Tuesday, November 29, 2011

Duy Trác tiếng hát Đại Hồ Cầm

 
Tôi đã nghe tiếng hát Duy Trác sau một vài năm thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hoà ở miền Nam Việt Nam. Cũng có thể trước đó, anh đã có hát trên làn sóng điện đài Sài Gòn.

Thuở đó, Duy Trác đã cộng tác với nhiều ban nhạc. Những giọng hát bên nam giới mà tôi thích gồm có: Anh Ngọc, Ngọc Long, Ngọc Quang, Ngọc Giao, Đỗ Tuấn, Trần Ngọc (nhạc sĩ Tuấn Khanh), Nhật Bằng, Hồng Phúc và Duy Trác. Anh Ngọc có giọng hát điêu luyện vào bậc nhất.
Trần Ngọc có giọng nhẹ như khói tỏa sương lan. Ngọc Quang hát dân ca cực kỳ truyền cảm. Nhật Bằng hát nhạc biệt thể có phong độ rất Hoa Kỳ. Hồng Phúc có giọng mềm như mây, đẹp như ráng chiều. Ngọc Long và Duy Trác có giọng trầm gợi cảm tuyệt vời.
Thuở còn là học sinh, sinh viên, Duy Trác có một âm sắc đẹp và trầm hùng trong giọng hát, không phải là ở những lúc ông hát những bài hành khúc mà ngay lúc ông hát những bài tình cảm.
Âm sắc trầm rền và dội sâu đó cùng với làn hơi phong phú của ông làm cho người nghe có cảm tưởng đó là tiếng âm u huyền bí của miền thâm sơn hoang dã.
Nó như vọng mang mang khắp bãi sú bờ hoang của dãi Trường Giang, hay dội bập bùng vào hang thẳm hay trên vách đá dựng, vách cổ thành. Và ta cũng cảm tưởng đó là tiếng trống từ một thế giới vào thời thái cổ hồng hoang nào vọng lại.

Tiếng hát ông chứa một tiềm lực bền bỉ, một sinh lực dồi dào. Chuỗi ngân của ông rõ nét sóng thu, không nhỏ mức như chuỗi hạt cườm, mà cũng không nhọn sắc răng cưa. Duy Trác không xấu không đẹp. Vầng trán ông sáng sủa, sóng mủi không thanh mà cũng không thô.
Khuôn mặt ông tràn vẻ nam tính, hơi khắc khổ một chút làm hiển lộ tràn đầy cái nghị lực bẫm sinh của ông. Cái defaut trên khuôn mặt ông là hàm răng trên hơi vẩu, cặp răng nanh khi ông lớn tuổi hơi dài nên môi trên không che kín miệng ông một cách tự nhiên.
Cho nên khi ông ngậm miệng thì cặp môi ông có vẻ buồn bã, không được thoải mái. Song cái nhìn tự tin của ông, khuôn mặt trí thức của ông tạo cho ông một vẻ thư thái, nhàn tĩnh.
Nhưng tiếng hát Duy Trác chẳng những không phải là tiếng hát tài tử mà là tiếng hát nhà nghề cực kỳ điêu luyện, một giọng tinh túy được gạn lọc hết những cái tạp chất giữa một số đông giọng danh tiếng đương thời hoặc đi sau ông.

Nếu Duy Trác hát ở một thính phòng ấm cúng hoặc ở phòng trà nho nhỏ, dù giàn nhạc không có cây đại hồ cầm (contrebasse), tiếng hát ông vẫn có thể gợi dư âm dư hưỡng của tiếng đại hồ cầm ấy.
Tiếng hát trầm của ông càng xuống thấp càng chắc nịch, như vọng âm rền rền vào những ngõ ngách kín đáo của trái tim của thính giả, vào những hẽm hóc huyền bí của tâm hồn thính giả.

Những bài có chổ xuống trầm như "Nhắn Gió Chiều" của Nguyễn Thiện Tơ, "Chung Thủy" của Văn Phụng, "Đừng Xa Nhau" của Phạm Duy là những chổ để ông biểu diễn cái thiên phú, cái mê hoặc, cái quyến rũ trong giọng hát ông.

