Khi rời đất nước ra đi, chúng tôi không còn tuổi trẻ để mang theo mà chỉ đem được rất nhiều kỷ niệm, ngổn ngang trong trí nhớ với những niềm luyến tiếc khôn nguôi.
Ở quê hương chúng ta, mặc dù miền Nam chỉ có hai mùa mưa nắng nhưng Tháng Tám dường như chúng ta nghe mùa Thu có con nai vàng đạp trên lá vàng khô trong thơ Lưu Trọng Lư. Và tôi tưởng tượng như có mùa Thu trở mình trên gót nhỏ dìu em đến người bằng vòng tay nâng niu hạnh phúc như trong bản Như Ngọn Buồn Rơi.
Nhưng sao ở đây, quê người, mảnh đất tạm dung thân, Tháng Chín, nhân dáng mùa Thu trở về đẹp quá trong chiếc áo xanh vàng đỏ đâu đó mà sao lòng mình không xúc cảm là mấy. Có phải quê người không có một chỗ đứng trong tâm hồn kẻ lưu vong như chúng ta, không có một kỷ niệm nào trong ký ức để nhớ để thương.”
Ngồi ngắm mưa Thu, nghe Lá Ðổ Muôn Chiều của nhạc sĩ Ðoàn Chuẩn. Lòng tôi chợt miên man nghĩ về Thu, về những bài hát mùa Thu đã coi như ký ức trong lòng, không thể không vang lên trong tôi mỗi khi lá bắt đầu rơi. Hạ đẹp vì hạ đỏ chói chang, Xuân đẹp vì xuân hồng sắc thắm, Ðông đẹp vì đông trắng giá băng, Thu đẹp vì thu vàng nỗi nhớ.
Con người yêu mùa Thu bởi người ta cũng cần được buồn biết mấy. Người ta cần buồn để hòa mình với sự tuần hoàn của thiên nhiên đổi áo bốn mùa... người ta cần buồn để quý trọng từng khoảnh khắc vui tươi... người ta cần buồn để thương, cần buồn để nhớ.
Tôi vẫn tưởng không cần cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ mới là thu sang. Mùa Thu đã sẵn trong tâm tưởng con người, như kỷ niệm vĩnh viễn còn ở lại, như màu nắng có bao giờ phai.
Hoài niệm cũ chẳng cách nào rũ bỏ hoàn toàn, chỉ là ru nó tạm ngủ yên. Rồi nó sẽ trở mình thức giấc vào lúc ta ít ngờ đến nhất... khi khung trời mùa Ðông xám nhạt áp hơi thở lạnh buốt lên khung cửa sổ... khi Thu nhuộm ố một vừng quan san, chợt gợi lên niềm hoài cổ hiu hiu buồn, lá rơi ngập trời hay rụng úa lòng ta.
Nhớ nhung, lưu luyến, hối tiếc, ngậm ngùi. Ta không còn phân định rạch ròi được nữa. Và ta mong ngóng, ta chờ đợi một điều gì mơ hồ đến bản thân cũng chẳng thể nào hiểu nổi. Dường như sau cái chát đặc của nỗi buồn se sắt vẫn đọng lại chút dư vị ngọt ngào kỳ dị. Dù hạnh phúc có ra đi nhưng tình ta còn đó, như ngàn năm ngàn năm sóng vỗ vẫn ôm một bờ cát mà thôi.
Nhắc đến Thu, người ta nghĩ ngay đến sắc tơ vàng vương vương, và lá vàng rơi khi tình thu vừa khơi, nghe chừng như đây màu tê tái.
Nhưng đâu chỉ có thế...
Thu là màu tím chiếc áo ôm tim lẻ loi khóc anh chiều tiễn đưa, màu tím sầu thương của những chuỗi ngày vắng nhau tháng năm còn lướt mau biết bao giờ thấy nhau.
Thu là màu hoa thạch thảo chết lịm mong chờ bởi trên cõi đời mộng trùng lai không dễ.
Thu là sắc lông vũ hoàng hạc bay bay mãi bỏ trời mơ, là không gian thăm thẳm diệu vợi của đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió, là ánh sáng huyền ảo lung linh của hồn ta khóc bao giờ.
Thu là màu xanh: xanh nuột nà trinh nguyên tà áo người mơ không đến bao giờ, xanh lơi lả lá thư nhuộm tình ân ái, xanh thơ ngây gót hài chênh vênh người em gái một sớm mai giữa chân trời lồng lộng, xanh óng gió bay cùng mây ngàn, xanh ngát trăng non gửi về với thu trần gian.
Bởi sự lãng đãng của mối tình nghệ sĩ hào hoa, nỗi buồn thu của Ðoàn Chuẩn thanh thoát quá, êm đềm như đôi mắt hồ thu huyền hoặc đến mênh mang.
Một hòn đá ném xuống mặt hồ, cho ngàn sóng lan ra xa, khơi lên niềm nhức nhối khôn nguôi. Sắc xanh chợt mất, nhường cho lá vàng đổ muôn chiều... Rượu nồng, pháo đỏ, vu quy, cố nhân biền biệt còn không quay về? Hoa xưa đã tàn, tình ta đã tan. (Lá Ðổ Muôn Chiều)
Hòa trong nỗi sầu vào thu, suối mơ cũng buồn vì suối lưu luyến tình nhân thế. Nỗi buồn tưởng không thể nào trong sáng hơn thế, tình yêu tưởng không thể nào trong sáng hơn thế, chẳng bợn chút dục vọng, sầu thương, mà dường ru con tim nguôi ngoai lắng dịu. (Suối Mơ)
Mỗi khi thưởng thức nhạc phẩm Văn Cao, nghe hơi thở Ðường thi lẩn khuất trong từng lời ca, tôi lại có cảm giác như ngắm một vị mỹ nhân biết rõ là tuyệt sắc nhưng không cách nào nhìn rõ dung nhan... những dáng hồng thơm hương, mắt huyền lưu xuân, gót hài khai hoa được bao bọc trong màn sương khói hư ảo. Như đi tìm Thiên Thai, vùng đất hứa chan chứa những giai điệu thần tiên mãi mãi không tồn tại trên trần gian.
Mùa Thu của Văn Cao giữ trọn cái mơ màng huyền diệu đó. Và cái Thu Cô Liêu là cái Thu buồn bã của một cái ngày xa vắng và cái nhớ đi tìm người yêu trong cái Thu thôi. (Thu Cô Liêu)
Mùa Thu chết theo lá vàng, chết trong chiếc áo đan trên tay thiếu phụ lòng buồn vương vấn. Chàng bận lòng nhớ xa khơi, chàng còn mải theo lời gió nước, còn em đan áo mà dệt trọn nỗi nhớ thương. (Buồn Tàn Thu)
Trong những ngày Thu thảm đạm, tê tái với nỗi niềm khát khao sự sống mãnh liệt nhưng đành bất lực, có người nhạc sĩ đem trọn anh hoa một đời dựng nên thu ca tam tuyệt.
Ðặng Thế Phong vẽ từng bức tranh thu bằng ca từ và nhạc điệu... không có dáng ngọc mà chỉ có trăng lan dịu dàng nhưng thấm đẫm nỗi buồn, chỉ có hoa vương sầu thu muôn đời chất ngất, chỉ có lá cây đọng lại lệ đêm trường, và kẻ cô đơn vạn kiếp thao thức nhớ thương ai. (Ðêm Thu)
Hồn người dường cũng đã tan theo trăng rồi. Mưa Thu thánh thót rơi, u buồn lắng ngập bầu trời, có ai khóc đời người hữu hạn, có ai than kiếp mệnh bạc tài hoa. Làm sao níu lại gió, giữ lại mưa để cõi lòng đừng lâm ly khi hồn thu tới? Vợ chồng Ngâu còn khóc mãi vì thu... cho một đêm hội ngộ thỏa mộng tình si, và dương thế bao la buồn sẽ đời đời khóc cho nhất phiến tài tình thiên cổ lụy. (Giọt Mưa Thu)
Sương lam đã mờ chân mây mà thuyền không bến đỗ. Thuyền ơi, còn lờ lững trôi xuôi nặng nỗi đa mang. Giữa dòng ai biết nông sâu, vơ vẩn một hồn cựu mộng, mối sầu day dứt sao chặt cho đứt, khối sầu nặng trĩu sao đập cho tan... Hơi thu theo heo may, thông ngàn vi vu lời gió vang từ miền xa lăng lắc, thuyền nhớ bến mơ trong giấc mộng phai tàn.
..... .............
Nhớ khi chiều sương, cùng ai trắc ẩn tấm lòng.
Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng
Bến mơ dù thiết tha, thuyền ơi đừng chờ mong...”
Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng
Bến mơ dù thiết tha, thuyền ơi đừng chờ mong...”
ST
MÙA THU Trong Tình Ca Việt Nam
"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường… Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy giá lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm Nay Tôi Đi Học..." Tôi còn nhớ mãi bài "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh hồi mới lên trung hoc đệ nhất cấp. Do đó mùa thu vẫn là đề tài được bàn tán muôn thủa bởi những nhà văn, nhà thơ hay những nhạc sĩ trong kho tàng văn chương hay âm nhạc Việt Nam. Người ta ca tụng mùa thu, bối cảnh mùa thu được dàn dựng trong những tác phẩm của họ như những không gian lá vàng rơi hay những chia ly buồn bã. Tôi yêu mùa thu từ bản chất, yêu cả những bản nhạc mùa thu. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài này, tôi cố gắng đưa ra một số bài tiêu biểu của những nhạc sĩ đã sáng tác những tác phẩm về mùa thu. Tôi vốn thích bản thu ca tiền chiến của nhac sĩ Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Cuối thập niên 50 khi tôi còn học tiểu học, thầy giáo của tôi di cư từ miền Bắc vào. Ông có một tâm hồn nhạc sĩ, chính ông đã để lại trong tôi một ấn tượng thật tuyệt vời của một mùa "Thu quyến rũ":
"Anh mong chờ mùa thu
Trời đất kia ngả màu xanh lơ
Đàn bướm kia vui đùa trên muôn hoa
Bên những bông hồng đẹp xinh
Anh mong chờ mùa thu
Dìu thế nhân vào chốn thiên thai
Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay
Mùa thu quyến rũ anh rồi …"
Trong bối cảnh buồn bã nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói về mùa thu của ông qua đi khi "Nhìn những mùa thu đi". Thu đi và để lại cho chúng ta những chia ly, những nuối tiếc sầu rơi, những ý nghĩ riêng tư man mác trong tâm hồn:
"Nhìn những mùa thu đi
Em nghe sầu lên trong nắng
Và lá rụng ngoài song
Nghe tên mình vào quên lãng
Nghe tháng ngày chết trong thu vàng ..."
Khi người ta yêu nhau thì mọi thứ đều từ thiện, người ta sẽ cho nhau tất cả, từ những tháng ngày, những tặng phẩm quý báu, cho con tim, cho nhau kỷ niệm, ... với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, ông cho người tình cả một bầu trời mùa thu tuyệt vời về nhạc và lời ca . Bài "Mùa thu cho em" được ra đời năm 67. Chính bài ca này đã đánh thức tôi những cái đáng yêu của một mùa thu tình ái:
" Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
Mang ái ân mang tình yêu tới
Em có nghe, nghe hồn thu nói
Mình yêu nhau nhé ..."
Mùa thu là mùa của nỗi buồn, của chia tay, của những mối tình dang dở. Ở tuồi còn đi học, những nam sinh vẫn có những kỷ niệm đến đứng ngẩn Ngô ở cổng trường con gái như những cửa trường Gia Long, Nguyễn Bá Tòng, Sương Nguyệt Ánh hay Trưng Vương. Để rồi "Em tan trường về, mưa bay mờ mờ, anh trao vội vàng chùm hoa mới nở, ép vào cuốn vở”. Người con gái như đóa hoa hồng, hoa pensé, hoa mimosa hay hoa phượng hồng như môi em. Một nụ hôn đầu ngất ngây để rồi nhung nhớ mãi mãi về sau. Mùa Hạ đến rồi mối tình chia ly vì lý do nào đó… Để rồi khi sang mùa thu, mùa tựu trường cô gái Trưng Vương nhìn lá vàng rơi ngoài đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo gió heo may vi vu để nhớ đến người bạn trai xưa với nụ hôn đầu nồng nàn. Nhà thơ nữ Nguyễn Thị Lệ Thanh đã sáng tác bài thơ "Trưng Vương, khung cửa mùa thu", và nhạc sĩ Nam Lộc đã soạn thành một ca khúc ghi dấu những mối tình nhẹ nhàng, nỗi bâng khuâng, những xao xuyến của tuổi học trò:
"Tim em chưa chưa nghe rung qua một lần!
Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần
Tình trần mong manh như lá me xanh Ngô ngác rơi nhanh
Thu giăng heo may che bóng cây lạnh này
Người cho em nghe câu nhớ thương từng ngày…
Người mang cho em quen môi hôn ngọt mềm
Tình cho tim em rung những đêm lạnh lùng…
Nắng vấn vương nhẹ gót chân
Trưng Vương vắng xa anh rồi
Mùa thu đã qua một lần
Chợt nghe bâng khuâng lá rơi đầy sân...”
