Monday, April 24, 2023

Lực Lượng Hải Quân Hoa Kỳ Ở Thái Bình Dương - Bùi Phạm Thành

Cho đến giờ phút này thì "Mặt Trận Miền Đông Vẫn Yên Tĩnh."

Thế cho nên chúng ta hãy bình tâm, bên ly cà phê bốc khói hay tách trà thơn ngát mùi hoa lài, hoặc ly "rượu vang đỏ tràn trề" để tìm hiểu đôi chút về lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ. Một lực lượng vũ trang trên mặt và cả đáy biển rất hùng mạnh, mà cả thế giới gộp chung lại cũng không bằng!

Theo bản tin từ trang USNI (U.S. Naval Institute - Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ) thì tính đến ngày 17 tháng 4 năm 2023, Hải Quân Hoa Kỳ đã điều động một số lượng lớn Hàng Không Mẫu Hạm tấn công và tàu đổ bộ (carrier strike groups and amphibious):

Chiến Hạm Đang Hoạt Động (Tác Chiến)

Tổng Số

296
(USS 238, USNS 58)

Đang Tác Chiến

102
(USS 69, USNS 33)
Sẵn Sàng

73
(53 Tác Chiến, 20 Nội Địa)

Chiến Hạm Đang Hoạt Động Của Từng Hạm Đội (HĐ)

HĐ 2

1
HĐ 3

1
HĐ 4

2
HĐ 5

11
HĐ 6

20
HĐ 7

67
Tổng Số

102


Nhìn bản đồ phân phối lực lượng, chúng ta có thể thấy rằng Thái Bình Dương là vùng quan trọng nhất.


Huy Hiệu của
Hạm Đội Thái Bình Dương

Huy Hiệu của
Hạm Đội 7

Khu vực Thái Bình Dương là địa bàn hoạt động của Hạm Đội 7 (Đệ Thất Hạm Đội - 7th Fleet) với số chiến hạm nhiều nhất: 67 chiếc, hơn một nửa tổng số chiến hạm của Hải Quân Hoa Kỳ hiện đang hoạt động ở vùng đại dương này; trực thuộc Hạm Đội Thái Bình Dương (United States Pacific Fleet) có bộ tư lệnh chính được đặt ở Hawaii và phụ ở San Diego, nam California. Bộ chỉ huy của Hạm Đội 7 được đặt ở Yokosuka, Nhật Bản; chỉ cách bộ chỉ huy Hạm Đội Thái Bình Dương chưa tới 6,500 cây số (Km). Về phương diện chiến lược thì thấy ngay rằng Hoa Kỳ tìm cách ngăn chặn đường tiến ra Biển Đông (Thái Bình Dương) của Trung Cộng (TC) và Nga. Như thế, tất cả hoạt động của hải quân Nga và TC ở khu vực này đều không qua khỏi tầm quan sát của Hoa Kỳ, đó là chưa kể đến kỹ thuật quan sát bằng vệ tinh.

Hiện tại, trong bất cứ khoảng thời gian nào, lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ cũng có từ 50 đến 70 chiến hạm, 150 phản lực cơ chiến đấu, cùng với 27,000 thuỷ thủ và Thuỷ Quân Lục Chiến (TQLC) Viễn chinh (Marine Expedition) có mặt trong khu vực này; trên danh nghĩa là khu vực Indo-Pacific (Ấn Độ - Thái Bình Dương), nhưng việc bố trí thì hoàn toàn ở phía Thái Bình Dương.

Khu Vực Hoạt Động

Nhật Bản:

Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) USS Ronald Reagan (CVN-76) có căn cứ ở Yokosuka, Nhật Bản.

Đơn vị tàu đổ bộ (Amphibious Ready Group - ARG) đóng ở Sasebo, Nhật Bản; gồm có:
  • USS America (LHA-6)
  • Hải đội đổ bộ 11 (Amphibious Squadron 11)
  • USS Green Bay (LPD-20).

Eo Biển Đài Loan:

Như chúng ta đã biết, hôm 16 tháng 4 vừa qua, khu trục hạm USS Milius (DDG-69) đã đi qua eo biển Đài Loan theo chương trình "Tự Do Hàng Hải", chỉ sau vài ngày sau cuộc tập trận của TC xung quanh Đài Loan.  

Biển Đông:

Nhóm HKMH Tác Chiến Nimitz (Carrier Strike Groups - CSG), vận hành bằng năng lượng nguyên tử, đang hoạt động ở Biển Đông. Nimitz CSG được điều động từ Bờ Tây (San Diego, California) đến vùng hoạt động vào ngày 3 tháng 12 năm 2022, và được bổ xung vào Hạm đội 7 của Hoa Kỳ vào ngày 16 tháng 12 năm 2022. 

