TRẬN
A SHAU
James
D. McLeroy
“Trại
LLĐB Biên Phòng được xây dựng để bảo vệ một phi đạo nhỏ tiếp tế cho căn cứ.”
General
Colin Powell
Tướng Colin Powell (TTMT/HK trong trận chiến vùng Vịnh 1989 [Bush Bố], bộ trưởng Ngoại Giao 2000 [Bush Con]) tóm tắt nhiệm vụ cố vấn cho quân đội VNCH trong năm 1963 diễn tả vị trí một trại LLĐB biên phòng trên vùng đồi núi dọc theo biên giới Lào vào đầu thập niên 1960s. Đó là một trong những chiến lược trẻ con của người Hoa Kỳ trong Trận Chiến Đông Dương thứ Hai. Đó là sự kiện thực tế bị bỏ qua, địa thế khu vực xung quanh trại LLĐB, khả năng xâm nhập của quân đội Bắc Việt vào khu vực, và khả năng chiến đấu của Dân Sự Chiến Đấu dân tộc thiểu số nằm giữ căn cứ biên phòng.
Đầu năm 1966, (LLĐB) Hoa Kỳ thết lập gần
50 trại LLĐB biên phòng trong vùng rừng núi dọc theo biên giới Lào và Nam Việt
Nam. Trung bình khoảng cách 30 dặm giữa các căn cứ, quá xa xôi hẻo lánh, chỉ có
thể tiếp tế, chống cự bằng Không Quân (Không Yểm). Vấn đề điạ dư ảnh hưởng không
trợ, thời tiết thay đổi phi cơ không lể lên bao vùng yểm trợ hay tái tiếp tế
cho căn cứ. Điều đó cũng đủ chứng tỏ không nên xây dựng trại LLĐB, đưa quân
(DSCĐ) lên trấn giữ.
Hơn nữa, đa số quân DSCĐ trong các trại
LLĐB biên phòng thuộc các sắc dân thiểu số, quân số thiếu hụt không đû và thiếu
khả năng chiến đấu. Với nhiệm vụ trao phó “ngăn chận” sự xâm nhập đơn vị lớn chính
quy Bắc Việt vào miền Nam Việt Nam, là điều vô lý… Ngay cả việc xử dụng trại LLĐB
để bẫy đơn vị lớn quân đội Bắc Việt cho Không Quân Hoa Kỳ tiêu diệt cũng không
thực tế vì khí hậu thời tiết bất thường, ngăn cản sự hoạt động của Không Quân.
Thời tiết ở Lào, Cambodia và Việt Nam có
hai mùa mưa: khoảng từ tháng Tư cho đến tháng Mười Một, gió thổi những trận mưa
trong vùng vịnh Bắc Bộ từ hướng đông qua hướng tây gây nên những cơn mưa hàng
ngày nơi vùng rừng núi phía bắc nước Lào. Mùa mưa nơi hướng tây nam, từ tháng Năm
đến tháng Mười, do gió thổi từ vịnh Thailand từ tây sang đông gây nên cơn mưa hàng
ngày nơi phiá nam nước Lào.
Những đám mây đôi khi gió thổi trôi dạt
lên khu vực dẫy Trường Sơn biên giới thiên nhiên phân chia hai quốc gia Lào và
Việt Nam, rồi hạ thấp xuống bên phía Việt Nam thành lớp sương mù dầy đặc che phủ
các thung lũng. Hôm trời nắng, lớp sương phù sẽ tan biến đi, nhưng khi về chiều,
ánh nắng bớt cường độ, lớp sương mù kết hợp lại che phủ khu vực.
Thung lũng A Shau trải dài từ hướng tây
bắc xuống đông nam, trên cao độ 2.000 bộ so với mặt nước biển, cách Đà Nẵng 54
dặm, cách biên giới Việt-Lào 3 dặm theo đường chim bay. Thung lũng A Shau có
chiều dài 15 dặm, rộng 1.5 dặm, xung quanh là vách núi đứng nhìn xuống thung lũng,
cây cối rừng rập che phủ các rặng núi, cao hơn đáy thung lũng 1.500 bộ. Trong năm
1966, có một con đường đất chạy từ hướng tây sang đông, chia đôi thung lung,
sau đó rẽ về hướng nam rồi sang Lào. Việt Cộng đã phá một phần con đường nơi
phiá đông thung lũng, do đó quân bạn chỉ có thể đến A Shau bằng đường hàng không.
