Thursday, April 21, 2022

Đề nghị tất cả anh em cựu chiến binh VNCH, đặc biệt Nha Kỹ Thuật, treo cờ Việt Mỹ nhân dịp tháng Tư đen.

 

Anh Hòa,

Anh đề nghị tất cả anh em cựu chiến binh VNCH, đặc biệt Nha Kỹ Thuật, treo cờ Việt Mỹ nhân dịp tháng Tư đen.
Sơn treo cờ Việt Mỹ trước nhà 365 ngày 24/24 để nhớ lại một thời oanh liệt và những chiến hữu của chúng ta đã hy sinh.

Lê Phúc Sơn

ĐCT 72/SCT/NKT


 

Wednesday, April 20, 2022

LỄ BÀN GIAO CHỨC TỔNG THỐNG VNCH 28/4/1975

Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Lưỡng viện Quốc hội Việt Nam Cộng hòa họp bàn về việc Tổng thống Trần Văn Hương sẽ trao lại chức vụ cho Đại tướng Dương Văn Minh, nhằm tạo thuận lợi thương thuyết với phe Bắc Việt (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và Việt Cộng (Mặt trận Dân tộc Giải phóng), với mục đích tìm ra một giải pháp hòa bình cho Việt Nam. Dưới đây là diễn tiến lễ bàn giao chức Tổng thống tại Dinh Độc Lập vào buổi chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, do thông tín viên của Đài Vô tuyến Việt Nam (VTVN) tường thuật lại.

A joint session of S. Vietnam's National Assembly votes on Sunday, April 28, 1975 to ask Pre. Huong to turn over his office to Gen. Minh. The assembly made a move in the 11th hour to attempt to negotiate a settlement with the Communist forces
Toàn cảnh phiên họp bất thường của Lưỡng viện Quốc hội Việt Nam Cộng hòa hôm Chủ nhật, 28 tháng 4 năm 2015. 100% biểu quyết tán thành ủy nhiệm chức Tổng thống cho Đại tướng Dương Văn Minh.

Thông tín viên :

Thưa quý thính giả, bây giờ là 17 giờ thiếu 5 phút, và phóng viên hệ thống truyền thanh vẫn có mặt tại phòng khánh tiết Dinh Độc Lập. Nơi đây, buổi lễ giao tổng thống Việt Nam Cộng hòa sẽ diễn ra trong vòng năm phút tới. Bên trong phòng khánh tiết Dinh Độc Lập hiện giờ đèn sáng choang và các dân biểu, nghị sĩ, cũng như tất cả nội các xử lý thường vụ của Thủ trưởng Nguyễn Bá Cẩn hiện có mặt bên trong hội trường này.
Thưa quý vị thính giả, chúng tôi đã nhận thấy ở trên hàng ghế đầu cùng là Phó Thủ tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Hảo, Phó Thủ tướng Dương Kích Nhưỡng, quý vị cố vấn trong đoàn chính phủ. Chúng tôi cũng nhận thấy Quốc vụ khanh đặc trách hòa đàm kiêm Trưởng phái đoàn hòa đàm tại Ba Lê là ông Nguyễn Xuân Phong ngồi ở hàng ghế thứ nhì.
Phòng khánh tiết Dinh Độc Lập này là nơi xưa kia nguyên Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu vẫn thường tổ chức các cuộc họp báo, và như quý vị đã biết, ở trên cùng của phòng khánh tiết là một bức tranh diễn tả cảnh quốc tổ Hùng Vương hội họp các bộ tướng thời xưa. Ở hai bên bức tranh đó là quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa và quốc huy của chế độ. Đó là hình hai con rồng bay trên lá cờ Việt Nam.
Tiếp đến, chúng tôi nhận thấy là diễn đàn của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa và cách diễn đàn đó khoảng mười thước là ghế dành cho các nhân vật trong chính phủ, các nhân vật thuộc đoàn cố vấn của chính phủ và các dân biểu nghị sĩ. Chúng tôi cũng nhận thấy một số các giám sát viên thuộc giám sát viện và quý vị thẩm phán Tối cao Pháp viện.
Thưa quý thính giả, bên trong phòng khánh tiết Dinh Độc Lập cũng được kê khoảng gần 200 ghế và hiện giờ thì những ghế đó đã kín chỗ. Chúng tôi cũng nhận thấy một số các nhân vật được nhiều người biết tới ở trong Quốc hội như ông Chủ tịch Thượng viện Trần Văn Lắm, Nghị sĩ Tôn Thất Đính, Nghị sĩ Nguyễn Văn Ân, Dân biểu Trần Văn Tuyên, Trưởng Khối Dân tộc Xã hội. Chúng tôi cũng nhận thấy Dân biểu Nguyễn Ngọc Nghĩa, Dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, Dân biểu Trần Cao Đế, Dân biểu Mã Sái, Dân biểu Nguyễn Bá Lương, Dân biểu Đỗ Xuân Tứ, Nguyễn Minh Đăng, Trương Tất Thịnh, Trương Xuân Bào, Hồ Ngọc Cứ, Nguyễn Quang Phụng, Đinh Văn Đệ, Nhan Minh Trang, Nguyễn Tuấn Anh. Ở trong dãy ghế dành cho quý vị Nghị sĩ chúng tôi cũng còn nhận thấy Nghị sĩ Khế Thiện Kế, Nghị sĩ Trần Văn Đôn, Nghị sĩ Tôn Thất Đính và Nghị sĩ Huỳnh Văn Cao.
Thưa quý vị thính giả, quang cảnh trong phòng khánh tiết Dinh Độc Lập hiện nay đông nghẹt các phóng viên nhiếp ảnh trong ngoài nước. Có đến khoảng gần 100 phóng viên nhiếp ảnh đã đứng ở phía trước cửa phòng khánh tiết, tức là đứng ở hai bên và vì thế rất khó để quan sát toàn thể hội trường.
Theo như chương trình thì lễ trao nhiệm chức Tổng thống Việt Nam Cộng hòa giữa Tổng thống đương nhiệm Trần Văn Hương và cựu Đại tướng Dương Văn Minh sẽ bắt đầu vào lúc 17 giờ ngày 28 tháng 4 năm 1975. Nhìn qua cửa kính bên phải phòng khánh tiết, chúng tôi nhận thấy cựu Đại tướng Dương Văn Minh trong âu phục mùa xám tro đã tiến vào một trong các phòng làm việc của Dinh Độc Lập ở phía cánh trái của Dinh Độc Lập. Và giờ này thì có thêm các dân biểu và nghị sĩ vẫn còn tới để dự lễ trao nhiệm chức Tổng thống Việt Nam Cộng hòa giữa Tổng thống Trần Văn Hương và Tổng thống chỉ định Dương Văn Minh.
Chúng tôi vừa nhận thấy Nghị sĩ Nguyễn Văn Hương và Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu vừa bước vào phòng khánh tiết. Chúng tôi cũng nhận thấy ông Thẩm phán Tối cao Trần Văn Tiết cũng vừa bước vào phòng khánh tiết. Nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền sau một thời gian từ chức để phản đối chế độ, nay đã trở lại nghị trường để sinh hoạt cùng với các bạn đồng viên của ông.
Như quý vị khán giả đã biết, đất nước chúng ta đã trải qua một chuỗi dài đau thương của lịch sử, và kể từ ngày nguyên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút lui khỏi Kontum và Pleiku, những chuỗi ngày đen tối tiếp theo nhau và đã đưa đến khung cảnh chính trị và quân sự rất u ám hiện tại. Như quý vị đã biết, vào thứ Hai – 21 tháng 4, tức là cách đây một tuần, nguyên Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức cũng ngay tại phòng khánh tiết Dinh Độc Lập này, và anh bạn phóng viên của chúng tôi cũng đã trực tiếp truyền thanh hầu quý vị buổi lễ từ chức lịch sử đó. Phó Tổng thống Trần Văn Hương, theo hiến pháp, đã lên đảm nhiệm chức Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa và nếu tính đến ngày hôm nay thì Tổng thống Trần Văn Hương giữ chức vụ nguyên thủ quốc gia được đúng bảy ngày.
Và hôm nay là ngày 28 tháng 4, Tổng thống Trần Văn Hương với sự chuẩn chấp của Quốc hội Lưỡng viện, sẽ trao quyền Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cho Đại tướng Dương Văn Minh trong một vài phút tới đây. Tổng thống Hương đã được Quốc hội chỉ thị tìm kiếm đường lối và biện pháp vãn hồi hòa bình, mà rồi thì ông đã giao trách nhiệm đó cho Quốc hội để tìm kiếm người thay ông có thể tìm thấy đường lối và biện pháp vãn hồi hòa bình cho miền Nam Việt Nam. Nghị quyết ngày 26 tháng 4 năm 1975 của Lưỡng viện Quốc hội đã quyết định như vậy, và ngày hôm sau, Quốc hội Lưỡng viện một lần nữa họp khoáng đại và bỏ thăm với số phiếu đa số tuyệt đối chấp thuận Tổng thống Trần Văn Hương trao quyền Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cho Đại tướng Dương Văn Minh. Nói như vậy có nghĩa là hiến pháp đã có một vài điều khoản không được thi hành nữa.
Trong hàng ghế dành cho nội các, thì khuất sau một chiếc camera của đài truyền hình chúng tôi cũng nhận thấy ông Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc Narouet, ông Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Chúng tôi xin nhắc lại, là ở hàng ghế trên cùng chúng tôi nhận thấy Phó Thủ tướng đặc trách tổng thanh tra kiêm Tổng trưởng Quốc phòng, Trung tướng hồi hưu Trần Văn Đôn trong âu phục màu đậm. Bên cạnh ông là Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo – Phó Thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm Tổng trưởng Canh nông và Kỹ nghệ. Phó Thủ tướng Hảo mặc y phục bốn túi màu xanh nước biển và bên cạnh Phó Thủ tướng Hảo là Phó Thủ tướng Dương Kích Nhưỡng đặc trách các chương trình cứu trợ và định cư.
Phía sau hàng ghế, chúng tôi nhận thấy Linh mục Cao Văn Luận, chúng tôi cũng nhận thấy ông Quốc vụ khanh Lê Trọng Quát, ông Quốc vụ khanh Nguyễn Văn Ái, ông Quốc vụ khanh Phạm Thái và ông Nguyễn Xuân Phong – Quốc vụ khanh đặc trách hòa đàm kiêm trưởng phái đoàn hòa đàm.
Thưa quý thính giả, vào lúc này thì bên ngoài Dinh Độc Lập chúng tôi đã nhận thấy là trời bắt đầu mưa và Sài Gòn đang trải qua một buổi chiều u ám như hoàn cảnh hiện tại của đất nước.
Đây là phóng viên hệ thống truyền thanh Việt Nam. Tôi xin nhắc lại, là quý thính giả đang theo dõi buổi trực tiếp truyền thanh về lễ trao nhiệm chức Tổng thống Việt Nam Cộng hòa giữa Tổng thống Trần Văn Hương và cựu Đại tướng Dương Văn Minh.
Tổng thống Trần Văn Hương đã rời khỏi ghế ngồi của ông. Tổng thống đang tiến tới trước bục máy vi âm ở phía trước bức tranh quốc tổ và ông bắt đầu nói…

