Tiếng
ồn ào và la hét của đám trẻ cùng xóm, đã đánh thức Long dậy, tối qua bị
thức khá khuya vì ngồi tán dốc với đám bạn cùng xóm, cả bọn 6 đứa,
nhậu chung hết 1 chai bia 3, phì phà hết 1 điếu thuốc lá Capstan.
Long trở mình lăn qua lăn lại, cố gắng nằm nướng thêm tí nữa, người mệt
đừ như có ai dộng vào người Long, đầu nhức giống búa bổ, hình như có
hằng trăm hằng ngàn con kiến đang bu và cắn khắp đầu Long vậy.
Long
ơi, mầy dậy chưa vậy ? Lại giọng thằng Mừng, Long nằm im giã vờ ngủ
say. Dậy đi coi biểu diển Nhảy Dù ở ngoài sông
Hương.
Đúng
đài rồi, Long lật đật: Mừng ơi, mầy chờ tao với. Dịp may vừa đến Long
không thể bỏ qua được, lâu lắm rồi Long mới có cơ hội đi xem các “
Thiên Thần Mũ Đỏ “ Nhảy Dù biểu diễn từ trên Trời cao xuống, oai lắm
oai thật là oai vậy đó Long nói vọng ra: Mừng ơi, chờ tao chút, à mà
mày nghỉ là mình nên rũ tụi con Oanh, con Tuyết, con Loan đi theo không?
Tao nghỉ có tụi nó đi chắc xôm tụ hơn, ướt át hơn.
Rủ
thêm thằng Hoàng khều, thằng Tí mập, thằng Nhơn rỗ, thằng Sáu còm, rồi
cả bọn chở nhau trên 6 chiếc xe đạp cũ kỷ, ọp ẹp có cõng thêm 3 người
đẹp nhắm hướng Phu Văn Lâu trực
chỉ.
Nghe
đâu còn hai tiếng nữa chương trình mới bắt đầu, mà người đứng người
ngồi chờ xem đông ngẹt cả ra đường
lộ.
Tiếng
Long liếng tháu hãnh diện: Có Anh Khối cũng nhảy nữa đó (Khối hồi
trước làm lơ xe đò cho nhà Long) Ừ Anh Khối giỏi thiệt đó, bây giờ tụi
mầy nhìn Ảnh không ra đâu, nghe đâu Ảnh, nhờ ăn cơm lính Nhảy Dù nên to
con và cao lớn
lắm.
Thằng
Tí mập chen vô: Ôi Trời ơi ! Anh còn trắng ra và đẹp trai nữa đó, thiệt
là cơm nhảy dù ngon quá chúng mầy hí, lớn lên tao xin gia nhập sư đoàn
nhảy dù, Hoàng khều them, tao cũng vậy và cã bọn cứ nhao nhao
lên.
Tiếng
con Oanh la lớn: ê tụi mầy, tao nghe tiếng gì ù ù như tiếng máy bay
đó. Một bầu không khí căng thẳng và yên lặng bao trùm, hết cả vùng.
Một trái khói màu vàng được tung ra, gió thổi tạt nhè nhẹ về hướng
Nam.
Trên
bầu Trời cao và trong xanh, từng đoàn phi cơ xuất hiện, đó, đó tao
thấy rồi, tụi mầy thấy chưa? Thằng Nhơn rỗ la hoảng, cả bọn xúm lại,
đâu? đâu? sao tụi tao chưa thấy gì cả. Từ trên cao tít cao, những đốm
đen nhỏ xíu bắt đầu xuất hiện, cã bọn hồi hộp chờ đợi. À thì ra họ cho
mấy người nhảy dù điều khiển trước, nào dù màu xanh, màu vàng, màu đỏ
để biểu diển mà, sau đó rồi từng chiếc dù màu xám xanh lần lượt tung ra
từ những chiếc máy bay khổng lồ mà ít đứa biết là máy bay gì.
Các
cánh dù tỏa những làn khói màu vàng và màu đỏ, vẻ thành hình của lá cờ
Việt Nam, bay phất phới ngạo nghể trên Trời
cao.
