Phượng Mai có khuôn mặt thanh tú và hiền hậu: sóng mũi thẳng dọc dừa, vầng trán cao khiết, cặp môi khi khép kín rất đẹp. Cái thô vụng lỗi lầm trên khuôn mặt cô là ở hai nét mày khi nhướn lên bên trái có dấu sắc, bên mặt có dấu huyền mà người ta thường gọi là cặp chân mày Ái Tình (dấu sắc chữ Ái, dấu huyền chữ Tình). Ngoải ra khi cô cười, nụ cười không được duyên dáng mặn mà cho lắm.
Phượng Mai xuất thân là một ca sĩ trên sân khấu cải lương Hồ Quảng, nhưng khi xuất ngoại, Phượng Mai đổi qua hát tân nhạc. Phượng Mai hát những nhạc phẩm nổi danh nhưng không giá trị; đó là những nhạc phẩm nghèo nàn giai điệu và dễ hát, không lên cao quá, không xuống trầm quá, không có những chỗ hóc búa nhiêu khê. Tiếng hát của cô thanh tao và mềm mại, nhưng cũng không có gì đặc sắc. Bởi đó, cô pha vào giọng một chút âm hưởng buồn buồn của nhạc cải lương, cô nhấn vuốt giọng hát bằng cách nghiến một vài tiếng trong câu hát, bằng cách láy thật nhẹ ở tiếng cuối câu hát trước khi ngân nga. Đó cũng như cô nêm thêm gia vị hoặc mẳm ruốc vào một nồi canh rau, rất hợp khẩu vị với những kẻ yêu mến thiết tha những cái quốc túy quốc hồn. Hồi Phượng Mai vào tuổi trăng tròn, giọng hát cô hơi lu vì lúc đó làn hơi cô hơi ngắn. Giờ đây, làn hơi cô khá phong phú nhưng không dũng mãnh, tiếng hát cô nẩy loé âm vang ngọt ngào ở chót đuôi.
Môi trường các gánh Hồ Quảng đã từng nuôi sống ông bà cha mẹ của Phượng Mai. Họ đã ung đúc cô Tiểu Lăng Ba ca hát Hồ Quảng từ tấm bé. Cho nên tiếng hát tân nhạc của cô về sau này tuy có chơi huê dạng chút ít, nhưng vẫn là tiếng hát đôn hậu, với ý tình mộc mạc đơn sơ. Chúng ta đừng đòi hỏi ở cô kiến thức sâu rộng về âm nhạc nói riêng, về văn nghệ nói chung. Cô làm nghệ thuật bằng cả cuộc đời lăn lóc vào kinh nghiệm chứ không bằng kiến thức do sách vỡ cung cấp. Cô không có óc phân tích hoặc tổng hợp gì nhiều ở môi trường tân nhạc vốn là môi trường sinh hoạt mới mẻ của cô. Cô chỉ nhìn nghệ thuật ca tân nhạc bằng một trực giác thù thắng để tìm phương hướng trình diễn mới khi cô ra hải ngoại. Cho nên nghe Phượng Mai hát tân nhạc, chúng ta phải niềm nở đón nhận cô, bởi vì bước chuyễn nghề của cô khá ngoạn mục, bởi vì sự lột xác từ lối hát Hồ Quảng qua lối hát tân nhạc của cô đâu phải ít gian nan?
Phượng Mai xuất thân là một ca sĩ trên sân khấu cải lương Hồ Quảng, nhưng khi xuất ngoại, Phượng Mai đổi qua hát tân nhạc. Phượng Mai hát những nhạc phẩm nổi danh nhưng không giá trị; đó là những nhạc phẩm nghèo nàn giai điệu và dễ hát, không lên cao quá, không xuống trầm quá, không có những chỗ hóc búa nhiêu khê. Tiếng hát của cô thanh tao và mềm mại, nhưng cũng không có gì đặc sắc. Bởi đó, cô pha vào giọng một chút âm hưởng buồn buồn của nhạc cải lương, cô nhấn vuốt giọng hát bằng cách nghiến một vài tiếng trong câu hát, bằng cách láy thật nhẹ ở tiếng cuối câu hát trước khi ngân nga. Đó cũng như cô nêm thêm gia vị hoặc mẳm ruốc vào một nồi canh rau, rất hợp khẩu vị với những kẻ yêu mến thiết tha những cái quốc túy quốc hồn. Hồi Phượng Mai vào tuổi trăng tròn, giọng hát cô hơi lu vì lúc đó làn hơi cô hơi ngắn. Giờ đây, làn hơi cô khá phong phú nhưng không dũng mãnh, tiếng hát cô nẩy loé âm vang ngọt ngào ở chót đuôi.
Môi trường các gánh Hồ Quảng đã từng nuôi sống ông bà cha mẹ của Phượng Mai. Họ đã ung đúc cô Tiểu Lăng Ba ca hát Hồ Quảng từ tấm bé. Cho nên tiếng hát tân nhạc của cô về sau này tuy có chơi huê dạng chút ít, nhưng vẫn là tiếng hát đôn hậu, với ý tình mộc mạc đơn sơ. Chúng ta đừng đòi hỏi ở cô kiến thức sâu rộng về âm nhạc nói riêng, về văn nghệ nói chung. Cô làm nghệ thuật bằng cả cuộc đời lăn lóc vào kinh nghiệm chứ không bằng kiến thức do sách vỡ cung cấp. Cô không có óc phân tích hoặc tổng hợp gì nhiều ở môi trường tân nhạc vốn là môi trường sinh hoạt mới mẻ của cô. Cô chỉ nhìn nghệ thuật ca tân nhạc bằng một trực giác thù thắng để tìm phương hướng trình diễn mới khi cô ra hải ngoại. Cho nên nghe Phượng Mai hát tân nhạc, chúng ta phải niềm nở đón nhận cô, bởi vì bước chuyễn nghề của cô khá ngoạn mục, bởi vì sự lột xác từ lối hát Hồ Quảng qua lối hát tân nhạc của cô đâu phải ít gian nan?
No comments:
Post a Comment