Bài diễn văn từ chức của Tổng thống Trần Văn Hương :

Thưa Đại tướng,
Thưa ông Chủ tịch Thượng viện,
Thưa ông Chủ tịch Hạ viện,
Thưa quý vị Nghị sĩ, Dân biểu.
Thưa quý vị,
Bữa nay là cái ngày đã từ lâu rồi quý vị phải có, mà ngày nay đã có, tức là đã đáp ứng được nguyện vọng của tôi từ lâu rồi.
Khi Tổng thống tiền nhiệm trao nhiệm vụ cho tôi, tôi vẫn biết sức già, dầu muốn dầu không, tuổi trời đã cao, sức lực đã mòn, tức nhiên là không thể nào đảm trách được một nhiệm vụ lớn lao trong khi mà nước nhà đã trải qua một buổi khó khăn vô cùng không thể tưởng tượng được. Bởi vậy cho nên trong lòng tôi vẫn mong mỏi rằng dầu thế nào cũng phải có được một người ra lãnh cái trách nhiệm này để lo cho việc nước. Gọi là cú vét phần nào, cái gì gọi là quyền lợi, cái gì gọi là danh dự của nước Việt Nam Cộng hòa chúng ta.
Khi tôi đến trao đổi ý kiến với Đại tướng Dương Văn Minh, điểm làm tôi thắc mắc là điểm pháp lý, bởi vì nếu tự nhiên tôi đem cái quyền của tôi trao lại cho Đại tướng thì như vậy về phương diện pháp lý không hợp lý chút nào. Điểm đó tôi cùng Đại tướng đã có thảo luận. Sau khi ra ngoài lưỡng viện, tôi cũng có trình bày, và lưỡng viện sau khi thảo luận hai ngày thì tìm ra được giải pháp mà đây tôi tin là giải pháp đáp lại với chỗ mong mỏi của mọi người.
Thưa quý vị, điểm thắc mắc về pháp lý hết rồi, thì về mặt đó chúng ta không còn băn khoăn chi nữa, thì dầu muốn dầu không cái chuyện lớn lao hiện giờ không còn là chuyện pháp lý nữa, thì việc làm sao cho nước Việt Nam Cộng hòa dẫu tình hình có khó khăn đến đâu đi nữa, thì cũng phải giữ phần nào để bảo tồn được. Nếu không toàn vẹn hết thì cũng là phần nào cái danh dự của tổ tiên chúng ta.
Thưa với Đại tướng, dù muốn dù không, một chương lịch sử đã dở qua rồi, những chương sẽ viết tới đây sẽ do nơi tay của Đại tướng. Mà bây giờ có hỏi ngay ra rằng Đại tướng sẽ viết những gì, tôi thấy là Đại tướng cũng băn khoăn, không thể trả lời. Nhưng tôi biết rằng với thiện chí của Đại tướng đã sẵn có, thế nào việc làm sau này không đến nỗi phải phụ lòng tin cậy của tất cả đồng bào, của quốc hội đã hoàn toàn đặt nơi Đại tướng. Đường đi nó có khác, nó đã khác, bởi vì triều đại đã thay đổi. Chúng ta bây giờ không nghĩ là phải luôn luôn đổ xương máu. Chúng ta không phải nghĩ là chúng ta phải đánh tới người chiến sĩ cuối cùng, viên đạn cuối cùng, khi mà còn một biện pháp nào, một giải pháp nào có thể đem lại hòa bình mà không đến nỗi tổn thương quá sức danh dự của nước nhà. Bởi vậy cho nên đường lối có lẽ là ở trong khuôn khổ đặt sẵn như thế đó.
Thưa với Đại tướng, nhiệm vụ của Đại tướng rất là nặng, khi Đại tướng ra gánh vác chuyện này, tôi thấy rõ ràng là Đại tướng chẳng những có một thiện chí không mà thôi, Đại tướng còn phải có những can trường gì mới dám đảm nhận như vậy, và tôi cũng mong mỏi thế nào cho Đại tướng thành công. Vả lại, đặt lại vấn đề, giải pháp chiến đấu để giữ giải pháp dung hòa, ôn hòa, nghĩa là quên hết tất cả những gì gọi là căm thù để đem lại trước hết sự hòa giải, hòa hợp, rồi tới hòa bình để cùng nhau sống yên, mưu đồ chuyện tái tạo nước nhà. Theo ý tôi nghĩ, con đường là con đường đó.
Thưa với Đại tướng, xóa hận căm thù không phải là căm thù đối với ở ngoài, mà tôi cũng xin phép nói là chúng ta cũng nên xóa căm thù tất cả những gì gọi là căm thù ở trong. Trước kia có lẽ những chỗ sai biệt đâm ra nếu là người Việt Nam thành thật thương nước, thì tất nhiên người đó dù muốn dù không cũng phải lo cho nước, yêu nước. Nhưng tiếc có một nỗi đồng sàng mà có nhiều khi dị mộng, cho nên nghĩ như vậy mà cái lòng nó nghĩ khác nhau. Việc làm khác nhau, nên sanh ra xích mích, sanh ra đến cái chỗ có thể gọi là căm thù, thì tôi thành khẩn yêu cầu Đại tướng bao nhiêu những việc gì có thể gọi là căm thù nội bộ, Đại tướng vui lòng ráng thế nào xóa bỏ hết. Vả lại trong bộ máy của chế độ, đều có những người phụng sự cho chế độ đó. Nếu chế độ kế tiếp mà còn nghĩ đến những việc trước, tìm ra chuyện ân oán giang hồ, gây chuyện căm thù nữa, thì những người bất kỳ ở chế độ nào, tôi nghĩ làm sao mà dám tận tâm với chế độ đó khi nghĩ đến chế độ sau này có thể trả thù trả oán.
Cái chỗ mong mỏi của tôi là như thế, và tôi cũng hết sức thành khẩn yêu cầu Đại tướng nên nghĩ về tiền đồ của nước nhà, nên nghĩ về sinh mạng, sống còn của đất nước này, làm thế nào cho việc hòa giải khởi sự trước ở trong nước này trước khi ra tới ngoài.
Còn một điểm nữa có lẽ là điểm chót. Tất nhiên là Đại tướng sẽ ráng hết sức mình mà làm, nhưng tôi cũng nhìn nhận lòng mình dẫu có thiện chí đến đâu nhưng sức mình nó có hạn. Đại tướng cũng là người, Đại tướng không phải là một vị thiêng liêng nào có phép màu cho nên chỉ phán một lời là mọi chuyện đâu đấy như ý muốn được. Tất nhiên là Đại tướng phải ráng sức, chuyện mà Đại tướng ráng sức mà thành công hay không thành công, đó là một việc tôi tưởng phần lớn không phải tùy nơi Đại tướng. Nhưng nếu Đại tướng thành tâm vì nước để lo cho nước, ráng vãn hồi hòa bình lại để dân được sống yên, làm thể nào cho máu đừng đổ, thịt đừng rơi, thì cái công của Đại tướng đối với hậu thế sẽ lưu lại đời đời. Dầu thế nào, tôi thiết nghĩ rằng không bao giờ mà đất nước này người ta có thể quên Đại tướng.
Tôi xin cám ơn quý vị !
Thông tín viên :
Sau khi nguyên Tổng thống Trần Văn Hương đọc bài diễn văn trao nhiệm xong, chúng tôi nhận thấy một sĩ quan đã gỡ huy hiệu Tổng thống hai con rồng bay và thay vào đó huy hiệu Tổng thống mới là hình hoa mai năm cánh. Tân Tổng thống – Đại tướng Dương Văn Minh, ngồi ở ghế giữa bên cạnh Nghị sĩ Huyền và Nghị sĩ Mẫu bắt đầu rời khỏi ghế và lên diễn đàn.
New President of S. Vietnam, General Duong Van Minh addresses some 180 invited guests at the palace after accepting the presidency from Tran Van Huong who took over from Thieu one week ago