Mùa thu của những tình tự yêu đương, đã lôi cuốn người nhạc sĩ đã dùng bối cảnh thu ca như trong nhiều tác phẩm của ông về mùa thu, Phạm Anh Dũng đã tâm sự những nồng nàn, những cụm từ truyền cảm của ông qua bài "Gọi mùa thu mơ":
"Anh gọi mùa thu mơ
Một sớm thu sương mờ
Nai vàng đạp trên lá
Bước từng bước xa xa...
Anh gọi mùa thu mơ
Trời sớm sông không bờ
Lá vàng rơi lác đác
Dịu dàng cơn gió bay
Anh hẹn mùa thu sang..."
Mùa thu để chúng ta ru người tình. Khi mùa thu tới người nhạc sĩ hát khúc thu ca để dìu người yêu vào giấc điệp bình yên, Đức Huy đã ru người tình của mùa thu như sau:
"Hôm mùa thu gió hát bài ca cũ
Mùa thu lá vàng bay
Anh ru em ngủ
Bài ca dao ta vẫn hát khúc ấu thơ
Nắng vàng ấm suối nước dệt mây thu
Ngập ngừng trôi giấc mơ
Anh ru em ngủ
Dài cơn mê thương yêu ấy
Những ngày còn ái ân..."
Còn mùa thu của Từ Công Phụng thì như thế nào? Ông ru người yêu về với mùa thu dịu dàng, du dương với những lối ru nhẹ nhàng, dấu yêu của mây ngàn bay, hãy nghe bài "Mùa thu mây ngàn":
"Buồn vương mây ngàn giăng khắp lối
Mùa thu bơ vơ đến bên trời
Ru tóc em suối nguồn
Gọi hồn trong gió thu buồn
Ngày mai chúng mình xa nhau rồi
Cầm tay em nhìn sao không nói ..."
Tuần rồi tôi tình cờ được nghe bài "Dáng thu", người nhạc sĩ đã âu yếm so sánh vẻ đẹp kiều diễm, đài các của mùa thu như người thiếu nữ trong những dòng nhac thu ca . Nhật Vũ đã dìu người tình qua vũ điệu Tango:
"Dáng thu vơi buồn như thương nhớ ai
Dáng thu về đây mùa thu ơi ai có hay
Ta vẫn ngắm mây trời
Thương về tóc buông lơi
Thương nhớ mãi nụ cười
Bờ môi xinh như mộng
Từ ngày em đi
Đã bao lần thu về rồi ?"
Lại một tình cờ khác tôi lắng nghe tiếng đàn của một người nhạc sĩ Mai Đức Vinh bên phương trời Canada, ông cho chúng ta nghe một bản tình ca quyến luyến và nhiều vương vấn của người thiếu nữ trong giấc mơ thu của ông "Thu về hôm nao", thơ Pham Anh Dũng:
".....Này em nhé mắt nâu qua rừng thu
Trong bóng thời gian nhả tiếng sương mù
Chiều rơi lá chín thương em hương lụa
Anh nhặt thu về xây tím áng thơ
Chiều sao hoang vắng vàng phai sắc lá
Anh viết tình thu trên môi em thôi ."
Một chiều thu đến để rồi Phan Bá Chúc đã làm thơ, đã phổ nhạc từ khung trời yêu thương Đà Lạt qua ca khúc thật trữ tình và đáng yêu, "Tôi có em chiều thu":
"Chiều phai mây trắng trôi
Trôi qua dòng đời muộn phiền
Chiều nay tôi thấy em gọi nắng lên
Chiều thu tôi em tôi em như một tình cờ vừa đến
Bàn chân em e thẹn, bàn tay em thơ dại
Vội vàng con chim bé vỗ cánh bay lên cao
Đời cho tôi có em trong một chiều không mong đợi
Đời cho tôi có em trong thu về hương tình tới
Bàn tay thôi e thẹn, bàn chân thôi thơ dại
Chiều nay con chim én líu lo thương đời"
Mùa thu 75 đã làm bao nhiêu con tim điêu đứng, Ngô Thụy Miên khi ra xứ ngồi đã chia sẽ tâm tư của ông qua bài "Thu Sàigòn" như sau:
"Em hỏi anh mùa thu Saigòn
Nắng còn vương vương trên hàng phố vắng
Em hỏi anh mùa thu Saigòn
Nước mắt bây giờ có như mưa tuôn..."
Từ miền trung nam nước Mỹ, nhac sĩ Đỗ Duy Thụy đã bộc lộ tâm sự của ông khi mùa thu về ta.i Houston với những nhung nhớ mùa chia ly của tình yêu trong bài "Thu vàng nổi nhớ":
"Theo bước chân em đi thu vàng
Tình ơi sao đến muộn màng
Nổi nhớ mang theo cung đàn
Buồn vương trên bao tháng năm
Đời một rừng thu hoang vắng
Mơ em là nắng xuân sang
Hồn anh mộng cũ chưa tan
Tình theo lá thu vàng"
Trong nỗi khắc khoải khôn nguôi, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tưởng nhớ dến mùa thu năm cũ khi nhìn về người tình
Cũng vì mùa thu năm cũ vơi đầy nhung nhớ, Ngô Thụy Miên âu yếm nhìn vào ánh mắt người tình với bài "Thu trong mắt em":
"Rồi một mùa thu tới cho mắt em buồn trong nắng
Mầu tình hôn tóc rối ru má em hồng say đắm ...
Ô hay mùa Thu lại về cho mình giăng hẹn hò
Gọi tên nhau khi chiều đến
Mây Thu vấn vương đan ngập lối đi
Ái ân theo hồn vút cao Vết mơ tình xõa tay mềm..."
Nếu mùa thu được dùng như biểu tượng của sự ra đi hay sự chia ly để rồi dứt khoát một cuộc tình buồn não nề nào đó. Trong bối cảnh buồn của mùa thu ở vườn Luxemburg với ngập xác lá vàng rơi. Nhạc sĩ Pha.m Trọng Cầu đã viết bài "Mùa thu không trở lại" để nói lên nỗi sầu tan tác của ông:
"Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại
Em ra đi mùa thu, sương mờ giăng âm u
Em ra đi mùa thu, mùa thu không còn nữa
Đếm lá mùa thu, đo sầu ngập tim tôi…"
Cũng như sự chia ly từ mùa thu dang dỡ, người yêu sẽ tìm quên lãng mùa thu sầu úa vì tình đã chết trong lòng khi niềm cô đôn chợt đến mà nhạc sĩ Nam Lộc ghi nhận qua bài "Anh đã quên mùa thu":
"Bây giờ là mùa thu
Chiều vắng khói sương mù
Hàng cây khô sầu úa
Hiu hắt đứng trong mưa
Mưa như lệ tình xưa
Lệ thấm mãi cho vừa
Lệ thương hoa phượng rũ
Em có nghe mùa thu ..."
Mùa thu về với khung trời Paris của Cung Trầm Tưởng, nhà thơ này đã kể về chuyện tình mùa thu với nàng kiều nữ tóc nâu người địa phương bên vườn Luxemburg. Bài thơ "Mùa thu Paris" đuoc nhạc sĩ Pha.m Duy phổ thành một nhạc phẩm đã đi vào dĩ vàng của Saigon một thời xa xưa:
"Mùa thu Paris, trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ, hẹn em quán nhỏ
Rượu rưng rưng ly đỏ tràn trề ...
Mùa thu âm thầm bên vườn Lục Xâm
Ngồi quen ghế đá, ngồi quen ghế đá
Không em buốt giá từ tâm
Mùa thu nơi đâu, người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ, tóc vàng sợi nhỏ
Chờ mong em chín đỏ trái sầu.."
T ừ m ột phương trời nào đ ó Ph ạ m Anh Dũng âu yếm thì thầm với người em gái mắt nâu của mình bằng những lời yêu dấu để thăm chừng khi nào mùa thu của tình yêu thực sự đến. Nếu Phạm Trọng Cầu hay Trịnh Công Sơn nhìn mùa thu đi với nỗi niềm tiêu cực thì tương phản thì Pham Anh Dũng lại nhìn mùa thu ở khía cạnh tích cực. Nào chúnh ta hãy nghe lời hát của Pha.m Anh Dũng qua bài "Mùa thu về chưa em nhỉ":
"Này yêu dấu, mùa thu về chưa nhỉ
Gọi mây trôi em thả tóc bay đi
Hạt long lanh rơi nhạt lá thay mầu
Tình xanh biếc, xanh mầu đôi mắt nâu ...
Này yêu dấu, mùa thu về lá đổ
Dòng sông xanh trôi về mãi xa xôi
Mầu quan san loang nhạt tím khung trời
Chiều thu vàng mình anh với em..."
Trong một buổi chiều thu lá úa vàng rơi, tôi nhâm nhi ly cà phê của mùa thu vàng trong một cửa tiệm café’ Starbucks tai Boston, lòng bỗng bâng khuâng lên nỗi nhớ nhà, những rộn rã vì nhớ Givral hay La Pagode của Saigon năm xưa. Trong khung cảnh mùa thu dù là Boston, Paris hay Toronto, trong tôi mùa thu vàng của nhạc sĩ Cung Tiến vẫn đẹp đẽ hơn với lời thơ và ý nhạc. Nhịp điệu Valse vui tươi với lòng bồi hồi khi lang thang trên đường phố Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Gia Long hoặc Lê Thánh Tôn gần nhà tôi ở với những chiếc lá vàng rơi đã làm xao xuyến tâm hồn:
" Một mình đi lang thang trên đường,
Hồng hôn xuống, chiều thắm muôn hương
Chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng
Có mùa thu về, tơ vàng vương vương...
Chiều hôm qua lang thang trên đường
Nhớ nhớ, buồn buồn với chán chường
Chiều hôm nay trời nhiễu mây vương
Có mùa thu vàng bao nhiêu là hương"
Mùa thu về người nhạc sĩ thiếu vắng bóng hình người yêu, trong mùa thu hôn mê của nỗi niềm cô đơn, Ngô Thụy Miên đã sáng tác bài "Chiều nay không có em" vào năm 1965 như sau:
"Chiều nay mình lang thang trên phố dài
Không có em ai chung bước dỗi nhau giận hờn
Không có em đường xưa giăng mắt mây trôi
Chiều nào hai đứa chung đôi
Lặng nhìn mùa thu lá rơi ...
Rồi mai mình em thôi trên phố người
Sao mắt nhung không nuối tiếc khát khao đợi chờ
Không có em còn ai thương lá thu bay
Còn ai vương vấn cơn say
Đời gian dối cô đơn mình ta."
Trong cái tâm tình bơ vơ về mùa thu chia ly, những nỗi cơ đ ơn buồn tẻ của tâm hồn đã tạo ra bản nhac "Thu bơ vơ" buồn man mác tâm tư, thơ của thi sĩ Võ Mỹ Ngọc, nhạc Mai Đức Vinh:
"Hàng cây trơ nhánh bơ vơ cuối mùa
Nàng thu giận chi lá rơi đầy sân
Sầu dâng đơn côi năm tháng phai tàn
Heo may gió thu se lạnh
Nghe tâm hồn thương nhớ xa xăm
Rừng thu thay lá công viên ghế buồn
Chờ ai về ngang ghé thăm nghỉ chân
Quạnh hiu mây bay giăng xám con đường
Nơi đây đếm bao thu vàng
Quê nhà xa cách đại dương..."
Vũ Đức Sao Biển góp mặt vào vườn thơ nhạc mùa thu qua bài "Thu hát cho người". Lời nhạc lẳng lơ với người tình mùa thu của ông, rồi nỗi thống trách khi nàng bỏ ra đi . "Thu hát cho người" như là một khúc ca buồn thảm:
"Giòng thu nào đưa người tình đi biền biệt
Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa....
Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó
Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư...
Giữa thu vàng bên đồi sim trái chín
Một mình ta khóc tuổi thơ rơi
Thời gian nào trôi bềnh bồng trên thân phận người
Biệt ly nào không muộn phiền trên đầu môi
Màu vàng lên, biêng biếc ánh chiều rơi
Nhạc hồi mong ta hát vì xa người
Thu hát cho người, thu hát cho người, người yêu… ơi"
Trong đầu thập niên 70, người ta không thể quên một bản nhac tình thu bất hủ của nhạc sĩ Pham Duy, phổ từ thơ của thi hào Guillaume Apollinaire. Bài "Mùa thu chết" đã ray rứt nói lên những thương nhớ khôn nguôi của một mùa thu tàn úa, những ai ốn tiếc thương của người tình vẫn mặn nồng chờ đợi sự trở lại của mùa thu yêu đương có nhau …
"... Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa thu đã chết rồi
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em
Vẫn chờ em, vẫn chờ em, vẫn chờ
Vẫn chờ... đợi em."
Thi sĩ lừng danh Paul Verlaine của Pháp Quốc đã mang nỗi xúc động bồi hồi khi diễn tả bài thơ mùa thu của ơng qua bài "Chansons D'automne" như sau:
"Les sanglots longs
Des violons
De l'automne
Blessent mon coeur
D'une langeur monotone
Tout suffocant
Et blême, quand
Sonne l'heures
Je me souviens
Des jours anciens
Et je pleure..."