Trong tháng Tư năm 1963, Lực Lượng Đặc
Biệt Hoa Kỳ xây một căn cứ hình tam giác (A-102) với bờ tường dài 200 thước, và
một phi đạo ngắn dài 2.300 bộ nơi phiá nam thung lũng A Shau. Tháng Hai năm
1966, trong trại LLĐB A Shau có toán A mười quân nhân LLĐB/HK, toán A LLĐB/VN sáu
người, 210 Dân Sự Chiến Đấu (CIDG), 41 thường dân, và hai người thông ngôn. Nhiệm
vụ của trại LLĐB A Shau theo dõi và ngăn chặn sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt
vào miền Nam Việt Nam. Một nhiệm vụ quá khó khăn với bốn lý do:
Thứ nhất, trong năm 1966 sắc dân thiểu
số duy nhất sống trong khu vực (thung lũng A Shau) thuộc bộ lạc Katu, một sắc dân
sống sơ khai thù hận người Kinh (Việt Nam) trong miền Nam Việt Nam. Hầu hết quân
DSCĐ trong các trại LLĐB khác đều không muốn thuyên chuyển đến một vùng đất xa
xôi, không được an ninh A Shau. Toán A LLĐB/VN cũng cảm thấy “tình trạng khó khăn”
nên cũng không hứng thú với nhiệm vụ. Quân DSCĐ không được huấn luyện tốt, lãnh
đạo yếu kém, đóng trong căn cứ như người tù bị đi đầy, thù ghét quân Mũ Xanh LLĐB/HK
và cả LLĐB/VN, ghét chính quyền VNCH.
Thứ hai, Việt Cộng (VC) đã xâm nhập rất nhiều vào hàng ngũ DSCĐ, họ gài điệp viên vào trong trại dễ dàng vỉ việc tuyển mộ bừa bãi. Khi Việt Cộng tấn công trại LLĐB, quân VC gài trước vào bên trong làm nội tuyến, phá hoại, phụ giúp việc tấn công từ một đơn vị chủ lực. Một trong ba đại đội DSCĐ trại LLĐB A Shau bị gián điệp VC kiểm soát.
Thứ ba, Toán A LLĐB/HK cung cấp vũ khí,
trang bị cho DSCĐ, trả lương, tiếp liệu: quần áo, giầy trận, nhưng sau năm
1964, LLĐB/HK không được quyền chỉ huy. Toán A LLĐB/VN chính thức chịu trách
nhiệm chỉ huy quân DSCĐ trong trại, toán A LLĐB/K chỉ làm nhiệm vụ cố vấn. LLĐB/VN
có người chỉ huy tốt, can đảm, quân nhân chuyên nghiệp, nhưng đa số bị hủ hóa,
tham nhũng, chết nhát…
Thứ tư, quân xâm nhập từ miền Bắc vào
qua ngã Lào không phải quân du kích Việt Cộng má là chính quy Bắc Việt, lãnh đạo
tốt, trang bị đầy đủ, tối tân, và được huấn luyện tốt trước khi lên đường vào
miền nam. Họ được trang bị vũ khí tối tân từ Nga Sô, Trung Cộng “trên chân” vũ
khi trang bị cho quân đội VNCH Carbin, Garrant từ thời Đệ Nhị Thế Chiến.
Lính Bắc Việt được nhồi sọ về lý tưởng
trong suốt cuộc đời họ (từ lúc còn bé), nhưng khi vào miền nam, lúc đó tinh thần
cán binh Bắc Việt xuống thấp, vì thiếu thực phẩm thường xuyên, sống trong rừng
sâu, và nhận thức bị cấp chỉ huy lừa dối, do những người đi trước, cán binh vào
miền nam trước kể lại.
Bỏ qua mọi chuyện, trong tháng Hai
1966, quân đội Bắc Việt bắt đầu sửa soạn mọi chi tiết cho trận tấn công trại LLĐB
biên phòng A Shau. Trung đoàn 35B, sư đoàn 325 chính quy Bắc Việt với 2.000 quân
bí mật di chuyển đến bao vậy trại LLĐ. Trên rặng núi hướng đông bắc căn cứ, địch
quân ngụy trang che dấu 28 khẩu đại liên phòng không 12 ly 7 và nhiều ổ súng cối
82 ly nhắm vào phi đạo căn cứ. Bộ Binh Bắc Việt đào giao thông hào chiến đấu vào
gần, cách bờ tường phiá nam căn cứ khoảng 100 thước.
Ngày 5 tháng Ba, hai lính Bắc Việt đào
ngũ, báo cáo cho biết kế hoạch tấn công của địch. Toán A LLĐB/HK gọi phi cơ
oanh kích, thả bom những khu vực tập trung quân do lính Bắc Việt báo cáo, và khẩn
cấp xin thêm quân tăng viện. Bộ tư lệnh TQLC (Lực Lượng Đệ Tam Thủy Bộ) ngoài Đà
Nẵng từ chối. Ngày 7 tháng Ba, liên đoàn 5 LLĐB/HK gửi lên tiếp viện một đại đội
Xung Kích Mike Force biệt kích Nùng 143 người, cùng với 7 quân nhân Mũ Xanh LLĐB
Hoa Kỳ. Trong trại LLĐB A Shau quân số tăng lên với 17 LLĐB/HK, 6 LLĐB/VN 210 Dân
Sự Chiến Đấu người thiểu số (Kà Tu), 143 biệt kích Nùng, 51 dân sự (làm việc
cho LLĐB/HK), và 7 người thông ngôn.