Bài diễn văn nhậm chức của Đại tướng Dương Văn Minh :

THÔNG ĐIỆP GỬI NGƯỜI ANH EM CÁCH MẠNG MIỀN NAM VIỆT NAM
Kính thưa Tổng thống,
Kính thưa Thầy,
Qua những lời của Thầy làm cho tôi rất cảm kích. Thầy đã ghi nhận tình thế quân sự cũng như mọi mặt bi đát, làm cho tôi phần nào yên tâm vì cái sự khó khăn mà tôi gặp phải. Những lời khuyên dạy của Thầy hôm nay tôi sẽ ghi mãi trong lòng và Thầy hãy yên tâm. Chúng tôi đã lâu nay thấy không còn giải quyết vấn đề của chúng ta bằng võ lực không, mà không có kèm theo một giải pháp chính trị nào thì không thành công. Vì đó, anh em chúng tôi đã mấy năm nay, thảo luận tìm được giải pháp chúng tôi đã chọn lựa, giải pháp hòa giải dân tộc. Nói như thế để Thầy yên tâm. Nếu có hận thù thì không thể lấy hận thù ra mà trả đối với tất cả mọi ai. Chúng tôi đã chủ trương hòa giải với đối phương, không lý do nào chúng tôi không hòa giải được với anh em một nhà. Thầy cứ yên tâm. Tôi xin hứa với Thầy !
Kính thưa quý vị,
Quốc hội Lưỡng viện trong khi họp khoáng đại ngày 27 tháng 4 năm 1975 đã được các vị hữu trách trong chính phủ và trong quân đội tường trình đầy đủ về tình trạng nguy ngập của Việt Nam Cộng hòa trên cả hai mặt quân sự và kinh tế. Những điều bi đát mà chúng ta được nghe người dân miền Nam Việt Nam đang phải gánh chịu từng giờ từng phút, từng phần xác và tâm hồn, đang phải trả bằng máu và bằng nước mắt. Những trách nhiệm lãnh đạo quốc gia trong những giờ phút này thật chẳng có gì là vui sướng. Tôi đã nhận vì đó không những là đòi hỏi của nhân dân, mà còn là điều kiện thiết yếu để tạo một cơ may tránh được nguy cơ sụp đổ, thực hiện ngưng bắn, mở lại hòa đàm hầu đạt đến một giải pháp chính trị trong khuôn khổ hiệp định thần hòa giải.
Với tinh thần đó, với tất cả thiện chí và ý thức trách nhiệm, với ý muốn trân trọng phục vụ đất nước và nhân dân, tôi xin nhận trách vụ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Xin cảm ơn Tổng thống !
Nhân dịp này tôi cũng xin thông báo cùng toàn thể quý vị và đồng bào, là tôi đã mời Luật sư Nguyễn Văn Huyền, vốn Chủ tịch Thượng viện, đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng thống và giúp tôi về vấn đề hòa đàm. Luật sư Nguyễn Văn Huyền đã chấp nhận. Tôi xin long trọng giới thiệu Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền !
Tôi cũng xin thông báo cùng toàn thể quý vị và đồng bào rằng tôi đã mời Giáo sư Nghị sĩ Vũ Văn mẫu đảm nhận chức vụ Thủ tướng chính phủ và Giáo sư Vũ Văn Mẫu đã chấp nhận (vỗ tay). Xin long trọng giới thiệu Thủ tướng Vũ Văn Mẫu !
THÔNG ĐIỆP GỬI QUỐC DÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA
Sau đây tôi xin phép trả lời cùng đồng bào quốc dân.
Đồng bào thân mến, trong những ngày qua, trước tình thế cực kỳ nghiêm trọng, nhiều đoàn thể, tôn giáo muốn tôi đứng ra thành lập một chánh phủ mới. Tổng thống Trần Văn Hương chiếu các quyết nghị ngày 26 và 27 tháng 4 năm 1975 của Lưỡng viện Quốc hội đã quyết định trao quyền Tổng thống lại cho tôi. Tôi đã nhận trách nhiệm đó. Sứ mạng giao phó cho tôi rất là rõ rệt :
1. Đạt tới thỏa hiệp ngưng bắn càng sớm càng tốt.
2. Thương thuyết một giải pháp chính trị cho miền Nam Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định Paris để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình trong tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc.
Tôi sẽ thành lập một chính phủ với những nhân vật tiêu biểu cho các đoàn thể tôn giáo không xu hướng chính trị tại miền Nam Việt Nam vừa có đủ khả năng và đức độ để gây lại niềm tin, vừa có một lập trường hòa giải dứt khoát để không ai có thể nghi ngờ thiện chí của mình và thiện chí hòa bình.
Tôi tin tưởng sẽ thành lập được một chánh phủ như vậy trong thời gian ngắn nhất có thể mở lại một hòa đàm với chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Nhận lãnh trách nhiệm trong những giờ phút khẩn trương này, tôi chỉ có một ý muốn duy nhất là đóng góp phần của tôi vào sự nghiệp hòa giải của dân tộc. Tôi gọi đó là sự nghiệp của dân tộc. Vì hòa giải chỉ có thể thành tựu khi mọi đoàn thể, mỗi cá nhân dứt khoát chấp nhận con đường hòa giải và dấn bước lên con đường đó với tất cả thiện chí của mình. Đó là điều mà tình thế đang đòi hỏi nơi mỗi người chúng ta.
Những ngày sắp tới sẽ vô cùng cam go. Tôi không hứa hẹn nhiều với đồng bào, nhưng trong ngắn hạn chính phủ sẽ hết sức cố gắng và ổn định các sinh hoạt kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống của đồng bào, cứu trợ nạn nhân chiến thuật, chính phủ bảo đảm tôn trọng các quyền tự do dân chủ được xác định căn bản bởi Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và với điều 11 của Hiệp định Paris.
Một trong những biện pháp đầu tiên là trả tự do cho những người bị giam giữ vì lý do chính trị và chấm dứt chế độ kềm kẹp báo chí. Quan trọng hơn hết, chính phủ hòa giải hòa hợp, và riêng tôi sẽ làm hết sức mình để đạt tới một giải pháp hợp tình hợp lý, bảo đảm quyền sống của mọi thành phần dân tộc và các quyền tự do căn bản của mọi công dân. Sự thành công của chính phủ sẽ tùy thuộc một phần lớn nơi sự bình tĩnh, sáng suốt của đồng bào, nơi sự hỗ trợ tích cực mà đồng bào sẽ dành cho chính phủ.
Tôi kêu gọi tất cả các đoàn thể tôn giáo và chính trị, hãy bỏ qua những tỵ hiềm, vượt qua những nghi kị, đoàn kết với nhau trong tinh thần dân tộc, để tạo thành một sức mạnh hòa bình.
Tôi sẵn sàng đón nhận mọi ý kiến, mọi sáng kiến có lợi cho hòa bình, và sẵn sàng hợp tác với mọi người có thiện chí.
THÔNG ĐIỆP GỬI TẬP THỂ CHIẾN SĨ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
Anh em chiến sĩ thân mến,
Tôi đã trải qua phần lớn cuộc đời trong hàng ngũ của anh em. Hơn ai hết, tôi thông cảm tất cả những gì mà anh em đã phải gánh chịu trong những tuần lễ bi thảm vừa qua, và giờ đây trang sử cũ sắp lật qua, anh em đứng trước một nhiệm vụ mới, bảo vệ phần đất còn lại, bảo vệ hòa bình. Anh em phải giữ vững tinh thần, anh em phải giữ vững hàng ngũ, anh em phải giữ vững vị trí để hoàn thành nhiệm vụ đó. Khi nào có lệnh ngưng bắn, anh em phải thi hành nghiêm chỉnh, điều hành sẽ đúng với các điều khoản các hiệp định Paris gìn giữ trật tự an ninh trên phần đất của mình, bảo vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào, không bỏ súng, không bỏ ngũ. Trong mọi trường hợp, một cách tuyệt đối thi hành chỉ thị của cấp trên. Mọi hành vi vô kỷ luật sẽ bị nghiêm trị ngay tức khắc, giữ vững tinh thần, giữ vững hàng ngũ, tôn trọng kỷ luật và góp phần lớn vào công cuộc vãn hồi nhanh chóng hòa bình.
Tôi cũng yêu cầu các công chức, cán bộ, và lực lượng cảnh sát tiếp tục thi hành nhiệm vụ của mình và canh phòng cẩn mật, không cho ai phá hoại.
THÔNG ĐIỆP GỬI CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG VÀ NHỮNG NGƯỜI ANH EM Ở BÊN KIA
Sau đây, tôi có đôi lời gửi đến Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và những người anh em ở bên kia.
Chúng tôi thành thật muốn hòa giải. Anh em biết rõ điều đó, hòa giải đòi hỏi các thành phần dân tộc phải tôn trọng quyền sống của nhau, đó là tinh thần của Hiệp định Paris. Anh em đã luôn luôn chủ trương thi hành Hiệp định Paris và chúng tôi cũng đã luôn luôn chủ trương như vậy. Căn cứ trên hiệp định này, chúng ta hãy ngồi lại với nhau, để cùng nhau tìm một giải pháp có lợi nhất cho Tổ quốc Việt Nam và cho nhân dân miền Nam. Để biểu dương thiện chí của đôi bên và để chấm dứt nhanh chóng sự đau khổ của binh sĩ và nhân dân, tôi đề nghị chúng ta ngưng tức khắc các cuộc tấn công lẫn nhau. Tôi mong anh em chấp nhận đề nghị này và cuộc thương thảo sẽ khởi sự liền sau khi chính phủ được thành lập để hòa bình sớm được vãn hồi trên đất nước thân yêu của chúng ta.
THÔNG ĐIỆP GỬI NGOẠI QUỐC
Đối với các nước bạn, chính phủ Việt Nam Cộng hòa mong muốn duy trì mối giao hảo và hoan nghênh mọi sự giúp đỡ không điều kiện chính trị trên bình diện kinh tế và nhân đạo. Chính phủ cũng sẵn sàng thiết lập liên hệ ngoại giao với mọi quốc gia, không phân biệt ý thức hệ trên căn bản bình đẳng đồng quyền lợi và không xen vào nội bộ của nhau. Chúng tôi thiết tha kêu gọi tất cả dân tộc trên thế giới hãy tích cực hỗ trợ chúng tôi trên công cuộc vãn hồi hòa bình, thực hiện hòa giải hòa hợp tại miền Nam Việt Nam.
THÔNG ĐIỆP GỬI KIỀU BÀO VIỆT NAM CỘNG HÒA
Đồng bào thân mến,
Trong những ngày qua, đồng bào đã hoang mang lo sợ trước những diễn tiến của tình hình, nhiều người đã âm thầm ra đi. Tôi muốn nói với tất cả đồng bào, đất nước này là quê hương của chúng ta, hãy cương quyết và can đảm ở lại, giữ thân bằng quyến thuộc, mồ mả ông bà tổ tiên ở lại, để cùng với chúng tôi, cùng với tất cả những người có thiện chí, xây dựng một miền Nam mới cho các thế hệ tương lai.
Một miền Nam độc lập, dân chủ, tự do, thịnh vượng, trên đó người Việt sẽ được sống an lành với người Việt trên tình huynh đệ.
Xin cám ơn đồng bào !

Thông tín viên :

Tổng thống Dương Văn Minh vừa chấm dứt bài diễn văn nhậm chức của ông. Buổi lễ bế mạc. Chúng tôi cũng nhận thấy hai vị tướng lãnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Tổng Tham Mưu, và Trung tướng Trần Văn Minh – Tư lệnh Không quân. Chúng tôi vừa thấy Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền bắt tay Phó Thủ tướng Dương Kích Nhưỡng, trong khi Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu bắt tay cựu Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Hảo. Thủ tướng Mẫu cũng bắt tay linh mục Cao Văn Luận, trong khi Phó Tổng thống Huyền tiếp tục chào hỏi các quý vị ở trong nội các cũ của Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn. Phó Tổng thống Huyền cũng đang trò chuyện với nguyên Tổng thống Trần Văn Hương, tân Thủ tướng Vũ Văn Mẫu cũng tiếp tục chào hỏi các quý vị nghị sĩ, dân biểu, cũng như các quý vị ở trong nội các cũ.
Phóng sự chấm dứt, mưa gió bên ngoài vẫn chưa dứt.

Wednesday, April 13, 2022

Trận chiến xe tăng lớn nhất thế giới sắp xảy ra.

Tin Ba Lan. Apr. 12-2022.. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cảnh báo châu Âu sắp chứng kiến ​​trận chiến xe tăng lớn nhất kể từ Thế chiến II.

Trong bài phát biểu trong cuộc họp báo với Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo hôm thứ Hai, Morawiecki cho biết một trận chiến xe tăng ở Ukraine là "sắp xảy ra", Bloomberg đưa tin.
Ông Morawiecki sau đó kêu gọi các nước thành viên EU hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho Kyiv, vì giới quan sát quốc tế cho rằng Nga sẽ sớm tiến hành một cuộc tấn công ở khu vực phía đông Donbas.