Từng
chiếc, rồi từng chiếc, các máy bay thi nhau nhả ra trên bầu Trời xanh
biếc trông xa như hình các cây nấm mọc chi chit. Trong phút chốc các
Thiên Thần rồi cũng đáp xuống đất, có người thì đứng chửng chạc trên đôi
chân của mình, nhưng cũng lắm kẽ lăn cù ra kìa.
Chiều
đến anh Khối ra nhà Long thăm ông cụ Long, trông anh chững chạc, rắn
chắc, đen đũi hơn nhiều không trắng trẽo như Tí mập đoán mò, nói bừa
nhưng rất oai phong và hiên ngang trong bộ đồ rằn ri với chiếc mũ đỏ oai
hùng đội trên đầu.
Long
mượn anh Khối cái mũ đỏ (cái mũ đỏ màu đỏ thắm đã được anh Khối cẩn
thận tẩm bia 33 cứng ngắt, rớt xuống đụng chân chắc phải vào nhà thương
và đội nghiêng nghiêng trên đầu mình, xong Long chạy khắp xóm để khoe
cái mũ đỏ tỏ ra mình có quan hệ mật thiết với binh chủng
Dù.
Hơn
một giờ sau Long trở về nhà để còn kịp nghe anh Khối thao thao bất
tuyệt về thành tích chiến đấu của anh trong binh chủng Nhảy Dù (mặc dầu
anh gia nhập Binh Chủng này mới hơn một tháng). Nào là anh từng giết
hằng trăm tên Việt Cộng, nào là từ trên máy anh đã xạ kích xuống, nào
anh đã xạ kích lúc đứng cửa máy bay chờ giờ nhảy ,nào là anh cũng xạ
kích lúc đang lơ lửng trên không, nào là là anh đã đi khắp 4 vùng chiến
thuật, nào là, nào là …… tụi nhỏ suýt soa, ngẩn người nghe say đắm và
thán phục.
Thời
gian thắm thoát thoi đưa, 5 năm sau, tụi nhỏ giờ nầy đã 18, 19 tuổi
rồi, có đứa có mảnh bằng trung học trong tay, có đứa may mắn hơn có được
cái tú tài 1, có đứa xui xẻo chẳng được gì đúng là “học tài thi
phận“, nhưng không nghe đứa nào còn say mê hay nhắc nhở đến binh chủng
Nhảy Dù nửa
.
Nghe
theo tiếng gọi của non sông, cả bọn rủ nhau nhập ngủ. Long tình nguyện
vào vỏ khoa Thủ Đức, sau thời gian chấm dứt giai đoạn 1, được gắn
alpha trên cầu vai, anh được Quân Chủng Không Quân vào tuyển mộ tại Quân
Trường để đi học làm hoa tiêu trực thăng (thời gian này Mỷ giao cho
Việt Nam rất nhiều máy bay trực thăng, nhưng thiếu phi công trầm trọng).
Nhưng Long từ chối, Anh đã quyết chọn binh chủng Nhảy Dù làm đường binh
nghiệp tiến thân.
Mổi
tuần, khi về phép anh thích đi la cà mấy tiệm bán quần áo lính ở
Sàigòn, để ngắm nhìn, lựa chọn cho mình bộ đồ Dù và cái nón Đỏ vừa ý
nhất.
Long
thích nhất là bộ quần áo màu huyết dụ, cái mũ đỏ hiệu của Pháp với cái
bằng dù cánh màu vàng có mấy vòng tròn bên dưới cánh dù.
Coi
lại thì giá tiền hơi mắc, cái này chắc phải đợi thêm thời gian nửa mới
để dành tiền đủ để mua.
Nhiều
đêm Long nằm ngủ mơ thấy mình oai nghiêm trong bộ đồng phục màu huyết
dụ, trên đầu cái nón đỏ đội nghiêng nghiêng (tẩm bia 33 cứng ngắt), ngực
sáng chói với bằng dù có mấy vòng tròn, từ trên trời cao Long nhảy
xuống sông Hương có giòng nước xanh lơ, lững lờ chảy, dưới đất có
những cô gái xứ Huế tha thướt xinh đẹp ngây ngất ngắm từng người hùng
trong đó thế nào cũng có em Hương của Long, nhưng trong giấc mơ Long
cũng giật mình chợt nhớ ra là mình chưa được đào tạo để lấy bằng Dù,
biết làm sao mà xuống đất được đây. Không biết rồi đây học lấy bằng.