Và từ đó, chúng ta có cảm tưởng mình đứng trên chiếc thạch kiều cong vòng và cao vút ngó xuống dòng sông huyền ảo chảy thiêm thiếp dưới chân cầu.
Sông trải mặt nước đen lóng lánh như mực Long Tể mới mài trong nghiên đá và in bóng viền trăng mỏng cùng muôn ngàn tinh tú lấp lánh.
Cứ mổi tiếng trầm trong câu hát của ông như bốc ra một làn u hương ngây ngất đậm đà như hương dạ lý ở bờ rào, như hương nguyệt quý trong khu vườn chập chùng bóng lá.
Nhiều ca sĩ tài tử tưởng bở rằng khi hát bằng giọng ngực uồm uồm như trâu gầm bò rống là mình có giọng trầm như Duy Trác. Nhưng giọng ngực chỉ có khàn mà không rền xa, không dội sâu như giọng trầm. Lại nữa, ai đó xài giọng ngực nhiều quá chỉ tổ làm cho thính giả cảm thấy ran ran ở ngực họ.
Giọng trầm tự nó có chất ngọt đậm, chất nồng nàn, càng nghe thính giả càng thấy dễ chịu, còn giọng ngực khi xuống trầm chằng những không thông mà còn làm cho thính giả cảm thấy nghèn nghẹt ở cổ. Ở trong ca trường nhạc giới của chúng ta xưa giờ chỉ có bốn ca sĩ có giọng trầm là Ngọc Long, Hòai Bắc, Sĩ Phú và Duy Trác.
Nhưng trong bốn ca sĩ ấy, Duy Trác có giọng trầm điêu luyện và quyến rũ nhất.





Duy Trác tên thật Khuất Duy Trác, là một ca sĩ nổi tiếng, thành danh ở Sài Gòn từ những năm trước 1975. Tuy chỉ là một ca sĩ nghiệp dư, nhưng nhiều người xem Duy Trác như một trong những giọng ca nam lớn nhất của tân nhạc Việt Nam.


Duy Trác quê ở Sơn Tây, xuất thân trong một gia đình Nho giáo truyền thống. Nghề nghiệp chính của ông là luật sư, theo một vài tài liệu thì ông còn là thẩm phán. Ngoài ra ông còn tham gia viết báo và cũng là một dịch giả. Duy Trác bắt đầu đi hát từ những năm còn là sinh viên, khoảnh cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960 nhờ sự giới thiệu của ca sĩ Quách Đàm với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Tuy giọng ca của ông được rất nhiều người mến mộ, nhưng trước 1975 ở Sài Gòn, Duy Trác gần như không bao giờ trình diễn ở phòng trà hay các chương trình nhạc hội. Ông chỉ hát trên đài phát thanh và thu âm cho các hãng băng đĩa, vì vậy nhà văn Duyên Anh đã đặt cho ông biệt danh "chàng ca sĩ cấm cung". Duy Trác cũng có sáng tác một vài bài hát như Tiếng hát đêm NoelSài Gòn chỉ vui khi các anh về...
Sau 1975, Duy Trác có đi trại tù cải tạo nhiều năm tới 1988. Năm 1992 ông rời Việt Nam định cư tại Houston, Hoa Kỳ. Tại đây ông có tham gia trình diễn ở một vài chường trình ca nhạc và phát hành hai CD riêng Còn tiếng hát gửi người và Giã từ. Trong CD Giã từ ông đã nói lời từ biệt với âm nhạc. Từ đó Duy Trác không còn hát và hiện nay ông hợp tác với đài phát thanh VOVN - Tiếng nói Việt Nam tại Houston phụ trách một vài chương trình.