"Trận chiến quyết định nhất sắp bắt đầu, đồng thời là trận đánh xe tăng lớn nhất ở khu vực này trên thế giới kể từ Thế chiến thứ hai",

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cảnh báo rằng Nga đang tập trung hàng chục nghìn quân ở phía đông Ukraine cho một cuộc tấn công mới như Điện Kremlin đã tuyên bố, nhằm "giải phóng hoàn toàn" Donbas.

Dự kiến, Nga sẽ có thể triển khai toàn bộ thiết bị quân sự hạng nặng của mình ở khu vực phía Đông nhờ đường cung cấp ngắn hơn từ Nga, tận dụng ưu thế quân sự của mình trong hình thức chiến tranh truyền thống này.

"Trận chiến ở Donbas sẽ khiến bạn nhớ đến Chiến tranh thế giới thứ hai, với các hoạt động và diễn tập quy mô lớn, sự tham gia của hàng nghìn xe tăng, xe bọc thép, máy bay và pháo binh", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết vào tuần trước sau cuộc họp với các bộ trưởng NATO. .

"Và đây sẽ không phải là một hoạt động địa phương, dựa trên những gì chúng tôi thấy trong quá trình chuẩn bị của Nga. Bạn giúp chúng tôi ngay bây giờ - và tôi đang nói vài ngày chứ không phải vài tuần nếu không sự giúp đỡ của bạn sẽ đến quá muộn và nhiều người sẽ chết."

Ông Tám D1/SLL

Monday, April 4, 2022

Giọng Hát Lạ Hát Nhạc Lính Đưa Người Nghe Nhớ Về Kí Ức Một Thời - Ngày Mai Tôi về

Bạn Bè

Nhiều người vẫn cho rằng một trong những hạnh phúc trên đời này là tình bạn. Điều này thì ai cũng dễ dàng đồng ý thôi. Thế nhưng, để có tình bạn thực sự thì cần có những người bạn thực sự. Như thế nào gọi là một người bạn?

Liệu có phải những ai ta vẫn giao du đều là bạn cả? Không đâu, số người ấy gồm cả “bạn” lẫn “bè”, và phần nhiều là bè hơn là bạn. “Bạn bè” không phải là lối nói cho xuôi tai, cũng không phải là “từ láy”“từ đệm” này nọ như nhiều người tưởng mà là “từ ghép” của hai chữ “bạn” và “bè”. Bạn, nói đơn giản, là người đồng hành cùng chia vui sẻ buồn với ta trên những chặng đường đời. Bè là những kẻ tạt ngang qua đời ta trong chốc lát, rồi đường ai nấy đi mà không chút vấn vương.

Tình bạn và tình bè
Bè là một dạng “bạn qua loa”. Bè trong những chữ “bè phái”, “kết bè, kết đảng” gợi lên ý tưởng không lấy gì làm hay ho cho lắm.

Kết bè luôn luôn dễ dàng hơn kết bạn, như ta dễ dàng “cụng ly” với người mới tiếp xúc lần đầu trong một bàn tiệc. Bạn nhậu là một trong những dạng “bè” khá phổ biến. Bàn nhậu và cuộc nhậu mở ra những cơ hội thuận tiện cho những ai có nhu cầu kết bè.

“Bè” dễ đến, dễ đi. Những lúc ta sảng khoái thì bè xăng xái “tấp” vào, những khi ta phiền muộn thì bè lặng lẽ “trôi” đi. Những kẻ ở quanh ta trong những cuộc vui ồn ào mà ta tưởng là “bạn” thường chỉ là “bè”. Như những cuộc vui chóng tàn, những người “bạn” dễ dãi ấy cũng nhanh chóng biến mất khỏi đời sống chúng ta. Những con người ta dễ lầm tưởng là “bạn” ấy, nhiều lắm chỉ đi với ta một đoạn đường ngắn ngủi, cũng không khác mấy những anh chàng, những cô nàng vớ vẩn mà ta có lần “đụng” phải, có lần gặp gỡ phất phơ đâu đó trong đời này, nói dăm ba câu chuyện nắng mưa rồi chia tay, đường ai nấy đi và chẳng bao giờ còn gặp lại lần thứ hai.

“Bè” cũng hay “đổi bè”, khi thì hát “bè” này, lúc thì hát “bè” khác. Tình bè khó mà bền chặt vì thiếu sự hiểu biết và tin cậy. Bè cũng có khi hóa thành bạn, tình bè cũng có khi đổi sang tình bạn nếu chung sống được với nhau lâu dài. Thường thì bè chỉ là bè.

“Có hoạn nạn mới biết bạn, bè”, câu ấy không mới nhưng chẳng bao giờ cũ, chẳng bao giờ sai, và cũng cho thấy một trong những “đức tính” nổi bật của bè là những lúc “bạn” khốn đốn thì “bè” chẳng thấy đâu cả và thường viện những lý do chính đáng để không phải ra tay nghĩa hiệp với bạn mình.

Hầu như ai cũng có ít nhiều bè, là những người ta vẫn tiếp xúc vì nhu cầu giao tế hoặc cùng môi trường sinh hoạt (hội hè, làm việc, giải trí…), nhưng không kể là bạn nên họ phải là bè. Ngược lại, ta cũng là bè của nhiều người, những người không thực sự xem ta là bạn. Cuộc sống là vậy. Thường thì bè cũng vô thưởng vô phạt, nếu ta chẳng trông cậy gì ở bè thì cũng không phải thất vọng vì bè.

Bạn cũng có bạn thân, bạn sơ. “Bạn sơ” có điểm giống “bè” là ta không biết gì nhiều về họ nên không đủ độ tin cậy. Bạn thân thường là bạn quen biết và gắn bó lâu năm, là người biết rõ cả tính tốt lẫn thói hư tật xấu của ta. Bạn thân là người từng chia sớt cùng ta những vui buồn, sướng khổ, và là người ta tin cậy được để chia sẻ những nỗi niềm. Bạn thân không hẳn là tri kỷ hoặc gần nhau về tính cách, sở thích, quan niệm. Bạn thân cũng không hẳn là người thật tốt. Có những người thật tốt với ta, có khi tốt hơn cả những bạn thân, nhưng ta vẫn không cảm thấy gần gũi, thân mật, vì thế không gọi là bạn thân.

Tình bạn thường “tĩnh” hơn là “động”, lắng đọng hơn là sôi nổi. Ở giữa hai người bạn thân là sự đồng cảm. Tận cùng của đồng cảm là thinh lặng.

Tình bạn cần có một bề dày của sự gắn bó, hiểu biết, cảm thông và tin cậy. Đến một tuổi nào đó người ta thật khó mà có thêm được những người bạn mới, trong lúc những người bạn cũ thì cứ mất đi lần lần. Càng lớn tuổi người ta càng cảm thấy cô đơn là vì vậy, và chẳng còn cách nào hơn là cố mà giữ lấy và yêu lấy những tình bạn cũ kỹ, hiếm hoi còn sót lại.

Những người tưởng rằng mình có nhiều bạn, thực ra là những người không có hoặc có rất ít bạn, và không biết phân biệt đâu là bạn, đâu là bè; hơn thế nữa, đâu là bạn thật, đâu là bạn giả.

Bạn thật tình thật, bạn giả tình giả

Bạn lại có “bạn thật” và “bạn giả”. Bạn thật là khuôn mặt thật, không điểm phấn tô son. Bạn giả là chiếc mặt nạ, với nhiều lớp phấn dày. Như cuộc sống có hai mặt, con người vừa có bạn thật lại vừa có bạn giả. Rủi thay, bạn giả lúc nào cũng nhiều hơn bạn thật. Bạn giả thì tình cũng giả, đến với ta vì cái gì đó khác hơn là tình thật.

Bạn giả là người đóng giả vai người bạn, ngoài mặt tỏ ra thân thiết nhưng có thể bất ngờ tặng cho ta những nhát dao trí mạng từ phía sau lưng, hoặc phun ra những nọc độc của lòng đố kỵ. Đôi lúc có kẻ thù còn dễ chịu hơn là có những người bạn giả. Bạn giả cũng tựa như bạc giả vậy, đã không xài được mà để trong túi có khi mang họa.