Dù
có khó không nữa, giá mà giờ này có Anh Khối ở đây thì đở cho Long
biết mấy tha hồ mà học tha hồ mà
hỏi.
Thằng
Mừng đi Đồng Đế ở Nha Trang ra Tiểu Khu Gia Định, vai đeo chữ V, coi
cũng oai ra phết lắm chứ, thằng Nhơn thì đi Thủy Quân Lục Chiến, coi rất
ngầu với chiếc nón mầu xanh, thằng Tí thì đi Thủ Đức sau Long 1
khóa.
Long
hỏi nó: Ê Tí, mầy chọn đi binh chủng nào, nó nhăn mặt mắc cở : Ờ tao
chọn Sư Đoàn 1 cho gần nhà, ba tao muốn vậy, ông sợ đi Nhảy Dù dể lên
bàn thờ quá.
Nhát gan quá, Hèn gì con Thủy mầy bõ đi lấy chồng, cho nên mày thất tình não ruột,
Nếu
biết rằng em đã có
Chồng
Anh
về lấy Vợ, thế là xong
Vợ
anh không đẹp bằng Em
lắm
Nhưng cũng “ xêm xêm“ Thẩm Thúy Hằng
Long
vừa ngâm thơ, vừa cười hô hố, vừa nói: mầy cứ ra đó trước đi, sau
nầy khi tao lên làm tư lệnh quân đoàn 1 tao sẽ nâng đở mầy, cho mầy lên
lon (làm như lon bia không bằng) bạn bè mà tao không quên mày
đâu.
Long
tiếp: Nhớ ghé nhà thăm ông cụ tao giùm tao, có lẽ tao sẽ bận hành quân
liên miên đó. Tí đứng chụm hai chân lại cái rụp, trong thế nghiêm
vừa chào vừa nói: Vâng, nghe Tư Lệnh .
Xong cả hai thằng ôm nhau cười ngã nghiêng, rất hồn nhiên.
Còn
ba tuần nữa thì đến ngày ra trường, Thiếu Tá Phạm Ngọc Lân và ba bốn
thiếu úy, bốn năm ông thượng sỉ, lái những chiếc xe díp có gắn huy hiệu
Nhảy Dù đến Trường để tuyển mộ tân sinh viên sĩ quan cho Binh chủng
Nhảy Dù. Trông oai hùng quá, tụi Long hồi hộp quá trống ngực đánh
liên hồi.
Thiếu Tá Lân lôi trong cặp ra một tập hồ sơ và bắt đầu xướng danh.
Long
thấy quá hồi hộp, ông Thiếu Tá sao đẹp trai quá, giọng ông Thiếu Tá sao
rang rảng thế chứ! nghe chắc nịch và oai nghiêm quá. Ông đọc hơn hai
chục tên rồi ông ngừng lại, làm cho Long cũng như ngừng thở.
Long
cố đứng nhón trên hai đầu ngón chân và hai tay cố khuỳnh ra, mong sao
cho mình được cao lên vài ba tất được to ra thêm chút
xíu.
Long
hồi hộp chờ đợi giây phút này cả năm sáu năm nay rồi, kỳ này mà hụt thì
chết, lại còn không biết nói năng ra làm sao với nàng Hương đây, lở
khoe ầm lên rồi, đã lở hứa hẹn sẽ trở cề cưới nàng làm vợ trong bộ quần
áo của “Thiên Thần Mũ Đỏ“.
Phần
nàng dầu nhiều cám dổ đến nhưng cũng chấp nhận chờ chàng vì lời thề
trăng hẹn biển năm
nào.