Bài thơ này được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc lời Việt mang tên "Thu ca điệu ru đơn":
"Mùa thu nức nở ơ ớ
Tiếng thở ơ ơ ơ dài
Tiếng vĩ cầm, buồn ơi mùa thu ơi!
Lòng ta khốn khổ ơ ố
Với mỏi ý y y mòn
Tiếng thu buồn, buồn ơi điệu ru đơn
Nghẹn ngào tê tái, nghẹn ngào tê tái
Khi giờ điểm, ta ngồi ta nhớ
Những ngày nào xưa
Những ngày nào xưa, và ta khóc lóc
Và ta khóc lóc ..."
Nước mắt đã rơi khi mùa thu về vì mùa thu buồn bã, khi hàng cây trút lá nghĩa trang đìu hiu, Phạm Duy đã mơ tả một mùa thu đầy nước mắt trong cơn mưa thu... của bài "Nước mắt mùa thu":
"Nước mắt mùa thu khóc ai trong chiều
Hàng cây trút lá nghĩa trang đìu hiu
Từng chiếc, từng chiếc lệ khô vàng héo
Buồn thương từng kiếp nằm trong mộ héo tên người đời quên
Nước mắt mùa thu khóc than triền miên
Nước mắt mùa thu khóc trong đêm dài
Mùa thu chới vơi tiếng mưa buồn rơi…"
Mùa thu với mưa rơi buồn hiu hắt, giọt nước mắt rơi như giọt mưa sầu nhân thế. Ơi, hồn thu đến để gieo bao nỗi buồn như trong bài "Giọt mưa thu" của nhạc sĩ Đặng Thế Phong:
"Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi
Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu
Ai khóc ai than hờ! ....
Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
Ai nức nỡ thương đời
Chân buông mau dương thế bao la sầu…"
Giọt mưa thu không hẳn chỉ biểu hiện trong thơ mùa thu của Đặng Thế Phong hay Phạm Duy, mà nó còn được nhạc sĩ Lê Quang diễn tả qua bài "Mùa thu dưới mưa"... thu về dưới mưa để nhớ em những nụ hôn đầu và thấp thoáng bóng em đi khi chiều nhạt phai:
".... Một mùa thu anh đứng trong mưa
Chờ em lá rơi vàng đầy sân
Và thời gian như cũng trôi theo mùa thu
Bóng chim cây về đâu
Có nuối tiếc những nụ hôn đầu giờ phai
Bóng dĩ vãng như rơi cuối chiều mùa thu
Nhớ em mùa thu dưới mưa
Nhớ em mùa thu dưới mưa
Gió cuối chốn xa bước chân em chiều phai
Lấp khuất nỗi đau những muộn phiền chôn dấu
Thấp thống bóng xa vết thương đau thời gian
Nắng tắt cuối phố chiếc lá cố ngậm ngùi…"
Mùa thu của Lê Quang với vết thương lòng khi em ra đi, còn trơ vơ chiếc lá ngậm ngùi . Nhạc sĩ Pha.m Mạnh Cương nối tiếp với khúc hát bơ vơ khi mùa thu thiếu vắng em, để rồi cỏ hoa xanh xao chết từ bao giờ và để lá vàng rụng rơi dâng sầu lòng này em có hay? Chúng ta hãy nghe bài "Mùa thu không em":
"Mùa thu không em anh buồn một mình
Cỏ hoa xanh xao chết từ ngày nào
Mùa thu không em rừng thu mông mênh
Lá vàng rụng sầu em có hay đâu....
Mùa thu không em giá buốt tim anh
Tình yêu mong manh mây trời nương cánh
Mùa thu không em, mùa thu không em
Núi đồi ngã bóng chiều hắt hiu…."
Mùa thu là mùa của sự đổi thay, của những chuyển mình trong thiên nhiên, sự thay đổi thiên nhiên đó nhiều khi rất gần gũi với sự thay đổi của con người . Nữ nhạc sĩ Nguyễn Linh Chi đã phổ bài thơ "Dạ khúc mùa thu" của thi sĩ Phạm Ngọc thành một nhạc phẩm nói lên những tâm trạng của người thi sĩ đa cảm này về mùa thu, bài hát sáng tác theo thể điệu boston, mang âm hưởng của nét nhạc du dương, buồn vời vợi tâm tư:"Mùa thu chiếc lá chuyển mình
Trơ những nhánh sương
Vạt nắng cuối chạy quanh dãy phố
Tiếng thở dài, chiều nghiêng mình,
Tiếng thở dài tơi…
Ánh trăng thu quằn quại,
Không thoát khỏi
Cõi sương màu nhiệm
Nửa bên này nhớ nửa bên kia
Chốn hư vơ ai ngồi xõa tóc
Đêm loài nai lạc cả lối về…"
Nếu dưới rừng thu có những con nai lạc lồi trong nỗi nhớ bâng khuâng tìm đến với nhau, thì trên không trung cũng có những vì sao lạc lồi khi tìm kiếm lẫn nhau như "Hai vì sao lạc", một bản tình ca mùa thu rất trử tình do nhạc sĩ Anh Việt Thu sáng tác:"Người về, một mùa thu gió heo may
Về đâu có nhớ chăng những vì sao long lanh
Đưa tiễn người đêm không trăng
Nói sao nên lời, lòng buồn như chiều rơi…
Người về, người về đâu nhớ ta chăng?
Người đi mỗi lá thu vàng rơi làm ta bâng khuâng
Như ánh mây chiều lam trong sương
Bước đi âm thầm lòng buồn như chiều rơi
Nghe chăng thu ơi để lá rơi chi hồi
Gợi lòng thương nhớ ai nhiều…"
Riêng với mu`a thu của Văn Phụng có sương thu giăng phủ một không gian tĩnh mịch, lãng mạn theo thể điệu valse chậm, có nàng, có chàng, từ đồi núi xuống dưới biển khơi trong bài "Sương thu":"Sương thu xuống rồi
Trên núi đồi dưới biển khơi
Sương thu trắng ngần đang xuống dần
Khắp trần gian mơ hồ sương xuống rồi
Trên mắt người ướt làn môi
Mơ màng trên áo chàng
Vương tóc nàng sương thấm tràn ...
Âm thầm riêng ta vẫn mơ…
Thầm ta vẫn còn mơ"
Mùa thu của Trường Sa không có sương thu như mùa thu của Văn Phụng, nhưng la.i có mây mù và mưa nhiều …, mưa rơi êm đềm của một cuộc tình gắn bó, nhung nhớ về mưa thu. Trường Sa đã tả ý tưởng của ơng trong bài "Mùa thu trong mưa":"... Gọi mùa thu quên lãng
Vào tiếng mưa rơi êm đềm
Trời còn mưa ướt thêm
Biết lấy ai chia hờn tủi
Trời mưa thu lắm mây
Còn bước em đi quên về
Vòng tay ôm lẻ loi
Cho mình còn mãi thương nhau...
Chuyện ngày xưa biết sao
Mỏi cánh chim bay phương nào
Còn ngày xuân ấm êm
Cho mình gọi tiếng yêu em."
Mưa thu không dứt tiếng mưa rơi vào mùa thu của thi sĩ Như Nguyên, và cũng là nhac sĩ Vũ Thư Nguyên. Chuyện tình thu cua ơng cũng không kém phần mộng mơ và lãng mạn trong bài "Thu Đã Về":"... Thu, Thu đã về rồi em gái yêu
Nhặt chiếc lá vàng
Anh nghe tình chớm ươm mơ
Mây giăng giăng trên cành nhỏ
Thẫn thờ nghe lá đổ...
Nghe gió lùa … Nghe mong chờ người mắt nai
Thu đã về rồi em có thấy
Mưa đầu mùa mưa ướt cả hồn ai
Mưa rơi rơi mưa hiu hắt đêm dài
Thu đã về rồi để ai thương nhớ ai ?”
Mùa thu vẫn mưa, không những trong bối cảnh ở Việt Nam của nhiều nhạc sĩ, mà còn mưa cả một khung trời Paris của Phạm Ngọc và Vũ Hữu Toàn qua bài "Mưa Paris - Mùa thu của tôi", thơ Phạm Ngọc, nhạc Võ Hữu Toàn. Bài hát đưa ta viếng kinh đô Paris trong cơn mưa thu, giòng nước mưa đã trơi theo con sông Seine u buồn vào mùa thu của Phạm Ngọc:"Paris buồn giữa trời thu
Cơn mưa ùa theo hối hả
Tiếng đàn cùng tiếng gió
Thở dài thành những cơn mưa
Em là mùa thu của tôi
Chẳng đợi chờ sao lai đến
Cũng đành một lần lỗi hẹn
Sông Seine buồn quá xa xôi..."
Nếu như Phạm Ngọc, Cung Trầm Tưởng và Phạm Trọng Cầu đem chúng ta vào mùa thu Paris của phương Tây thì ngược lai nhạc sĩ Hồng Thi Thơ đưa chúng ta trở lại phương Ðông với xứ hoa anh đào, có kiều nữ geisha trong áo kimono cổ truyền của đất Phù Tang qua bài "Mùa thu Đông Kinh":"Lạc trong Đông Kinh
Vừa khi mùa thu gieo thương nhớ
Làm tôi ngơ ngẩn nhìn qua hồn thơ
Chiếc áo buồn kimono
Đôi thiên nga trong hồ
Cô geisha trên bờ
Thiết tha trong mong chờ...
Mùa thu Ðông Kinh
Gọi đôi hình bóng trong giây phút
Chờ trơng bước đi tìm tâm tình nhau
Bước đi tìm duyên ngày sau
Trong tiếng hát mơ màng
Trong ánh nắng ngỡ ngàng
Xao xuyến lá thu vàng."
Chúng ta đã nhắc đến mùa Thu Paris, những lá vàng ở vườn Lục Xâm Bảo, hay là mùa thu ở Đông Kinh, làm chúng ta liên tưởng đến mùa Thu ở quê hương. Không có nhiều nhạc sĩ nhắc đến mùa thu Sài Gòn, Sài Gòn thân yêu chỉ có hai mùa mưa nắng. Cái nắng chói chang của Sài Gòn đã làm nhà thơ Nguyên Sa nghĩ đến người em gái mặc áo lụa Hà Ðông "nắng Saigòn, anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông" . Cũng có nhiều nhạc sĩ thường nhắc đến ngày mưa dài ở Sài Gòn – tưởng chừng như bất tận . Nhưng mùa Thu ở Hà Nội đã là đề tài của biết bao nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nói chung là những nghệ sĩ đã kể nhau nghe về Hà Nội trong ký ức , như một Hà Nội của Mai Thảo, rồi một Hà Nội của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái và một Hà Nội của Trịnh Công Sơn,… Hà Nội là mùa Thu, và mùa thu là Hà Nội: "Hà Nội mùa thu"Cây cơm nguội vàng,
Cây bàng lá đỏ
Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ
Mái ngói thâm sâu
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội
Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió
Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ…"
Hà Nội với những phố Cổ ngày cuối thu, buổi chiều sương phủ, đi lang thang ngồi phố, mùi hoa Sữa lãng đãng trong gió thoãng làm chúng ta không quên được mùa thu Hà Nội. Hà Nội, cuối thu, trời se se lạnh, ngày xưa các cô gái Hà Thành mặc áo nhung, cổ quàng khăn voan tím đã làm trái tim bao chàng trai rung động . Như khi một "tiểu thư Hà Nội" nhớ người yêu ở phương xa, đã đi lang thang trong phố Cổ, đã ra Hồ Gươm, soi bóng mình, soi tương lai của mình và nước mắt của nàng lăn xuống như những hạt mưa bụi như mưa phùn như trong một bài thơ của Phạm Chung do nhạc sĩ Phạm Anh Dũng phổ thành ca khúc "Mùa Xuân ngồi song cửa":"Có phải mùa thu đã qua
Em lang thang qua phố phường Hà Nội
Mặt hồ Gươm pha sương, em soi đời u tối
Mùa cốm hồng không đợi
Em nhớ ai mà mưa bụi bay?…"
"Mùa thu Ðông Kinh" của Hồng thi Thơ cho thấy hình ảnh của cô geisha mong chờ người lữ khách thì mùa thu của Lưu Trọng Lư cho thấy một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ của người cô phụ Việt Nam trông ngóng kẻ chinh phu trở về từ một tiền tuyến xa xôi, cái hình ảnh tiêu biểu thật đáng yêu của bao người phụ nữ Việt Nam trong bất cứ cuộc chiến nào suốt dòng lịch sử của dân tộc. Bài "Tiếng Thu" được nhạc sĩ Lê Thương phổ nhạc với nhịp chậm 4/4, hợp âm Fa trưỏng:"Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ...
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô."