Bạn giả cải trang rất khéo, luôn ra vẻ tình nghĩa thắm thiết, nói năng toàn những lời hay lẽ phải, nhân nghĩa lễ trí tín đầy đủ cả. Thường thì người ta nhận diện được bạn giả khá muộn màng, đành tự an ủi là học được bài học quý giá (với chút vị đắng cay) về những tình bạn… giả. Bạn giả như rượu giả, uống vào mới ngã ngửa ra.



Bạn thật và bạn giả đều là những “bạn” ta quen biết khá lâu. Làm sao mà biết được bạn nào là thật, bạn nào là giả?

Bạn thật là người thực tâm mong muốn những điều tốt lành cho người bạn mình, là người vui sướng thấy bạn mình hạnh phúc, may mắn và thành công trong cuộc sống, như là hạnh phúc, may mắn và thành công của chính mình vậy (dẫu có “qua mặt” mình đi nữa). Bạn thật không bỏ qua cơ hội nào giúp bạn mình thăng tiến trên đường đời. Bạn thật không ngại tán thưởng về tài năng hoặc thành công của bạn mình để giúp bạn thêm tự tin trong cuộc sống, và không ngại nói thẳng nói thật về những sai trái của bạn mình để giúp bạn cải thiện bản thân. Bạn thật không ngại nói tốt về bạn mình sau lưng bạn, và sẵn sàng hóa giải những điều tiếng xấu nhắm vào bạn mình. Bạn thật là bàn tay chìa ra cho bạn mình nắm lấy lúc sa cơ thất thế, là đôi nạng cho bạn mình tựa vào lúc chông chênh, nghiêng ngả giữa dòng đời xuôi ngược. Bạn thật là người ở bên ta những lúc ta điêu đứng, trần trụi, là người đến với ta trong những thời kỳ đen tối nhất của đời ta, và cũng là người ta có thể đến gõ cửa mà không cảm thấy ngại ngùng khi cần sự giúp đỡ.

Bạn giả là người có những “đức tính” trái ngược hoặc không giống như trên.

Những người bạn thật như thế làm sao mà có nhiều được, thường chỉ đếm được trên những đầu ngón tay của một bàn tay(và ít khi đếm hết được). Con số này lại hao hụt dần và không kiếm đâu ra được để mà thay thế khi ta bước vào buổi hoàng hôn của đời người. Những con người ta gặp gỡ vào tuổi xế chiều, khi mà quỹ thời gian đã gần cạn, làm sao mà có đủ bề dày của một tình bạn.

Chắc không ai lấy làm hứng thú gì có những người bạn đồng hành là bạn giả, trừ khi ta cũng là… bạn giả.

Làm sao để có được những người bạn thật? Tôi chắc câu trả lời được nhiều người tán đồng là: “Bạn hãy tỏ ra là người bạn thật.”

Lúc nào rảnh rỗi, bạn thử làm việc này: với cây bút và tờ giấy, vẽ ra hai cột “Bạn” và “Bè” và ghi xuống tên những người ta vẫn giao du vào mỗi cột tương ứng. Từ cột “Bạn”, ta có thể di chuyển một ít tên sang cột thứ ba là cột “Bạn giả”, sau khi xem xét cẩn thận để đi đến kết luận rằng những “bạn” ấy không phải là bạn thật. “Bảng phân loại” này giúp ta có được cách xử sự phù hợp với từng đối tượng.

Với những người tôi thực lòng quý mến, tôi vẫn nói: “Tôi mong cho anh/chị không có bạn hơn là có những người ‘bạn giả’. Có được chừng vài ba người ‘bạn thật’ thì anh/chị là người may mắn và hạnh phúc.”

Lê Hữu

Sunday, April 3, 2022

Chuyện về Tháng Tư Đen ít người biết - Khiết Nguyễn -

Vào tối 30 tháng Tư 1975, trong lúc hàng trăm chiếc tàu của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà và mấy chục thương thuyền đã rời khỏi Việt Nam, ra đến hải phận quốc tế thì có một chiếc tàu của Hải Quân Hoa Kỳ bí mật trở lại Việt Nam. Đó là chiếc Hộ Tống Hạm USS Kirk.
Gần trưa ngày 30 tháng Tư 1975, khi những người Mỹ sau cùng đã rời khỏi Việt Nam và ra đến Đệ Thất Hạm Đội, người chỉ huy tổng quát chiến dịch Frequent Wind là Đô Đốc Donald Whitmire nhận được mấy báo cáo từ mấy thương thuyền của Mỹ đang còn trong hải phận Việt Nam. Họ cho ông biết rằng tại Đảo Côn Sơn hiện vẫn còn khoảng 30 ngàn người Việt Nam cùng với khoảng 30 chiếc tàu của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà và hơn một chục chiếc thương thuyền đang kẹt lại.
Đô Đốc Whitmire lúc đó đang có mặt trên chiếc soái hạm USS Blue Ridge của Đệ Thất Hạm Đội. Ngay lập tức ông gọi cho Hạm Trưởng Paul Jacobs của chiếc USS Kirk và ra lệnh cho ông này đem chiếc hộ tống hạm của mình với 260 thuỷ thủ các cấp trở lại Việt Nam nhưng đến Côn Đảo chứ không phải Phú Quốc. Chiếc USS Kirk tiến vào hải phận Việt Nam vào tối 30 tháng Tư. Sau khi nhận thêm lệnh mới với đầy đủ chi tiết hơn từ Đô Đốc Whitmire, Jacob cho chiếc USS Kirk âm thầm tiến vào Côn Đảo và rạng sáng 1 tháng Năm thì nó đã thả neo sát đảo này.
Theo quân sử gia Jan Herman của Bộ Hải Quân Hoa Kỳ, lúc đó, có ít nhất trên 30 ngàn thường dân mà trong đó hơn 20 ngàn đã có mặt trên các tàu của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà và thương thuyền dân sự. Còn lại hơn 10 ngàn người vẫn còn trên bờ là vì có một số tàu của Hải Quân cũng như thương thuyền bị trục trặc cơ khí, động cơ không hoạt động nên đồng bào không dám leo lên những chiếc đó. Những chiếc còn hoạt động tốt thì lại không dám bỏ những chiếc hỏng lại mà ra khơi. Vì thế nên công việc đầu tiên của Hạm Trưởng Jacobs là gửi các chuyên viên cơ khí sang những chiếc tàu bị trục trặc cơ khí để sửa chữa cấp tốc. Sau đó, ông cho những chiếc thuyền nhỏ chạy vào bờ chở bớt một số trong hơn 10 ngàn thường dân ra chiếc USS Kirk của ông.
Trong số những chiếc tàu bị hỏng, có mấy chiếc không thể sửa chữa được tại chỗ vì thiếu cơ phận để thay thế. Vì vậy nên một chiếc hộ tống hạm khác của Hải Quân Hoa Kỳ là USS Cook đang đậu xa xa ngoài khơi chạy vào để chở cho hết những đồng bào còn lại. Sau đó, tất cả ra khơi dưới sự hướng dẫn của chiếc USS Kirk.
Khi đã ra đến hải phận quốc tế, có thêm mấy chiếc tàu khác của Hải Quân Hoa Kỳ đến tiếp tay. Đó là những chiếc USS Mobile, USS Tuscaloosa, USS Barbour County, USS Deliver và USS Abnaki. Thủy thủ đoàn trên những chiếc này đã phục vụ ẩm thực cho đồng bào, chăm sóc sức khoẻ cho họ, và lại còn đảm nhiệm luôn công việc hộ sản nữa. Nhiệm vụ của họ chỉ chấm dứt khi đoàn tàu đến Vịnh Subic, Phi Luật Tân.
Chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ đã không tốt đối với Việt Nam Cộng Hoà chúng ta trong những năm sau cùng, nhưng Quân Đội Hoa Kỳ thì quả thật đã làm những gì mà quân đội của các quốc gia khác có lẽ không bao giờ dám làm đối với những người không phải là đồng bào của họ.
Riêng về chiếc USS Kirk thì nó được ghi nhận là đã thi hành một sứ mạng nhân đạo chưa từng có trong quân sử Hoa Kỳ kể từ ngày lập quốc.
Đính kèm là hình Côn Đảo vào ngày 1 tháng Năm 1975 trong lúc những chiếc thuyền nhỏ chở đồng bào từ bờ ra chiếc USS Kirk. Hình thứ ba là chiếc USS Kirk đang hướng dẫn gần 50 chiếc tàu của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà và thương thuyền dân sự trực chỉ Phi Luật Tân.
Theo Khiet Nguyen

