Cuối
năm 2021 tôi về hưu sau khi đã làm việc 31 năm ở công ty, nhận được một
cái Rolex sau 25 năm, một đồng hồ Apple sau 30 năm, một đồng hồ
grandfather clock treo tường, một đồng hồ để bàn bằng gỗ đỏ sang cả quý
phái, một đĩa bạc “ghi công” để chưng bày khoe khoang tại phòng khách.
Mọi thứ đồ đoàn có trong kho mình đều thu tóm cả. Bây giờ thì về đi
thôi!
Lúc này tôi mới nghĩ đến nơi ăn chốn ở trong giai đoạn mới của cuộc đời. Ngày xưa còn miệt mài cày bừa trả nợ nhà, nợ xe, nợ “con”, mình gồng mình vớt lấy một căn nhà trong khu trường tốt, vượt cả khả năng tài chính, để rồi phải nhịn ăn nhịn mặc, còng lưng trả tiền nhà mút chỉ hụt hơi. Nay con đã lớn, thôi thì nhường khu này lại cho những cặp vợ chồng trẻ đang nhắm nhía trường xịn cho con họ.
Phần II
Trồng Trọt Sản Xuất Tại Làng Già – “nghề” của dân Á Châu
Ngày mới dọn vào Leisure World, mỗi lần đi bộ ngang các cao ốc tôi đều ngó vào sảnh dưới nhà đọc danh sách các cư dân trong đó. Mình để ý tìm họ Nguyễn, Trần, Lê, Lý… nhưng chỉ thấy những tên na ná như Nugent, Chan, Lee, Li v.v. Một ngày nọ đang đi bộ ngoài đường tôi bỗng chợt nghe tiếng ca thánh thót, đại khái “…bởi đâu mà đôi ta lỡ thể…” Ồ, “phe ta” đây rồi! Thế là lập tức băng qua đường đến sân sau một nhà townhouse nhìn ra đường cái, nơi có cái cassette đang rền rĩ khóc than, để làm quen. Lần khác ra “ruộng” tôi nói với bác nông dân vườn bên cạnh: “Bao giờ chị tưới nước xong để vòi đó cho tôi dùng nhé, đừng mang trả vội” Nghe chị trả lời tiếng Anh với giọng Việt tôi nhận ra đồng hương ngay. Từng chút một tôi, “lượm” được độ chục người Việt ở đây, so với dân số 9 nghìn người thì chẳng thấm vào đâu.
Dân Á đông sống khép kín, ít chường mặt vào các hoạt động giao tế, và nhiều người cũng không nói tiếng Anh lưu loát. Tuy nhiên, khi ra “ruộng” thì họ tung hoành ngang dọc ai cũng nể. Tại đây luôn nghe líu lo tiếng Hàn, Bắc kinh, Quảng Ðông, và cả tiếng Việt. Leisure World có một khu trống chia ra làm 200 mảnh vườn cho mọi người thuê $35 một mùa từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm. Mọi người tự căng rào, dựng giàn, cuốc đất, bón phân v.v. rồi gieo hạt trồng tỉa, có vòi nước tưới thoải mái. Từ nhà tôi ra ruộng đi bộ 15 phút là tới, nên buổi sáng “má em hừng đông đi cày bừa” không phải lái xe. Các khu vườn Á đông nhìn qua là thấy sum suê bầu, bí, mướp, khổ qua v.v. đầy giàn. Họ làm những luống cải, ớt, cà chua, cà tím rất bắt mắt. Ðầu cổng có một “bàn chia sẻ” (sharing table), ai có dư dả thức gì thì bày ra đó cho ai cần thì lấy. Ðầu mùa là những gói hạt giống thặng dư. Ngày nào ra đó tôi cũng lục lọi xem có gì dùng được để khỏi tốn tiền mua. Ðến mùa gặt hái xem có hoa quả nào chủ vườn để lại hiến tặng tại bàn thì bỏ bị về nhà nấu ăn. Ðôi khi đi vòng vòng thấy rau củ của ai tươi tốt buột miệng khen vài tiếng là chủ vườn nhanh tay cắt ngay cho một bó hay một rổ bê về. Cuối mùa người ta tổ chức một bữa potluck ăn chung, phần đông từ sản phẩm cây nhà lá vườn. Những ông bà nông dân Á đông cũng là đầu bếp xuất sắc nên họ nổi trội với những món ăn xào nấu ngon lành, ít khi thấy ai mua một hộp bánh hay phong kẹo sẵn ngoài tiệm mang vào góp phần.
