Giao Linh
Cô là ca sĩ được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đào tạo. Theo lời nhạc sĩ kể lại:
"Với Giao Linh có nhiều kỷ niệm khó quên. Tôi nhớ lại, vào một sáng Chúa Nhựt năm 1965, nhạc sĩ Thu Hồ đưa đến nhà tôi một cô bé gầy gò ốm yếu. Cô đến bằng chiếc xe máy mini Velo Solex, nhưng không đủ sức đẩy xe qua thềm nhà tôi, phải nhờ nhạc sĩ Thu Hồ giúp đỡ. Cô bé ngồi im lặng như đóng băng không nói năng chi, trong khi nhạc sĩ Thu Hồ thao thao bất tuyệt về khả năng âm nhạc tiềm ẩn trong người cô.
Tôi nhìn cô bé 16 tuổi, vóc dáng nhỏ nhắn, không phát triển như những cô gái cùng trang lứa, nghĩ thầm làm sao cô bé này có đủ hơi sức để hát hò. Tôi gợi chuyện vui để cho cô bắt chuyện, qua đó khám phá cái duyên ngầm sân khấu mà trong nghề nghiệp gọi là tổ đãi cho người nghệ sĩ. Nhưng cô bé vẫn không cười không nói, nên buổi gặp gỡ đầu tiên đó, tôi không dự cảm được gì về cô. Tuy nhiên, để không phụ lòng nhạc sĩ Thu Hồ, tôi cho một cái hẹn thử giọng cô bé Đỗ Thị Sinh tại phòng thu âm của hãng dĩa Continental. Thật bất ngờ, Giao Linh, cái tên nghệ nhân sau này của cô bé Đỗ Thị Sinh, đã gây sửng sốt bằng chất giọng khỏe khoắn. Cô hát vượt qua tầm cữ quãng tám một cách dễ dàng với làn hơi ngân nga dịu dàng truyền cảm.
Hãng dĩa Continental chấp nhận, tôi lên chương trình đào tạo, và chỉ sau một thời gian ngắn, tên tuổi ca sĩ Giao Linh bừng sáng trên vòm trời nghệ thuật, sánh vai cùng đàn anh đàn chị đi trước. Khi ấy Giao Linh vừa tròn 17 tuổi. Riêng cái tên mỹ miều "Nữ Hoàng Sầu Muộn" mà người đời ban tặng cho Giao Linh, chỉ vì cô không mỉm môi cười thì Giao Linh mãi mãi mang theo, dù từ lâu rồi cô đã có một gia đình rất hạnh phúc."
Giao Linh được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nâng đỡ, và hát rất thành công bài "Loài Chim Biển" của Nguyễn Vũ. Nhưng Nguyễn Văn Đông chỉ huấn luyện Giao Linh để chen vai sát cánh với Phương Dung, Hoàng Oanh và Thanh Tuyền. Tiếng hát cô ngừng tại hàng ngũ này và bắt đầu chui sâu vào quần chúng. Giọng Giao Linh không dẻo và không vang lộng bằng Thanh Tuyền, nhưng mềm mại và ngọt ngào hơn.
Tiếng hát Giao Linh thuộc loại bán kim. Cô chọn những bản vừa vặn với cái âm vực của giọng hát cô để trình diễn. Giọng cô sang sảng và ngọt lịm, ngọt say sưa như mật ong dù cô có rên rỉ thán oán đi nữa. Giọng đó có một làn hơi dồi dào nên càng lưu loát, càng vang lộng hơn.Giao Linh có một chuỗi ngân khá dễ dàng, cô chỉ cần kéo dài làn hơi thì những lượn ngân tự động gợn sóng rập rờn. Cái bậy của Giao Linh là ưa nghiến tiếng hát cho bén ngót theo kiểu Thái Thanh nên làm cho cái thế giới tết điệu và âm thanh do giọng hát cô taọ ra mất đi nhiều cốt cách quý phái và mất khá nhiều cái mầu nhiệm của ý tình bài hát.
Tiếng hát Giao Linh như đẫm ướt những giọt nước mắt người cô phụ khóc thương cho một dĩ vãng đẹp đã khuất, một thời hạnh phúc đã xa, một cuộc tình đã mất. Nhưng người cô phụ trong cuộc diễm tình lệ sử ấy vẫn tưởng niệm người yêu như hướng vọng đến bóng chim tăm cá khó tìm, khó gặp lại. Nàng chỉ tìm được bóng tăm ấy trong hồi tưởng, trong mường tượng, trong ảo tưởng ảo giác mà thôi.