"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường… Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy giá lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm Nay Tôi Đi Học..." Tôi còn nhớ mãi bài "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh hồi mới lên trung hoc đệ nhất cấp. Do đó mùa thu vẫn là đề tài được bàn tán muôn thủa bởi những nhà văn, nhà thơ hay những nhạc sĩ trong kho tàng văn chương hay âm nhạc Việt Nam. Người ta ca tụng mùa thu, bối cảnh mùa thu được dàn dựng trong những tác phẩm của họ như những không gian lá vàng rơi hay những chia ly buồn bã. Tôi yêu mùa thu từ bản chất, yêu cả những bản nhạc mùa thu. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài này, tôi cố gắng đưa ra một số bài tiêu biểu của những nhạc sĩ đã sáng tác những tác phẩm về mùa thu. Tôi vốn thích bản thu ca tiền chiến của nhac sĩ Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Cuối thập niên 50 khi tôi còn học tiểu học, thầy giáo của tôi di cư từ miền Bắc vào. Ông có một tâm hồn nhạc sĩ, chính ông đã để lại trong tôi một ấn tượng thật tuyệt vời của một mùa "Thu quyến rũ":
"Anh mong chờ mùa thu
Trời đất kia ngả màu xanh lơ
Đàn bướm kia vui đùa trên muôn hoa
Bên những bông hồng đẹp xinh
Anh mong chờ mùa thu
Dìu thế nhân vào chốn thiên thai
Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay
Mùa thu quyến rũ anh rồi …"
Trong bối cảnh buồn bã nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói về mùa thu của ông qua đi khi "Nhìn những mùa thu đi". Thu đi và để lại cho chúng ta những chia ly, những nuối tiếc sầu rơi, những ý nghĩ riêng tư man mác trong tâm hồn:
"Nhìn những mùa thu đi
Em nghe sầu lên trong nắng
Và lá rụng ngoài song
Nghe tên mình vào quên lãng
Nghe tháng ngày chết trong thu vàng ..."
Khi người ta yêu nhau thì mọi thứ đều từ thiện, người ta sẽ cho nhau tất cả, từ những tháng ngày, những tặng phẩm quý báu, cho con tim, cho nhau kỷ niệm, ... với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, ông cho người tình cả một bầu trời mùa thu tuyệt vời về nhạc và lời ca . Bài "Mùa thu cho em" được ra đời năm 67. Chính bài ca này đã đánh thức tôi những cái đáng yêu của một mùa thu tình ái:
" Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
Mang ái ân mang tình yêu tới
Em có nghe, nghe hồn thu nói
Mình yêu nhau nhé ..."
Mùa thu là mùa của nỗi buồn, của chia tay, của những mối tình dang dở. Ở tuồi còn đi học, những nam sinh vẫn có những kỷ niệm đến đứng ngẩn Ngô ở cổng trường con gái như những cửa trường Gia Long, Nguyễn Bá Tòng, Sương Nguyệt Ánh hay Trưng Vương. Để rồi "Em tan trường về, mưa bay mờ mờ, anh trao vội vàng chùm hoa mới nở, ép vào cuốn vở”. Người con gái như đóa hoa hồng, hoa pensé, hoa mimosa hay hoa phượng hồng như môi em. Một nụ hôn đầu ngất ngây để rồi nhung nhớ mãi mãi về sau. Mùa Hạ đến rồi mối tình chia ly vì lý do nào đó… Để rồi khi sang mùa thu, mùa tựu trường cô gái Trưng Vương nhìn lá vàng rơi ngoài đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo gió heo may vi vu để nhớ đến người bạn trai xưa với nụ hôn đầu nồng nàn. Nhà thơ nữ Nguyễn Thị Lệ Thanh đã sáng tác bài thơ "Trưng Vương, khung cửa mùa thu", và nhạc sĩ Nam Lộc đã soạn thành một ca khúc ghi dấu những mối tình nhẹ nhàng, nỗi bâng khuâng, những xao xuyến của tuổi học trò:
"Tim em chưa chưa nghe rung qua một lần!
Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần
Tình trần mong manh như lá me xanh Ngô ngác rơi nhanh
Thu giăng heo may che bóng cây lạnh này
Người cho em nghe câu nhớ thương từng ngày…
Người mang cho em quen môi hôn ngọt mềm
Tình cho tim em rung những đêm lạnh lùng…
Nắng vấn vương nhẹ gót chân
Trưng Vương vắng xa anh rồi
Mùa thu đã qua một lần
Chợt nghe bâng khuâng lá rơi đầy sân...”
Mùa thu của những tình tự yêu đương, đã lôi cuốn người nhạc sĩ đã dùng bối cảnh thu ca như trong nhiều tác phẩm của ông về mùa thu, Phạm Anh Dũng đã tâm sự những nồng nàn, những cụm từ truyền cảm của ông qua bài "Gọi mùa thu mơ":
"Anh gọi mùa thu mơ
Một sớm thu sương mờ
Nai vàng đạp trên lá
Bước từng bước xa xa...
Anh gọi mùa thu mơ
Trời sớm sông không bờ
Lá vàng rơi lác đác
Dịu dàng cơn gió bay
Anh hẹn mùa thu sang..."
Mùa thu để chúng ta ru người tình. Khi mùa thu tới người nhạc sĩ hát khúc thu ca để dìu người yêu vào giấc điệp bình yên, Đức Huy đã ru người tình của mùa thu như sau:
"Hôm mùa thu gió hát bài ca cũ
Mùa thu lá vàng bay
Anh ru em ngủ
Bài ca dao ta vẫn hát khúc ấu thơ
Nắng vàng ấm suối nước dệt mây thu
Ngập ngừng trôi giấc mơ
Anh ru em ngủ
Dài cơn mê thương yêu ấy
Những ngày còn ái ân..."
Còn mùa thu của Từ Công Phụng thì như thế nào? Ông ru người yêu về với mùa thu dịu dàng, du dương với những lối ru nhẹ nhàng, dấu yêu của mây ngàn bay, hãy nghe bài "Mùa thu mây ngàn":
"Buồn vương mây ngàn giăng khắp lối
Mùa thu bơ vơ đến bên trời
Ru tóc em suối nguồn
Gọi hồn trong gió thu buồn
Ngày mai chúng mình xa nhau rồi
Cầm tay em nhìn sao không nói ..."
Tuần rồi tôi tình cờ được nghe bài "Dáng thu", người nhạc sĩ đã âu yếm so sánh vẻ đẹp kiều diễm, đài các của mùa thu như người thiếu nữ trong những dòng nhac thu ca . Nhật Vũ đã dìu người tình qua vũ điệu Tango:
"Dáng thu vơi buồn như thương nhớ ai
Dáng thu về đây mùa thu ơi ai có hay
Ta vẫn ngắm mây trời
Thương về tóc buông lơi
Thương nhớ mãi nụ cười
Bờ môi xinh như mộng
Từ ngày em đi
Đã bao lần thu về rồi ?"
Lại một tình cờ khác tôi lắng nghe tiếng đàn của một người nhạc sĩ Mai Đức Vinh bên phương trời Canada, ông cho chúng ta nghe một bản tình ca quyến luyến và nhiều vương vấn của người thiếu nữ trong giấc mơ thu của ông "Thu về hôm nao", thơ Pham Anh Dũng:
".....Này em nhé mắt nâu qua rừng thu
Trong bóng thời gian nhả tiếng sương mù
Chiều rơi lá chín thương em hương lụa
Anh nhặt thu về xây tím áng thơ
Chiều sao hoang vắng vàng phai sắc lá
Anh viết tình thu trên môi em thôi ."
Một chiều thu đến để rồi Phan Bá Chúc đã làm thơ, đã phổ nhạc từ khung trời yêu thương Đà Lạt qua ca khúc thật trữ tình và đáng yêu, "Tôi có em chiều thu":
"Chiều phai mây trắng trôi
Trôi qua dòng đời muộn phiền
Chiều nay tôi thấy em gọi nắng lên
Chiều thu tôi em tôi em như một tình cờ vừa đến
Bàn chân em e thẹn, bàn tay em thơ dại
Vội vàng con chim bé vỗ cánh bay lên cao
Đời cho tôi có em trong một chiều không mong đợi
Đời cho tôi có em trong thu về hương tình tới
Bàn tay thôi e thẹn, bàn chân thôi thơ dại
Chiều nay con chim én líu lo thương đời"
Mùa thu 75 đã làm bao nhiêu con tim điêu đứng, Ngô Thụy Miên khi ra xứ ngồi đã chia sẽ tâm tư của ông qua bài "Thu Sàigòn" như sau:
"Em hỏi anh mùa thu Saigòn
Nắng còn vương vương trên hàng phố vắng
Em hỏi anh mùa thu Saigòn
Nước mắt bây giờ có như mưa tuôn..."
Từ miền trung nam nước Mỹ, nhac sĩ Đỗ Duy Thụy đã bộc lộ tâm sự của ông khi mùa thu về ta.i Houston với những nhung nhớ mùa chia ly của tình yêu trong bài "Thu vàng nổi nhớ":
"Theo bước chân em đi thu vàng
Tình ơi sao đến muộn màng
Nổi nhớ mang theo cung đàn
Buồn vương trên bao tháng năm
Đời một rừng thu hoang vắng
Mơ em là nắng xuân sang
Hồn anh mộng cũ chưa tan
Tình theo lá thu vàng"
Trong nỗi khắc khoải khôn nguôi, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tưởng nhớ dến mùa thu năm cũ khi nhìn về người tình
Cũng vì mùa thu năm cũ vơi đầy nhung nhớ, Ngô Thụy Miên âu yếm nhìn vào ánh mắt người tình với bài "Thu trong mắt em":
"Rồi một mùa thu tới cho mắt em buồn trong nắng
Mầu tình hôn tóc rối ru má em hồng say đắm ...
Ô hay mùa Thu lại về cho mình giăng hẹn hò
Gọi tên nhau khi chiều đến
Mây Thu vấn vương đan ngập lối đi
Ái ân theo hồn vút cao Vết mơ tình xõa tay mềm..."
Nếu mùa thu được dùng như biểu tượng của sự ra đi hay sự chia ly để rồi dứt khoát một cuộc tình buồn não nề nào đó. Trong bối cảnh buồn của mùa thu ở vườn Luxemburg với ngập xác lá vàng rơi. Nhạc sĩ Pha.m Trọng Cầu đã viết bài "Mùa thu không trở lại" để nói lên nỗi sầu tan tác của ông:
"Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại
Em ra đi mùa thu, sương mờ giăng âm u
Em ra đi mùa thu, mùa thu không còn nữa
Đếm lá mùa thu, đo sầu ngập tim tôi…"
Cũng như sự chia ly từ mùa thu dang dỡ, người yêu sẽ tìm quên lãng mùa thu sầu úa vì tình đã chết trong lòng khi niềm cô đôn chợt đến mà nhạc sĩ Nam Lộc ghi nhận qua bài "Anh đã quên mùa thu":
"Bây giờ là mùa thu
Chiều vắng khói sương mù
Hàng cây khô sầu úa
Hiu hắt đứng trong mưa
Mưa như lệ tình xưa
Lệ thấm mãi cho vừa
Lệ thương hoa phượng rũ
Em có nghe mùa thu ..."
Mùa thu về với khung trời Paris của Cung Trầm Tưởng, nhà thơ này đã kể về chuyện tình mùa thu với nàng kiều nữ tóc nâu người địa phương bên vườn Luxemburg. Bài thơ "Mùa thu Paris" đuoc nhạc sĩ Pha.m Duy phổ thành một nhạc phẩm đã đi vào dĩ vàng của Saigon một thời xa xưa:
"Mùa thu Paris, trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ, hẹn em quán nhỏ
Rượu rưng rưng ly đỏ tràn trề ...
Mùa thu âm thầm bên vườn Lục Xâm
Ngồi quen ghế đá, ngồi quen ghế đá
Không em buốt giá từ tâm
Mùa thu nơi đâu, người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ, tóc vàng sợi nhỏ
Chờ mong em chín đỏ trái sầu.."
T ừ m ột phương trời nào đ ó Ph ạ m Anh Dũng âu yếm thì thầm với người em gái mắt nâu của mình bằng những lời yêu dấu để thăm chừng khi nào mùa thu của tình yêu thực sự đến. Nếu Phạm Trọng Cầu hay Trịnh Công Sơn nhìn mùa thu đi với nỗi niềm tiêu cực thì tương phản thì Pham Anh Dũng lại nhìn mùa thu ở khía cạnh tích cực. Nào chúnh ta hãy nghe lời hát của Pha.m Anh Dũng qua bài "Mùa thu về chưa em nhỉ":
"Này yêu dấu, mùa thu về chưa nhỉ
Gọi mây trôi em thả tóc bay đi
Hạt long lanh rơi nhạt lá thay mầu
Tình xanh biếc, xanh mầu đôi mắt nâu ...
Này yêu dấu, mùa thu về lá đổ
Dòng sông xanh trôi về mãi xa xôi
Mầu quan san loang nhạt tím khung trời
Chiều thu vàng mình anh với em..."
