Saturday, May 10, 2025


5/10/2025 - Danh sách tính đến 5/10/2025 37 bàn 
Danh sách Nha Kỹ Thuật tham dự 
Đại Hội Không Quân Toàn Cầu lần thứ IV - July 2025

Bàn số 1 (paid on 2/20/2025) 
- LH Lưu Văn Thuần check 644 2/21/2025 $120.00 2 người
- HL Phạm Hòa $60.00 1 người  (cash)
- LH Lâm Ngọc Chiêu 2 (zelle)
- HL Nguyễn Quang Châu 1 (PAT)
- LH Nguyễn Hữu Thọ 2 (zelle)
- LH Nguyễn Văn Mậu 1 (PAT)
- LH Huỳnh Ngọc Thương (cash)



Sunday, May 4, 2025

Xạo Sự "Đồng Sàng Dị Mộng"

Câu thành ngữ "Đồng Sàng Dị Mộng" được dịch từ câu thành ngữ Hán có nguyên văn là 同床异梦 tóngchuáng yì mèng, đồng thời câu thành ngữ này cũng được giữ nguyên về ý nghĩa. Nghĩa đen là cùng nằm một giường mà giấc mơ khác nhau. Nghĩa bóng là sống chung bên nhau, nhưng không cùng một chí hướng.
Thông thường thì thành ngữ này được dùng để chỉ những đôi vợ chồng không yêu thương nhau, không hòa thuận, không đồng lòng, tuy nằm cùng giường, ăn cùng mâm nhưng trong lòng lại chỉ nghĩ đến người khác, tâm tư tình cảm không hướng về nhau. Ngoài ra, nói rộng hơn, nó còn dùng để chỉ những người cùng làm chung một công việc nhưng không cùng chung chí hướng, không cùng chung ý tưởng mà mỗi người đều có dự định riêng của mình.

Nếu xét một nghĩa rộng hơn, thì trong bối cảnh hiện nay "cặp vợ chồng Tàu-Việt" mới đúng nghĩa đồng sàng mà dị mộng.
Đã từ lâu, và cũng đã không biết bao nhiêu lần, xạo tôi cứ viết đi viết lại rằng "Hà Nội đang đứng trước ngã ba đường, quẹo phải (Hữu) thì đến Washington, quẹo trái (Tả) thì đến Bắc Kinh". Ngoài hai con đường đó, Hà Nội không có một sự chọn lựa nào khác. Không thể Mạc Tư Khoa, mà cũng không thể là Âu Châu, và nhất là không thể đứng một mình khi Việt Nam trở thành "đất tranh" trong cuộc đọ sức một mất một còn giữa hai thế lực siêu cường mà Hà Nội đang muốn đu dây theo chính sách "Ngoại  Giao Cây Tre" của mình. Washington và Beijing. 
Cuộc thương chiến Mỹ-Trung đã khởi phát từ lâu, nhưng nó bùng phát dữ dội đến nỗi khiến cả thế giới bàng hoàng không biết phải đối phó ra sao kể từ ngày 2/4/2025, ngày Ông Trump cho ra lò cái gọi là "Thuế Đối Ứng".
Kể từ khi Đặng Tiểu Bình phát động "Kinh Tế Thị Trường Theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa" bắt đầu vào thập kỷ 1980, với sự hỗ trợ và nâng đỡ của Hoa Kỳ, Trung Cộng đã đạt được những bước nhảy vọt kinh tế một cách ngoạn mục, hầu hết các quốc gia thuộc khối Asean nói riêng và cả thế giới nói chung ai cũng thích thú buôn bán làm ăn với Bắc Kinh vì giá thành rẻ như bèo, không cần biết tốt hay xấu, lại nữa được mua trước trả sau hay trả góp theo khả năng.
Năm 2012, Tập Cận Bình lên ngôi, Tập vội vàng mang đôi hia bảy dậm ôm chầm năm châu bốn bể vào tay mình như thể trái đất này là của riêng của Ông Bành Tổ giòng dõi Hán Thất nên mới có sự cố ngày nay. Tập dùng kế "tài phóng hóa nhân tâm" để kết nạp đồng minh "cạnh tranh" với Mỹ, nếu không có Trump thì một ngày nào đó không xa lắm, Mexico và Canada trở thành "sân sau" của Trung Cộng.
Trung Quốc là nước duy nhất không được tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế 90 ngày,  hiện bị áp mức thuế 145%, thậm chí là 245% đối với một số mặt hàng. Song song với việc “quyết đấu đến cùng” với Washington, Bắc Kinh tìm cách vận động “đoàn kết” chống lại cuộc chiến thuế quan do Mỹ đơn phương áp đặt. Trung Quốc nói chuyện với Liên Hiệp Châu Âu, gặp hai đối tác Hàn Quốc và Nhật Bản. Chủ tịch Tập Cận Bình nhanh chóng công du ba nước đối tác Đông Nam Á, bắt đầu từ Việt Nam.
Để làm gì!? Để chữa lửa hay đổ thêm dầu vào lửa. Chưa biết được. Dù sao cũng chờ thời gian 90 ngày "đàm phán" ra sao cái đã.

Trong phạm vi bài xạo sự "Đồng Sàng Dị Mộng" hôm nay, xin chỉ cô đọng lại sự dị mộng giữa Bắc Kinh và Hà Nội thôi cũng đủ mệt rồi.

Ngay sau khi Tổng Thống Donald Trump công bố Thuế Quan Đối Ứng ngày 2/4/2025, tất cả các quốc gia nào có liên hệ kinh tế thương mại với Bắc Kinh đều lâm vào tình trạng khó xử, bởi những áp lực của cả hai bên Bắc Kinh và Washington.

Về phía Mỹ thì Mỹ hứa hẹn có thể giảm thuế (hiện đang ở mức căn bản là 10%) cho đến khi thời hạn 90 ngày tạm hoãn thuế kết thúc vào tháng 7 tới, cho những quốc gia nào hạn chế gia thương và đầu tư với Tàu Cộng. Theo giới phân tích về kim ngạch thì các quốc gia nào không có hoặc có rất ít việc giao thương và đầu tư với Trung Cộng thì chỉ chịu mức thuế đối ứng của Trump khoảng từ 11% đến 12% là tối đa.

Về phía Trung Cộng thì Bắc Kinh khẳng giọng "chiến lang" rằng:
- Chúng tôi (Bắc Kinh) kiên quyết phản đối bất kỳ bên nào vì ký kết một thỏa thuận làm phương hại đến lợi ích của Trung Quốc. Nếu tình huống như vậy xảy ra, Trung Quốc sẽ không chấp nhận và cương quyết thực hiện các biện pháp trả đũa tương xứng. Đầu hàng Mỹ không phải là một lựa chọn của chúng ta trong lúc này. Thương lượng với hổ chỉ có một kết cục bị hổ ăn thịt. Đấu tranh kiên quyết là con đường duy nhất để giành lấy tương lai. Chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn hành vi bá quyền và bắt nạt của Mỹ...

