Được xâu thành chuỗi như những viên ngọc trai trên chiếc vòng cổ với những cái tên kỳ dị ma quái gợi nhớ đến những ngôi đền hoang, hay hầm mộ và u ám nguy hiểm: Bu Prang, Đức Lập, Bản Đôn, Tiểu Atar, Đức Cơ, Plei Djereng, và Ben Het. Ít nhất là từ "nguy hiểm" rất đúng trong trường hợp của bảy trại Biệt kích nằm heo hút như đã được chạm khắc vào rừng già dọc theo các đỉnh núi tả tơi dọc theo vùng 3 biên giới của miền Nam Việt Nam, Campuchia và Lào. Nhiệm vụ của họ là giám sát và ngăn chặn đường xâm nhập cuả bộ đội CS di chuyển trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh.Ben Het, với một đường băng trải dài phiá cực Bắc cuả trại lính nằm trên một đỉnh núi cằn cỗi ở Tây Nguyên, đây là một điểm chiến lược quan trọng bởi vì nó nằm ở vị trí khoảng 12 Km về phía đông cuả điểm biên giới chung giữa Lào, Campuchia và miền Nam Việt Nam. Ben Het bình thường có quân số khoảng 12 lính biệt kích toán A và chừng 200 chiến binh người Thượng trong lực lượng Dân sự Chiến đấu, cùng với gia đình của họ.
Thỉnh thoảng hai chiếc tăng M107 tự hành gắn đại bác tầm xa 175 ly cuả đại đội 7/tiểu đoàn 15 Pháo binh, sẽ phối hợp thực hiện một cuộc "càn quét" ra khỏi Ben Het, thường một cuộc hành quân có liên quan đến hai khẩu đại bác nhờ đặc điểm di động cao, đến một vị trí mà họ có thể dễ dàng bắn 'quấy rối và cầm chừng' vào các mục tiêu cuả quân đội CS ở nước láng giềng Lào và Campuchia, sau đó họ sẽ rút về trú ẩn tương đối an toàn ở các trại Dân sự chiến đấu này.
Vào cuối tháng Hai năm 1969, một loạt các cuộc tấn công xảy ra trên toàn miền Nam Việt Nam như là một phần của chiến dịch mùa xuân cuả địch quân, và những cuộc tấn công bao gồm pháo kích những vị trí quân VNCH trong khu vực Đắc Tô - Ben Het. Các đơn vị Hoa Kỳ được lệnh tiến vào khu vực 'ngã ba biên giới' để thiết lập vòng đai phòng thủ ở đó và gia tăng quân tiếp viện bao gồm Đại đội B/Tiểu đoàn 1/Lữ đoàn Thiết giáp 69 dưới sự chỉ huy của Đại uý John Stovall.
Đại đội Bravo, bình thường đóng quân gần Dak To dưới sự chỉ huy của Lữ đoàn 2, Sư đoàn 4 bộ binh, được giao nhiệm vụ bảo vệ Ben Het và giữ an ninh cho đường 512, con đường duy nhất giữa doanh trại và Dak To.
Đại đội chiến xa đến các tiền đồn Lực lượng Đặc biệt vào ngày 25/2 và đã bị pháo kích gần như liên tục đến từ các vị trí cộng quân nằm cả trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam và từ bên kia biên giới Campuchia. Các chiến binh hiếm khi có thể di chuyển xa hơn một vài mét từ xe tăng của họ mà không cần né tránh mảnh đạn hoặc đạn bắn tỉa, xe tăng và pháo binh Mỹ đã cố gắng để phản pháo, nhưng thu lượm rất ít thành công, hình như hầu hết các ụ súng cuả đối phương được đặt ngầm vào những vị trí chắc chắn bên trong biên giới Campuchia.
Vào ngày 1 tháng Ba, đột nhiên pháo binh CS hoạt động chậm lại đáng kể, thương vong của lính Hoa Kỳ chỉ bị rất nhẹ gồm phần lớn là các vết thương từ miểng đạn. Các chiến binh được điều trị và trở về nhiệm sở, chỉ có một người cần tải thương là một trong những trung đội trưởng cuả trung đội thiết giáp bị trúng nhiều mảnh pháo và đã được tải thương đến Dak To.