Nhớ
ngày nào mới làm quen Hương, Long đã chép nguyên văn bài thơ “sến“ của
anh chàng thi sĩ nào mà Long không nhớ tên, để tặng nàng, thơ
rằng:
Đêm
không trăng làm bầu trời đen tối
Sông không đò làm lở chuyến sang ngang
Lòng
không Yêu là một cánh đồng
hoang
Yêu không tỏ là muôn vàn đau khổ.
Nàng
nhận được thư, ngẩn ngơ mất cả tuần, đêm đêm cứ ôm khư khư bài thơ, để
nghỉ tới “hoàng tử gấu “ hay “hoàng tử lưng gù“ trong các truyện Thần
Tiên.
Trở
lại với đoàn tuyển mộ, sau gần nửa giờ giải lao, ban tuyển mộ đã
trở lại làm việc, lại ngồi xuống, lại lôi giấy tờ
ra.
Gớm,
sao mà “rùa” quá vậy, hồi hộp, Long nuốt nước miếng nghe ừng ực, sao
lâu quá chưa thấy tên mình, nhón chân và khuỳnh tay đã mỏi, Long bõ vội
tay xuống, vừa lúc đó ông Thiếu Tá tằng hắng giọng và kêu lớn tên
Long.
Long
vội vàng la lớn: có mặt, và bước nhanh ra ngoài, quên cả nhón chân và
khuỳnh tay ( cho được to con thêm 1
chút).
Một
ông Thượng sĩ, bước tới, nắn tay chân Long, bảo Long đứng lên ngồi
xuống như lựa gà lựa vịt để mua không bằng. Ông Thiếu Tá thì ngồi yên
nheo nheo con mắt, gật gật cái đầu. Cuộc tuyển lựa kéo dài
thêm một tiếng nữa rồi chấm dứt, ra về tất cả bốn mươi mốt tân sinh
viên sĩ quan được chọn về Binh Chủng Nhảy
Dù.
Long
thở ra thoải mái, vậy là
xong.
Rồi
thì ngày ra trường cũng phải đến, sau chín tháng với mấy ngày lẽ, Long
lễ mễ túi xách, balô rời Quân Trường đi nghĩ phép mãn
khóa.
Sau
hơn tuần lể nghỉ phép đã đời, dĩ nhiên là Long chơi luôn bộ đồ huyết
dụ, với cái nón đỏ, đỏ tươi dắt một bên vai kể cả lúc ăn lúc
ngủ.
Long lấy vé máy bay quân sự, để bay về Sàigòn trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù.
Vừa
xuống phi trường, Long hỏi đường về Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù, may
quá Long được Trung Úy Hoàng Tiểu Đoàn 2 Nhày Dù (đi cùng chuyến máy
) cho quá giang xe Jeep, về Trung Tâm Huấn
Luyện.
Ở
đây người ta cho Long về nhà nghĩ, sáng mai tới sớm để thi. Long
thắc mắc, lại thi nửa, thi cái gì đây
chớ.
Đồng hồ báo 5 giờ sáng, Long vội nhỏm dậy, vệ sinh cá nhân và lên đường.
Thấy
mọi người đã tụ lại tập họp Long cũng vội vàng chạy vào hàng. Trung Sỉ
nhất Ngọ, người huấn luyện viên cất cao giọng để điểm danh, và sau đó
Trung Sỉ nhất Ngọ nói về kỹ luật ở bải tập, nói về chương trình tập dợt
gồm có 3 tuần lễ: Tuần 1 tập dưới đất, Tuần 2 tập lưng chừng và Tuần
3 tập trên không. Tất cả la lớn: Nhận rõ.
Nhìn
quanh Long thấy rất đông, nhưng không nhớ là bao nhiêu người, Sỉ Quan
có, Hạ Sỉ Quan có và có cả anh em Binh sĩ nữa, Long thấy một số Sĩ
Quan mới ra trường , vai mang “ quai chảo” giống Long, chàng nhìn
quanh nhưng chưa nhận ra ai quen
cả.
Sau
đó Trung Sĩ nhất Ngọ sắp thành 10 hàng và chia ra mổi hàng là mười lăm
người, đứng đầu mổi hàng có vài ba ông tân Sĩ Quan. Long lại được đứng
đầu hàng số 3. Và số của Long là 1/3 làm trưởng
toán.