Trong bài xạo sự "Trâu Bò Húc Nhau Ruồi Muỗi Chết" hôm 12/4/2025 xạo tôi đã viết:
..."Rõ ràng, bước đầu của chính sách thuế quan đối ứng của Trump là chặt hết mấy cái càng cua lớn bé của Ba Tàu để Chú Ba Tập không thể nào mon men bò trường lên miệng thùng được. Một trong những cái càng chủ yếu của Bắc Kinh là Việt Nam vì địa lý chính trị.
Nói một cách khách quan và thực tế thì "Mỹ rất cần Việt Nam" trong tiến trình đối phó với Bắc Kinh. Vị trí chiến lược của Việt Nam quan trọng gấp 10 lần Đảo Quốc Đài Loan, vì Việt Nam mới chính là cái "yết hầu" (cổ họng) của Tàu. Có được cảng Cam Ranh, Mỹ sẽ không cần Okinawa hay Guam nữa và nếu còn đối đầu với Mỹ thì Tàu chỉ còn một con đường duy nhất bước ra đại dương là Pakistan, nhưng liệu Tàu có tin vào Hồi Giáo hay không lại một vấn đề khác..."

Trong lời cảnh báo của Bắc Kinh nói rằng "Chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn trước hành vi bá quyền và bắt nạt của Mỹ..."
Vậy thì câu hỏi đặt ra là Việt Nam có nằm trong hai chữ "Chúng Ta " mà Bắc Kinh đã dùng này hay không? Xin trả lời ngay là "CÓ". Vì đồng sàng mà.
Việt Nam có bị bá quyền Mỹ bắt nạt hay không? Xin trả lời ngay là "KHÔNG"! Nhưng trước hành vi bá quyền và bắt nạt của Mỹ thì đối với Việt Nam phải xét lại vì dị mộng với Bắc Kinh mà không dị mộng với Mỹ ít ra cũng trong tình thế hiện nay.
Từ ngày Tập Cận Bình tự biên tự vẽ "cái lưỡi bò", rồi chiếm lấy Hoàng Trường Sa, tự ý đem giàn khoan dầu khai thác ngay trên thềm lục địa của lãnh hải Việt Nam thì thằng nào là bá quyền đi bắt nạt kẻ khác. 

Việt Nam đã muốn đi với Mỹ từ lâu rồi, từ ngày Cố Tổng Thống Ronald Reagan có câu nói nổi tiếng (12/6/1987) :
- Ông Tổng Bí Thư Gorbachev, nếu Ông muốn hòa bình, nếu ông muốn mưu tìm thịnh vượng cho Liên Xô và Đông Âu, nếu Ông mưu tìm giải phóng, thì hãy đến nơi cổng này, Ông Gorbachev hãy mở cổng này, hãy phá đổ bức tường này...("General Secretary Gorbachev, if you seek peace, if you seek prosperity for the Soviet Union and Eastern Europe, if you seek liberation, come here to this gate. Mr Gorbachev, open this gate. Mr. Gorbachev tear down this wall!")
Tiếc thay, trong thời điểm này Bắc Kinh và Washington đang trong thời kỳ "trăng mật", nên Washington đẩy Hà Nội vào vòng tay Bắc Kinh khi mà vết thương "một bài học" của Đặng Tiểu Bình năm 1979 còn mưng mủ. Từ Bush Cha, rồi Bill Clinton, Bush Con, Obama, Mỹ đã làm ngơ để Hà Nội muốn làm gì với Bắc Kinh thì cứ làm, nhưng một cách tinh vi và ngấm ngầm, từng bước, Mỹ đã đưa Hà Nội vào quỹ đạo của Mỹ không ai hay biết. Với số thặng dư khoảng 122 tỷ đô la mỗi năm, với thỏa thuận "đối tác chiến lược toàn diện" với Hoa Kỳ...không biết đã từ bao lâu, Mỹ đã là Tôn Ngộ Không biến thành con ruồi xanh chui vào bụng con yêu Ba Đình nằm sẵn ở đó rồi. Các nước chung quanh vùng Đông Nam Á chỉ chờ Việt Nam bật đèn xanh tuyên bố giải thể chế độ cộng sản, làm lại cái màn "đánh tư bản mại sản" đuổi ba tàu về Tàu, tịch biên tài sản, ký hiệp ước cho Mỹ thuê Cam Ranh dài hạn...thì a lê hấp, không cần kêu gọi, tất cả các quốc gia thuộc Asean theo Mỹ một cái rụp.

Tới đây, chúng ta hãy lướt xem Tổng Kim Ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đối với Trung Cộng và Hoa Kỳ chỉ trong năm 2024 thì sẽ  thấy một con số khiến cho Việt Nam rất "khó xử" với Bắc Kinh trong lúc này. Khó xử đến nỗi Hà Nội không biết phải ứng phó ra sao cho vẹn đôi bên.

- Tính chung cả năm 2024, xuất khẩu của Việt Nam sang Tàu đạt 61,2 tỷ USD, trong khi đó, nhập khẩu từ Tàu Cộng lên đến 144 tỷ USD. Tàu Cộng tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Namkhi chiếm đến 26% kim ngạch xuất nhập khẩu. Hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước đa dạng, phong phú từ nông sản đến nguyên phụ liệu, hàng điện tử, hàng tiêu dùng…