Khoảng 1930 (7 giờ 30 tối) ngày 8 tháng
Ba, tổ trinh sát Bắc Việt tiến sát hàng rào phòng thủ dò thám. Đúng 0350 (3 giờ
50 phút sáng) ngày 9 tháng Ba, quân Bắc Việt tấn công, pháo kích phủ đầu trại
LLĐB bằng súng cối và đại bác 57 ly không dật khoảng 2 tiếng rưỡi đồng hồ. Đợt
phủ đầu đã phá hủy nhiều dẫy nhà, gây hư hại một nửa các ổ súng cối, đại liên và
đại bác không dật trong căn cứ, những đám mây thấp, sương mù làm cho Không Quân
oanh kích, yểm trợ không hiệu qủa. Kết qủa sơ khởi, mười quân biệt kích DSCĐ chết,
47 người khác bị thương. Tổng cộng 26 người bị thương nặng được trực thăng vào
di tản.
Lúc 0430 (4 giờ 30 phút) sáng ngày 9 tháng
Ba, hai đại đội lính Bắc Việt mở mũi tấn công vào bờ tường phiá nam, nhưng bị đẩy
lui. Lùc 0500 (5 giờ sáng), địch quân tấn công vào hai hường đông và hướng nam.
Lần này quân Bắc Việt chọc thủng phòng tuyến góc đông nam tràn vào bên trong căn
cứ. Khoảng 0830 (8 giờ 30 phút sáng), quân Mike Force Nùng cùng với DSCĐ sống sót
rút về pháo đài truyền tin gần bờ tường hướng bắc căn cứ. Gần hết buổi sáng, một
phi cơ quan sát (FAC) đáp xuống phi đạo định cứu thương binh, nhưng hỏa lực phòng
không Bắc Việt bắn lên dữ dội nên chỉ cứu (đem ra) được một Trung Sĩ ban 3 (hành
quân) toán A LLĐB/HK.
Khi làn sương sớm tan đi, quân đội Bắc
Việt gom quân cấp tiểu đoàn nơi phía đông phi đạo chuẩn bị cho đợt tấn công mới.
LLĐB/HK gọi phi cơ lên oanh kích vị trí tiểu đoàn Bắc Việt và bờ tường góc đông
nam, nơi địch tràn vào bên trong căn cứ. Trong ngày hôm đó, phi cơ thả dù tiếp
tế ba chuyến: đạn dược, nước uống và dụng cụ y khoa cứu thương do phi cơ CV-2
Caribou thả xuống. Có chiếc dù rơi ra ngoài căn cứ, quân trú phòng phải ra ngoài
thâu hồi đồ tiếp tế dưới hỏa lực của địch. Hỏa lực phòng không Bắc Việt bắn rơi
một phi cơ võ trang AC-47 (Gunship). Đến giữa buổi chiều, bộ tư lệnh TQLC/HK
cho hợp đoàn 16 trực trăng UH-34 cùng với không quân chiến thuật bay lên A Shau
cứu tất cả mọi người sống sót trong trại LLĐB.
Hợp đoàn trực thăng TQLC cứu được 65
người, đa số không đáp xuống được vì hỏa lực phòng không mạnh mẽ của quân Bắc
Việt. Khoảng 50 Dân Sự Chiến Đấu (Thượng Kà Tu), 40 biệt kích Nùng, 8 phi hành đoàn
trực thăng (bị bắn rơi), và 7 quân Mũ Xanh Hoa Kỳ vẫn còn kẹt lại. Mấy trực thăng
TQLC/HK can đảm quay trở lại di tản thêm được một số người bị thương. Một trực
thăng CH-3 Jolly Green Không Quân Hoa Kỳ đáp vào trong trại cứu được 26 người.
Lúc 0400 (4 giờ sáng) ngày 10 tháng Ba,
trại LLĐB nhận được thêm đợt pháo kích mới kéo dài một tiếng đồng hồ, sau đó bộ
binh Bắc Việt tấn công dọc theo phi đạo về bờ tường phiá nam. Quân nội tuyến Dân
Sự Chiến Đấu tiếp tay với địch. Sau ba giờ chiến đấu, Dân Sự Chiến Đấu lui lên
hướng bắc về pháo đài trung tâm truyền tin. Khoảng 0830 (8 giờ 30 phút sang), địch
quân tấn công pháo đài truyền tin, nhưng bị quân Mũ Xanh, cùng với biệt kích Nùng
đẩy lui.