Trung đội 1/ Đại đội Bravo trấn giữ phiá Tây quả đồi của căn cứ với bốn xe tăng M48 Patton, ba trong số đó được đào nằm chìm trong hầm gần đỉnh, đối mặt trực tiếp hướng tây. Nhiệm vụ quan sát khắp vùng thung lũng, nơi mà con lộ 512 uốn quanh về phía biên giới Campuchia. Do thiếu người chỉ huy vì người trung đội trưởng bị thuơng, Đại uý Stovall đã di chuyển về phía trước và thiết lập một trạm chỉ huy tạm thời trong một hầm trú ẩn gần đó.
Bên cạnh những tiếng gầm rú của đoàn xe tiếp tế đến từ Dak To và tiếng pháo kích quấy rối thường xuyên từ súng sơn pháo và súng cối cuả CS , ngày 1 và 2 tháng Ba chợt yên tĩnh đến kỳ lạ, các trận pháo kích nặng nề và thường xuyên đã quá quen thuộc khiến mọi người cảm thấy bồn chồn khi mãi lâu mà không bị pháo kích.
Vào lúc 2200 giờ ngày 2 tháng Ba, trung sỹ trung đội trưởng Hugh Havermale liên lạc với Đại úy Stovall và báo cáo rằng những chiến binh của mình đã nghe thấy tiếng máy xe cuả địch quân đang di chuyển về phía Tây của doanh trại, hai người chỉ huy tiến về phía trước và dùng kính hồng ngoại (Night-vision) để quan sát nhưng đã không phát hiện bất kỳ chuyển động gì, tuy nhiên Stovall có nghe thấy tiếng động cơ xe chạy khoảng 20 phút trước khi âm thanh tắt hẳn.
Nắng sáng phá vỡ lớp sương mù lấp đầy thung lũng nằm trải dài trước khu trại. Có rất ít hoạt động của đối phương vào ban ngày và một số đội trinh sát LLĐB đã được gửi đi về phía Bắc, phía Nam và phía Đông, trong cuộc họp thông tin tình báo hàng ngày chỉ huy căn cứ lưu ý các đơn vị khác là một cuộc tấn công của đối phương sắp xảy ra và có thể cả tấn công bằng chiến xa.
Khi bóng tối bao trùm khắp trại, quân trú phòng đã được báo động chuẩn bị sẵn sàng những đợt tấn công cuả cộng quân với lực lượng của các đơn vị địch mà họ chưa biết cấp số cũng như quân số.
Vào 2100 giờ, trại bắt đầu bị pháo bằng sơn pháo tiếp theo là đạn cối nặng và hỏa lực pháo binh, hoà với tiếng gầm thét của pháo binh, các đội chiến xa bắt đầu nghe thấy những âm thanh quen thuộc của động cơ và lần này nó được kết hợp với tiếng đặc trưng của xích sắt nghiến trên đá, Stovall dùng kính hồng ngoại quan sát toàn bộ khu vực, bất chợt một chiếc xe của đối phương đột nhiên bật cháy sáng, chiếc tăng đã vướng vào một bãi mìn sát thương cá nhân nằm khoảng 800 mét từ chu vi vòng ngoài của trại và chiếc xe bị bắt cháy, trong quầng sáng tạo ra bởi ngọn lửa, ba xe tăng khác cuả CS và xe bọc thép có thể nhìn thấy rõ ràng, các xe đã gần tiếp cận các cuộn dây kẽm gai concertina bao bọc xung quanh chu vi trại và các chiến xa Mỹ khai hoả ngay tức khắc với loại đầu đạn công phá.
Đại úy Stovall cũng đồng thời nhận được báo cáo có một chiếc xe tăng thứ tư cuả địch tiến đến gần cánh trái vị trí biệt kích nằm gần phi đạo và một toán tuần tiễu LLĐB báo cáo một đoàn 10-15 chiếc xe phát xuất từ khu vực biên giới đang di chuyển về phía Đông tới căn cứ, anh ra lệnh cho đội súng cối bắn pháo sáng và các binh sỹ xe tăng tiếp tục tác xạ, hoả lực tác xạ trúng trực diện ít nhất hai trong số các xe tăng và xe bọc thép cuả cộng sản khiến chúng bốc cháy dữ dội.