Thể Dục Thể Thao
Hằng ngày tôi đi bộ theo con đường chính trong làng. Ðường đi vòng chung quanh khuôn viên, hơn 3 miles lại về chốn cũ. Con đường chính này có vận tốc giới hạn 30 miles một giờ. Từ ngày vào đây tôi tôn trọng luật lái xe theo kiểu mới. Ngày xưa ở “thế giới bên ngoài”, nếu giới hạn 30 miles thì mình chạy 39 miles, tránh đừng vượt lên đến 40 miles kẻo bị phạt. Bây giờ lái xe trong khuôn viên Leisure World với giới hạn 30 miles thì tôi chạy 31-32 miles. Ðời sống chậm lại rồi, không phải hớt hơ hớt hải, chạy bay chạy biến để đến sở đúng giờ như ngày xưa. Tôi cũng tham dự Friday hiking của nhóm Baby Boomers. Họ tổ chức những cuộc đi dã ngoại chung quanh vùng mỗi sáng Thứ Sáu. Thật là phục họ biết được nhiều nơi gần nhà trong vòng 30 phút lái xe rất thích hợp cho người lớn tuổi: cảnh đẹp, đường bằng thẳng không dốc, đi khoảng 3 miles, mỗi tuần một thắng cảnh khác nhau tại ngay địa phương mình ở mà mình chẳng biết đến. Cuối tháng 5 hồ bơi ngoài trời hoạt động trở lại, còn gym đầy đủ dụng cụ treadmill, elliptical machine, máy tập tạ v.v. thì mở quanh năm từ sáng sớm đến tối.
Vào làng già như Leisure World thì được gì và mất gì?
Nhiều người cho rằng đến tuổi hưu cứ ở lại nơi cũ cũng được, chẳng cần gì phải dọn vào làng già. Ðó là lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, ở mãi một chỗ rồi đến một lúc nào đó người lớn tuổi cũng nhận thấy cái làng xóm cũ của mình ngày càng “trẻ hóa” ra. Những cặp vợ chồng trẻ đến mua nhà chung quanh cho con cái đi học, còn bạn hàng xóm cùng lứa tuổi ngày xưa biến dần đi đâu không biết. Cha mẹ trẻ tuổi trong xóm tổ chức tiệc sinh nhật cho con không mời mình, ngày cuối tuần họ rủ nhau cùng con đạp xe đạp quanh khu vực, mình chỉ ngồi trong nhà nhìn ra. Lễ Halloween mình tắt đèn đi ngủ sớm không mua kẹo phát cho trẻ con. Tuổi cao không nên chỉ ngồi nhà xem TV, đọc sách, đi chợ hay đi bác sĩ. Người già cũng cần gặp người cùng lứa tuổi để cùng nhau sinh hoạt chuyện vãn. Vào làng già mình sẽ gặp được người đồng trang lứa. Nhiều ông bà già vào Leisure World bỗng như “hồi xuân” trở lại. Họ không còn vướng bận con cái nữa, hồn nhiên ăn chơi, đánh cờ, khiêu vũ, ăn potluck, đi dã ngoại, chơi tennis, volley ball dưới nước v.v. với bạn lão niên cứ như là trở lại thời sinh viên trẻ ở chung nội trú với nhau. Họ đùa phá, chọc ghẹo nhau ra trò, và người nào đơn lẻ thì có thể tìm bạn tri âm mới. (Hơi khó cho phái nữ vì các ông thường rơi rụng trước các bà. Trong Leisure World cảnh “cụ ông thiếu, cụ bà thừa” theo tỷ lệ 80%-20% là một thực tế “không thuốc chữa”!)