."Nhìn nhận lại năm năm 2024, các chuyên gia cho biết tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt hơn 132 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt gần 119 tỷ USD, tăng 23,3% và nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 13 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2023..."
Với nền ngoại giao "cây tre" cố hữu của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tô Lâm vội vàng xin nói chuyện qua điện với Donald Trump ngay sau hai ngày (4/4/2025)Trump công bố thuế quan mới và đề nghị ngay con số "ZERO" về thuế quan của cả hai bên. Hà Nội không thể từ bỏ xuất khẩu sang Hoa Kỳ, cũng không thể đánh mất đầu tư từ Tàu Cộng, Hà Nội chỉ có thể đề nghị một số giải pháp gọi là xoa dịu nhất thời, chẳng hạn như hứa mua vũ khí của Mỹ thay vì của Nga (F16 chẳng hạn), từng bước cân bằng con số chênh lệch xuất nhập khẩu, nhưng dứt khoát là Hà Nội không thể xa rời hay vượt thoát khỏi bàn tay Bắc Kinh.
Về phía Bắc Kinh cũng gặp những "khó xử" không kém gì Việt Nam. Ngày 2/4/2025 Trump vừa công bố thuế quan mới thì ngày 14/4/2025, Tập Cận Bình bay vội vã sang Việt Nam, rồi sau đó là Malaysia và Campuchia. Đây là chuyến sang Việt Nam lần thứ hai trong vòng 18 tháng của Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Điều này cho thấy tầm quan trọng về kinh tế, cũng như chiến lược của Việt Nam đối với Trung Cộng. Điều này cũng chứng minh rõ ràng rằng liên hệ giữa Tàu-Việt như môi hở răng lạnh đúng như lời Tập tuyên bố trước đây Trung Quốc và Việt Nam cùng chung một vận mệnh. Tập muốn chứng minh một cách cụ thể với những đối tác kinh tế thương mại vùng Đông Nam Á rằng "Trung Quốc vẫn là một đối tác đáng tin cậy hơn Mỹ, Trung Quốc vẫn là nước bảo vệ thương mại toàn cầu an toàn hơn Mỹ, nhất là Tổng Thống Mỹ hiện nay là một người "khó lường", thường có những quyết định bất bình thường gây xáo trộn bất ổn cho toàn thế giới.
Một cách tổng quát và tóm tắt, chuyến thăm Việt Nam trong khuôn khổ vòng công du Đông Nam Á (Malaysia và Cam Bốt) của ông Tập Cận Bình có hai mục đích :
1- Về mặt kinh tế thương mại, Tập cố trấn an các thân chủ chung quanh đã từ lâu gắn bó với Bắc Kinh trong việc làm ăn buôn bán có lợi hai chiều.
2- Cố thuyết phục và lôi kéo các nước xích lại gần Trung Cộng hơn trong khi các nước này đang hụt hẫng nín thở về mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày, rồi sau đó sẽ ra sao...chẳng ai dự đoán trước được.

Một số các kinh tế gia có hàng chục bằng tiến sĩ thạc sĩ gì gì đó đã viết những bài khảo luận với tựa đề nổ như tạc đạn 
- Trung Quốc Đã Thắng Vòng Đầu Của Cuộc Chiến Thuế Quan Của Donald Trump.(Nguồn John Ross 17/4/2025).
- Mỹ đã dần bị gạt ra ngoài lề, và giờ đây, Trump đang phá hủy một hệ thống vốn đã rất mong manh. Quá trìng phân tách M và Trung Quốc (hai quốc gia chiếm 43 % GDP thế giới, đang làm gián đoạn hoạt động của các doanh nghiệp trên khắp Châu Á. Chỉ trong vòng vài tuần, các mức thuế quan sâu rọng được áp đặt và dỡ bỏ tùy theo ý thích của Trump, đã đuợc diễn giải là một tuyên bố chiến tranh kinh tế. Trump đang phá hoại các hiệp định thương mại tự do với Australia, Hàn Quốc và Singapore. Việc giải thể Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế USAID và Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA là một hành động phá hoại giá trị và uy tín của Hoa Kỳ với toàn thế giới. (Nguồn Robert A. Maning 21/4/2025)
  
Thú thật với Quý độc giả, khi đọc qua những bài khảo luận kinh tế của các Ông Bà Tiến Sĩ Giấy này, (mặc dù xạo tôi biết tên tuổi của họ, nhưng không muốn nêu đích danh) xạo tôi cảm thấy lợm giọng muốn buồn nôn vì cái bản chất "gia nô" của những người luôn mang nhãn  hiệu "trí thức".

Câu hỏi được đặt ra ngay trong lúc này, lúc cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung đã lên đến cao điểm (145%-245% Thuế Nhập Cảng hàng hóa Tàu vào Mỹ, Tàu trả đũa 125%) có thằng tây nào chết chưa??? Chẳng có thằng nào chết hết,  có chăng là cả hai thằng sứt mẻ chút ít vốn liếng rồi ít lâu sau cũng lấy lại cân bằng, chỉ tội là tội cho trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết. Có điều đáng lưu ý là Tàu Cộng đang trong tình trạng "nhân mãn", nếu xuất nhập cảng bị trì trệ hay sụt giảm đưa đến tình trạng kinh tế dội ngược thì chính quyền Bắc Kinh lãnh đủ.
Đối với Hoa Kỳ, cường quốc số một thế giới không lạ lẫm gì với cụm từ "Đại Khủng Hoảng Kinh Tế" hay "Suy Thoái Kinh tế, bởi vì từ sau Thế Chiến Thứ Nhất (1917) đến nay, đã tám (8) lần người dân nước này sống trong tình cảnh này. Rồi đâu cũng vào đấy, ngày càng phú cường, ngày càng thịnh vượng. Đại Khủng Hoảng KInh Tế, Suy Thoái KInh Tế trầm trọng mà dân Mỹ vẫn đi du lịch, vẫn mua sắm, vẫn tiêu xài theo kiểu Mỹ, hư bỏ mua cái mới.
(Đại Suy Thoái của Hoa Kỳ năm 1930, 1947, 1953, 1958, 1973, 1987, 2000)

Các "Ngài Tiến Sĩ Kinh Tế Học" đang ngồi trên "Lầu Kinh Các" mà lo sợ cho con bò trắng răng, Thuế Đối Ứng của Trump sẽ đưa nước Mỹ vào một cuộc Đại Suy Thoái trầm trọng và có thể bị phá sản. Phá sản đâu không thấy, chỉ thấy báo chí đưa tin "Đầu tư của Hoa Kỳ dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã đạt hơn 5 nghìn tỷ USD và dự kiến sẽ tạo ra hàng trăm nghìn việc làm, theo phân tích các thông báo của công ty và báo cáo từ các chuyên gia trong ngànhTổng cộng, thông qua cả đầu tư trong nước và nước ngoài từ bốn quốc gia khác nhau, nhiều ngành công nghiệp và nhà sản xuất của Hoa Kỳ đã thu được khoảng 5,2 nghìn tỷ USD tiền đầu tư kể từ ngày 20 tháng 1 năm 2025. Các cam kết đầu tư này ước tính sẽ tạo ra ít nhất 451.000 việc làm mới cho người Mỹ. Một số nhà đầu tư trong nước lớn nhất bao gồm Apple, NVIDIA, Softbank, Oracle và OpenAI. Theo Nhà Trắng, ba công ty gồm Softbank, Oracle và Open AI đã đầu tư 500 tỷ USD vào dự án cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo lớn nhất trong lịch sử.