"Với Giao Linh có nhiều kỷ niệm khó quên. Tôi nhớ lại, vào một sáng Chúa Nhựt năm 1965, nhạc sĩ Thu Hồ đưa đến nhà tôi một cô bé gầy gò ốm yếu. Cô đến bằng chiếc xe máy mini Velo Solex, nhưng không đủ sức đẩy xe qua thềm nhà tôi, phải nhờ nhạc sĩ Thu Hồ giúp đỡ. Cô bé ngồi im lặng như đóng băng không nói năng chi, trong khi nhạc sĩ Thu Hồ thao thao bất tuyệt về khả năng âm nhạc tiềm ẩn trong người cô.
Tôi nhìn cô bé 16 tuổi, vóc dáng nhỏ nhắn, không phát triển như những cô gái cùng trang lứa, nghĩ thầm làm sao cô bé này có đủ hơi sức để hát hò. Tôi gợi chuyện vui để cho cô bắt chuyện, qua đó khám phá cái duyên ngầm sân khấu mà trong nghề nghiệp gọi là tổ đãi cho người nghệ sĩ. Nhưng cô bé vẫn không cười không nói, nên buổi gặp gỡ đầu tiên đó, tôi không dự cảm được gì về cô. Tuy nhiên, để không phụ lòng nhạc sĩ Thu Hồ, tôi cho một cái hẹn thử giọng cô bé Đỗ Thị Sinh tại phòng thu âm của hãng dĩa Continental. Thật bất ngờ, Giao Linh, cái tên nghệ nhân sau này của cô bé Đỗ Thị Sinh, đã gây sửng sốt bằng chất giọng khỏe khoắn. Cô hát vượt qua tầm cữ quãng tám một cách dễ dàng với làn hơi ngân nga dịu dàng truyền cảm.
Hãng dĩa Continental chấp nhận, tôi lên chương trình đào tạo, và chỉ sau một thời gian ngắn, tên tuổi ca sĩ Giao Linh bừng sáng trên vòm trời nghệ thuật, sánh vai cùng đàn anh đàn chị đi trước. Khi ấy Giao Linh vừa tròn 17 tuổi. Riêng cái tên mỹ miều "Nữ Hoàng Sầu Muộn" mà người đời ban tặng cho Giao Linh, chỉ vì cô không mỉm môi cười thì Giao Linh mãi mãi mang theo, dù từ lâu rồi cô đã có một gia đình rất hạnh phúc."
Giao Linh được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nâng đỡ, và hát rất thành công bài "Loài Chim Biển" của Nguyễn Vũ. Nhưng Nguyễn Văn Đông chỉ huấn luyện Giao Linh để chen vai sát cánh với Phương Dung, Hoàng Oanh và Thanh Tuyền. Tiếng hát cô ngừng tại hàng ngũ này và bắt đầu chui sâu vào quần chúng. Giọng Giao Linh không dẻo và không vang lộng bằng Thanh Tuyền, nhưng mềm mại và ngọt ngào hơn.
Tiếng hát Giao Linh thuộc loại bán kim. Cô chọn những bản vừa vặn với cái âm vực của giọng hát cô để trình diễn. Giọng cô sang sảng và ngọt lịm, ngọt say sưa như mật ong dù cô có rên rỉ thán oán đi nữa. Giọng đó có một làn hơi dồi dào nên càng lưu loát, càng vang lộng hơn.Giao Linh có một chuỗi ngân khá dễ dàng, cô chỉ cần kéo dài làn hơi thì những lượn ngân tự động gợn sóng rập rờn. Cái bậy của Giao Linh là ưa nghiến tiếng hát cho bén ngót theo kiểu Thái Thanh nên làm cho cái thế giới tết điệu và âm thanh do giọng hát cô taọ ra mất đi nhiều cốt cách quý phái và mất khá nhiều cái mầu nhiệm của ý tình bài hát.
Tiếng hát Giao Linh như đẫm ướt những giọt nước mắt người cô phụ khóc thương cho một dĩ vãng đẹp đã khuất, một thời hạnh phúc đã xa, một cuộc tình đã mất. Nhưng người cô phụ trong cuộc diễm tình lệ sử ấy vẫn tưởng niệm người yêu như hướng vọng đến bóng chim tăm cá khó tìm, khó gặp lại. Nàng chỉ tìm được bóng tăm ấy trong hồi tưởng, trong mường tượng, trong ảo tưởng ảo giác mà thôi.
No comments:
Post a Comment