Sắp hàng và chia toán xong, bây giờ Trung Sĩ nhất Ngọ mới nói về “Cuộc Thi nhập môn“ Chạy bộ.
Tất cả theo Trung Sĩ nhất Ngọ nhắm hướng phi trường trực chỉ.
Tới
nơi Trung Sĩ nhất Ngọ nói: Đây là cuộc thi sức khỏe đầu tiên, các bạn
(xin lỗi các vị Sĩ Quan cho tôi được gọi chung là các bạn, được không
ạ?) bây giờ mình bắt đầu chạy vòng quanh sân bay, bạn nào chạy chậm hay
bõ cuộc, sẽ bị đánh rớt. Chúng ta bắt đầu chạy, Trung Sĩ nhất Ngọ dẩn
đầu, vừa chạy vừa hô to: Nhảy Dù, diệt thù, Sát. Xong ông bắt tụi Long
hô theo Sát thiệt lớn, rồi: Nhảy Dù, chỉ thích chạy bộ không thích đi xe
( xe đâu mà đi chứ ) Cả đoàn hô theo: Chỉ thích chạy bộ không thích đi
xe. Chạy lẹ la lớn lên.
Chạy
mấy vòng Long không nhớ, hình như là 8 vòng tất cả nhưng Long đoán biết
là khoãng chừng 8 cây
số.
Đoàn
người mệt lã, rã rời, vừa chạy vừa đi kéo cái đuôi người dài thường
thược. Chuẩn Úy Thanh vừa chạy vừa bám vào Long than: Tao mệt quá rồi,
chắc tao bõ cuộc. Long khuyến khích bạn: mầy ráng lên chỉ còn chút xíu
nữa là tới
rồi.
Trung Sĩ nhất Ngọ ra hiệu tất cả kéo về Trung Tâm Huấn Luyện.
Ông
chờ Long đi ngang gần ông, ông lên tiếng: Chuẩn Úy, Long dừng lại ngay
chổ ổng, ổng nói ngày mai Chuẩn Úy nhớ đi mua bộ đồ bằng vải kaki
thường để đi huấn luyện nghe, mà Chuẩn Úy học lấy bằng Dù ở đâu vậy ?
Chuẩn Úy đã biết nhảy giỏi, và có cả bằng Dù của Huấn Luyện viên nữa?
Ngày mai Chuẩn Úy nên bõ bộ đồ này ở nhà đi, mặc bộ đồ vải thường mà đi
học nha. Long mắc cở nên ầm ừ cho qua
chuyện.
Về
tới Sư Đoàn, Trung Sĩ nhất Ngọ tuyên bố: Có vài người hơi yếu nhưng vì
sự cố gắng của anh em theo tinh thần Nhảy Dù nên tôi không đánh rớt
ai cả. Tất cả vổ tay ầm lên, hoan hô Trung Sĩ nhất Ngọ, kỳ này cho ông
lên Thượng Sĩ luôn, cả bọn cười ầm
lên.
Sau
đó tất cả chọn cặp, và bắt đầu cuộc chạy đua 10 thước có cõng người bạn
mình trên vai, để sau này lúc ra trận có dịp sẽ cõng bạn mình nếu họ bị
thương, Long chọn Thanh vừa nhỏ con vừa không được
cao.
Rồi
những ngày kế tiếp Long và cả toán học bò, học chạy, học lăn lộn
dưới đất học té xuống đất, học cách chống dù lôi, qua tuần lể thứ 2 thì
học nhảy từ trên máy bay (đã bị hư người ta cho khóa sinh thực tập)
học đi giây tử thần, học té từ trên cao xuống đống cát và tập nhảy
chuồng cu tuần lể thứ 3 thi thực tập trên máy bay
thiệt.