Với tư cách là một người đang chèo chống con thuyền quốc gia trong cơn bảo táp này, Tô Lâm phải biết mặt trái mặt phải của vấn đề, phải biết đâu là hư đâu là thực, phải biết cân đo đong đếm trong sự "chọn lựa lịch sử này". Sai một li đi một dm. Cái sai này không phải mất tiền mất bạc mà là mất nước mất mạng luôn nữa không chừng. 
Hiện tại bây giờ, Đảng Cộng Sản Ba Đình nói chung và Tô Lâm nói riêng đang "Đồng Sàng" Với Mỹ-Trung cùng một lúc, có nghĩa là một vợ hai chồng cùng một giường, nhưng tư duy và tính toán của cả ba không ai giống ai. Cả ba miệng thì đều nam mô nhưng lòng dạ thì cả một bồ dao găm. Nhưng có điều không ai phủ nhận được là Mỹ đang nắm đằng cán.
Nếu được Ông Tô Lâm hỏi ý kiến, xạo tôi sẽ dâng kiến nghị ngay "Dạ thưa Ngài, thà làm bé ông lớn còn hơn là làm lớn ông bé!"

Mỹ thì đang "MA GÀ", Mỹ muốn làm "Anh Đại" thế giới, chủ yếu là Châu Á, mà cái "mắc me" của Châu Á là Chú Ba Ve Chai, Mỹ đang kéo con cua Tàu Cộng đang mon men bò lên miệng thùng, chẳng những muốn kéo xuống mà còn muốn nhét con cua nhiều tham vọng này xuống tận đáy thùng. Donald Trump ra chiêu "khóa cuống họng" trước...o bế Chị Việt Nam cái đã. Việt Nam là cái yết hầu của Tàu xuống phía Nam cơ mà!  Xạo tôi còn nhớ xạo tôi đã viết : "Xét ra trên tiến trình định hình lại trật tự của thế giới, và nhất là Châu Á, Mỹ "rất cần có" Việt Nam, Mỹ có Việt Nam (Đông Dương) thì chẳng khác nào Mỹ có con dao kề cổ họng Chú Ba ve chai lông vịt, vĩnh viễn hết đường "binh" để "bước ra" Thái Bình Dương. Vịnh Cam Ranh thuận tiện và lý tưởng gắp chục lần Okinawa của Nhật Bản..."

Bắc Kinh thì đang lấy "Nhân-Nghĩa" và "Nhẫn Nhịn" làm chiêu bài chiêu dụ các nước nhỏ kém phát triển, và nhất là các nước không có cảm tình với Mỹ, chú trọng địa bàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương là chủ yếu. Tiếc thay Bắc Kinh đã quên hay cố tình quên rằng "Sau Đệ Nhị Thế Chiến" Thái Bình Dương là cái ao nhà của Chú Sam. Hầu hết các quốc gia trong khu vực này đều không nhiều thì ít cũng có ân tình nghĩa lụy với Mỹ trong cuộc chiến tranh Mỹ-Nhật ở Châu Á Thái Bình Dương. Trong tình thế hiện nay, họ đang trong tư thế sẵn sàng "chờ gió xoay chiều" để phù thịnh chứ không ai dại gì đi phù suy.
Muốn bước ra biển, Chú Ba chỉ có hai đường, một ra Thái Bình Dương và hai là ra Biển Ả Rập (Arabian Sea) qua cảng Karachi của Pakistan. Ra Thái Bình Dương thì phải đối đầu với Nhật Bản, Hàn quốc Đài Loan, Phi Luật Tân, Thái Lan, chỉ nhờ cảng biển của Việt Nam hoặc Cam Bốt. Ra Arabian Sea thi gặp ngay cửa ngõ Vịnh Oman, Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Trung Đông của Mỹ tại Qatar. Đến nỗi qua kênh đào Panama cũng còn bị làm khó dễ mà cũng phải chịu trận.

Giữa hai "cái  muốn" của hai người chồng hờ của mình, cả hai người chồng "bất đắc dĩ" vì thù hận cũng có mà ân oán cũng có, Tô Lâm và Chính Trị Bộ Hà Nội quả là...điên đầu khó xử. Với nền ngoại giao "Cây Tre", Việt Nam cần uyển chuyển hơn bao giờ hết trong cuộc thương chiến giữa hai đối tác vừa là bạn vừa là kẻ cựu thù. Tập Cận Bình đã thảo luận với Liên Hiệp Châu Âu (EU), gặp gỡ nguyên thủ Nhật Bản, Hàn Quốc, rồi đến Việt Nam, Malaysia, Campuchia...chắc hẳn không phải là những chuyến "đi chơi". Nhất là đối với Việt Nam, vì Tập đã từng tuyên bố rằng vận mệnh (số phận) của Việt-Trung là một. Nếu giả sử Tô Lâm chơi trò chơi của Cựu Tổng Thống Ai Cập Anwar Sadat năm 1976 thì cái gì xảy ra? Xạo tôi không biết. Xạo cho vui vậy thôi.
Năm 1976, trước sức ép của Liên Xô, Sadat đã hủy bỏ Hiệp nghị hữu hảo với Liên Xô, hủy bỏ mọi quyền lợi ở cảng Ai Cập của hải quân Liên Xô, yêu cầu này đồng nghĩa với việc buộc Liên Xô rút 5 chiến hạm ở biển Ai Cập. Khi Liên Xô yêu cầu Ai Cập trả món tiền nợ mua vũ khí, Sadat lấy lý do kinh tế Ai Cập đang khó khăn, viện thông lệ của Liên Xô để từ chối trả nợ trong 10 năm và yêu cầu tàu thuyền nước này phải trả tiền khi đi qua kênh đào Suez. Sau đó Sadat ra lệnh tất cả cố vấn Liên Xô phải rời khỏi lãnh thổ Ai Cập trong vòng 48 tiếng đồng hồ. 
Sỡ dĩ Anwar Sadat dánm liều lĩnh "binh" đường này vì Sadat có cù lũ già "George Washington". Bài tẩy của Tô Lâm không ai biết được, vì bất cứ ai biết là được uống "Vô Ảnh Tán" liền!