Trong một buổi chiều thu lá úa vàng rơi, tôi nhâm nhi ly cà phê của mùa thu vàng trong một cửa tiệm café’ Starbucks tai Boston, lòng bỗng bâng khuâng lên nỗi nhớ nhà, những rộn rã vì nhớ Givral hay La Pagode của Saigon năm xưa. Trong khung cảnh mùa thu dù là Boston, Paris hay Toronto, trong tôi mùa thu vàng của nhạc sĩ Cung Tiến vẫn đẹp đẽ hơn với lời thơ và ý nhạc. Nhịp điệu Valse vui tươi với lòng bồi hồi khi lang thang trên đường phố Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Gia Long hoặc Lê Thánh Tôn gần nhà tôi ở với những chiếc lá vàng rơi đã làm xao xuyến tâm hồn:
" Một mình đi lang thang trên đường,
Hồng hôn xuống, chiều thắm muôn hương
Chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng
Có mùa thu về, tơ vàng vương vương...
Chiều hôm qua lang thang trên đường
Nhớ nhớ, buồn buồn với chán chường
Chiều hôm nay trời nhiễu mây vương
Có mùa thu vàng bao nhiêu là hương"
Mùa thu về người nhạc sĩ thiếu vắng bóng hình người yêu, trong mùa thu hôn mê của nỗi niềm cô đơn, Ngô Thụy Miên đã sáng tác bài "Chiều nay không có em" vào năm 1965 như sau:
"Chiều nay mình lang thang trên phố dài
Không có em ai chung bước dỗi nhau giận hờn
Không có em đường xưa giăng mắt mây trôi
Chiều nào hai đứa chung đôi
Lặng nhìn mùa thu lá rơi ...
Rồi mai mình em thôi trên phố người
Sao mắt nhung không nuối tiếc khát khao đợi chờ
Không có em còn ai thương lá thu bay
Còn ai vương vấn cơn say
Đời gian dối cô đơn mình ta."
Trong cái tâm tình bơ vơ về mùa thu chia ly, những nỗi cơ đ ơn buồn tẻ của tâm hồn đã tạo ra bản nhac "Thu bơ vơ" buồn man mác tâm tư, thơ của thi sĩ Võ Mỹ Ngọc, nhạc Mai Đức Vinh:
"Hàng cây trơ nhánh bơ vơ cuối mùa
Nàng thu giận chi lá rơi đầy sân
Sầu dâng đơn côi năm tháng phai tàn
Heo may gió thu se lạnh
Nghe tâm hồn thương nhớ xa xăm
Rừng thu thay lá công viên ghế buồn
Chờ ai về ngang ghé thăm nghỉ chân
Quạnh hiu mây bay giăng xám con đường
Nơi đây đếm bao thu vàng
Quê nhà xa cách đại dương..."
Vũ Đức Sao Biển góp mặt vào vườn thơ nhạc mùa thu qua bài "Thu hát cho người". Lời nhạc lẳng lơ với người tình mùa thu của ông, rồi nỗi thống trách khi nàng bỏ ra đi . "Thu hát cho người" như là một khúc ca buồn thảm:
"Giòng thu nào đưa người tình đi biền biệt
Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa....
Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó
Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư...
Giữa thu vàng bên đồi sim trái chín
Một mình ta khóc tuổi thơ rơi
Thời gian nào trôi bềnh bồng trên thân phận người
Biệt ly nào không muộn phiền trên đầu môi
Màu vàng lên, biêng biếc ánh chiều rơi
Nhạc hồi mong ta hát vì xa người
Thu hát cho người, thu hát cho người, người yêu… ơi"
Trong đầu thập niên 70, người ta không thể quên một bản nhac tình thu bất hủ của nhạc sĩ Pham Duy, phổ từ thơ của thi hào Guillaume Apollinaire. Bài "Mùa thu chết" đã ray rứt nói lên những thương nhớ khôn nguôi của một mùa thu tàn úa, những ai ốn tiếc thương của người tình vẫn mặn nồng chờ đợi sự trở lại của mùa thu yêu đương có nhau …
"... Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa thu đã chết rồi
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em
Vẫn chờ em, vẫn chờ em, vẫn chờ
Vẫn chờ... đợi em."
Thi sĩ lừng danh Paul Verlaine của Pháp Quốc đã mang nỗi xúc động bồi hồi khi diễn tả bài thơ mùa thu của ơng qua bài "Chansons D'automne" như sau:
"Les sanglots longs
Des violons
De l'automne
Blessent mon coeur
D'une langeur monotone
Tout suffocant
Et blême, quand
Sonne l'heures
Je me souviens
Des jours anciens
Et je pleure..."
Bài thơ này được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc lời Việt mang tên "Thu ca điệu ru đơn":
"Mùa thu nức nở ơ ớ
Tiếng thở ơ ơ ơ dài
Tiếng vĩ cầm, buồn ơi mùa thu ơi!
Lòng ta khốn khổ ơ ố
Với mỏi ý y y mòn
Tiếng thu buồn, buồn ơi điệu ru đơn
Nghẹn ngào tê tái, nghẹn ngào tê tái
Khi giờ điểm, ta ngồi ta nhớ
Những ngày nào xưa
Những ngày nào xưa, và ta khóc lóc
Và ta khóc lóc ..."
Nước mắt đã rơi khi mùa thu về vì mùa thu buồn bã, khi hàng cây trút lá nghĩa trang đìu hiu, Phạm Duy đã mơ tả một mùa thu đầy nước mắt trong cơn mưa thu... của bài "Nước mắt mùa thu":
"Nước mắt mùa thu khóc ai trong chiều
Hàng cây trút lá nghĩa trang đìu hiu
Từng chiếc, từng chiếc lệ khô vàng héo
Buồn thương từng kiếp nằm trong mộ héo tên người đời quên
Nước mắt mùa thu khóc than triền miên
Nước mắt mùa thu khóc trong đêm dài
Mùa thu chới vơi tiếng mưa buồn rơi…"
Mùa thu với mưa rơi buồn hiu hắt, giọt nước mắt rơi như giọt mưa sầu nhân thế. Ơi, hồn thu đến để gieo bao nỗi buồn như trong bài "Giọt mưa thu" của nhạc sĩ Đặng Thế Phong:
"Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi
Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu
Ai khóc ai than hờ! ....
Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
Ai nức nỡ thương đời
Chân buông mau dương thế bao la sầu…"
Giọt mưa thu không hẳn chỉ biểu hiện trong thơ mùa thu của Đặng Thế Phong hay Phạm Duy, mà nó còn được nhạc sĩ Lê Quang diễn tả qua bài "Mùa thu dưới mưa"... thu về dưới mưa để nhớ em những nụ hôn đầu và thấp thoáng bóng em đi khi chiều nhạt phai:
".... Một mùa thu anh đứng trong mưa
Chờ em lá rơi vàng đầy sân
Và thời gian như cũng trôi theo mùa thu
Bóng chim cây về đâu
Có nuối tiếc những nụ hôn đầu giờ phai
Bóng dĩ vãng như rơi cuối chiều mùa thu
Nhớ em mùa thu dưới mưa
Nhớ em mùa thu dưới mưa
Gió cuối chốn xa bước chân em chiều phai
Lấp khuất nỗi đau những muộn phiền chôn dấu
Thấp thống bóng xa vết thương đau thời gian
Nắng tắt cuối phố chiếc lá cố ngậm ngùi…"
Mùa thu của Lê Quang với vết thương lòng khi em ra đi, còn trơ vơ chiếc lá ngậm ngùi . Nhạc sĩ Pha.m Mạnh Cương nối tiếp với khúc hát bơ vơ khi mùa thu thiếu vắng em, để rồi cỏ hoa xanh xao chết từ bao giờ và để lá vàng rụng rơi dâng sầu lòng này em có hay? Chúng ta hãy nghe bài "Mùa thu không em":
"Mùa thu không em anh buồn một mình
Cỏ hoa xanh xao chết từ ngày nào
Mùa thu không em rừng thu mông mênh
Lá vàng rụng sầu em có hay đâu....
Mùa thu không em giá buốt tim anh
Tình yêu mong manh mây trời nương cánh
Mùa thu không em, mùa thu không em
Núi đồi ngã bóng chiều hắt hiu…."
Mùa thu là mùa của sự đổi thay, của những chuyển mình trong thiên nhiên, sự thay đổi thiên nhiên đó nhiều khi rất gần gũi với sự thay đổi của con người . Nữ nhạc sĩ Nguyễn Linh Chi đã phổ bài thơ "Dạ khúc mùa thu" của thi sĩ Phạm Ngọc thành một nhạc phẩm nói lên những tâm trạng của người thi sĩ đa cảm này về mùa thu, bài hát sáng tác theo thể điệu boston, mang âm hưởng của nét nhạc du dương, buồn vời vợi tâm tư:"Mùa thu chiếc lá chuyển mình
Trơ những nhánh sương
Vạt nắng cuối chạy quanh dãy phố
Tiếng thở dài, chiều nghiêng mình,
Tiếng thở dài tơi…
Ánh trăng thu quằn quại,
Không thoát khỏi
Cõi sương màu nhiệm
Nửa bên này nhớ nửa bên kia
Chốn hư vơ ai ngồi xõa tóc
Đêm loài nai lạc cả lối về…"
Nếu dưới rừng thu có những con nai lạc lồi trong nỗi nhớ bâng khuâng tìm đến với nhau, thì trên không trung cũng có những vì sao lạc lồi khi tìm kiếm lẫn nhau như "Hai vì sao lạc", một bản tình ca mùa thu rất trử tình do nhạc sĩ Anh Việt Thu sáng tác:"Người về, một mùa thu gió heo may
Về đâu có nhớ chăng những vì sao long lanh
Đưa tiễn người đêm không trăng
Nói sao nên lời, lòng buồn như chiều rơi…
Người về, người về đâu nhớ ta chăng?
Người đi mỗi lá thu vàng rơi làm ta bâng khuâng
Như ánh mây chiều lam trong sương
Bước đi âm thầm lòng buồn như chiều rơi
Nghe chăng thu ơi để lá rơi chi hồi
Gợi lòng thương nhớ ai nhiều…"
Riêng với mu`a thu của Văn Phụng có sương thu giăng phủ một không gian tĩnh mịch, lãng mạn theo thể điệu valse chậm, có nàng, có chàng, từ đồi núi xuống dưới biển khơi trong bài "Sương thu":"Sương thu xuống rồi
Trên núi đồi dưới biển khơi
Sương thu trắng ngần đang xuống dần
Khắp trần gian mơ hồ sương xuống rồi
Trên mắt người ướt làn môi
Mơ màng trên áo chàng
Vương tóc nàng sương thấm tràn ...
Âm thầm riêng ta vẫn mơ…
Thầm ta vẫn còn mơ"
Mùa thu của Trường Sa không có sương thu như mùa thu của Văn Phụng, nhưng la.i có mây mù và mưa nhiều …, mưa rơi êm đềm của một cuộc tình gắn bó, nhung nhớ về mưa thu. Trường Sa đã tả ý tưởng của ơng trong bài "Mùa thu trong mưa":"... Gọi mùa thu quên lãng
Vào tiếng mưa rơi êm đềm
Trời còn mưa ướt thêm
Biết lấy ai chia hờn tủi
Trời mưa thu lắm mây
Còn bước em đi quên về
Vòng tay ôm lẻ loi
Cho mình còn mãi thương nhau...
Chuyện ngày xưa biết sao
Mỏi cánh chim bay phương nào
Còn ngày xuân ấm êm
Cho mình gọi tiếng yêu em."
Mưa thu không dứt tiếng mưa rơi vào mùa thu của thi sĩ Như Nguyên, và cũng là nhac sĩ Vũ Thư Nguyên. Chuyện tình thu cua ơng cũng không kém phần mộng mơ và lãng mạn trong bài "Thu Đã Về":"... Thu, Thu đã về rồi em gái yêu
Nhặt chiếc lá vàng
Anh nghe tình chớm ươm mơ
Mây giăng giăng trên cành nhỏ
Thẫn thờ nghe lá đổ...
Nghe gió lùa … Nghe mong chờ người mắt nai
Thu đã về rồi em có thấy
Mưa đầu mùa mưa ướt cả hồn ai
Mưa rơi rơi mưa hiu hắt đêm dài
Thu đã về rồi để ai thương nhớ ai ?”
Mùa thu vẫn mưa, không những trong bối cảnh ở Việt Nam của nhiều nhạc sĩ, mà còn mưa cả một khung trời Paris của Phạm Ngọc và Vũ Hữu Toàn qua bài "Mưa Paris - Mùa thu của tôi", thơ Phạm Ngọc, nhạc Võ Hữu Toàn. Bài hát đưa ta viếng kinh đô Paris trong cơn mưa thu, giòng nước mưa đã trơi theo con sông Seine u buồn vào mùa thu của Phạm Ngọc:"Paris buồn giữa trời thu
Cơn mưa ùa theo hối hả
Tiếng đàn cùng tiếng gió
Thở dài thành những cơn mưa
Em là mùa thu của tôi
Chẳng đợi chờ sao lai đến
Cũng đành một lần lỗi hẹn
Sông Seine buồn quá xa xôi..."