“Cái mất” khi dọn vào làng già là không còn thấy xe buýt vàng đến đầu ngõ đón học sinh buổi sáng, giờ tan trường không nghe tiếng chúng ríu rít bước xuống xe buýt gọi nhau ơi ới. Một cách nào đó mình đã tách khỏi “thế giới thật” bên ngoài. Tại làng già ta cũng thường xuyên nghe tiếng xe cứu thương. Hơn 9 nghìn dân cư tuổi từ U60 đến U120 tập trung một chỗ thì tiếng còi í e của xe cứu thương là chuyện thường ngày ở huyện. Ai yếu bóng vía sẽ bị ám ảnh, còn phần đông thì quen dần không nghĩ đến nữa.
Ðời sống sinh hoạt làng già ở đây cũng không phải lúc nào cũng hòa thuận êm ấm. Cư dân đều là người trần mắt thịt đầy đủ hỉ nộ ái ố. Không phải ai cũng hiền lành dễ chịu, cũng có những ông bà khó tính ương ngạnh không ai bằng. Lỡ làm điều gì “xúc phạm” đến họ là lãnh đủ. Khi xuất tiền quỹ HOA (Home Owners Association) làm bữa tiệc hàng năm đãi mọi người thì có người bảo tôi không tham dự được nhưng yêu cầu bới phần của tôi mang đến giao tại nhà vì quỹ HOA có tiền của tôi trong đó. Nghe kể có một ông “hội đồng” (board member) nghịch với những ông bà hội đồng khác đến độ vào buổi họp thì xoay ghế ra ngồi nhìn vào bức tường chứ nhất định không đối diện với những “bẻng mẹc” đáng ghét kia. Và khi bất đồng cao độ thì bốc phone gọi pú lít, trong Leisure World thưa gửi nhau là chuyện thường! Người già đôi khi còn con nít hơn cả trẻ con!
Leisure World Golf
Người Việt ở Mỹ đến tuổi già thì nên tính sao?
Có những người Việt cao tuổi chọn cách ở cùng với con cái, tam đại đồng đường, giúp chúng trông cháu như truyền thống tại quê nhà ngày xưa. Có người ở riêng nhưng gần nhà con cái, hằng ngày chúng mang trẻ đến gửi, tối đón về. Ðến phiên mình cần đi bác sĩ, bệnh viện thì các con lại nghỉ việc giúp cho mình. Có người làm “dân du mục”, vài tháng lại đến ở với một đứa con tại một nơi khác nhau. Tuy nhiên không phải mọi việc lúc nào cũng êm xuôi. Con rể con dâu luôn có mặt trên từng cây số. Cách nuôi dạy con của chúng không làm đẹp lòng mình, và cách chăm sóc nuông chiều cháu của mình cũng không làm hài lòng chúng. Thế hệ người Việt mà tôi quen biết bây giờ phần đông cũng không muốn sống dựa vào con, nhất là những ai đã ở bên này một thời gian dài, đã từng hội nhập lăn lộn kiếm sống trong xã hội Mỹ. Họ ngại làm phiền đến con và đánh mất đi độc lập tự do của riêng mình.