Nhà nghiên cứu của Hội Đồng Đại Tây Dương Wen-Ti Sung nhận định rằng "Khi đến thăm Việt Nam ngày 14/4/2025, Tập Cận Bình luôn tươi cười thân thiện, tặng quà lưu niệm trên đường đi, có nghĩa là ký kết các thỏa thuận thương mại mới và thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Việt-Trung (Trích dẫn từ trang CNN ngày 14/4/2025). 
Tay phải cầm củ cà rốt, tay trái cầm cây gậy.
Ngoại giao "con bọ ngựa" mà, nên Tập Xì Dầu vừa dụ dỗ vừa đe dọa "Đầu hàng không phải là một lựa chọn của chúng ta trong lúc này. Thuơng lượng với Hổ chí có một kết cục: bị Hổ ăn thịt. Chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn trước hàn vi bá quyền và bắt nạt của Mỹ..."
Trong bản tuyên bố chung của hai nước Tập khẳng định rằng "“Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông”. 
Dù vào tháng 02 trước đó, Trung Quốc tổ chức tập trận bắn đạn thật ở gần vịnh Bắc Bộ sau khi Hà Nội công bố bản đồ xác định các yêu sách lãnh thổ. Bắc Kinh sẽ cố kích hoạt đòn bẩy thương mại và công nghệ để xóa những căng thẳng đang có ở Biển Đông, cho dù Trung Quốc rất hung hăng trong hoạt động quân sự hóa nhiều vùng biển, đi ngược với luật pháp quốc tế.
Không nên thương lượng với Mỹ vì thương lượng với "Hổ" thì kết cục sẽ bị Hổ ăn thịt, khổ nỗi và tội nghiệp cho Tô Lâm vì không thương lượng thì mức thuế 46% vẫn lủng lẳng trên đầu. Thẳng thắn và chân thành giải quyết sự tranh chấp ở biển đông thì các ông (Bắc Kinh) có trả lại chủ quyền Hoàng Trường Sa cho Việt Nam chúng tôi hay không!? Không khoanh tay đứng nhì thì tui (Tô Lâm) phải làm cái gì đây?
Một điều chúng ta một cách khách quan có thể nhận định là "Nền Kinh Tế-Thương Mại của Việt Nam không thể tách rời khỏi Trung Cộng được". Cả thế giới, từ lâu ai cũng biết Việt Nam là "sân sau" của Tàu Cộng. Thương mại Việt Nam và Trung Quốc đã cán mốc kỷ lục mới 205 tỷ đô la trong năm 2024, trong đó khối lượng nhập khẩu của Việt Nam là 144 tỷ đô la. Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Tàu và Tàu cũng lắp ráp nhiều mặt hàng ở Việt Nam và sau đó Việt Nam xuất khẩu với số lượng lớn sang Hoa Kỳ. Chính vì thế Việt Nam bị coi là “sân sau” của Trung Quốc và bị Mỹ áp mức thuế 46%. Ngoài ra, khoảng hai thập kỷ trước đây, Việt Nam đã tìm được các thị trường vững chắc như Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu (EU), học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong việc hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa từ 10 đến 15 năm nay, đặc biệt là nhờ sự hỗ trợ góp công góp của của Beijing.
Trong khi đó ở bên trời Tây thì giới chuyên gia cho rằng khi trải thảm đỏ đón Chủ Tịch Trung Cộng, Việt Nam cũng cần hành động thận trọng và tránh tỏ ra ngả về phía Bắc Kinh vì việc này có nguy cơ khiêu khích nguyên thủ Mỹ trong các cuộc đàm phán sau này về thuế đối ứng.
Cùng ngày Tập đến Việt Nam, 14/4/2025, Tổng Thống Donald Trump cho ý kiến: "Tôi không đổ lỗi cho Trung Quốc. Tôi không đổ lỗi cho Việt Nam. Tôi đã thấy họ gặp nhau… đó là một cuộc gặp đáng yêu. Cuộc gặp giống như đang cố gắng tìm ra câu trả lời : Làm thế nào để chúng ta có thể lừa gạt Hoa Kỳ..."

Trump có những "ngôn ngữ xỏ lá" tương tự như Cựu Tổng Thống Ronald Reagan ngày xưa "Họ đang cố gắng tìm câu trả lời : làm thế nào để chúng ta có thể lừa gạt Hoa Kỳ". Thật là tuyệt khi dùng chữ "lừa gạt" ở đây, trong khi Việt Nam đang mở tốc lực tối đa thể hiện nhiều động thái trấn an chính quyền Mỹ như mua thêm khí hóa lỏng LNG, máy bay Boeing, phản lực chiến đấu, oanh tạc cơ của Mỹ. Có tin là Washington sẽ thay thế Mạc Tư Khoa để cung cấp (bán) vũ khí tối tân hiện đại nhất cho Việt Nam. Hà Nội cũng khẳng định sẽ kiểm soát gắt gao chặt chẽ những hoạt động thương mại với Tàu Cộng để bảo đảm hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ với nhãn hiệu "Sản Xuất Tại Việt Nam"

Nói tóm lại Hà Nội đang lâm vào cái thế khó khăn vô cùng. Với nền ngoại giao "cây tre", Hà Nội lâm vào cái thế vô cùng tế nhị trong mọi trường hợp, vô cùng phức tạp và khó khăn làm sao giữ được sự cân bằng một bên là Tàu Cộng, một bên là Mỹ cùng với các đồng minh như Nhật, Hàn, Úc, Ấn...nhất là trên lãnh vực "Địa Chính Trị-Địa Chiến Lược".
Vì yếu tố quan trọng "Địa Chính Trị-Địa Chiến Lược", nên Trump và Chính Quyền Washington không dại dột gì khi đẩy những quốc gia có lập trường "lừng khừng hai hàng" chờ thời cơ vào vòng tay của Bắc Kinh trong tình huống hiện nay. Nhất là Việt Nam, Mỹ muốn bước vào lục địa Châu Á, Mỹ không thể không có Việt-Miên-Lào.
Cái "KHÓ LỊCH SỬ"của Hà Nội là "Hà Nội đang nằm trong vòng tay của Bắc Kinh, Mỹ lại muốn lôi kéo Hà Nội về vòng tay của mình, Hà Nội cũng muốn theo Mỹ, dù là kẻ cựu thù, nhưng ở xa thà mỏi chân hơn mỏi miệng. Vả lại bài hát của tên nhạc nô Trịnh Công Sơn vẫn còn văng vẳng bên tai của mấy Ông "Bình Vôi Hà Nội" rằng thì là "Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, gia tài của Mẹ còn lại chi đâu? Gia tài của Mẹ còn lại là...một lũ nô tỳ...