Nếu như Phạm Ngọc, Cung Trầm Tưởng và Phạm Trọng Cầu đem chúng ta vào mùa thu Paris của phương Tây thì ngược lai nhạc sĩ Hồng Thi Thơ đưa chúng ta trở lại phương Ðông với xứ hoa anh đào, có kiều nữ geisha trong áo kimono cổ truyền của đất Phù Tang qua bài "Mùa thu Đông Kinh":"Lạc trong Đông Kinh
Vừa khi mùa thu gieo thương nhớ
Làm tôi ngơ ngẩn nhìn qua hồn thơ
Chiếc áo buồn kimono
Đôi thiên nga trong hồ
Cô geisha trên bờ
Thiết tha trong mong chờ...
Mùa thu Ðông Kinh
Gọi đôi hình bóng trong giây phút
Chờ trơng bước đi tìm tâm tình nhau
Bước đi tìm duyên ngày sau
Trong tiếng hát mơ màng
Trong ánh nắng ngỡ ngàng
Xao xuyến lá thu vàng."
Chúng ta đã nhắc đến mùa Thu Paris, những lá vàng ở vườn Lục Xâm Bảo, hay là mùa thu ở Đông Kinh, làm chúng ta liên tưởng đến mùa Thu ở quê hương. Không có nhiều nhạc sĩ nhắc đến mùa thu Sài Gòn, Sài Gòn thân yêu chỉ có hai mùa mưa nắng. Cái nắng chói chang của Sài Gòn đã làm nhà thơ Nguyên Sa nghĩ đến người em gái mặc áo lụa Hà Ðông "nắng Saigòn, anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông" . Cũng có nhiều nhạc sĩ thường nhắc đến ngày mưa dài ở Sài Gòn – tưởng chừng như bất tận . Nhưng mùa Thu ở Hà Nội đã là đề tài của biết bao nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nói chung là những nghệ sĩ đã kể nhau nghe về Hà Nội trong ký ức , như một Hà Nội của Mai Thảo, rồi một Hà Nội của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái và một Hà Nội của Trịnh Công Sơn,… Hà Nội là mùa Thu, và mùa thu là Hà Nội: "Hà Nội mùa thu"Cây cơm nguội vàng,
Cây bàng lá đỏ
Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ
Mái ngói thâm sâu
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội
Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió
Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ…"
Hà Nội với những phố Cổ ngày cuối thu, buổi chiều sương phủ, đi lang thang ngồi phố, mùi hoa Sữa lãng đãng trong gió thoãng làm chúng ta không quên được mùa thu Hà Nội. Hà Nội, cuối thu, trời se se lạnh, ngày xưa các cô gái Hà Thành mặc áo nhung, cổ quàng khăn voan tím đã làm trái tim bao chàng trai rung động . Như khi một "tiểu thư Hà Nội" nhớ người yêu ở phương xa, đã đi lang thang trong phố Cổ, đã ra Hồ Gươm, soi bóng mình, soi tương lai của mình và nước mắt của nàng lăn xuống như những hạt mưa bụi như mưa phùn như trong một bài thơ của Phạm Chung do nhạc sĩ Phạm Anh Dũng phổ thành ca khúc "Mùa Xuân ngồi song cửa":"Có phải mùa thu đã qua
Em lang thang qua phố phường Hà Nội
Mặt hồ Gươm pha sương, em soi đời u tối
Mùa cốm hồng không đợi
Em nhớ ai mà mưa bụi bay?…"
"Mùa thu Ðông Kinh" của Hồng thi Thơ cho thấy hình ảnh của cô geisha mong chờ người lữ khách thì mùa thu của Lưu Trọng Lư cho thấy một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ của người cô phụ Việt Nam trông ngóng kẻ chinh phu trở về từ một tiền tuyến xa xôi, cái hình ảnh tiêu biểu thật đáng yêu của bao người phụ nữ Việt Nam trong bất cứ cuộc chiến nào suốt dòng lịch sử của dân tộc. Bài "Tiếng Thu" được nhạc sĩ Lê Thương phổ nhạc với nhịp chậm 4/4, hợp âm Fa trưỏng:"Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ...
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô."
Trời Cali mấy hôm nay mới thực sự đã vào thu. Buổi sáng sương vấn khăn trên hàng cây, buổi chiều mây bàng bạc u ám cả bầu trời. Mưa giăng trên thành phố Los Angeles. Một chút gió heo may đã thổi về đủ cho lòng chúng ta chùng xuống với chiếc lá rơi nhẹ trên mặt hồ tĩnh lặng như gương. Dẫu không nhìn thấy đâu đây “Một chiếc lá ngô đồng vừa rơi, mọi người đã nhìn thấy mùa thu trở về” (Ngô đồng nhất diệp lạc. Thiên hạ cọng tri thu). Chỉ thấy sương khói xây thành cũng đủ cho lòng nhau se sắt đón thu sang. Đã hơn hàng tỷ năm từ khi có sự hiện hữu trái đất nầy trong vũ trụ mênh mông, mùa thu đã ra đi và trở lại biết bao nhiêu tỉ lần theo chu kỳ tuần hoàn của tạo hóa. Mùa thu, cái thời tiết lãng mạn trữ tình của thiên nhiên đã trở thành đề tài tuyệt diệu vô tận trong kho tàng văn chương nghệ thuật của nhân loại. Nó đã tạo nên bao nhiêu thi hào, thi bá lỗi lạc Đông Tây kim cổ. Không có một nhà khảo cứu văn học thế giới nào, tổng hợp cho hết được những áng văn chương toàn bích ca ngợi mùa thu. Vì hầu như trong tất cả những thi sĩ của mỗi quốc gia khi mới bắt đầu yêu thơ và chọn con đường sáng tạo thi ca như một nghiệp dĩ cao quý, đều xác quyết không thể nào từ chối hấp lực tuyệt vời đầy xúc động nghệ thuật của mùa thu. Khi địa vị của giòng thơ Đường được đánh giá tuyệt đỉnh của nền văn học Trung Hoa, đã khai mở từ thời Sơ Đường dưới thời Vua Cao Tổ năm Vũ Đức Nguyên Niên đến thời kỳ Vãn Đường dưới thời vua Chiêu Tuyên Đế, kéo dài lịch sử Đường Thi lên đến cả ngàn năm. Tuy nhiên những bài thơ ca ngợi mùa thu của Lý Bạch, Vương Duy, Lưu Vũ Tích, Giả Đảo, Thôi Hiệu, Vương Hàn, Đỗ Phủ... cho đến bây giờ chúng ta có dịp đọc lại vẫn cảm nhận cái thâm hậu, kỳ tuyệt cao khiết biết dường nào. Đêm thu, trăng lặn, quạ kêu, sương đầy trời, hàng phong bên sông, ngọn lửa thuyền chài hắt hiu, nửa khuya tiếng chuông chùa ngân nga làm rung động sóng nước, Trương Kế đã viết nên bài thơ để đời:Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(Phong Kiều Dạ Bạc)
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(Phong Kiều Dạ Bạc)
Trăng tà, tiếng quạ kêu sương
Lửa chài, cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San(Tản Đà)
Một cảm tác về đêm trăng mùa thu bơi thuyền ở Hồ Động Đình của Lý Bạch:
Động Đình Hồ tây thu nguyệt huyTiêu,
Tương giang Bắc tảo hồng phi
Túy khách mãn thuyền ca Bạch trữ
Bất tri sương lộ nhập thu y
Trăng thu soi sáng Động ĐìnhTiêu,
Tương một giải, chim hồng sớm bay
Đầy thuyền khách hát như say
Bẵng quên áo thấm sương đầy móc thu
(Chi Điền)
Những thi văn tài lỗi lạc của thế giới văn chương Tây Phương thường được nhắc nhở đến nhiều nhất là Charles Beaudelaire, Paul Verlaine, Anatole France... đã sáng tác nhiều thi phẩm ca ngợi mùa thu diễm tuyệt. Chính những trường phái thi ca lãng mạn, tượng trưng vào cuối thế kỷ 19 ở Pháp đã tạo nên những ảnh hưởng sâu đậm, đối với các thi sĩ Việt Nam như trường hợp của Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Huy Cận, Vũ Đình Liên… tạo thành văn học sử của trường phái thơ mới ở thời điểm tiền chiến. Chúng ta hãy lắng nghe bài thơ tả cảnh thu của Huy Cận:
Nai cao gót lẫn trong mù
Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về
Sắc trời trôi nhạt dưới khe
Chim đi, lá rụng cành nghe lạnh lùng
Sầu thu lên vút song song
Với cây hiu hắt, với lòng quạnh hiu
Mùa thu đã thực sự vực dậy trong tiềm thức chúng ta những kỷ niệm êm đềm của một thời tuổi trẻ. Những con phố tịch liêu. Những tháp cổ rêu phong. Những am mây sầu thảm. Những tiền kiếp u trầm có nhau. Những tảng đá xanh trầm mặc. Những hàng cây tĩnh tâm khoác áo sương mù. Những ngọn đỉnh gió hú hoang tịch ngàn năm. Trong cuộc trường chinh ngôn ngữ hiện hữu với bao nhiêu thăng trầm theo mệnh số, chúng ta đã bao nhiêu lần gọi thu về đuổi nắng chói chang đi. Những buổi chiều thu đẫm ướt nỗi buồn vơ vẩn, cám dỗ ta bằng nỗi quạnh hiu, bằng những chiếc lá vàng rơi trên lối về lẻ loi như cánh hạc xa bầy:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
(Tiếng Thu - Lưu Trọng Lư)
Trong Thi Nhân Việt Nam xuất bản từ năm 1941, Hoài Thanh – Hoài Chân đã nhận định về nhà thơ Lưu Trọng Lư: “… Lưu Trong Lư có những bài thơ cứ vương vấn trong trí tôi hằng tháng, lúc nào cũng như văng vẳng bên tai. Bởi vì thơ Lư nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta…”
Không phải chỉ có nước Trung Hoa cổ là một mùa thu bát ngát, ở xứ Việt Nam mùa thu vẫn tạo nên những cảnh trí thật mơ màng quyến rũ đấy chứ. Bằng chứng đối với văn nhân thi sĩ nước ta trong suốt cuộc hành trình phát huy văn hóa dân tộc, đề tài mùa thu vẫn ghi nhận vượt trội hơn những cảm hứng so với số lượng sáng tác những mùa khác trong năm. Với cảnh trời thu man mác thơ mộng, sương khói lãng đãng giăng khắp núi đồi, đã thoáng hiện não nề trong Đoạn Trường Tân Thanh của cụ Nguyễn Du, trong Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm, trong Bích Câu Kỳ Ngộ của Vô Danh Thị,...trong những bài Thu Ẩm, Thu Điếu của Tam Nguyên Yên Đỗ, trong thơ của thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu chan chứa những nỗi niềm thu bi thiết:
Ngọn gió thu phong rụng lá vàng
Lá bay hàng xóm lá bay sang
Vàng bay mấy lá năm già nữa
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng
Ngọn gió thu phong rụng lá hồng
Lá bay tường bắc lá sang đông
Vàng bay mấy lá năm hồ hết
Thơ thẩn kìa ai vẫn đứng trông
(Gió Thu)
Xuân Diệu, một trong những nhân vật tiên phong của phái thơ mới, chống lại những khuôn mòn sáo cũ, câu nệ quá đáng vào niêm luật tù túng không tạo cho hồn và ý thơ bay bổng lên đỉnh cao của nghệ thuật. Nếu nói đến thơ tình thì Xuân Diệu được công nhận trải qua thời gian vài thập niên ông vẫn giữ địa vị đặc thù trên thi đàn Việt Nam. Tuy nhiên, về cảm xúc sáng tác từ gợi ý mùa thu, Xuân Diệu cũng tạo nên những thành tích đáng kể qua những thi phẩm như: Nguyệt Cầm, Nhị Hồ, Ý Thu… và Đây Mùa Thu Tới:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rửa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò…
Mây vẩn từng không, chim bay đi
Khí trời u uất hận chia ly
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì?…
Từ khi tuổi vừa chớm yêu đương, tôi đã có những nỗi buồn vu vơ khi tiết trời se sắt lạnh, lá bàng rơi trên lối đi về trong thành phố mái rêu phong cổ kính chứng tích của một thuở “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo. Ngõ cũ lâu đài bóng tịch dương” (Bà Huyện Thanh Quan).
Trong thơ Chế Lan Viên, ông vẽ nên những cảnh điêu tàn, niềm luyến tiếc đến một thuở vàng son, oanh liệt ngày xưa. Ông có trí tưởng tượng phong phú, tuy nhiên, những chữ ông diễn tả giản dị, đơn sơ nhưng không đánh mất nét thơ mộng bất ngờ. Chúng ta hãy lắng nghe những lời than thở của tâm trạng não nề đón thu sang:
Chao ôi! Thu đã tới rồi sao?
Thu trước vừa qua mới độ nào!
Mới độ nào đây, hoa rạn vỡ
Nắng hồng choàng ấp dãy bàng cao
Cũng mới độ nào trong gió lộng
Nến lau bừng sáng núi lau xanh
Bướm vàng, nhè nhẹ bay ngang bóng
Những khóm tre cao rũ trước mành
Thu đến đây! Chừ, mới nói răng?
