Có thông tin nói rằng quán cà phê La Pagode nằm tại số 209 đường Tự Do (đường Đồng Khởi bây giờ) – với đường Lê Thánh Tôn, quán bày hàng ghế salon bọc da giống như nhà hàng ở Paris – Pháp. Bên trong có bàn dành cho giải trí, chỉ cần mua đâu đó độ một chục cái Jeton là chơi đến chiều. Jeton nhìn như cái đồng xu, màu vàng, được sản xuất ở Châu Âu từ thế kỷ XIII – XVIII. Thuở đó, lính Pháp thường hẹn nhau ở quán cà phê La Pagode. Sau này, quán trở thành nơi gặp nhau của các văn nghệ sĩ, nhà báo vào trước giờ làm hoặc sau khi tan sở. Có thể gọi đây là nơi gặp nhau để tán gẫu, giải tỏa căng thẳng của họ.
Quán có không gian không rộng lắm đâu đó khoảng chừng 60m2. Bên trong đặt khoảng 10 cái bàn gỗ mặt vuông, ghế ngồi rộng thoải mái cũng được làm bằng gỗ để khách trong quán vừa nghỉ ngơi, vừa nhâm nhi ly nước. Cửa kính của quán dày, lúc nào cũng được lau sạch sẽ để khách có thể vừa ngồi vừa nhìn ngắm phố phường. Khi bạn phóng tầm mắt ra phía ngã tư một chút sẽ thấy không gian của công viên Chi Lăng rộng lớn với nhiều cây xanh và dòng người qua lại. Tại công viên xuất hiện nhiều cây cổ thụ to cao, thẳng tắp, sừng sững ngắm nhìn Sài Gòn sớm tinh mơ. Bởi vì cây cổ thụ đã nhiều năm tuổi nên đường kính của thân cây to phải biết, muốn ôm được hết thân cây phải dùng cỡ 2 vòng tay người lớn, lớp vỏ thân cây sần sùi, bong tróc, bị mốc trắng cả lên.
Cứ độ mỗi buổi sáng và buổi chiều, những ai đi qua công viên Chi Lăng đều sẽ thấy cây cổ thụ to cùng lớp vỏ sần sùi của nó. Những hình ảnh cây cổ thụ với ánh nắng chiếu qua kẽ lá ánh lên trong mắt người nhìn khiến họ cảm nhận được sự thay đổi của thời gian và không gian. Mỗi khi có cơn mưa nhỏ lướt qua, lá cây lại được đắm mình trong những giọt nước mát lạnh, lất phất như hạt bụi nhỏ rơi tí tách từ lá này xuống lá khác. Sau đấy, những hạt bụi li ti kia rơi xuống tán cây rồi đến thân cây cổ thụ, chảy xuống lớp vỏ sần sùi trông như bức tranh sơn dầu với màu sắc chân thật nhưng lại lờ mờ không tỏ, mang lại sự quyến rũ lay động lòng người.
Chủ nhân của quán cà phê La Pagode là người Pháp, nên cung cách phục vụ cũng giống ở Pháp phết, nhân viên phục vụ của quán đều mặc đồng phục quần tây đen, áo sơ mi trắng, thắt nơ con bướm ở cổ áo. Họ nói tiếng Anh và Pháp sành sỏi và lịch sự lắm. Bởi vì quán sang trọng là thế, nên khách đến quán cũng thuộc thành phần trung lưu, chủ yếu là từ tuổi trung niên trở lên. Họ tìm đến quán để ngồi thưởng trà, nói chuyện đàm đạo trước khi ai nấy túa đi làm công việc riêng của họ. Đôi lúc sẽ có những cậu ấm, cô chiêu hay các cặp tình nhân vào quán để tâm sự, hẹn hò với nhau. Tuyệt đối bạn sẽ không thấy đám nhóc “choai choai” học đòi có trong quán. Tại quán Cái Chùa, những cái bàn cái ghế như mặc định dành cho từng nhóm văn nghệ sĩ, nhà báo, họ ngồi thành bàn, tán gẫu, bàn chuyện văn thơ. Tuyệt nhiên không có chuyện ngồi nhầm bàn hay từ bàn này qua bàn nọ. Bởi vì trước năm 1975, nhóm văn nghệ sĩ nhà báo được phân chia đẳng cấp rõ rệt, không có chuyện phạm thượng giữa bậc dưới với bậc trên.