Người mình lại hay có thói “tôn trọng” số mệnh và hay phó mặc cho một đấng thiêng liêng nào đó ở “cõi trên” định đoạt hộ ta. Có lẽ lòng tin “Trời sinh voi sinh cỏ”, “chạy Trời không khỏi nắng”, “bôn ba chẳng qua thời vận” v.v. khiến người ta cứ an nhiên sống với hiện tại, chỉ cần biết hôm nay, mọi việc tương lai có số mệnh cả. Chuyện tính toán cho tuổi già ít người lên kế hoạch chu đáo: bao giờ thì bán nhà to thu vén lại, mua nhà nhỏ hơn, về ở với con, vào nhà già, thuê người trông nom v.v. Có người đến tuổi ông U100 bà U90 mà vẫn lúng túng chưa biết quyết định cho tương lai thế nào. Ông không chịu vào ở condo sợ lỡ cháy nhà không chạy kịp, bà than thở ở nhà riêng bà dọn dẹp không xuể căn nhà ngày nay đã quá rộng lớn và trống vắng. Ðồ đạc tích tụ bao năm không biết tính sao dẹp bớt để downsize được. Con cái thời nay không thích và không chịu nhận bàn ghế, tranh ảnh, đồ mỹ nghệ cổ lỗ sĩ của thế hệ trước, nhưng bỏ thì thương, vương thì tội. Một ngàn lý do để…án binh bất động!
Lại có những chuyện thương tâm lan truyền trên mạng hay trên báo chí Việt, không biết có thật không, về những bậc cha mẹ năn nỉ khóc lóc van nài con đừng bỏ mình vào nhà già nhưng vẫn bị con trẻ nhẫn tâm đẩy vào rồi biến mất chẳng hề thăm viếng. Nghe thật nao lòng! Cha mẹ đến tuổi già muốn được ở với con mà không được, đó là vì cha mẹ “không biết điều” hay là vì con bất hiếu? Vấn đề không đơn giản và không dễ giải quyết, vì nếu giải quyết được dễ dàng thì người ta đã làm rồi.
Ngày nghỉ hưu đánh dấu một cuộc đời mới khác hẳn mấy chục năm qua. Ta nên sắp xếp sao để trong giai đoạn LÃO mình có thể sống vui sống khỏe khi còn có thể, và chuẩn bị sẵn vài phương cách tổng quát cho giai đoạn BỆNH và TỬ. Người Mỹ có câu: “If you fail to plan, then you plan to fail!” – Nếu bạn không biết lên chương trình sẵn (cho tương lai) thì chính bạn đã đặt chương trình cho mình nhận lãnh thất bại rồi đấy! Vẫn biết người tính không bằng Trời tính, nhưng không tính gì cả thì… quá can đảm!
TM (5/29/23)
Lúc này tôi mới nghĩ đến nơi ăn chốn ở trong giai đoạn mới của cuộc đời. Ngày xưa còn miệt mài cày bừa trả nợ nhà, nợ xe, nợ “con”, mình gồng mình vớt lấy một căn nhà trong khu trường tốt, vượt cả khả năng tài chính, để rồi phải nhịn ăn nhịn mặc, còng lưng trả tiền nhà mút chỉ hụt hơi. Nay con đã lớn, thôi thì nhường khu này lại cho những cặp vợ chồng trẻ đang nhắm nhía trường xịn cho con họ.
Phần II
Trồng Trọt Sản Xuất Tại Làng Già – “nghề” của dân Á Châu
Ngày mới dọn vào Leisure World, mỗi lần đi bộ ngang các cao ốc tôi đều ngó vào sảnh dưới nhà đọc danh sách các cư dân trong đó. Mình để ý tìm họ Nguyễn, Trần, Lê, Lý… nhưng chỉ thấy những tên na ná như Nugent, Chan, Lee, Li v.v. Một ngày nọ đang đi bộ ngoài đường tôi bỗng chợt nghe tiếng ca thánh thót, đại khái “…bởi đâu mà đôi ta lỡ thể…” Ồ, “phe ta” đây rồi! Thế là lập tức băng qua đường đến sân sau một nhà townhouse nhìn ra đường cái, nơi có cái cassette đang rền rĩ khóc than, để làm quen. Lần khác ra “ruộng” tôi nói với bác nông dân vườn bên cạnh: “Bao giờ chị tưới nước xong để vòi đó cho tôi dùng nhé, đừng mang trả vội” Nghe chị trả lời tiếng Anh với giọng Việt tôi nhận ra đồng hương ngay. Từng chút một tôi, “lượm” được độ chục người Việt ở đây, so với dân số 9 nghìn người thì chẳng thấm vào đâu.
