Thanh Tuyền
Chị sinh ngày 29 tháng 10 tại Đà lạt. Gia đình chị sau đó di cư vào Sài gòn và chị học ở trường Bùi Thị Xuân và Lê Văn Duyệt. Người em gái của Thanh Tuyền cũng là một ca sĩ nổi tiếng: Sơn Tuyền. Con của Thanh Tuyền là ca sĩ Shayla. Năm 1979, Thanh Tuyền cùng gia đình di cư đến Hoa kỳ và định cư ở Washington rồi đến Houston, Texas.
Thanh Tuyền thể hiện năng khiếu ca hát và biểu diễn ngay khi còn bé: năm lên 5 tuổi học nhạc với ông chú, sau đó học nhạc với nhạc sĩ Mạnh Phát. Chị hát trước công chúng lần đầu tiên ở rạp hát Thống Nhất, Sài gòn vào năm 7 tuổi. Chị đã nhận nhiều lời khen ngợi cách biểu diễn; báo chí thời đó đã tặng chị cái tên: "Như Mai - The Prodigy". Chị nói, "Tôi chỉ muốn có giọng hát như giọng suối để tắm mát khán giả". Thanh Tuyền cũng biết chơi guitar, khiêu vũ, đóng kịch, và ca Vọng Cổ.
Năm 1964, sau khi ký một hợp đồng dài hạn với phòng thu Continental, Thanh Tuyền thâu bài hát Chiều Mưa Biên Giới của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Như chỉ qua một đêm thôi, Thanh Tuyền đã trở thành một tên tuổi nổi tiếng. Cũng trong năm đó, chị nhận giải thưởng thâu băng của công nghiệp thâu băng của miền Nam Việt nam.
Thanh Tuyền thể hiện năng khiếu ca hát và biểu diễn ngay khi còn bé: năm lên 5 tuổi học nhạc với ông chú, sau đó học nhạc với nhạc sĩ Mạnh Phát. Chị hát trước công chúng lần đầu tiên ở rạp hát Thống Nhất, Sài gòn vào năm 7 tuổi. Chị đã nhận nhiều lời khen ngợi cách biểu diễn; báo chí thời đó đã tặng chị cái tên: "Như Mai - The Prodigy". Chị nói, "Tôi chỉ muốn có giọng hát như giọng suối để tắm mát khán giả". Thanh Tuyền cũng biết chơi guitar, khiêu vũ, đóng kịch, và ca Vọng Cổ.
Năm 1964, sau khi ký một hợp đồng dài hạn với phòng thu Continental, Thanh Tuyền thâu bài hát Chiều Mưa Biên Giới của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Như chỉ qua một đêm thôi, Thanh Tuyền đã trở thành một tên tuổi nổi tiếng. Cũng trong năm đó, chị nhận giải thưởng thâu băng của công nghiệp thâu băng của miền Nam Việt nam.
Khi Thanh Tuyền cất giọng lên, tiếng hát cô vang lộng tràn đầy hí viện và sân khấu một âm vang lảnh lót. Tuy nhiên, dù có làn hơi dũng mãnh, nhưng khi lên cao, cô lại nhốt sâu tiếng hát vào cuống họng như trường hợp của hầu hết nữ ca sĩ Việt Nam khác. Cho nên tiếng hát trở thành tiếng rít tru tréo như mủi dùi mủi khoang xoáy vào tai khán thính giả. Không hiểu nghĩa phụ và nghĩa mẫu của cô là cặp ca sĩ Mạnh Phát & Minh Diệu luyện tập cho cô hát cách nào, nhưng có lẽ họ quên một điều là khi hát lên cao phải rống cho tiếng hát không mất bề dầy, để cho làn âm ba tỏa rộng một cách tự do.
Dù vậy, tiếng hát Thanh Tuyền vẫn sáng chói tưng bừng như vầng thái dương tỏa nắng đẹp ngời ngời khắp vòm trời không ngằn mé. Nó còn gợi tiếng đại hồng chung vang xa, trải trong không gian rộng thênh thang những dư âm lồng lộng làm mê hoặc người nghe.
Sau đó, cô song ca với Chế Linh. Chàng Chế thì tỉ tê sướt mướt, còn nàng Thanh thì thán oán rên la. Họ hát mà không cần hòa âm. Một lẽ dễ hiểu là các bản nhạc thương mãi nếu được hòa âm chăng nữa thì cũng khó mà hay. Lại nữa, Thanh Tuyền và Chế Linh chưa từng hát bè hai bao giờ. Do đó, chàng và nàng chỉ có thể hát qua hát lại ve vãn nhau, rồi cùng song ca một bè là ổn nhất. Tiếng hát Thanh Tuyền vốn cao chót vót một khi hát chung một bè với giọng tu mi thuộc loại baritone như giọng Chế Linh rất hợp điệu. Ngoài ra cô còn song ca với Thanh Vũ vốn có giọng nhung mềm để cô đem giọng gấm mượt ra giao duyên hòa điệu thì xứng hợp tuyệt vời.
Thanh Tuyền có một chuỗi ngân chao đảo, bời rời. Lúc mới vào nghề, cô còn cố gắng nắn nót vài ba lượn ở tiếng cuối câu hát. Về sau, bởi vững niềm tin rằng khán thính giả thích cái lảnh lót trong tiếng hát của mình nên cô không thèm ngân nga nữa.
Giọng hát này nếu theo phương pháp chân truyền tập luyện thì sẽ không có địch thủ. Nó là chuông vàng khánh ngọc khi đánh lên là đồng vọng rất lâu trong cõi thưởng ngoạn của khán thính giả và chập chờn trong ảo giác họ những âm vang cực kỳ quyến rũ. Ngoài ngân vang sang sảng, tiếng hát Thanh Tuyền thật dẻo, không phải là thứ dẻo và cứng như thép mà là thứ dẻo mềm của bánh trôi nước làm bằng bột nếp, của bánh tét cốm dẹp.
No comments:
Post a Comment