Đối với Việt Nam, chuyện thuế má của Ông Trump là chuyện nhỏ, cho dù thật sự nay mai áp thuế 46% cũng chỉ là giai đoạn ngắn hạn, có thiệt hại năm ba trăm tỷ USD cũng chẳng nhằm nhò gì, quan trọng nhất là "cơ cấu chính trị" của Bắc Kinh và Hà Nội có thay đổi hay không và thay đổi như thế nào qua vụ "thuế đối ứng này" của Donald Trump. Thay đổi cơ cấu chính trị cũng có nghĩa là thay đổi chế độ chính trị. Kinh tế thị trường tự do mậu dịch chứ không thể "kinh tế thị trường theo định hướng xuống hố cả nút"!!! Điều này có nghĩa rằng, Mỹ đang thách thức Tô Lâm có dám làm những gì mà Gorbachev đã làm trước đây 35 năm (1990) hay không? Trên mặt tầng ngoại giao nổi của Mỹ, thì rõ ràng ai cũng thấy Mỹ đang cho Hà Nội "cây gậy", nhưng tay kia vẫn cầm củ cà rốt béo ngậy hờm sẵn. Mỹ đã vào Việt Nam rồi thì nói chuyện bạc nghìn tỷ chứ bạc trăm tỷ nhằm nhò gì. Mà hể Mỹ vào Việt Nam rồi, Mỹ có giúp Việt Nam lấy lại chủ quyền lãnh hải (Hoàng Trường Sa) của Việt Nam mà Tàu Cộng chiếm đoạt từ lâu nay hay không? Mỹ có giúp Việt Nam tuần tra không hải phận Việt Nam để chống lại những gì Bắc Kinh đã tuyên bố "Chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn trước hành vi bá quyền và bắt nạt của Mỹ..."

Ngày 2/4/2025, khi Trump tuyên bố mức thuế đối ứng cho 180 quốc gia liên hệ, Bắc Kinh hí ha hí hửng "lâu có phải mình ngộ bị lâu, cả thế giới bị hết mà, chúng ta cùng đồng hội đồng thuyền mà...nị hãy cùng ngộ chống tới cùng há..."
Sau đúng một tuần lễ, Trump lại "biến chiêu" làm thay đổi toàn bộ cục diện. Trump quyết định giảm thuế đối ứng xuống mức thấp nhất (Mức Sàn) là 10% trong vòng 90 ngày cho tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ bị áp chế thuế này để tạo điều kiện cho đàm phán thương mại.
Riêng Bắc Kinh vì "Ngộ chống tới cùng" nên bị Trump không những không giảm thuế đối ứng cho  Tàu Cộng mà còn tăng thuế đối với hàng hóa của Ba Tàu lên đến...125%! Mới nhất nghe đâu lên đến 245%. Oh My God!!!
Chú Ba Tập tự đẩy mình vào cuộc chiến ăn miếng trả miếng ngày càng leo thang phát chóng mặt, tự mình đặt mình vào thế "chống Mỹ một cách công khai và toàn diện". Bắc Kinh không thể đàm phán với chính quyền Trump vì rất nhiều lý do, một trong những lý do quan trọng và tối hậu là "Người Mỹ dứt khoát không đàm phán và thương lượng gì với chế độ Cộng Sản"...ít ra cũng cái vẽ bề ngoài. 

Để Kết:
Nói quanh nói quẩn, nói gần nói xa chi cho nhiêu khê rắc rối. Chỉ cần hiểu biết một điều thì vạn sự sẻ thông. Nhất bản ứng vạn thù.
"Người Mỹ Muốn Make America Great Again thì nhất định Mỹ phải nắm lấy Châu Á trong tay". Qua cuộc chiến của Nga và Ukraine, Mỹ đã "buông" Châu Âu. Qua cuộc chiến giữa Israel và Hamas, Hezbollah, Houthi, Mỹ đã nhanh chóng giải quyết Trung Đông trực tiếp với Tehran. Qua cuộc chiến của Syria,  Mỹ đã bỏ ngõ Châu Phi để mặc ai muốn chen lấn nhào vô thì cứ tự nhiên. Nga đã bắt đầu bước vào Châu Phi rồi đó. Châu Mỹ vẫn là "Thuyết Monroe". Mỹ muốn nắm lấy Châu Á thì Mỹ phải ngồi ở Cam Ranh (Đông Dương) chứ không thể ngồi ở Guam hay Okinawa như từ xưa đến nay.
 
Trong bài xạo sự tuần rồi, xạo tôi có viết :
Việt Nam có vị trí "địa chiến lược trong một khu vực chiến lược trọng yếu hàng đầu trên thế giới, nằm trên trục giao thông quan trọng và nhộn nhịp nhất Châu Á. Nó như là "cửa ngõ" từ bắc xuống nam, từ đông sang tay, hay ngược lại. Chính vì "vị trí cửa ngõ" này, mà ngày nay, trong bối cảnh xung đột ngày càng gay gắt giữa Bắc Kinh và Washington, Việt Nam bỗng trở thành vị trí "đầu sóng ngọn gió", chịu ảnh hưởng nặng nề về thế lực chính trị quân sự của cả khu vực. Cục diện Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương của Hoa Kỳ hiện nay là cả một sự thách thức đang tác động sâu sắc, đa chiều, phức tạp đến Việt Nam.

Tô Lâm ngày nay đang mang tâm sự như Trương Vô Kỵ của Kim Dung. Khi được Tiểu Chiêu hỏi giữa hai người, Huynh sẽ chọn ai, Vô Kỵ trả lời:
- Với Chu Chỉ Nhược thì vừa Yêu vừa Sợ, với Triệu Mẫn thì vừa Yêu vừa Hận...🤑🤑🤑😂😂😂

Cuối tuần đọc chuyện xạo cũng vui vui vài ba canh giờ.
Chúc Quý Vị Cuối Tuần Thư Giãn.
Út Bạch Lan E22

Thursday, May 1, 2025

Phạm Hòa, Kingbee Đặng Quỳnh PD219, Chung Tử Ngọc


 

Anh và giải pháp công nhận hai nước Việt Nam sau Hòa đàm Paris 1973

Anh và giải pháp công nhận hai nước Việt Nam sau Hòa đàm Paris 1973

Dịp kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh, thống nhất Việt Nam (1975-2025), là thời điểm tốt để đánh giá lại vai trò của Anh trong 10 năm cuối cùng của “The Vietnam War”. Khi đó Anh tiếp tục đóng vai trò giám sát ở cương vị nước đồng chủ tịch (cùng Liên Xô) của Hội nghị quốc tế Geneva 1954.
(Ảnh minh họa) - Henry Kissinger (P), trưởng đoàn cố vấn chính sách đối ngoại của tổng thống Nixon, và Lê Đức Thọ, trưởng đoàn đàm phán Bắc Việt Nam (T) tại buổi ký kết hiệp định Paris ngày 27/01/1973, Paris, Pháp. AFP - -
Nguyễn Giang
Khác Hoa Kỳ, Anh quốc sau Hòa đàm Paris đã công nhận cả hai nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNNDCCH) và Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), trong khi Mỹ sau khi rút khỏi Nam Việt Nam thì phải đến 1995 mới bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam thống nhất. Nhà báo Nguyễn Giang ở Luân Đôn, thông tín viên đài RFI tiếng Việt, đã nghiên cứu chủ đề này.