Dân Á đông sống khép kín, ít chường mặt vào các hoạt động giao tế, và nhiều người cũng không nói tiếng Anh lưu loát. Tuy nhiên, khi ra “ruộng” thì họ tung hoành ngang dọc ai cũng nể. Tại đây luôn nghe líu lo tiếng Hàn, Bắc kinh, Quảng Ðông, và cả tiếng Việt. Leisure World có một khu trống chia ra làm 200 mảnh vườn cho mọi người thuê $35 một mùa từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm. Mọi người tự căng rào, dựng giàn, cuốc đất, bón phân v.v. rồi gieo hạt trồng tỉa, có vòi nước tưới thoải mái. Từ nhà tôi ra ruộng đi bộ 15 phút là tới, nên buổi sáng “má em hừng đông đi cày bừa” không phải lái xe. Các khu vườn Á đông nhìn qua là thấy sum suê bầu, bí, mướp, khổ qua v.v. đầy giàn. Họ làm những luống cải, ớt, cà chua, cà tím rất bắt mắt. Ðầu cổng có một “bàn chia sẻ” (sharing table), ai có dư dả thức gì thì bày ra đó cho ai cần thì lấy. Ðầu mùa là những gói hạt giống thặng dư. Ngày nào ra đó tôi cũng lục lọi xem có gì dùng được để khỏi tốn tiền mua. Ðến mùa gặt hái xem có hoa quả nào chủ vườn để lại hiến tặng tại bàn thì bỏ bị về nhà nấu ăn. Ðôi khi đi vòng vòng thấy rau củ của ai tươi tốt buột miệng khen vài tiếng là chủ vườn nhanh tay cắt ngay cho một bó hay một rổ bê về. Cuối mùa người ta tổ chức một bữa potluck ăn chung, phần đông từ sản phẩm cây nhà lá vườn. Những ông bà nông dân Á đông cũng là đầu bếp xuất sắc nên họ nổi trội với những món ăn xào nấu ngon lành, ít khi thấy ai mua một hộp bánh hay phong kẹo sẵn ngoài tiệm mang vào góp phần.
Thể Dục Thể Thao
Hằng ngày tôi đi bộ theo con đường chính trong làng. Ðường đi vòng chung quanh khuôn viên, hơn 3 miles lại về chốn cũ. Con đường chính này có vận tốc giới hạn 30 miles một giờ. Từ ngày vào đây tôi tôn trọng luật lái xe theo kiểu mới. Ngày xưa ở “thế giới bên ngoài”, nếu giới hạn 30 miles thì mình chạy 39 miles, tránh đừng vượt lên đến 40 miles kẻo bị phạt. Bây giờ lái xe trong khuôn viên Leisure World với giới hạn 30 miles thì tôi chạy 31-32 miles. Ðời sống chậm lại rồi, không phải hớt hơ hớt hải, chạy bay chạy biến để đến sở đúng giờ như ngày xưa. Tôi cũng tham dự Friday hiking của nhóm Baby Boomers. Họ tổ chức những cuộc đi dã ngoại chung quanh vùng mỗi sáng Thứ Sáu. Thật là phục họ biết được nhiều nơi gần nhà trong vòng 30 phút lái xe rất thích hợp cho người lớn tuổi: cảnh đẹp, đường bằng thẳng không dốc, đi khoảng 3 miles, mỗi tuần một thắng cảnh khác nhau tại ngay địa phương mình ở mà mình chẳng biết đến. Cuối tháng 5 hồ bơi ngoài trời hoạt động trở lại, còn gym đầy đủ dụng cụ treadmill, elliptical machine, máy tập tạ v.v. thì mở quanh năm từ sáng sớm đến tối.
Vào làng già như Leisure World thì được gì và mất gì?