Cà phê của quán La Pagode đặc biệt rất ngon, ai đến đây thưởng thức đồ uống này một lần cũng sẽ đều quay lại lần nữa. Ly cà phê dậy mùi thơm nguyên thủy, không nồng mà dịu dàng lưu luyến, thanh cao. Cà phê ở La Pagode là cà phê nguyên chất, không hề có chuyện pha trộn hương liệu hay hóa chất tạo mùi, tạo bọt. Khi uống vào, bạn sẽ cảm nhận được ngay tắp lự mùi thơm đặc trưng của nó, hương vị đậm đà đem lại cảm giác khoan khoái trong lòng. Không phải thế mà ai uống xong cũng đều tấm tắc khen ngon, cứ thích nhâm nhi tách cà phê đen dậy mùi này.
Cà phê của quán Cái Chùa được pha phin, lúc bưng ra bàn còn nóng ấm, nghi ngút khói và mùi thơm thoang thoảng len vào bên trong mũi của những vị khách. Tùy vào sở thích uống cà phê đen đậm hay ngọt mà khách sẽ tự bỏ lượng đường khác nhau. Đường bỏ vào được làm từ đường tinh luyện, đường được tạo thành những khối hình vuông vức, trắng muốt, rất ưa nhìn.
Tại quán nhìn xuyên qua lớp kính dày sẽ thấy bóng dáng những người dân Sài Gòn những năm 1975 túc tắc đi lại trên đường, họ nói chuyện vui tươi, giọng cười tươi rói nở trên môi,… Tất cả hình ảnh ấy như được lưu trữ lại trong những cuốn phim nhựa cũ kỹ, đầy nỗi nhớ nhung và hoài cổ.
Ở góc đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi, một trong những trục đường chính của Sài Gòn), cứ vào mỗi buổi sáng mọi người sẽ thấy dòng người và xe cộ qua lại ồn ào tấp nập, vào buổi trưa thì yên ắng hơn, đến chiều tối muộn khi ánh chiều tà đã buông xuống, khí trời cũng mát hơn, chúng ta sẽ được chứng kiến ánh đèn đường và đèn xe sáng rực, mọi người lúc này cũng túa ra đường đi hóng gió với sự thoải mái, dễ chịu. Quán cà phê cổ kính là thế, nhưng đến sau năm 1975 thì đã không còn bán cà phê nữa mà chuyển thành đại lý bán vé máy bay. Nó được thay thế bằng những tòa nhà cao ốc hiện đại, không còn gì gọi là vẻ cổ xưa như trước. Khi nhắc đến điều này, những cố nhân tại Sài Gòn cũng tỏ ra tiếc nuối cho quán cà phê một thời từng nổi tiếng đến như vậy: Vị trí thuận lợi, là kỷ niệm của nhiều người trong giới văn nghệ sĩ, giờ đây chỉ là một bóng hình xưa cũ trong tâm trí mỗi người chứ không còn là một hiện vật hiện hữu giữa chốn đô thị phồn hoa ngày nào nữa.
Bây giờ, tại Sài Gòn có rất nhiều quán cà phê được mở ra với nhiều mức giá khác nhau. Vì thế ai ai cũng dễ dàng nhâm nhi tách cà phê mỗi ngày ở mọi nẻo đường chứ không nhất thiết phải là nơi nhìn ra thấy công viên Chi Lăng nữa. Quán cà phê ngày nay còn được đầu tư để bày trí sang trọng và hào nhoáng. Thế nhưng dù cho quán cà phê hiện đại sang trọng như thế nào thì cũng không thể tìm thấy nét “sang trọng cổ xưa” của những quán cà phê nổi tiếng một thời như La Pagode nữa. Người Sài Gòn xưa của những năm 1975 ai cũng nhớ về một thời với hình ảnh quán cà phê rộng 60m2, không gian thoáng đãng, bên trong có sự nhộn nhịp riêng biệt của nó. Giờ đây, giới trẻ khó mà có thể nghe nói đến quán cà phê La Pagode – Cái Chùa, bởi vì nó đã là một hình bóng xa xưa chỉ còn hiện hữu trong tâm trí của ông bà sinh thời 1975 mà thôi. Hy vọng rằng dù cho nhịp sống hiện đại có nhiều sự đổi thay, người dân Sài Gòn vẫn sẽ không quên những thứ ngày xưa đã từng một thời tồn tại.