RFI : Bối cảnh lịch sử nào khiến Anh bước chân vào Đông Dương?

TTV Nguyễn Giang : Câu chuyện ngày nay ít người nói tới là quân đội Anh có một cuộc chiến ở Nam Bộ cuối năm 1945 sang đầu năm 1946, khi phong trào giành độc lập của Việt Minh và các đảng phái, tổ chức khác lên cao nhằm đòi chủ quyền cho Việt Nam sau hơn 80 năm Pháp cai trị.

Tôi tìm hiểu tài liệu do T.O. Smith công bố ở Đại học East Anglia thì được biết là sau Hội nghị Potsdam tháng 7/1945, tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ, tướng George C. Marshall đã yêu cầu tư lệnh người Anh của Quân Đồng minh tại Đông Nam Á, đô đốc Louis Mountbatten, tiếp quản khu vực phía Nam đường vĩ tuyến 16 chia đôi Đông Dương.

Thế nhưng, Anh tham gia vào việc giải giáp quân đội Nhật một cách miễn cưỡng và không muốn dính líu sâu vào Đông Dương. Cùng lúc, các chính trị gia bị tác động bởi quan điểm chủ đạo của bộ Ngoại Giao Anh (Foreign Office) về tình hình châu Âu hậu chiến, rằng "một nước Pháp mạnh tại châu Âu sẽ giúp cho an ninh của Anh". Nhưng một nước Pháp ở châu Âu đã là nước thua trận, đầu hàng phát-xít Đức và chỉ có lực lượng Pháp Tự do của tướng De Gaulle lưu vong tại Anh là có một góc ở chiếc bàn của phe thắng trận.

Tôi đã tới thăm bảo tàng nhỏ ở London nơi có tượng tướng de Gaulle và là trụ sở của phe Pháp Tự do dựa vào Đồng minh Anh-Mỹ để phục quốc từ tháng 06/1940 đến tháng 06/1944, sau khi Paris được giải phóng thì ông de Gaulle trở về Pháp. Văn phòng rất nhỏ và các sĩ quan Pháp thường chọn một quán bia ở trung tâm London để họp hành, bởi gọi là chính phủ kháng chiến nhưng thực ra họ không có cơ sở gì nhiều. Giai đoạn hậu chiến đó, nước Pháp cần hùng mạnh trở lại và theo Charles de Gaulle, thì nước Pháp phải giành lại Đông Dương đã thuộc về tay phát-xít Nhật và chính quyền Vichy.

Với tâm lý mâu thuẫn đó trong việc ủng hộ Pháp hay là không, sư đoàn Anh-Ấn do tướng Douglas Gracey (1894 - 1964) chỉ huy đã tới Nam Bộ từ tháng 9/1945 đến tháng 5/1946.

Ngày 27/12/1945 tại Sài Gòn, tướng Gracey, trong một buổi lễ đầy tính biểu tượng, đã trao thanh kiếm danh dự cho nữ công dân Pháp Suzi Pinel, thành viên của Lực lượng Pháp Tự do hoạt động bí mật chống Nhật ở Đông Dương trong Thế Chiến 2. Các Pháp kiều sau đó đã tự tổ chức lại và phần nào được Anh hỗ trợ để đánh lại Việt Minh. Đã có các cuộc giao tranh giữa quân Anh và Việt Minh.


RFI : Cuối cùng thì người Anh đã rút đi và trao lại Nam Bộ cho Pháp, khiến cuộc kháng chiến của người Việt Nam chống Pháp bùng nổ ? Và thái độ của nước Anh ra sao?

TTV Nguyễn Giang : Có thể nói là các sĩ quan chỉ huy của Anh ở Sài Gòn sống trong tâm lý giằng co giữa quyền lợi “thực dân đế quốc” truyền thống của người châu Âu, tức là họ hỗ trợ Pháp kiều một cách tự nhiên, và thái độ muốn tỏ ra công bằng (fair play) với người dân và các chính thể mới thoát ra từ chủ nghĩa thực dân hậu chiến để kiến thiết nền độc lập còn non trẻ của họ. Có câu chuyện là các sĩ quan Anh đã làm lễ mai táng rất trọng thị cho tiểu đội các chiến sĩ Việt Minh tử trận để bảo vệ Cột cờ Thủ Ngữ (23/09/1945). Người sĩ quan Anh ra lệnh cho đại đội của ông ta xếp hàng, bồng súng chào hương hồn những người anh hùng của đối phương đã ngã xuống dưới chân cột cờ. Quân Anh rút đi sau khi bàn giao lại Sài Gòn cho quân Pháp vào mùa Xuân 1946.

RFI : Khi bước vào Chiến tranh Lạnh, Anh quốc có vai trò gì và giữ quan điểm ra sao với Việt Nam?

TTV Nguyễn Giang : Khi cuộc Kháng chiến chống Pháp của người Việt Nam kết thúc thắng lợi, nhờ có vai trò ở Hội đồng Bảo an LHQ sau Thế chiến II, Anh tham gia Hòa đàm Geneva (1954) và có vai trò đồng chủ tịch (co-chairman) cùng Liên Xô.

Bởi vậy, London sau khi công nhận VNCH vẫn có một cơ quan lãnh sự tại Hà Nội và là quốc gia châu Âu duy nhất có thể tác động tới Hoa Kỳ trong chính sách của Washington ở Đông Dương những năm sau đó.

Điều này được xác nhận bởi các tài liệu giải mật sau này, cho thấy vào những thời điểm quan trọng nhất của Mỹ ở Nam Việt Nam, lãnh đạo Mỹ “chỉ còn có hai đồng minh đáng tin cậy là Anh và Úc” - theo lời phó tổng thống Hubert Humphrey nói với thủ tướng Anh Harold Wilson vào tháng 4/1967. Nước Pháp, với thái độ bài Mỹ khá công khai của tổng thống Charles de Gaulle, thì hoàn toàn không được hoan nghênh trong chính giới Washington.


RFI : Quan điểm của London có thay đổi gì không khi chiến sự diễn ra ác liệt ở Nam Việt Nam? Và nhất là sau khi Hoa Kỳ quyết định đổ quân vào tham chiến để bảo vệ VNCH.

TTV Nguyễn Giang : Ngay khi Hoa Kỳ đổ quân vào Nam Việt Nam ngày 08/03/1965, giới chức ngoại giao Anh đã bắt đầu nhận thấy đồng minh Hoa Kỳ không thể thắng ở Nam Việt Nam và kín đáo chia sẻ quan điểm về cuộc chiến “unwinnable” trong nội bộ chính quyền Anh.