Nhiều người cho rằng đến tuổi hưu cứ ở lại nơi cũ cũng được, chẳng cần gì phải dọn vào làng già. Ðó là lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, ở mãi một chỗ rồi đến một lúc nào đó người lớn tuổi cũng nhận thấy cái làng xóm cũ của mình ngày càng “trẻ hóa” ra. Những cặp vợ chồng trẻ đến mua nhà chung quanh cho con cái đi học, còn bạn hàng xóm cùng lứa tuổi ngày xưa biến dần đi đâu không biết. Cha mẹ trẻ tuổi trong xóm tổ chức tiệc sinh nhật cho con không mời mình, ngày cuối tuần họ rủ nhau cùng con đạp xe đạp quanh khu vực, mình chỉ ngồi trong nhà nhìn ra. Lễ Halloween mình tắt đèn đi ngủ sớm không mua kẹo phát cho trẻ con. Tuổi cao không nên chỉ ngồi nhà xem TV, đọc sách, đi chợ hay đi bác sĩ. Người già cũng cần gặp người cùng lứa tuổi để cùng nhau sinh hoạt chuyện vãn. Vào làng già mình sẽ gặp được người đồng trang lứa. Nhiều ông bà già vào Leisure World bỗng như “hồi xuân” trở lại. Họ không còn vướng bận con cái nữa, hồn nhiên ăn chơi, đánh cờ, khiêu vũ, ăn potluck, đi dã ngoại, chơi tennis, volley ball dưới nước v.v. với bạn lão niên cứ như là trở lại thời sinh viên trẻ ở chung nội trú với nhau. Họ đùa phá, chọc ghẹo nhau ra trò, và người nào đơn lẻ thì có thể tìm bạn tri âm mới. (Hơi khó cho phái nữ vì các ông thường rơi rụng trước các bà. Trong Leisure World cảnh “cụ ông thiếu, cụ bà thừa” theo tỷ lệ 80%-20% là một thực tế “không thuốc chữa”!)
“Cái mất” khi dọn vào làng già là không còn thấy xe buýt vàng đến đầu ngõ đón học sinh buổi sáng, giờ tan trường không nghe tiếng chúng ríu rít bước xuống xe buýt gọi nhau ơi ới. Một cách nào đó mình đã tách khỏi “thế giới thật” bên ngoài. Tại làng già ta cũng thường xuyên nghe tiếng xe cứu thương. Hơn 9 nghìn dân cư tuổi từ U60 đến U120 tập trung một chỗ thì tiếng còi í e của xe cứu thương là chuyện thường ngày ở huyện. Ai yếu bóng vía sẽ bị ám ảnh, còn phần đông thì quen dần không nghĩ đến nữa.
Ðời sống sinh hoạt làng già ở đây cũng không phải lúc nào cũng hòa thuận êm ấm. Cư dân đều là người trần mắt thịt đầy đủ hỉ nộ ái ố. Không phải ai cũng hiền lành dễ chịu, cũng có những ông bà khó tính ương ngạnh không ai bằng. Lỡ làm điều gì “xúc phạm” đến họ là lãnh đủ. Khi xuất tiền quỹ HOA (Home Owners Association) làm bữa tiệc hàng năm đãi mọi người thì có người bảo tôi không tham dự được nhưng yêu cầu bới phần của tôi mang đến giao tại nhà vì quỹ HOA có tiền của tôi trong đó. Nghe kể có một ông “hội đồng” (board member) nghịch với những ông bà hội đồng khác đến độ vào buổi họp thì xoay ghế ra ngồi nhìn vào bức tường chứ nhất định không đối diện với những “bẻng mẹc” đáng ghét kia. Và khi bất đồng cao độ thì bốc phone gọi pú lít, trong Leisure World thưa gửi nhau là chuyện thường! Người già đôi khi còn con nít hơn cả trẻ con!
Leisure World Golf
Người Việt ở Mỹ đến tuổi già thì nên tính sao?