FB Góc Xưa
trích =>Trước những năm 1975, trong giới văn nghệ sĩ, báo chí Sài Gòn không ai không biết đến quán café La Pagode. Quán nằm ở ngã góc tư trên đường Tự Do (bây giờ là đường Đồng Khởi) giao với Lê Thánh Tông ở quận 1 Sài Gòn bây giờ. Quán đối diện với công viên Hòa nhạc phía bên kia đường. Thuở ấy, các văn nghệ sĩ nổi tiếng miền Nam cũng thường tụ tập ngoài ở công viên Hòa nhạc đấy. Bên cạnh đó, La Pagode còn là nơi họp mặt của các văn nghệ sĩ, quán cà phê nổi tiếng này đã xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm văn học được xuất bản trước và cả sau năm 1975. Ngoài tên La Pagode, quán còn được gọi bằng cái tên thân thuộc là quán Cái Chùa.
ReplyDeleteNgày 30 tháng 4 năm 1975, đã xảy ra chuyện ly kỳ theo báo Newsweek kể: "Thế là, vị trùm cảnh sát mật vụ Sài Gòn (bác sĩ Trần Kim Tuyến) đã được một điệp viên của Hà Nội cứu thoát, leo lên mái nhà để lên máy bay đi di tản.”[6][7] Phạm Xuân Ẩn cũng là một trong những nhà báo chứng kiến sự kiện xe tăng của Quân đội nhân dân Việt Nam húc đổ cổng dinh Độc Lập. Đến thời điểm đó cũng như một vài tháng sau, các đồng nghiệp phóng viên và những người thuộc chính quyền cũ, thậm chí là cả chính quyền mới vẫn chưa biết ông là một điệp viên cộng sản. Từ ngày 23 tháng 4, vợ con ông đã được gửi sang Hoa Kỳ. Họ bay trên chuyến bay sơ tán thân nhân những người làm báo Time.[6] Theo kế hoạch của miền Bắc, ông sẽ được gửi sang Mỹ để tiếp tục hoạt động tình báo.[5]
-------------------------------
STD_SOG
La Pagode nơi nhà báo,fóng viên Phạm Xuân Ẩn "cắm trụ" thường xuyên để săn tin.Thật sự PX Ẩn đã bị "lộ" từ thời của Ô.TK Tuyến. Nhưng bởi vì Ô.Tuyến biết những người của Ô ta, theo chỉ thị của Ô. Cố vấn Chính Khách Bàn Đèn: đưa cho LQ Tung Chánh Văn Phòng SLL/PTT, để được huấn luyện trở về miền BẮC.
Nhưng người đi mà 0 thấy trở về, còn tin tức thâu lượn cho thấy 0 có já trị! Ô. Tuyến với bản năng nghề nghiệp, đã linh tính chuyện lạ này; nên đã jữ PXA cho riêng mình (biết nếu jao cho Ô. Nhu, thì cuộc đời của Ô.PXA coi như....'ôm đá'
zưới lòng sông SG!).
trích => "Thế là, vị trùm cảnh sát mật vụ Sài Gòn (bác sĩ Trần Kim Tuyến)
ReplyDelete----------------------------------------------------
STD_SOG
Tây fương thường zùng chữ: Doc cho những người hiểu biết rộng rãi trên nhiều lảnh vực. VN thì thường ghi là Bác sĩ chung chung {một lảnh vực chuyên ngành Y khoa mà thôi}. Vì vậy thường có sự hiểu lầm khi đối chiếu VN- Tây fương!