Nguyen Vu Trinh cho biết thêm:
  • còn thiếu 1 chi tiết Ad à . Đó là sự cương quyết của Ô Richard Armitage là đại diện BNG Mỹ . Mặc dù BNG ra lệnh cho Ông rời đi nhưng quyết định không rời cho đến khi cả đoàn cùng rời khỏi . Khi về Mỹ, lẽ ra Ô phải bị kỷ luật nhưng mọi quan chức Mỹ đều lơ đi chuyện này
  • Còn công của Ô Đại tá Lê Hữu Dõng với Task Force 99 quét sạch mấy ông VC trên sông Lòng Tàu , Thị Vải , Soài Rạp để việc di tản không bị cản trở . Sau này mới tiết lộ , 16/4/1975 Ô Dõng được Ô Chung Tấn Cang yêu cầu làm việc này vì linh tính biết rằng Mỹ đã bỏ rơi Miền Nam



Saturday, April 2, 2022

Đói khát, thống khổ, đào ngũ: Quân đội của Putin là một trường huấn luyện nô lệ Michail Schischkin, 30.03.2022

Mikhail Schischkin sinh năm 1961 tại Moscow, là một trong những nhà văn Nga đương đại đáng chú ý nhất. Anh học tiếng Đức và tiếng Anh tại Đại học Sư phạm Moscow, được đào tạo quân sự với tư cách là phiên dịch viên. Schischkin sống ở Thụy Sĩ từ năm 1995.
Bài viết rất có giá trị này của anh đăng trên hai trang báo hàng đầu của châu Âu: báo Thụy Sĩ "Neue Zürcher Zeitung" và báo Đức “Der Tagesspiegel”.
Tôi chỉ định dịch một đoạn, vì quá dài. Nhưng rồi bài viết thật hay, nó cuốn tôi đi.
Trân trọng giới thiệu.
—Lưu Thủy Hương
2.4.2022
*
🌗 Đói khát, thống khổ, đào ngũ: Quân đội của Putin là một trường huấn luyện nô lệ
Michail Schischkin, 30.03.2022
Người Ukraine biết họ đang chiến đấu vì điều gì. Lính Nga có biết không? Trong thời gian là một sĩ quan Liên Xô, tôi được dạy rằng: một tân binh giỏi trước tiên phải từ bỏ phẩm giá con người của mình.
Kế hoạch chiến tranh của Bộ Tổng tham mưu Nga đã thấy trước rằng các lực lượng vũ trang của NATO sẽ không can thiệp vào cái gọi là giải phóng Ukraine. Tại sao thế giới phải kết thúc trong địa ngục hạt nhân vì một Mariupol nào đó? Tính toán này đã có hiệu quả. Kèm theo nó cũng là việc để trống không phận Ukraine.
Ngược lại, các cơ quan tình báo Mỹ biết chính xác Nga có bao nhiêu xe tăng, máy bay chiến đấu và tên lửa. Họ cho rằng Ukraine sẽ bị đánh bại trong vài ngày tới. Về vấn đề này, người Mỹ đã tính toán sai. Cuộc chiến không phải do xe tăng quyết định mà do binh lính.
°
🔘 Quân đội Nga vẫn luôn là một đội quân đói khát
Nga đang thua trong cuộc chiến ở Ukraine. Vì hoảng sợ, binh lính Nga bỏ xe tăng và tháo chạy. Cuộc tấn công bị bế tắc, binh lính mất tinh thần, thiếu nhiên liệu và lương thực. Một ví dụ trắng trợn đã lột trần hiện thực của quân đội Nga là nguồn cung cấp lương thực.
Cả thế giới kinh ngạc trước những hình ảnh về khẩu phần ăn trên chiến tuyến đã hết hạn sử dụng từ năm 2015, nó được những người lính Nga tử trận và tù binh Nga mang theo. Quân đội của Putin phải đi ăn cướp ăn trộm để tránh bị chết đói. Tất cả những điều này nói rằng, quân đội ngày hôm nay của Nga vẫn là quân đội Xô Viết ngày trước, quân đội của những kẻ đói khát.
Tôi tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Matxcova với tư cách là một phiên dịch viên quân sự. Tôi là một sĩ quan trong Quân đội Liên Xô, trung úy lực lượng dự bị. Tôi sẽ không bao giờ quên lời thề trong buổi lễ tuyên thệ tại doanh trại quân đội ở Kovrov: “Tôi thề sẽ bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa của tôi đến giọt máu cuối cùng.” Sau đó, tôi hôn lá cờ, nó có mùi cá hun khói. Các chỉ huy của chúng tôi đã uống bia, ăn cá rồi chùi tay lên lá cờ.
Thức ăn trong quân đội rất thảm hại, luôn là loại cám xay và một thứ nước uống không tên, chúng tôi cứ phải chạy lòng vòng với cái bụng cồn cào và ngày Chủ Nhật, chúng tôi đột kích vào ngôi làng gần nhất. Ở đó chúng tôi ăn trộm rau trong vườn, rung táo trên cây và sau đó hầu như tất cả đều bị tiêu chảy.
Phục vụ nhà bếp là một công việc yêu thích. Vâng, nó được xem như là đi dự bữa tiệc. Ở đó người ta có thể ăn bao nhiêu tùy thích. Mỗi khi chúng tôi khui những hộp thịt hầm ra, thì chúng tôi lén ăn một nửa. Nửa còn lại mang tới bàn của các sĩ quan. Chỉ còn lại những nắm cám xay không có thịt cho đám lính trơn. Không ai chống đối chuyện này, không ai nghĩ đó là ăn cắp thức ăn từ đĩa của người khác, bởi vì tất cả mọi người đều làm điều đó, khi họ đến phiên được phục vụ trong bếp.
Mỗi đội quân đều là tấm gương phản ảnh thực chất của nền trật tự xã hội. Quân đội Nga đóng một vai trò xã hội quan trọng đối với đất nước, nó là tâm điểm giáo dục cảm tính con người. Và quân đội Nga đã và đang là một trường huấn luyện nô lệ.
Bản chất của nghĩa vụ quân sự nằm ở "các quy tắc ứng xử không theo quy định", những luật quân đội bất thành văn, không thể phá vỡ đó được gọi là “decovshchina” (*). Vị trí của một người lính trong cái xã hội phân chia giai cấp này phụ thuộc vào thời gian anh ta tại ngũ. Những tay lính lão làng có quyền lực hầu như vô hạn đối với những tân binh và họ lạm dụng, cưỡng bức tân binh vào những công việc nặng nhọc hàng ngày.
°
🔘 Tân binh giỏi, trước tiên phải từ bỏ phẩm giá con người của mình