Long
còn nhớ hôm đó 4 giờ sáng là tất cả đã phải có mặt, được phát dù, mặc
dù và kiểm soát cho nhau cẩn thận. Gần 9 giờ sáng thì chiếc phi cơ C47
xuất hiện, tất cả lặng lẽ sắp hàng 1 lên máy bay, Trung Sĩ nhất Ngọ
bắt cao giọng bài “đường trường xa” và đánh nhịp, tất cả cất cao giọng
hát to và nhịp nhàng coi rất oai hùng, nhưng khi máy bay bắt đầu rời phi
đạo thì không ai bảo ai, không không khí thật nặng nề tất cả đều giử im
lặng mặt mũi rất thành khẩn và nghiêm trang.
Long
nghe có tiếng thì thầm lâm râm cầu kinh nguyện Chúa và Phật, có kẻ còn
kêu tên vợ con, cha mẹ nữa.
Bãi
nhảy Ấp Đồn hiện ra dưới ánh nắng ban mai rực rở và huy hoàng, thần
kinh căng thẳng, không khí im lặng bao trùm, Long được Trung Sĩ nhất
Ngọ lôi ra đứng ngay cửa, ông thắt một sợi giây nối liền ngang bụng ông
ta rồi cột vào lòng phi cơ. Tiếng động cơ gào thét ầm ỉ, tiếng gió thổi
lồng lộng từ cái cửa mở toan ra, thổi vào phành phạch làm đầu tóc ổng
rối tung lên. Minh nhìn ngang hông máy bay thấy 2 bóng đèn 1 xanh 1 đỏ,
Long thấy hơi hoảng, nhưng tự ái tư cách và danh dự của 1 Sĩ Quan Long
đành phải bấm bụng làm ra vẻ ta đây, nhưng trong bụng đã thầm cầu cứu
với Thượng Đế xin giúp đỡ ban ơn lành và xin Chúa biệt phái Thiên Thần
tới giúp
đỡ.
Dưới
đất người ta đốt 1 trái khói màu vàng, theo hướng gió thổi ngược về
phía trường tiểu học gần đó. Dưới đất xe cộ, nhà cửa đều nhỏ như kiến,
đang mãi mê suy nghỉ, vừa thoáng nghe tiếng “ go “ của Trung Sĩ nhất
Ngọ thì như có ai nhấc bổng Long và ném ra ngoài cửa máy bay, Long hơi
hoảng quên cả những con số mà huấn luyện viên đã dạy đếm lúc huấn luyện,
cái dù giật mạnh, tung Long lên cao, và từ từ hạ xuống. Long thấy mặt
đất vù vù dâng cao lên dần như giòng nước lụt. Canh theo hướng trái khói
tõa Long chụm chân lấy thế đáp xuống đất, nhưng chân vừa chấm đất Long
đã ngã chổng cẳng, phải bò dậy vội vàng vừa chạy nửa vòng tròn để tránh
bị tình trạng dù
lôi.
Rồi
ngày qua ngày, Long đã đủ 6 lần nhảy để được cấp bằng, cái bằng có cánh
dù màu trắng, không đẹp như cánh dù màu vàng, hay cánh dù có ngôi sao,
nhưng đây là cánh dù thật sự của Long đã khổ công luyện tập hơn 3 tuần
lể. Long đã biết thế nào là “ lễ độ“ không dám huyênh hoang như anh
Khối của Long ngày nào, súng phải cột chặt vào người, không tác xạ bừa
bải như “ cậu Khối “. Long lại được cấp sứ vụ lệnh về trình diện Tiểu
Đoàn 9 Nhảy Dù, ngay trong khuôn viên Sư Đoàn Nhảy
Dù.
Long nhớ một vài câu thơ tả cảnh ra trình diện đơn vị mà Long quên tên tác giả:
Năm xưa mẹ vá cho con áo
Dành dụm đưa con tới học đường
Ngày nay vá lại non sông rách
Mẹ lại đưa con ra Chiến Trường
Lòng của Long nao nao hãnh diện như “Kinh Kha“ ngày xưa sang sông Dịch“.
Long và bảy tân Siz Quan cùng khóa được gặp Thượng Sĩ nhất Cần, Chỉ Huy hậu cứ Tiểu Đoàn.