1970 - 1975

  • Tiếng hát Duy Trác
Mặt A:
  1. Ngày đó chúng mình (Phạm Duy)
  2. Một lần cuối (Nguyễn BínhVăn Phụng)
  3. Tôi sẽ đưa em về (Y Vân)
  4. Hương xưa (Cung Tiến)
  5. Ngày chưa nguôi yêu dấu (Trầm Tử Thiêng)
  6. Múc anh trăng vàng (Hoàng Thi Thơ)
  7. Cơn mê chiều (Nguyễn Minh Khôi)
  8. Thu trên đảo Kinh Châu (Lê Thương)
  9. Đợi chờ (Nhật BằngPhạm Đình Chương)
  10. Chiều tưởng nhớ (Thẩm Oánh)
Mặt B:
  1. Tương tư 2 (Mặc Thế Nhân)
  2. Đường em đi (Phạm Duy)
  3. Lá đổ muôn chiều (Đoàn Chuẩn - Từ Linh)
  4. Trương Chi (Văn Cao)
  5. Cô láng giềng (Hoàng Quý)
  6. Cây đàn bỏ quên (Phạm Duy)
  7. Bóng chiều xưa (Minh TrangDương Thiệu Tước)
  8. Con thuyền xa bến (Lưu Bách Thụ)
  9. Nhạc chiều (Doãn Mẫn)
  10. Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương)
  • Tiếng hát Duy Trác 2
Mặt A:
  1. Thuở ban đầu (Phạm Đình Chương)
  2. Dạ tương sầu (Nhật Bằng)
  3. Du mục (Trịnh Công Sơn)
  4. Đường em đi (Phạm Duy)
  5. Người nghệ sĩ mù (Hoàng Thi Thơ)
  6. Nhớ quê hương (Phạm Ngữ)
  7. Đôi chim giang hồ (Ngọc Bích) Duy Trác & Sĩ Phú
  8. Thuở trăng về (Ngọc Bích)
  9. Một ngày vui mùa đông (Lê Uyên Phương) Duy Trác & Khánh Ly
  • Tiếng hát Duy Trác
  1. Áo lụa Hà Đông (Ngô Thụy Miên - Nguyên Sa)
  2. Tiếng chuông chiều thu (Tô Vũ)
  3. Tình khúc buồn (Ngô Thụy Miên) (Duy Quang hát)
  4. Con chim lạc bạn (Phạm Văn Chừng)
  5. Mắt biếc (Ngô Thụy Miên)
  6. Thu trên đảo Kinh Châu (Lê Thương)
  7. Cơn mê chiều (Nguyễn Minh Khôi)
  8. Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương - Quang Dũng)
  9. Ngày đó chúng mình (Phạm Duy)

Sau 1975

  • Còn tiếng hát gửi người
Thúy Nga Productions phát hành tại Hoa Kỳ năm 1993
  1. Mộng dưới hoa (Đinh Hùng - Phạm Đình Chương)
  2. Áo lụa Hà Đông (Nguyên Sa – Ngô Thụy Miên)
  3. Còn tiếng hát gửi người (Trần Quang Lộc)
  4. Thuở ban đầu (Phạm Đình Chương)
  5. Tạ từ (Tô Vũ)
  6. Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương - Quang Dũng)
  7. Một cõi đi về (Trịnh Công Sơn)
  8. Bay đi cánh chim biển (Đức Huy)
  9. K khúc của Lê (Đăng Khánh - Du Tử Lê)
  10. Nghìn trùng xa cách (Phạm Duy)
  • Giã từ
Diễm Xưa Productions phát hành tại Hoa Kỳ năm 1995
  1. Đường về miền Bắc (Đoàn Chuẩn)
  2. Mắt buồn (Phạm Đình Chương - Lưu Trọng Lư)
  3. Đừng lừa dối nhau (Y Vân)
  4. Từ một giấc mơ (Mai Anh Việt)
  5. Tơ sầu (Lâm Tuyền)
  6. Biệt ly (Doãn Mẫn)
  7. Dạ tâm khúc (Phạm Đình Chương - Thanh Tâm Tuyền)
  8. Cô láng giềng (Hoàng Quý)
  9. Yêu dáng em xưa (Đăng Khánh)
  10. Đẹp giấc mơ hoa (Hoàng Trọng)
  11. Dạ khúc (Nguyễn Mỹ Ca)
  12. Hương xưa (Cung Tiến)
 

No comments:

Post a Comment