Stovall chạy đến để leo lên một trong những xe tăng Patton và khi vừa leo lên phía sau pháo tháp, một trái đại bác cuả xe tăng địch bắn trúng nổ ngay đó ném anh văng ra khỏi nóc xe tăng, vụ nổ cũng làm viên chỉ huy xe tăng văng ra khỏi vòm pháo tháp khoảng 3 mét phía sau của xe tăng, Stovall và viên chỉ huy xe tăng đều bị thương nặng, vụ nổ cũng đồng thời giết chết tại chỗ người lính nạp đạn và người xạ thủ đang bắn khẩu đại liên gắn bên trên.
Chiếc tăng M48 này rõ ràng đã bị trúng đạn trực tiếp từ một trong những chiếc xe tăng CS sau khi vị trí cuả nó bị lộ vì chính ánh sáng hoả châu, nhưng chiếc M48 vẫn còn khả dụng do đó nhóm chiến binh từ những xe khác đã nhẩy lên điền vào các vị trí chiến đấu và điều khiển nó quay trở lại với cuộc chiến.
Trao đổi hoả lực tiếp tục một thời gian ngắn, hoả lực của đối phương dần dần giảm xuống, những chiến xa cộng quân rút lui, các cuộc tấn công bộ binh đã không diễn ra như dự kiến, xe tăng Mỹ bắn thêm vài trái đại bác HE (đạn công phá) trúng hông một chiếc khác, biến nó thành một đống sắt vụn, vừa đúng lúc Trung đội 2/Đại đội B đến tiếp viện. Chuẩn uý Ed Nickels, chỉ huy trung đội 2, chịu trách nhiệm chỉ huy đại đội thay cho Đại uý Stovall bị thương nặng. Chiếc AC47 "ma quái" máy bay chiến đấu vần vũ trên bầu trời của trại, bắn chặn việc rút quân CS và phần buổi tối còn lại khá trầm lắng với thỉnh thoảng một tràng súng bắn vu vơ vào không gian.
Vào sáng ngày hôm sau, nhóm trinh sát chiến trường phát hiện hai xe tăng Nga PT76 bị phá huỷ và một xe bọc thép BTR50 APC bị cháy rụi đã bị các lực lượng CS bỏ lại khi rút lui, biệt kích tuần tra khu vực gần biên giới cũng tìm thấy một khu vực địch tập trung xe thiết giáp đã triệt thoái.
Dường như không có lời giải thích hợp lý nào cho lý do mà Cộng sản đã tiến hành một cuộc tấn công vào Ben Het vào một đêm tháng Ba năm 1969 đó, vụ tấn công bằng chiến xa rất ngắn gọn và không có đơn vị bộ binh tùng thiết với nó, vì vậy mục đích của nó không rõ ràng nhưng chắc các đơn vị pháo binh Mỹ là mục tiêu chính, trung đoàn xe tăng 202 CS đã được giao nhiệm vụ phá hủy đội pháo tự hành 175 ly và ngăn chặn những cuộc hành quân phối hợp 'càn quét' cuả nó.
Có thể trinh sát của các đơn vị CS tại Campuchia đã không hề biết về sự hiện diện của đại đội chiến xa tại căn cứ, các đơn vị xe tăng mới chỉ ở đó một thời gian ngắn và đã được ngụy trang quá tốt, có thể chắc chắn không nghi ngờ rằng đối phương không hề muốn tung các nguồn lực xe tăng khan hiếm của họ để đối đầu với những xe tăng Patton M48 được đào hố phòng vệ kỹ càng, nếu họ biết có chúng ở đó!?
Trận chiến này, mặc dù ngắn gọn, đã đánh dấu kể từ chiến tranh Đại Hàn 16 năm trước lần đầu tiên một đơn vị thiết giáp của Mỹ đã đụng độ với xe tăng địch.
Trong cả ba Lữ đoàn chiến xa của quân đội Mỹ tham chiến tại Việt Nam, chỉ có Tiểu đoàn 1/69 trực tiếp đụng độ chiến xa trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ngày 03 tháng 3 năm 1969 tại Benhet.
No comments:
Post a Comment