(Nhân đây cũng xin nhắc lại là những HKMH lớp Nimitz (Nimitz class) đều được vận chuyển bằng năng lượng nguyên tử, cho nên không có giới hạn về khoảng di chuyển trên biển, và 20-25 năm mới cần tiếp tế nhiên liệu.)

HKMH Tấn Công 11

HKMH USS Nimitz (CVN-68), có căn cứ ở Bremerton, Washington State.

F/A-18E Super Hornets

Không Đoàn 17 HKMH (Carrier Air Wing 17) có căn cứ ở Naval Air Station Lemoore, California, có 9 Phi đội được biệt phái đến HKMH Nimitz:

  •  The “Fighting Redcocks” of VFA-22 Strike Fighter Squadron (VFA) flying F/A-18Fs from Naval Air Station Lemoore, Calif.
  •  The “Mighty Shrikes” of VFA-94 – F/A-18F – from Naval Air Station Lemoore.
  •  The “Kestrels” of VFA-137 – F/A-18E – from Naval Air Station Lemoore.
  •  The “Blue Diamonds” of VFA-146 – from Naval Air Station Lemoore.
  •  The “Cougars” of VAQ-139 – EA-18G – Electronic Attack Squadron (VAQ) – from Naval Air Station Whidbey Island, Wash.
  •  The “Sun Kings” of VAW-116 – E-2D – Carrier Airborne Early Warning Squadron (VAW) – from Naval Air Station Point Mugu, Calif.
  •  The “Providers” of VRC-30 – C-2A – Fleet Logistics Multi-Mission Squadron (VRM) – from Naval Air Station North Island, Calif.
  •  The “Indians” of HSC-6 – MH-60S – Helicopter Sea Combat Squadron (HSC) – from Naval Air Station North Island.
  •  The “Battle Cats” of HSM-73 – MH-60R – Helicopter Maritime Strike Squadron (HSM) – from Naval Air Station North Island.
Tuần Dương Hạm

Tuần dương hạm USS Bunker Hill (CG-52), có căn cứ ở Naval Station San Diego, California.

Khu Trục Hạm

Hải đội Khu trục hạm 9 (Destroyer Squadron 9) có căn cứ ở Everett, Washington State, đang trên đường đến tăng phái cho Nimitz.

  •  USS Wayne E. Meyer (DDG-108), homeported at Naval Station Pearl Harbor, Hawaii.
  •  USS Chung-Hoon (DDG-93), homeported at Naval Station Pearl Harbor.
  •  USS Decatur (DDG-73), homeported at Naval Station San Diego, Calif.
  •  USS Paul Hamilton (DDG-60), homeported at Naval Station San Diego.

Biển Sulu (Philippines)

Chiến hạm tấn công đổ bộ USS Makin Island (LHD-8), phải, được hộ tống bởi tàu hải quân Philippines BRP Tarlac (FF-601), trái, và BRP Jose Rizal (FF-150) trong một cuộc tập trận trên biển Balikatan 23, Ngày 15 tháng 4 năm 2023. (Ảnh Hải quân Hoa Kỳ)

Chiến hạm tấn công đổ bộ, Makin Island ARG, với đơn vị Viễn chinh TQLC số 13, đang hoạt động ở Biển Sulu như một phần của cuộc tập trận Balikatan 2023. Balikatan là ngôn ngữ Tagalog của Phi Luật Tân có nghĩa là “vai kề vai” hoặc “chia sẻ gánh nặng cùng nhau”.

USS Makin Island (LHD-8), là soái hạm của Nhóm Sẵn sàng Đổ bộ, rời Căn cứ Hải quân ở San Diego, nam California, vào ngày 9 tháng 11 năm 2022 để được điều động tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.  cùng với tàu vận tải đổ bộ USS John P. Murtha (LPD-26) và USS Anchorage (LPD-23).