Chừ đây, buồn giận biết bao ngăn?
Tìm cho những cánh hoa đang rụng
Tôi kiếm trong hoa chút sắc tàn!…
(Thu – Chế Lan Viên)
Qua đến câu chuyện tình thu buồn của T.T.KH với những tâm sự não nề ẩn chứa một cách xót xa cay đắng trong những bài thơ Hai Sắc Hoa Ty Gôn, Bài Thơ Thứ Nhất, Đan Áo Cho Chồng, Bài Thơ Cuối Cùng… đã hơn một thời gây nhiều xúc động trong giới văn học:
…Từ đấy, thu rồi, thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ…
…Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người…
…Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai tựa máu hồng?
Tất cả vật chất hiện hữu trong thế gian này sẽ hủy hoại qua thời gian. Chỉ có thế giới siêu tưởng mới là nơi chốn thi nhân hy vọng gởi ghắm ít nhiều khổ đau miên viễn. Như trường hợp thi sĩ Đinh Hùng đã đào sâu trong huyệt mộ dĩ vãng, để tìm lại bóng hình yêu dấu của người tình muôn thuở:
…Trời cuối thu rồi – Em ở đâu?
Nằm bên đất lạnh chắc em sầu
Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy
Ta muốn vào thăm nắm mộ sâu!
…Em mộng về đâu
Em mất về đâu
Từng đêm tôi nguyện, tôi cầu
Đây màu hương khói là màu mắt xưa
(Gửi Người Dưới Mộ)
Bốn bề bát ngát buồn hiu hắt, những cành khô khẳng khiu in trên nền trời trắng đục chẳng khác nào bức tranh thủy mạc của thiên nhiên quá tuyệt vời, chỉ có mắt nhìn của nghệ sĩ mới khám phá ra từ ngàn năm tác phẩm vĩ đại đó. Chúng ta không ngạc nhiên đã thẩm thấu trong tâm hồn những nhà văn nhà thơ Thanh Tịnh, Thế Lữ, Hồ Dzếnh, Thâm Tâm… Và mãi cho đến thời kỳ hậu chiến, chúng ta khám phá càng nhiều hơn những tác phẩm lừng lẫy của thi đàn văn học miền Nam.
Trong cái thế giới ngôn ngữ thi ca đầy mê hoặc của Bùi Giáng, ông đã tạo nên cái sắc thái hòa hợp đầy kỳ ảo thần tình của hai giòng văn học uyên bác Đông Tây trong những thi tập Mưa Nguồn, Lá Hoa Cồn, Ngàn Thu Rớt Hột, Đêm Ngắm Trăng… và hơn hàng ngàn bài thơ ông sáng tác gần nửa thế kỷ, ông như một biểu tượng thiên tài lỗi lạc của văn học hiện đại. Trong số lượng thơ mênh mông đó, mùa thu cũng đã khiêm nhượng xuất hiện bàng bạc trong tâm hồn thi sĩ:
…Phải là nguyệt giữa đêm rằm?
Nguyên Tiêu lãng đãng lá nằm ngẩn ngơ
Kể từ hằng thủy ban sơ?
Kể từ sơ thủy về tờ vẽ trang?
Kể từ thu tạ lên đàng?
Rừng phong thu đã quan san nhuộm màu?
Phải rằng đó trước kia sau?
Hay là sau trước còn tao ngộ gì?
Bước vào cái không khí đầy ảo giác mơ hồ, trữ tình của Nguyên Sa. Thơ tình của ông đã thoát khỏi những băn khoăn, siêu hình. Tình yêu hiển lộng thánh hóa trong một phối cảnh thiên nhiên tuyệt vời của mùa thu kiều diễm:
Tôi đã gặp em từ bao giờ
Kể từ nguyệt bạch xuống đêm khuya
Kể từ gió thổi trong vừng tóc
Hay lúc thu về cánh nhạn kia?
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay?
Có phải mùa thu sắp sửa về
Hay là gió lạnh lúc đêm khuya
Hay là em chọn sai màu áo
Để nắng thu vàng giữa lối đi?
Có phải rằng tôi chưa được quen
Làm sao buổi sáng đợi chờ em
Hay từng hơi thở là âm nhạc
Đàn xuống cung trầm, mắt nhớ thương
Buổi tối tôi ngồi nghe sao khuya
Đi về bằng những ngón chân thưa
Và nghe em ghé vào giấc mộng
Vành nón nghiêng buồn trong gió đưa
Tôi không biết rằng lạ hay quen
Chỉ biết em mang theo nghê thường
Cho nên cặp mắt mờ hư ảo
Cả bốn chân trời chỉ có em
(Tương Tư)
Trong sinh hoạt thi ca ở hải ngoại… Du Tử Lê, nhà thơ được công nhận như một thi sĩ hàng đầu viết về tình yêu hiện nay. Ông có sức sáng tạo phong phú, xuất sắc với nhiều bài thơ ca ngợi mùa thu tình ái, ngôn ngữ mới lạ, phù thủy, lôi cuốn và mê hoặc. Chúng tôi yêu nhất “Bài Nhân Gian Tháng Tám” của ông:
Buổi chiều xám chỗ ngồi tôi tháng tám
Em dung nhan như một vết dao
Trong trí nhớ của một người khánh tận
Núi sông người thoáng chốc cũng hư hao
Em mười bảy bước chân vào tháng chạp
Hàng cây khô vai gọi lá hai hàng
Đâu sự thật cảnh đời tôi đã xế
Em đi qua, chỉ thức dậy điêu tàn
Đêm cao ốc bàn tay buồn, mắt lặng
Gió mưa đi tít tận trời nào
Môi tháng sáu bao dung hồn phiêu bạt
Em tin không? Tôi chết ngọt ngào
Em bước xuống cuộc đời tôi ảm đạm
Với bình minh, mười bảy vết son tươi
Kẻ khánh tận, cuối cùng soi trí nhớ
Trong bài thơ tháng bảy đã chia hai
Nếu em biết có lần tôi đã hỏi
Tôi đợi ai cuối cuộc chơi này?
Như tháng tám đi qua người sẽ khuất
Riêng vết son còn đỏ nẫu môi cười
Bài thơ nhỏ gói nỗi sầu vô hạn
Đường chim đi, nghìn dặm có ai tìm
Em không thể thì thôi đừng nắng, gió
Củi than riêng, tôi đốt một mình
Đêm tháng tám, chỗ ngồi tôi lửa cháy
Đến lúc tình yêu được quan niệm sâu xa hơn, vượt thoát ra khỏi những trăn trở khổ đau của định mệnh. Tình thương mới đích thực rộng lớn thăng hoa giữa con người với con người. Đó mới là giây phút hạnh phúc, sứ mệnh giác tha độ lượng của người nghệ sĩ, luôn luôn muốn đề cao cái đẹp vĩnh cửu của tâm hồn.
Giữa cảnh trí tiêu điều mùa thu, một người ở tù nhiều năm trở về thăm lại làng xưa, nhà thơ Tô Thùy Yên đã giữ được tâm bình lặng không gợn chút hận thù vì tâm đã ngộ, chỉ có tình thương mới hóa giải hận thù. Ông đã thẩm thấu triết lý sâu sắc của người phương Đông.
…Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cám ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi
…Ta về như lá rụng về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu nầy
…Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thuở trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta
(Ta Về – Tô Thùy Yên)
Mang tâm trạng của kẻ tha hương lúc nào cũng nhớ về cố xứ thân yêu. Nhà thơ Tuệ Nga đã biểu hiện nỗi niềm nhớ nhung trong những thi phẩm xuất bản ở hải ngoại. Không ngô đồng mà cũng vọng tưởng như “ngô đồng lác đác” trong lòng khi trời hiu hắt thu sang:
Ngô đồng lác đác báo Thu sang
Vườn cũ hoa xưa có điểm vàng
Khói loạn bốn phương sầu ngút ngút
Gió cuồng tám hướng hận mang mang
Mực hoen lòng giấy tình ngăn lối
Bút đọng niềm thương lệ ố vàng?
Sương tuyết nhạt nhòa Trăng cổ độ
Nghe chiều thế sự sóng âm vang…
(Thu Sơ)
Lửa chài, cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San(Tản Đà)
Một cảm tác về đêm trăng mùa thu bơi thuyền ở Hồ Động Đình của Lý Bạch:
Động Đình Hồ tây thu nguyệt huyTiêu,
Tương giang Bắc tảo hồng phi
Túy khách mãn thuyền ca Bạch trữ
Bất tri sương lộ nhập thu y
Trăng thu soi sáng Động ĐìnhTiêu,
Tương một giải, chim hồng sớm bay
Đầy thuyền khách hát như say
Bẵng quên áo thấm sương đầy móc thu
(Chi Điền)
Những thi văn tài lỗi lạc của thế giới văn chương Tây Phương thường được nhắc nhở đến nhiều nhất là Charles Beaudelaire, Paul Verlaine, Anatole France... đã sáng tác nhiều thi phẩm ca ngợi mùa thu diễm tuyệt. Chính những trường phái thi ca lãng mạn, tượng trưng vào cuối thế kỷ 19 ở Pháp đã tạo nên những ảnh hưởng sâu đậm, đối với các thi sĩ Việt Nam như trường hợp của Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Huy Cận, Vũ Đình Liên… tạo thành văn học sử của trường phái thơ mới ở thời điểm tiền chiến. Chúng ta hãy lắng nghe bài thơ tả cảnh thu của Huy Cận:
Nai cao gót lẫn trong mù
Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về
Sắc trời trôi nhạt dưới khe
Chim đi, lá rụng cành nghe lạnh lùng
Sầu thu lên vút song song
Với cây hiu hắt, với lòng quạnh hiu
Mùa thu đã thực sự vực dậy trong tiềm thức chúng ta những kỷ niệm êm đềm của một thời tuổi trẻ. Những con phố tịch liêu. Những tháp cổ rêu phong. Những am mây sầu thảm. Những tiền kiếp u trầm có nhau. Những tảng đá xanh trầm mặc. Những hàng cây tĩnh tâm khoác áo sương mù. Những ngọn đỉnh gió hú hoang tịch ngàn năm. Trong cuộc trường chinh ngôn ngữ hiện hữu với bao nhiêu thăng trầm theo mệnh số, chúng ta đã bao nhiêu lần gọi thu về đuổi nắng chói chang đi. Những buổi chiều thu đẫm ướt nỗi buồn vơ vẩn, cám dỗ ta bằng nỗi quạnh hiu, bằng những chiếc lá vàng rơi trên lối về lẻ loi như cánh hạc xa bầy:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
(Tiếng Thu - Lưu Trọng Lư)
Trong Thi Nhân Việt Nam xuất bản từ năm 1941, Hoài Thanh – Hoài Chân đã nhận định về nhà thơ Lưu Trọng Lư: “… Lưu Trong Lư có những bài thơ cứ vương vấn trong trí tôi hằng tháng, lúc nào cũng như văng vẳng bên tai. Bởi vì thơ Lư nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta…”
Không phải chỉ có nước Trung Hoa cổ là một mùa thu bát ngát, ở xứ Việt Nam mùa thu vẫn tạo nên những cảnh trí thật mơ màng quyến rũ đấy chứ. Bằng chứng đối với văn nhân thi sĩ nước ta trong suốt cuộc hành trình phát huy văn hóa dân tộc, đề tài mùa thu vẫn ghi nhận vượt trội hơn những cảm hứng so với số lượng sáng tác những mùa khác trong năm. Với cảnh trời thu man mác thơ mộng, sương khói lãng đãng giăng khắp núi đồi, đã thoáng hiện não nề trong Đoạn Trường Tân Thanh của cụ Nguyễn Du, trong Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm, trong Bích Câu Kỳ Ngộ của Vô Danh Thị,...trong những bài Thu Ẩm, Thu Điếu của Tam Nguyên Yên Đỗ, trong thơ của thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu chan chứa những nỗi niềm thu bi thiết:
Ngọn gió thu phong rụng lá vàng
Lá bay hàng xóm lá bay sang
Vàng bay mấy lá năm già nữa
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng
Ngọn gió thu phong rụng lá hồng
Lá bay tường bắc lá sang đông
Vàng bay mấy lá năm hồ hết
Thơ thẩn kìa ai vẫn đứng trông
(Gió Thu)
Xuân Diệu, một trong những nhân vật tiên phong của phái thơ mới, chống lại những khuôn mòn sáo cũ, câu nệ quá đáng vào niêm luật tù túng không tạo cho hồn và ý thơ bay bổng lên đỉnh cao của nghệ thuật. Nếu nói đến thơ tình thì Xuân Diệu được công nhận trải qua thời gian vài thập niên ông vẫn giữ địa vị đặc thù trên thi đàn Việt Nam. Tuy nhiên, về cảm xúc sáng tác từ gợi ý mùa thu, Xuân Diệu cũng tạo nên những thành tích đáng kể qua những thi phẩm như: Nguyệt Cầm, Nhị Hồ, Ý Thu… và Đây Mùa Thu Tới:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rửa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò…
Mây vẩn từng không, chim bay đi
Khí trời u uất hận chia ly
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì?…
Từ khi tuổi vừa chớm yêu đương, tôi đã có những nỗi buồn vu vơ khi tiết trời se sắt lạnh, lá bàng rơi trên lối đi về trong thành phố mái rêu phong cổ kính chứng tích của một thuở “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo. Ngõ cũ lâu đài bóng tịch dương” (Bà Huyện Thanh Quan).