Ba
ngày sau đó Long được đưa ra trình diện Tiểu Đoàn Trưởng và tăng cường
hành quân cho Tiểu Đoàn đang hành quân ở
Huế.
Ở đây Long gặp và trình diện Thiếu Tá Nguyễn Thế Nhả, Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu Đoàn Phó, Đại Úy Nguyễn Văn Đỉnh, Sĩ Quan Ban 3 , Trung Úy Phan Nhật Nam Đại đội 90, Đại Úy Lê Văn Mể, Đại đội 91, Trung Úy Nguyễn Văn Thành, Đại đội 92, Trung Úy Vũ Quang Khuyến, Đại đội 93, và Đại Úy Vỏ Văn Thừa, Đại đội 94 . Ông nào coi cũng ngầu cả, Long lại càng thấy mình bé nhỏ lại.
Tối
hôm đó Long được đưa về đại đội 94 dưới sự chỉ huy của Đại Úy Vỏ Văn
Thừa. Anh về Trung đội 1, Đại Úy Thừa nói và ổng tiếp đem nay đại
đội mình sẽ đóng quân ở tại Sân vận động Tự Do (của Thành Phố Huế ) Đại
Úy Thừa người miền Nam nhưng ăn nói nhỏ nhẹ, nói ít nhậu nhiều, nói nhỏ
nhẹ nhưng rất có uy, tại đây Long gặp Trung Úy Nguyễn Đức Tâm, Trung
Úy Lê Mạnh Đường, Thượng Sĩ Thạch Sanh người Việt, gốc Miên làm Trung
Đội Phó, Hạ Sĩ Khinh, Hạ Sĩ Chi, ông người nẩu, Binh nhì Thính, Binh
nhất Sa, Binh nhì Hoàng Hạ Sĩ Khê và âm thoại viên Binh nhất Kiệt và
còn nhiều nữa Long không nhớ hết, tất cả đều dễ thương, dễ mến.
Long được chỉ định theo học nghề (làm Trung Đội Trưởng) với Thiếu Úy
Phương.
Long
được Thiếu Úy Phương đem ra trình làng, cả trung đội 17 người im phăng
phắc nghe anh lính sửa tâm sự, xong rồi Thiếu Úy Phương cho lệnh tan
hàng kiếm chổ ngủ qua đêm, sau khi dặn dò những điều cần phải làm và đặt
các toán canh gác, toán tiền đồn. Thượng Sĩ Thạch Sanh tặng Long lá
bùa hộ mạng, Hạ Sĩ Chi đem tặng Long một cậy tre để chống khi đi
rừng.
Rồi
ngày qua ngày, Long bắt đầu chỉ huy Trung Đội, rồi đại đội, qua các
“triều đại“ của Nguyễn Thế Nhả, Phạm Hi Mai, Trần Ngọc Trí, Trần Hửu
Phú, Nguyễn Văn Nhỏ và Lê Mạnh Đường, làm quen đời lính với những trận
chiến kinh hồn vào sinh ra tử, với những trận pháo như mưa trút,với
những địa danh lừng lẩy, tập quen với “Sinh Bắc Tử Nam“ rồi “Hàng Sống
Chống Chết“ “Xung Phong“ “Diệt Thù
Sát“.
Ba
tháng sau bọn Việt Cộng xé rào, Tết Mậu Thân, đã đồng loạt tấn công
trên toàn lãnh thổ. Vào thời điểm này, chiến tranh leo thang khắp nơi,
cường độ gia tăng, cuộc chiến ngày càng gây cấn, khốc liệt.
Thời
gian đã “trui luyện“ anh lính sửa ngày nào, giờ đã trở thành một chiến
sĩ dũng cảm của Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù thuộc Sư Đoàn Nhảy Dù tung hoành
trên các chiến trường khắp các nẽo đường đất nước, xâm nhập và đánh phá
hậu cần, các kho vũ khí, tiếp liệu được Việt Cộng chôn dấu ở các Quốc
Gia láng giềng như Lào (Hạ Lào) và Cam
bốt.