Có những người Việt cao tuổi chọn cách ở cùng với con cái, tam đại đồng đường, giúp chúng trông cháu như truyền thống tại quê nhà ngày xưa. Có người ở riêng nhưng gần nhà con cái, hằng ngày chúng mang trẻ đến gửi, tối đón về. Ðến phiên mình cần đi bác sĩ, bệnh viện thì các con lại nghỉ việc giúp cho mình. Có người làm “dân du mục”, vài tháng lại đến ở với một đứa con tại một nơi khác nhau. Tuy nhiên không phải mọi việc lúc nào cũng êm xuôi. Con rể con dâu luôn có mặt trên từng cây số. Cách nuôi dạy con của chúng không làm đẹp lòng mình, và cách chăm sóc nuông chiều cháu của mình cũng không làm hài lòng chúng. Thế hệ người Việt mà tôi quen biết bây giờ phần đông cũng không muốn sống dựa vào con, nhất là những ai đã ở bên này một thời gian dài, đã từng hội nhập lăn lộn kiếm sống trong xã hội Mỹ. Họ ngại làm phiền đến con và đánh mất đi độc lập tự do của riêng mình.
Người mình lại hay có thói “tôn trọng” số mệnh và hay phó mặc cho một đấng thiêng liêng nào đó ở “cõi trên” định đoạt hộ ta. Có lẽ lòng tin “Trời sinh voi sinh cỏ”, “chạy Trời không khỏi nắng”, “bôn ba chẳng qua thời vận” v.v. khiến người ta cứ an nhiên sống với hiện tại, chỉ cần biết hôm nay, mọi việc tương lai có số mệnh cả. Chuyện tính toán cho tuổi già ít người lên kế hoạch chu đáo: bao giờ thì bán nhà to thu vén lại, mua nhà nhỏ hơn, về ở với con, vào nhà già, thuê người trông nom v.v. Có người đến tuổi ông U100 bà U90 mà vẫn lúng túng chưa biết quyết định cho tương lai thế nào. Ông không chịu vào ở condo sợ lỡ cháy nhà không chạy kịp, bà than thở ở nhà riêng bà dọn dẹp không xuể căn nhà ngày nay đã quá rộng lớn và trống vắng. Ðồ đạc tích tụ bao năm không biết tính sao dẹp bớt để downsize được. Con cái thời nay không thích và không chịu nhận bàn ghế, tranh ảnh, đồ mỹ nghệ cổ lỗ sĩ của thế hệ trước, nhưng bỏ thì thương, vương thì tội. Một ngàn lý do để…án binh bất động!
Lại có những chuyện thương tâm lan truyền trên mạng hay trên báo chí Việt, không biết có thật không, về những bậc cha mẹ năn nỉ khóc lóc van nài con đừng bỏ mình vào nhà già nhưng vẫn bị con trẻ nhẫn tâm đẩy vào rồi biến mất chẳng hề thăm viếng. Nghe thật nao lòng! Cha mẹ đến tuổi già muốn được ở với con mà không được, đó là vì cha mẹ “không biết điều” hay là vì con bất hiếu? Vấn đề không đơn giản và không dễ giải quyết, vì nếu giải quyết được dễ dàng thì người ta đã làm rồi.
Ngày nghỉ hưu đánh dấu một cuộc đời mới khác hẳn mấy chục năm qua. Ta nên sắp xếp sao để trong giai đoạn LÃO mình có thể sống vui sống khỏe khi còn có thể, và chuẩn bị sẵn vài phương cách tổng quát cho giai đoạn BỆNH và TỬ. Người Mỹ có câu: “If you fail to plan, then you plan to fail!” – Nếu bạn không biết lên chương trình sẵn (cho tương lai) thì chính bạn đã đặt chương trình cho mình nhận lãnh thất bại rồi đấy! Vẫn biết người tính không bằng Trời tính, nhưng không tính gì cả thì… quá can đảm!
TM (5/29/23)
No comments:
Post a Comment