Quân Bắc Việt lại gom quân cấp tiểu đoàn
phiá bn kia phi đạo, chuẩn bị tấn công, nhưng bị hai phản lực B-57 (Canbera) thả
bom chùm (Cluster CBU) đập tan trận tấn công. Vài quân nhân Mũ Xanh cùng với biệt
kích Nùng cố gắng phẩn công, đuổi đám lính Bắc việt đã vào bên trong căn cứ
nhng không nổi, lui trở lại pháo đài truyền tin cố thủ.
Trong nỗi tuyệt vọng, sĩ quan chỉ huy
toán A LLĐB Hoa Kỳ ra lệnh cho phi cơ thả bom và bắn đại bác san bằng căn cứ. Rồi
một khu trục A-1E Skyraider trúng đạn phòng không phải đáp khẩn xuống phi đạo
trại LLB A Shau. Chiếc A1-E thứ hai (trong phi tuần) do Thiếu Tá Không Quân
Benard Fisher lái, can đảm đáp nhanh xuống phi đạo cứu thoát viên phi công bị bắn
rơi. Sau trận này, Thiếu Tá Fisher được ân thưởng Huy Chương Danh Dự (Medal of
Honor).
Lúc 1720 (5 giờ 20 phút chiều), viên sĩ
quan chỉ huy toán A LLĐB/HK ra lệnh bỏ căn cứ rút ra ngoài. Binh sĩ biệt kích Nùng
bảo vệ đoạn hậu, những người sống sót di chuyển ra phi đạo, chờ trực thăng đến
cứu, nhiều người đã chết hoặc bị thương. Khi chiếc trực thăng đầu tiên đáp xuống,
Dân Sự Chiến Đấu đã quá hãi hùng tranh nhau chạy lên trực thăng.
Hai trực thăng UH-34 khác đáp xuống nhưng
bị súng cối 82 ly của địch phá hủy trước khi cất cánh. Một chiếc đang cố gắng bốc
lên cao trúng mảnh đạn cối 82 ly tung bốc
cháy, tất cả mọi người (quân biệt kích, phi hành đoàn) tử nạn. Các trực thăng
khác cứu được 73 quân nhân LLĐB, DSCĐ. Sau khi các trục thăng UH-34 cất cánh,
thêm 13 ngưòi khác, trong đó nhiều người bị thương được trực thăng Huey UH-1B cứu
thoát. Ba phản lực Phantom F-4 (tối tân nhất vào thời điểm 1966), hai phản lực
A-4 (Sky Hawk) của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ bị hư hại nặng vì đạn phòng không
Bắc Việt, nhưng bay về được căn cứ.
Trong đêm 10 tháng Ba, số người còn sót
lại trong trại LLĐB biên phòng A Shau chạy trốn vào trong những khu rừng xung
quanh căn cứ. Đến trưa ngày 11 tháng Ba, họ được một trực thăng tìm thấy, nhưng
không thể đáp xuống vì rừng già, không có địa thế trống trải, do đó trực thăng
thả dây câu xuống cứu… nhưng cũng như tình trạng trước, quân biệt kích DSCĐ
tranh giành nhau sợi dây câu để được cứu…
Qua hai ngày hôm sau nữa, 11, 12 tháng
Ba, các trực thăng cấp cứu quay trở lại,
cố tìm kiếm cứu thêm quân bệt kích. Trong số 435 người trong trại LLĐB A Shau,
188 người sống sót trong số đó 101 người bị thương. Trong số 210 DSCĐ (người Thương
Kà Tu), 109 người sống. Trong số 143 quân Xung Kích Mike Force (Biệt Kích Nùng),
chỉ có 53 người sống sót. Trong số 51 thường dân làm việc trong căn cứ, 6 người
được cứu thoát. Trong số 17 quân Mũ Xanh LLĐB/HK 12 người sống sót. Ba trong số
8 người thông ngôn, 5 trong số 6 LLĐB/VN được cứu thoát. Trung đoàn 35B chính
quy Bắc Việt tổn thất khoảng 1.000 – 1.200 quân.
Trong số những quân nhân Mũ Xanh Hoa Kỳ
chiến đấu can đảm, Trung Sĩ Nhất Quân Báo Bennie Adkins làm việc liên tục trong
86 tiếng đồng hồ, bị thương ở 18 chỗ. Anh ta được ân thưởng huy chương cao qúy
nhất của Lục Quân, Thập Tự Ngoại Hạng (DSC), sau đó được nâng cấp lên Huy Chương
Danh Dự (Medal of Honor).
Theo tài liệu:
James, D. McLeroy, “The Battle of A
Shau”, Radix Press 1966, pages: 32-39
Dallas, TX. 2 of June
2023
vđh
No comments:
Post a Comment