Vài
vị Sĩ Quan đàn anh đã hy sinh choTổ Quốc, trong số đó có bạn bè cùng
khóa và anh em trong Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù của Long. Tất cả đã ra đi còn
để lại bao thương nhớ trong lòng mọi người. Long còn nhớ Minh và Trứ đại
đội 91, Minh ốm và Minh đầu bạc ( gọi đầu bạc vì đầu anh bạc phơ như
ông cụ 90 tuổi ) đại đội 92, Tài (Miên lai) Thanh (lùn) đại đội 93
Văn và Long về đại đội 94. Cuối cùng còn lại Trứ ( Nguyễn Hoàng Trứ ) và
Long cùng các bạn như Nguyễn Ngọc Trọng, Lê Đình Ruân, Đinh Văn Tường,
Phạm Bá Hồi, Nguyễn Hửu Thăng, Nguyễn Thành Út, Bùi Quang Thống, Lý
Khôn Sơn, Vủ Long Sơn Hải, Nguyễn Tấn Vinh, Nguyễn Thành Thiện, Lê
Hoàng Kiệt, Chu Y Quý, Nguyễn Văn Bình, Mạc Bìa, Lê Tấn Khinh Trần
Dần, Lê Bê và Trần văn
Phước.
Giòng Hương Giang vẫn cứ mầu xanh lơ muôn thuở và lặng lờ trôi, mặc cho con Tạo xoay vần nhưng trong sự hững hờ của bên ngoài, chứa đựng niềm thương nhớ khôn nguôi (giống tâm tư của người dân Huế ) những bóng dáng quen thân của các “Thiên Thần Mũ Đỏ” năm nào. Như hình bóng của “Hòn Vọng Phu“ ngóng trông chồng về giải cứu Quê Hương.
Ghi Chú: Chi Lăng là danh hiệu truyền tin của Mũ Đỏ Đại Úy Trần Ngọc Chỉ, nguyên trưởng ban ba Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù VNCH.
Viết xong ngày 15 tháng 12 năm 2012 tại Thành Phố Houston , Tiểu Bang Texas .
Kính tặng: Quý Niên Trưởng , Quý khóa đàn anh
Quý Sĩ Quan Đồng khóa
Quý
Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ và các Thương Bệnh Binh Thuộc Tiểu Đoàn
9 Nhảy Dù Cùng tất cả Quý Anh Em cùng say mê và thương yêu Binh Chủng
Nhảy Dù.
Đã
đồng đóng góp mồ hôi và xương máu viết nên những trang sử oai hùng cho
Sư Đoàn Nhảy Dù, cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, để lại những tấm
gương anh dũng cho hậu thế.
STD_SOG
ReplyDeleteĐể nhớ về Th/tá Vương vỉnh Phát CHP B50/CCS/BMT/CĐ3XK (có bà con là chủ nhà hàng Hoàng Vinh, cuối tháng nào anh em Mỹ-Việt thuờng đến ăn "đương nhiên lúc cuối, thì Mỹ xung fong lên trả tiền vì lảnh tiền công tác nhiều hơn'').
Chính Th/tá Phát lúc trước là HLV SĐ ND/Hoàng Hoa Thám đã điều động và sắp xếp cuộc nhảy dù tại L19/BMT.
Và tất cã Chiến hữu đã nằm lại tại xứ Buồn Muôn Thuỡ (BMT)!!!
@=> Tướng Ngô Quang Trưởng trước khi nhậm chức CHT QK1,QĐI đã nhảy dù xuống sông Hương và được cano đưa vào bờ. Sau đó chính thức làm Lễ CHT QK1,QĐI tại bên bờ sông Hương, Huế.
Còn Tướng Đổ Cao Trí thì đội nón Nhảy Dù, đứng trên M113 cầm can chỉ tới trước; cho tiến công vào quân địch trên Chiến trường Cambodia trong Chiến zịch D-Day 1970. Sau nhiều lần bay wa lại Tây Ninh - Miên, đã bị toán
"nằm vùng" trên hang núi Bà Đen chỉ điễm; cho CS zùng súng Hỏa tiển Tầm nhiệt bắn rớt Tr/thăng tại Trảng Lớn!
B50/CCS/BMT