Trong thơ Chế Lan Viên, ông vẽ nên những cảnh điêu tàn, niềm luyến tiếc đến một thuở vàng son, oanh liệt ngày xưa. Ông có trí tưởng tượng phong phú, tuy nhiên, những chữ ông diễn tả giản dị, đơn sơ nhưng không đánh mất nét thơ mộng bất ngờ. Chúng ta hãy lắng nghe những lời than thở của tâm trạng não nề đón thu sang:
Chao ôi! Thu đã tới rồi sao?
Thu trước vừa qua mới độ nào!
Mới độ nào đây, hoa rạn vỡ
Nắng hồng choàng ấp dãy bàng cao
Cũng mới độ nào trong gió lộng
Nến lau bừng sáng núi lau xanh
Bướm vàng, nhè nhẹ bay ngang bóng
Những khóm tre cao rũ trước mành
Thu đến đây! Chừ, mới nói răng?
Chừ đây, buồn giận biết bao ngăn?
Tìm cho những cánh hoa đang rụng
Tôi kiếm trong hoa chút sắc tàn!…
(Thu – Chế Lan Viên)
Qua đến câu chuyện tình thu buồn của T.T.KH với những tâm sự não nề ẩn chứa một cách xót xa cay đắng trong những bài thơ Hai Sắc Hoa Ty Gôn, Bài Thơ Thứ Nhất, Đan Áo Cho Chồng, Bài Thơ Cuối Cùng… đã hơn một thời gây nhiều xúc động trong giới văn học:
…Từ đấy, thu rồi, thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ…
…Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người…
…Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai tựa máu hồng?
Tất cả vật chất hiện hữu trong thế gian này sẽ hủy hoại qua thời gian. Chỉ có thế giới siêu tưởng mới là nơi chốn thi nhân hy vọng gởi ghắm ít nhiều khổ đau miên viễn. Như trường hợp thi sĩ Đinh Hùng đã đào sâu trong huyệt mộ dĩ vãng, để tìm lại bóng hình yêu dấu của người tình muôn thuở:
…Trời cuối thu rồi – Em ở đâu?
Nằm bên đất lạnh chắc em sầu
Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy
Ta muốn vào thăm nắm mộ sâu!
…Em mộng về đâu
Em mất về đâu
Từng đêm tôi nguyện, tôi cầu
Đây màu hương khói là màu mắt xưa
(Gửi Người Dưới Mộ)
Bốn bề bát ngát buồn hiu hắt, những cành khô khẳng khiu in trên nền trời trắng đục chẳng khác nào bức tranh thủy mạc của thiên nhiên quá tuyệt vời, chỉ có mắt nhìn của nghệ sĩ mới khám phá ra từ ngàn năm tác phẩm vĩ đại đó. Chúng ta không ngạc nhiên đã thẩm thấu trong tâm hồn những nhà văn nhà thơ Thanh Tịnh, Thế Lữ, Hồ Dzếnh, Thâm Tâm… Và mãi cho đến thời kỳ hậu chiến, chúng ta khám phá càng nhiều hơn những tác phẩm lừng lẫy của thi đàn văn học miền Nam.
Trong cái thế giới ngôn ngữ thi ca đầy mê hoặc của Bùi Giáng, ông đã tạo nên cái sắc thái hòa hợp đầy kỳ ảo thần tình của hai giòng văn học uyên bác Đông Tây trong những thi tập Mưa Nguồn, Lá Hoa Cồn, Ngàn Thu Rớt Hột, Đêm Ngắm Trăng… và hơn hàng ngàn bài thơ ông sáng tác gần nửa thế kỷ, ông như một biểu tượng thiên tài lỗi lạc của văn học hiện đại. Trong số lượng thơ mênh mông đó, mùa thu cũng đã khiêm nhượng xuất hiện bàng bạc trong tâm hồn thi sĩ:
…Phải là nguyệt giữa đêm rằm?
Nguyên Tiêu lãng đãng lá nằm ngẩn ngơ
Kể từ hằng thủy ban sơ?
Kể từ sơ thủy về tờ vẽ trang?
Kể từ thu tạ lên đàng?
Rừng phong thu đã quan san nhuộm màu?
Phải rằng đó trước kia sau?
Hay là sau trước còn tao ngộ gì?
Bước vào cái không khí đầy ảo giác mơ hồ, trữ tình của Nguyên Sa. Thơ tình của ông đã thoát khỏi những băn khoăn, siêu hình. Tình yêu hiển lộng thánh hóa trong một phối cảnh thiên nhiên tuyệt vời của mùa thu kiều diễm:
Tôi đã gặp em từ bao giờ
Kể từ nguyệt bạch xuống đêm khuya
Kể từ gió thổi trong vừng tóc
Hay lúc thu về cánh nhạn kia?
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay?
Có phải mùa thu sắp sửa về
Hay là gió lạnh lúc đêm khuya
Hay là em chọn sai màu áo
Để nắng thu vàng giữa lối đi?
Có phải rằng tôi chưa được quen
Làm sao buổi sáng đợi chờ em
Hay từng hơi thở là âm nhạc
Đàn xuống cung trầm, mắt nhớ thương
Buổi tối tôi ngồi nghe sao khuya
Đi về bằng những ngón chân thưa
Và nghe em ghé vào giấc mộng
Vành nón nghiêng buồn trong gió đưa
Tôi không biết rằng lạ hay quen
Chỉ biết em mang theo nghê thường
Cho nên cặp mắt mờ hư ảo
Cả bốn chân trời chỉ có em
(Tương Tư)
Trong sinh hoạt thi ca ở hải ngoại… Du Tử Lê, nhà thơ được công nhận như một thi sĩ hàng đầu viết về tình yêu hiện nay. Ông có sức sáng tạo phong phú, xuất sắc với nhiều bài thơ ca ngợi mùa thu tình ái, ngôn ngữ mới lạ, phù thủy, lôi cuốn và mê hoặc. Chúng tôi yêu nhất “Bài Nhân Gian Tháng Tám” của ông:
Buổi chiều xám chỗ ngồi tôi tháng tám
Em dung nhan như một vết dao
Trong trí nhớ của một người khánh tận
Núi sông người thoáng chốc cũng hư hao
Em mười bảy bước chân vào tháng chạp
Hàng cây khô vai gọi lá hai hàng
Đâu sự thật cảnh đời tôi đã xế
Em đi qua, chỉ thức dậy điêu tàn
Đêm cao ốc bàn tay buồn, mắt lặng
Gió mưa đi tít tận trời nào
Môi tháng sáu bao dung hồn phiêu bạt
Em tin không? Tôi chết ngọt ngào
Em bước xuống cuộc đời tôi ảm đạm
Với bình minh, mười bảy vết son tươi
Kẻ khánh tận, cuối cùng soi trí nhớ
Trong bài thơ tháng bảy đã chia hai
Nếu em biết có lần tôi đã hỏi
Tôi đợi ai cuối cuộc chơi này?
Như tháng tám đi qua người sẽ khuất
Riêng vết son còn đỏ nẫu môi cười
Bài thơ nhỏ gói nỗi sầu vô hạn
Đường chim đi, nghìn dặm có ai tìm
Em không thể thì thôi đừng nắng, gió
Củi than riêng, tôi đốt một mình
Đêm tháng tám, chỗ ngồi tôi lửa cháy
Đến lúc tình yêu được quan niệm sâu xa hơn, vượt thoát ra khỏi những trăn trở khổ đau của định mệnh. Tình thương mới đích thực rộng lớn thăng hoa giữa con người với con người. Đó mới là giây phút hạnh phúc, sứ mệnh giác tha độ lượng của người nghệ sĩ, luôn luôn muốn đề cao cái đẹp vĩnh cửu của tâm hồn.
Giữa cảnh trí tiêu điều mùa thu, một người ở tù nhiều năm trở về thăm lại làng xưa, nhà thơ Tô Thùy Yên đã giữ được tâm bình lặng không gợn chút hận thù vì tâm đã ngộ, chỉ có tình thương mới hóa giải hận thù. Ông đã thẩm thấu triết lý sâu sắc của người phương Đông.
…Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cám ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi
…Ta về như lá rụng về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu nầy
…Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thuở trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta
(Ta Về – Tô Thùy Yên)
Mang tâm trạng của kẻ tha hương lúc nào cũng nhớ về cố xứ thân yêu. Nhà thơ Tuệ Nga đã biểu hiện nỗi niềm nhớ nhung trong những thi phẩm xuất bản ở hải ngoại. Không ngô đồng mà cũng vọng tưởng như “ngô đồng lác đác” trong lòng khi trời hiu hắt thu sang:
Ngô đồng lác đác báo Thu sang
Vườn cũ hoa xưa có điểm vàng
Khói loạn bốn phương sầu ngút ngút
Gió cuồng tám hướng hận mang mang
Mực hoen lòng giấy tình ngăn lối
Bút đọng niềm thương lệ ố vàng?
Sương tuyết nhạt nhòa Trăng cổ độ
Nghe chiều thế sự sóng âm vang…
(Thu Sơ)
Hằng đêm chúng ta nhìn lên bầu trời lấp lánh hàng muôn triệu vì sao, đâu có biết những thiên hà xinh đẹp thơ mộng đó, xa cách chúng ta hàng chục tỉ năm ánh sáng, có nhiều thiên hà đã mất hút từ lâu, hôm nay chúng ta mới nhìn thấy ánh sáng. Những biến thiên của vũ trụ cũng chỉ là những hiện tượng sắc không, nên thời tiết mùa thu của mỗi năm thường thay đổi. Tuy nhiên, những tác phẩm ca ngợi mùa thu thì vĩnh cửu, vượt thời gian.
Cứ mỗi năm, khi bước chân trẻ thơ rộn rã trên đường đến lớp học hay reo vui với nhịp trống múa lân giữa muôn sắc màu lộng lẫy, của những chiếc lồng đèn thắp sáng mừng đón Tiết Trung Thu, theo truyền thống Dân Tộc, tâm hồn người tha hương cũng xao xuyến bâng khuâng, tưởng nhớ đến những chuỗi ngày thơ ấu trên quê hương Việt Nam thanh bình.
Con đường quen thuộc, buổi sáng đi qua, buổi chiều trở lại như nhịp đập buồn bã của trái tim người lữ khách già nơi nghìn dặm quê người. Giữa những hàng cây thay lá gần hai mươi năm qua ròng rã, miệt mài, thầm lặng. Cũng như sáng hôm nay, chính ta khám phá mùa thu đã hiên ngang trở về, thong thả, bình an theo mây trời hạ xuống nhân gian, từng bước lụa là êm ả đầy quyến rũ trữ tình. Lòng ta cũng rạo rực yêu với thu. Nói thầm với thu sao mà dễ thương quá như thuở ban đầu tỏ tình với em hồn nhiên và trong sáng như hoa cỏ trong khu vườn dấu yêu, nơi một góc trời Đà Nẵng đầy thơ mộng.
Nếu hiểu được thời gian và không gian là khoảnh khắc vô thường, thì ta đang ở Cali hay phương trời nào khác, mùa thu vẫn không bội phản từ trong tâm thức thủy chung với nỗi đau của đất trời nơi cố quận thân thương.
Cứ mỗi năm, khi bước chân trẻ thơ rộn rã trên đường đến lớp học hay reo vui với nhịp trống múa lân giữa muôn sắc màu lộng lẫy, của những chiếc lồng đèn thắp sáng mừng đón Tiết Trung Thu, theo truyền thống Dân Tộc, tâm hồn người tha hương cũng xao xuyến bâng khuâng, tưởng nhớ đến những chuỗi ngày thơ ấu trên quê hương Việt Nam thanh bình.
Con đường quen thuộc, buổi sáng đi qua, buổi chiều trở lại như nhịp đập buồn bã của trái tim người lữ khách già nơi nghìn dặm quê người. Giữa những hàng cây thay lá gần hai mươi năm qua ròng rã, miệt mài, thầm lặng. Cũng như sáng hôm nay, chính ta khám phá mùa thu đã hiên ngang trở về, thong thả, bình an theo mây trời hạ xuống nhân gian, từng bước lụa là êm ả đầy quyến rũ trữ tình. Lòng ta cũng rạo rực yêu với thu. Nói thầm với thu sao mà dễ thương quá như thuở ban đầu tỏ tình với em hồn nhiên và trong sáng như hoa cỏ trong khu vườn dấu yêu, nơi một góc trời Đà Nẵng đầy thơ mộng.
Nếu hiểu được thời gian và không gian là khoảnh khắc vô thường, thì ta đang ở Cali hay phương trời nào khác, mùa thu vẫn không bội phản từ trong tâm thức thủy chung với nỗi đau của đất trời nơi cố quận thân thương.
No comments:
Post a Comment