mặc dầu có thể nguy hiểm đến sinh mạng của mình.”
        “Tôi gửi hai lần trước khi viên Thượng Úy biết được chuyện tôi đã làm. Tôi gửi đi hai câu báo động rất nhanh: ROMEO ĐÃ BỊ BẮT  ROMEO ĐÃ BỊ BẮT.”
        “Viên Thượng Úy đứng ngay đó, rút khẩu súng ra khỏi bao da, lôi tôi ra khỏi máy truyền tin, dí khẩu súng vào đầu tôi. Lúc đó tôi chỉ mong ông ta bắn cho tôi một phát cho rảnh nợ… chấm dứt thân phận tù đầy, nhưng ông ta không bắn”, đánh đập tàn nhẫn rồi tống vào nhà tù… kể xong anh ta ngoảnh mặt đi nơi khác… xót thương cho thân phận!”
        Có một nguồn an ủi cho các quân nhân biệt kích, nhẩy dù ra ngoài Bắc. Tất cả mọi quân biệt kích trong các toán đều ký tên vào bản hợp đồng, khi họ tình nguyện gia nhập chương trình bí mật. Văn kiện bảo đảm, họ sẽ được chăm sóc trường hợp bị địch bắt hay báo cáo bất tích. Đến một ngày nào đó, họ trở về sẽ được hưởng, hy vọng là thế.
        Những tuần lễ đầu tiên khi bị bắt, quân biệt kích toán Romeo bị giam trong nhà tù hướng tây thị trấn Đồng Hới, bị tra khảo ngày này qua ngày khác. Nhân viên an ninh bộ Nội Vụ tỉnh Quảng Bình và từ Hà Nội vào lấy khẩu cung. Miền Bắc đang bị phi cơ Hoa Kỳ thả bom nhưng tù binh biệt kích nằm trong nhà tù không biết gì thêm, ai thả bom, mục tiêu ở đâu?
        Một ngày trong tháng Ba năm 1966, một người tù mới được đưa vào. Một người tù biệt kích hỏi nhỏ “Anh là ai?”. Một giọng nói nhỏ nhẹ trả lời
        “Tôi tên là Nguyễn Quốc Đạt”
        “Tại sao anh bị bắt?”
        “Tôi là phi công bị bắn rơi trong một phi vụ oanh kích miền Bắc. Họ đưa tôi vào đây.”
        Đạt, phi công VNCH sẽ được đưa đi nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội (phi công thả bom miền Bắc như phi công Hoa Kỳ).
        Các biệt kích trong toán Romeo cũng như các toán trước và sau đó, đều ký tên vào đơn tình nguyện (bản hợp đồng làm việc) với Nha Kỹ Thuật theo điều kiện của đơn vị SOG (Nha Kỹ Thuật là đơn vị đối tác của đơn vị SOG). Đơn vị SOG không trực tiếp ký giao kèo với biệt kích quân VNCH, để ngời Hoa Kỳ có thể chối bỏ… không trực tiếp nhúng tay vào.
        Khi quân đội Hoa Kỳ nhận bàn giao chương trình 34A từ cơ quan CIA, đến năm 1966 có nhiều thay đổi trong vấn đề ký giao kèo, theo Đại Tá TQLC/HK John J. Windsor, trưởng phòng Hành Quân đơn vị SOG đến Việt Nam trong tháng Sáu năm 1965 trước khi “phóng” toán biệt kích Romeo. Trong năm 1969, ông ta giải thích sự thay đổi về giao kèo với biệt kích quân người Việt cho các tướng lãnh trong bộ TTM Quân Đội Hoa Kỳ.
        Tôi làm việc với đối tác VNCH, Đại Tá Hổ (Trần Văn Hổ), thực ra ông ta là đối tác của Đại Tá Blackburn (hai đơn vị trưởng SOG và NKT)… Đối với tôi, không có vấn đề nào cả. Một thí dụ.
        Các ông cũng đã biết, chúng ta mất nhiều biệt kích (VNCH) nơi miền Bắc Việt Nam, và chính sách của chúng ta vẫn tiếp tục trả lương cho họ (gia đình họ), như họ vẫn còn sống (bị bắt, giam cầm). Sau đó khoảng từ sáu đến tám tháng, chúng ta có rất nhiều người (thân nhân biệt kích) phải trả luơng. Đại Tá Blackburn cùng với tôi bàn luận. Ông ta muốn chấm dứt tình trạng này, không trả lương hàng tháng cho gia đình họ nữa. Lẽ dĩ nhiên, chuyện này rất khó nói, và tôi đi gặp Đại Tá Hổ, giải thích cho ông ta. Đầu tiên, tôi hỏi ông ta có bao nhiêu người (điệp viên, biệt kích) trong loại này (ra ngoài Bắc). Chúng tôi đã biết con số trước khi đặt câu hỏi. Ông Hổ được sĩ quan tham mưu của ông ta cố vấn. Khi tôi thông báo những điều muốn làm, họ sốt sắng hợp tác. Chúng tôi tuyên bố, quân biệt kch chết lần mòn, cho đến khi không còn người nào nữa (để khỏi phải trả lương), trả tiền tử tuất một lần thay vì hàng tháng.
        Đại Tá Windsor chắc phải biết, đa số quân biệt kích bị bắt sống (không chết), bị đưa ra tòa án quân sự, và công bố trên đài phát thanh Hà Nội. Điều không may cho các biệt kích quân bị cầm tù ngoài miền Bắc Việt Nam, quyết định của Đại Tá Blackburn cần có một đơn vị để báo cáo (tử trận hay mất tích), mà đơn vị “ngụy tạo” này cũng sẽ biến mất sau đó. Tuy nhiên vẫn còn nhiều toán biệt kích khác được “phóng” ra ngoài Bắc.
VDH 

No comments:

Post a Comment