Trong cuộc điều quân đến vùng biển Tây Thái Bình Dương, ARG đã hoạt động chung với các đơn vị Hoa Kỳ khác gồm có: 

  • Phi đội trực thăng chiến đấu trên biển (HSC) 21
  •  Máy bay Radar thám thính P-8A Poseidon và nhân viên từ Hạm đội 7 Hoa Kỳ và CTF 72, 73, 75, 76/3.
  • Phi đội khu trục 7 và Phi đội đổ bộ 7. 
  •  Lực lượng đặc nhiệm 76/3. Mới được thành lập, là kết hợp của Lực lượng Đặc nhiệm 76 của Hải quân và Lữ đoàn 3 TQLC Viễn chinh (MEU).
  • Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến III.
Lực lượng TQLC Viễn chinh (MEU) bao gồm:
  •  “Flying Leathernecks” của Marine Fighter Attack Squadron (VMFA) với 122 F-35B Lightning II Joint Strike Fighters (phản lực cơ chiến đấu lên thẳng, tối tân nhất của Hoa Kỳ).
  •  “Ugly Angels” của Marine Medium Tiltrotor Squadron 362 (Reinforced) với các máy bay cánh quạt lên thẳng MV-22B Osprey.
  • Tiểu đoàn của Tiểu đoàn 2 đổ bộ, thuộc Lữ đoàn Viễn chinh 4 TQLC.
  • Tiểu đoàn hậu cần chiến đấu 13.

Giữa Thái Bình Dương

Đơn vị tác chiến HKMH (Carrier Strike Groups - CSG) Carl Vinson, đang được điều động đến khu vực giữa Thái Bình Dương. USS Carl Vinson (CVN-70), thuộc lớp Nimitz, là HKMH vận hành bằng năng lượng nguyên tử, với cương vị là soái hạm của CSG-1 bên cạnh CSG-2 và Phi đội Khu trục 1.

Đơn Vị Tác Chiến HKMH 1 (CSG-1)

HKMH

Soái hạm, HKMH USS USS Carl Vinson (CVN-70), có căn cứ ở San Diego, California.

Phi Đoàn 2

Phi Đoàn 2 HKMH (CVW), có căn cứ ở Naval Air Station Lemoore, California, được biệt phái đến HKMH USS Carl Vinson gồm 9 phi đội:

  1. The “Bounty Hunters ” of VFA-2 Strike Fighter Squadron (VFA) flying F/A-18Fs from Naval Air Station Lemoore, Calif.
  2. The “Stingers” of VFA-113 – F/A-18E – from Naval Air Station Lemoore.
  3. The “Argonauts” of VFA-147 – F-35C – from Naval Air Station Lemoore.
  4. The “Golden Dragons” of VFA-192 – from Naval Air Station Lemoore.
  5. The “Gauntlets” of VAQ-136 – EA-18G – Electronic Attack Squadron (VAQ) – from Naval Air Station Whidbey Island, Wash.
  6. The “Black Eagle” of VAW-113 – E-2D – Carrier Airborne Early Warning Squadron (VAW) – from Naval Air Station Point Mugu, Calif.
  7. The “Providers” of VRC-30 – C-2A – Fleet Logistics Multi-Mission Squadron (VRM) – from Naval Air Station North Island, Calif.
  8. The “Black Knights” of HSC-4 – MH-60S – Helicopter Sea Combat Squadron (HSC) – from Naval Air Station North Island.
  9. The “Blue Hawks” of HSM-78 – MH-60R – Helicopter Maritime Strike Squadron (HSM) – from Naval Air Station North Island.
Tuần Dương Hạm

USS Princeton (CG-59), có căn cứ ở Naval Station San Diego, California.

Hải Đội Khu Trục 1

Hải đội Khu trục 1 đóng tại San Diego và được biệt phái đến USS Carl Vinson. Các chiến hạm thuộc CSG-1 đã ra khơi:

  •  USS Hopper (DDG-70), có căn cứ ở Naval Station Pearl Harbor, Hawaii.
  •  USS Kidd (DDG-100), có căn cứ ở Naval Station Everett, Washington State.
  •  USS Sterett (DDG-104), có căn cứ ở Naval Station San Diego, California.
  •  USS William P. Lawrence (DDG-110), có căn cứ ởt Naval Station Pearl Harbor, Hawaii.

Dưới đây là bảng so sánh tổng quát giữa Hải Quân Hoa Kỳ và các quốc gia trên thế giới.


Biểu đồ bên trên cho thấy Hải Quân Hoa Kỳ có 19 Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH), trong đó có 10 HKMH được gọi là "Siêu HKMH - Super Carrier) được vận hành bằng năng lượng nguyên tử, trong khi đó phần còn lại của thế giới chỉ có 12 HKMH chạy bằng xăng dầu; vả lại, về phương diện kỹ thuật thì HKMH của Hoa Kỳ vượt xa tất cả các quốc gia khác.