Các tài liệu giải mật - trích theo nhà nghiên cứu Mark Curtis - cho hay ngay từ khi đó, Anh đã tiếp cận Liên Xô để bàn về một giải pháp như Hiệp định Geneva 1954 cho vấn đề Việt Nam.

Giải pháp này dự tính yêu cầu quân đội nước ngoài rút khỏi Nam Việt Nam và tổ chức bầu cử tự do ở đó, còn miền Bắc sẽ phải trung lập hóa. Cách ứng xử của Anh trong các năm tiếp theo là ủng hộ Mỹ bề ngoại nhưng cũng tìm cách cho người Mỹ thấy “lối thoát” khỏi chiến trường Nam Việt Nam. Cùng lúc, giới an ninh và quân đội Anh vẫn đóng vai trò phụ trợ cho quân đội Hoa Kỳ ở Đông Dương, gồm cả việc cung cấp tin tình báo phục vụ không quân Mỹ từ trạm thông tin đóng ở Hồng Kông (khi đó vẫn thuộc Anh).

Sau giai đoạn thủ tướng Anh Harold Wilson làm việc với tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, tân chính phủ của Edward Heath năm 1970 phải làm việc với tổng thống Richard Nixon. Ở nhiệm kỳ này, chính phủ của ông Heath ủng hộ công khai hơn một giải pháp “rút lui danh dự cho người Mỹ” khỏi Nam Việt Nam, như lời ông nói trên truyền hình Mỹ CBS vào tháng 12 năm đó.


RFI : Xin anh cho biết là cuối cùng Anh đi đến giải pháp công nhận cả hai chính thể ở hai miền Nam - Bắc VN như thế nào?

TTV Nguyễn Giang : Các tài liệu nay đã giải mật nói rằng sang năm 1972, Anh tích cực hơn trong việc tiếp xúc với VNDCCH ở cấp cao, tuy không phải là cấp cao nhất. Có vẻ Anh thay đổi thái độ, dấn vào các vấn đề châu Á liên quan đến Trung Quốc và Miền Bắc VN nhiều hơn sau khi vào tháng 02/1972, Chu Ân Lai và Richard Nixon tung ra Thông cáo chung Thượng Hải, tạo bước ngoặt địa chính trị lớn trong cục diện Chiến tranh Lạnh ở châu Á. Ngay vào tháng 06/1972, ngoại trưởng Anh Anthony Royle thực hiện gần một chuyến thăm quan trọng sang Trung Quốc. Việc tham vấn hoặc trao đổi với Đại sứ quán Anh tại Bắc Kinh về chiến tranh tại Đông Dương được thực hiện và các nhà ngoại giao Anh tại Bắc Kinh cùng các nhà ngoại giao VNDCCH đã gặp gỡ.

Đây là thời kỳ chính phủ của ông Edward Heath bị giằng co giữa quan hệ Anh - Mỹ, nhu cầu gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC - tiền thân của EU) và phần dư luận phản chiến khá mạnh mẽ ở trong nước.

Tuy thế, về ngoại giao, với vị thế đặc biệt của mình, Anh tiến tới giải pháp công nhận cả hai nước Việt Nam.

Ngày 17/07/1973, đề xuất "công nhận Bắc Việt Nam" được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Anh ở Điện Westminster. Các hồ sơ về sự kiện này vẫn giữ trên trang lưu trữ (Hansard archive-Volume 860 debate-North Vietnam) tại Nghị viện Anh và ghi lại các đoạn trả lời của Ngoại trưởng Anthony Royle đáp trả chất vấn của các nghị sĩ :

"Đại sứ quán của chúng ta ở Bắc Kinh đã đề nghị với Đại sứ quán của VNDCCH cuộc thảo luận theo hướng để thiết lập quan hệ ngoại giao. Nay, chúng tôi công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thủ đô ở Hà Nội và lãnh thổ nằm ở phía bắc đường phi quân sự theo Hiệp định Geneva 1954 [vĩ tuyến 17-BBC]. Chúng ta vẫn tiếp tục công nhận Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, với thủ đô ở Sài Gòn, là chính quyền hợp pháp duy nhất của Nam Việt Nam, với lãnh thổ nằm phía Nam đường giới tuyến tạm thời đó."

Anh có vẻ cố duy trì quan điểm hình thành từ năm 1954, mà không muốn thấy sự thay đổi cán cân lực lượng trên chiến trường đã nghiêng hẳn về VNDCCH và lực lượng Mặt trận. Đây là lý do London công nhận cả hai nước Việt Nam, trong khi vẫn coi đường phân định Nam-Bắc chỉ là tạm thời, "provisional military demarcation line", theo đúng Hiệp định Geneva.

Như thế, quan điểm của Anh khác các nước XHCN ở Đông Âu khi đó, bởi vì họ, cùng Liên Xô, công nhận VNDCCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam nhưng không công nhận VNCH. Còn Mỹ thì không công nhận VNDCCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam cho đến 1975, và chỉ lập quan hệ ngoại giao với nước VN thống nhất vào năm 1995, sau Anh rất lâu.

Có thể để làm vừa lòng Hoa Kỳ, bộ Ngoại Giao Anh nêu quan điểm vào ngày 17/07/1973, "sẽ không công nhận Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam".


Năm 1975, ông Stewart trở lại Hà Nội ở cương vị Đại sứ Vương quốc Anh đầu tiên ở nước Việt Nam thống nhất. Quan hệ Anh-Việt bước sang một thời kỳ mới.
Nguyễn Giang

Tuesday, April 29, 2025

LH Quách Thành Thiện Chiến Đoàn 2 Xung Kích

Quách Thành Thiện cựu binh chiến đoàn 2 bị ung thư phổi, bệnh viện trả về mà cũng không điều kiện chữa trị. Gia cảnh hết sức khó khăn vì vợ bị tai biến đã lâu không có hoạt động, làm lụng gì được. Trước đây anh phải lo cho vợ, giờ thì không thể làm gì được nữa. Có 4 người con, trong đó 1 đứa bị dow cũng không tự lo cho mình được. Còn 3 đứa kia cũng nghèo nên không hỗ trợ được nhiều. Mong anh kêu gọi MTQ giúp đỡ lúc ngặt nghèo này




 


Sunday, April 6, 2025

Đại Hội Trực Thăng Toàn Cầu Thứ Năm 3 tháng 7 năm 2025 10:30am to 3:30pm Seafood Palace 3

Nha Kỹ Thuật tham dự 1 bàn 10 người.
- A/C Nguyễn Hữu Thọ 2*
- LH Nguyễn Văn Mậu 1*
- LH Lưu Văn Thuần 2
- A/C Lâm Ngọc Chiêu 2*
- HL Phạm Hòa  1 
- A/C Đặng Phước Nguyên 2*