Để có thể hình dung sức mạnh của một HKMH của HQ Hoa Kỳ, chúng ta thử nhìn vào HKMH USS Ronald Reagan để làm thí dụ:
  • Trọng lượng: 101,400 tấn
  • Chiều dài: 1,092 feet (332.8 m)
  • Sức đẩy (hệ thống vận chuyển): 
    •  2 × Westinghouse A4W nuclear reactors (HEU 93.5%) - Lò năng lượng nguyên tử.
    • 4 × steam turbines
    • 4 × shafts
    • 260,000 shp (194 MW)
  • Vận tốc: 30+ knots (56+ km/h; 35+ mph)
  • Di hành (độ xa có thể di chuyển): Không giới hạn.
  •  Thời gian hoạt động trước khi cần tiếp tế nhiên liệu: 20-25 năm. 
  • Thuỷ thủ đoàn: 3,532
  • Không đoàn (phi công và chuyên viên không phi hành): 2,480
  • Vũ khí:
    • Evolved Sea Sparrow Missile
    • Rolling Airframe Missile
    • Close-in weapons system (CIWS)
  •  Không lực: 90 phản lực cơ chiến đấu và một số trực thăng chiến đấu cũng như vận chuyển, yểm trợ.

 Trong chiến tranh, vũ khí là một yếu tố, tinh thần của binh sĩ và nhất là của cấp chỉ huy, đặc biệt là cấp chỉ huy tối cao (tổng thống), mới là yếu tố đưa đến thành công. Thế chiến thứ hai cho thấy nếu Anh không có Winston Churchill và Pháp không có Charles de Gaulle thì cả Âu châu nếu không lọt vào tay Đức quốc xã thì cũng vào tay cộng sản Nga.

Trong hiện tình, nếu đem so sánh tương quan lực lượng giữa "ta" và "địch" thì về vũ khi "ta" vượt trội "địch", thế nhưng về yếu tố lãnh đạo thì sao?


Lãnh tụ của địch
(Bắt tay liên kết, chia đôi Đông Tây)

Lãnh tụ của ta
(Biết tính sao đây? Let's Go Brandon! )

Thành ngữ Mỹ có câu "A picture is worth a thousand words. - Một bức hình có giá trị bằng cả ngàn chữ viết."  Xem ra nếu chúng tôi có cố viết thêm vài ngàn chữ nữa thì cũng chẳng thể nói gì khác hơn về hai bức hình trên. Có chăng chỉ chép miệng than thầm "Trông người lại nghĩ đến ta."

Chẳng cần phải từng mặc áo lính, tham dự chiến trường, và cũng chẳng cần phải tốt nghiệp một trường đại học quân sự nào, chỉ cần đọc lịch sử chiến tranh, theo dõi tin tức chiến sự và chính trị, chúng ta cũng thấy được phần nào của tình thế. Chỉ cần một ông tổng thống hèn nhát tuyên bố đầu hàng, hay rút lui thì quân đội có hùng mạnh đến đâu cũng sẽ tan rã. Chiến tranh Quốc-cộng ở miền Nam Việt Nam kéo dài 21 năm, chỉ cần một Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng là tan rã. Cuộc chiến 20 năm ở Afghanistan cũng chỉ cần một Joe Biden tuyên bố rút lui là cũng tan hàng, tháo chạy. Điều đáng ghi nhớ là cả hai cuộc chiến nói trên đều có Joe Biden là kẻ trong cuộc, đưa ra quyết định. Ông bà ta có nói "Quá Tam Ba Bận", hy vọng rằng sẽ không có cuộc tháo chạy lần thứ ba. Ngày nào Joe Biden còn ngồi ngủ gật ở trên chiếc ghế tổng thống Mỹ, thì ngày ấy chúng ta vẫn hãy "bình tĩnh mà ... run". Let's Go Brandon!

Tin Nóng Hổi


Ngày 16 tháng 4 vừa qua, trong cuộc tập trận với sự phối hợp của HQ Philippines và Mỹ, dùng đạn thật, đã bắn chìm một chiếc chiến hạm giả, xem như là "hòn đá ném đi, hòn chì ném lại (tit for tat)" sau việc tập trận 3 ngày của HQ TC quanh Đài Loan.

Bức hình trên được phổ biến trên các trang báo điện tử với hàng chữ phụ đề: "Lần tới một chiếc tàu chiến bị bắn chìm sẽ không phải là trong một cuộc tập trận."

Vâng, thưa quý vị "lần tới" không hiểu là khi nào? Thế nhưng trong giây phút này thì "Mặt Trận Miền Đông Vẫn Yên Tĩnh."

Bùi Phạm Thành

No comments:

Post a Comment