Nếu anh lính mới muốn sống sót, trước hết phải chấp nhận thân phận nô lệ, từ bỏ nhân phẩm của mình. Sau này, anh sẽ từ chỗ nô lệ lên hàng quý ông, bấy giờ đến lượt anh đánh đập những người lính mới, anh bắt họ ăn miếng bánh mì có bôi xi đánh giày, anh cướp đồ thăm nuôi của gia đình họ.
Hầu hết đàn ông Nga đã hoàn thành chương trình giáo dục nô lệ này và mang các kỹ năng và khả năng có được vào mỗi gia đình. Các cuộc xung đột bằng bạo lực diễn ra hàng ngày trên đất nước tôi thật là kinh khủng. Sự khoan dung đã không còn tồn tại.
Trong báo cáo về "Tình hình của các lực lượng vũ trang Nga", Tổ chức Konrad Adenauer đã công bố các số liệu sau đây vào năm 2006: Khoảng 130.000 vụ phạm pháp hình sự đã được thực hiện mỗi năm. Các thủ tục tố tụng hình sự đã được tiến hành đối với 15.700 binh lính và sĩ quan, và 15.000 người trong số họ đã bị kết án.
Hơn một nghìn binh lính và sĩ quan đã bị kết án tù vì ăn cắp vũ khí, công nghệ, thiết bị và quỹ. 40 phần trăm là các tội bạo lực thể chất. Trung bình có 88 binh sĩ và sĩ quan thiệt mạng mỗi tháng (trong thời bình!). Mỗi năm thiệt mạng 1064 binh sĩ, 276 người trong số họ do tự sát và 16 người chết do bị cấp trên và những người lính khác bạo hành thể xác.
Đây chỉ là những con số từ các nguồn công khai. Sau đó, cuộc cải tổ quân đội của Putin bắt đầu. Theo sau cuộc cải tổ, Novaya Gazeta của phe đối lập cho biết, những dữ liệu đó đã được giữ bí mật. Bộ trưởng Quốc phòng liên tục thề thốt rằng tình trạng “decovshchina” đã chấm dứt trong quân đội. Nói vậy mà không phải vậy. Báo chí thường xuyên đưa tin về những người lính bị chính đồng chí của họ bắn và họ phải bỏ trốn.
Công bằng mà nói, quân đội Nga cũng đã được văn minh hóa. Ngày 15 tháng 2 năm 2006, Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ là Sergei Ivanov tuyên bố tại Duma: “Lần đầu tiên trong đời, nhiều lính nghĩa vụ được nhìn thấy bồn cầu, bàn chải đánh răng và ba bữa ăn mỗi ngày”.
°
🔘 Bây giờ thế hệ Nga được văn minh hóa này cũng tham chiến
Ai đó nói rằng mọi thế hệ đều cần chiến tranh? Ở Nga, điều đó đúng. Hai người bạn của tôi đã ngã xuống chiến trường Afghanistan. Thế hệ tiếp theo phải tham gia vào các cuộc chiến ở Chechnya. Vô số báo cáo từ các cựu chiến binh đã vẽ nên bức tranh giống nhau về quân đội Nga: đói khát và tham nhũng. Các chỉ huy thường bán vũ khí và thông tin tình báo cho phe đối lập là phiến quân Chechnya, hay nói cách khác là bán mạng sống của chính binh lính của họ.
Nhà báo nổi tiếng Arkady Babchenko, người từng chiến đấu ở Chechnya, đã đưa ra châm ngôn nổi tiếng về tinh thần người lính trong quân đội Nga: "Tổ quốc của ta luôn bỏ rơi ta trong khốn khó, luôn luôn."
Thế hệ tiếp theo có cuộc chiến của họ. Hình ảnh một quân đội cải cách, hiện đại, sẵn sàng chiến đấu - hóa ra chỉ là trò tuyên truyền lừa dối của Putin. Cả một chế độ tội phạm tham nhũng và biển thủ ngân quỹ nhà nước được nuôi dưỡng từ các khoản chi khổng lồ cho cải cách và trang bị lại quân đội.
Các khoản chi tiêu mờ ám trong việc phân bổ ngân sách đã khiến mọi nỗ lực cải cách đều thất bại. Không có ngân sách quân sự khổng lồ nào có thể thay đổi tình hình nguy hại này. Sự ô nhục của ngành công nghiệp quốc phòng càng trở nên nổi tiếng hơn, khi vào tháng 5/2015, một chiếc xe tăng Armata T-14 thế hệ mới bỗng tắt máy trên Quảng trường Đỏ trong cuộc duyệt binh, và sau đó nó phải được kéo đi. Việc sản xuất loại quân bị mới này rơi vào bế tắc. Nó là thứ cải trang từ nhiều thiết bị cũ kỹ, có từ thời Liên Xô.
Trong cuộc chiến ở Ukraine, quân đội Nga sử dụng chiến thuật tương tự đã được áp dụng trong tất cả các cuộc chiến trước đó: không ngừng đẩy hàng loạt binh lính vào biển lửa. Nga có một lợi thế, cái lợi thế mà thế giới văn minh không thể làm được: Putin không quan tâm đến việc phải hy sinh bao nhiêu binh sĩ, hàng nghìn hay hàng chục nghìn trên đất Ukraine. Georgy Zhukov, người được mệnh danh là Nguyên soái chiến thắng, đã nói rõ ràng: “Không sao hết. Đàn bà Nga sẽ đẻ thêm binh sĩ”.
Ông Putin đã từ chối đề nghị của ICRC về việc chuyển thi thể các binh sĩ Nga từ Ukraine về Nga. Đó là thực chất về mối quan hệ giữa quyền lực và nhân dân ở quê hương tôi.
Khi tôi đang tìm cách viết đoạn cuối về quân đội Nga và những người lính Nga, thì con trai tôi đến và hỏi: "Ba ơi, tại sao một người lính bộ binh Hy Lạp trên chiến trường lại mạnh hơn hàng chục lính đánh thuê của vua Ba Tư?"
Tôi trả lời con trai: "Anh ấy là một công dân tự do bảo vệ quyền tự do của anh, và quân Ba Tư là những người nô lệ."
*
Chú thích
(*) Dedovshchina: Huấn nhục tân binh một cách bạo tàn bằng bạo lực. Nhiều người trẻ tuổi bị giết hoặc tự vẫn mỗi năm do bị dedovshchina. Theo báo The New York Times, ít nhất có 292 lính Nga bị giết chết bởi dedovshchina trong năm 2006 (dù quân đội Nga chỉ thừa nhận có 16 lính bị giết chết trực tiếp bởi những hành động của dedovshchina và tuyên bố rằng số còn lại là tự tử).
*
Mời đọc lại bài viết từ ngày 12.03 của tôi, về nạn tham nhũng trong quân đội Nga. Một điều kỳ lạ, tôi và Schischkin - hai người không quen biết - lại có nhiều suy nghĩ như nhau:

Chuyện Tháng 3/1975 Đà Nẵng - Phóng Viên THVN Mai Chu

47 năm qua rồi nhưng đến tháng 3+4 vẫn nhớ thời khắc vc, vi phạm hiệp định Ba Lê 1973, xua toàn bộ quân dân miền bắc, với sự tài trợ vũ khí đạn dược tiếp vận bởi nga+tàu cưỡng chiếm Miền Nam.
Lảnh đạo VNCH tuyên bố “di tản chiến thuật” vùng địa đầu hỏa tuyến quân khu 1,thực tế là “bỏ chạy”!
Chưa tới số, Tôi may mắn thoát khỏi địa ngục Đà Nẳng.
Thank fb remind
Mai Chu is feeling sad with Canh Thep and
14 others 
Từ Huế vào tới phi trường Đà Nẳng gần trưa 24-3-1975,điều đầu tiên,Tôi kiếm điện thoại liên lạc với người em trai tên Chu Hạ đang phục vụ trong ngành truyền tin thuộc tổng đài Khánh Vân,Sư Đoàn 1 Không Quân VNCH.
Sau đó,liên lạc với THVN9 Sài Gòn.
Xếp lớn TT LV Hoà chỉ thị Tôi lấy vé Air VN để Thu Hình Viên Nguyễn Văn Đông bay về Sài Gòn trước.
Còn Tôi phải ở lại đón phái đoàn cấp trưởng khối đại diện Bộ Dân Vận đem tiền từ trung ương ra cứu trợ gia đình Dân Vận Thông Tin vùng 1, ngày 27-3-1975.
Đồng thời, bằng mọi cách xin giới chức hữu trách quân đoàn 1 phương tiện yễm trợ ra phá đài truyền hình Huế.
Vì trưởng đài và nhân viên để nguyên trạng máy móc, kỷ thuật bỏ Huế chạy mà không xin lịnh phá huỷ. vc có thể xử dụng tuyên truyền khai thác tâm lý chiến.
Chiều hôm đó, Tôi với Đông đi quay phóng sự hình ảnh sinh hoạt thị xã Đà Nẳng.
Dân từ vùng hoả tuyến Trị-Thiên phía Bắc chạy vào.
Tỉnh lỵ Quảng Nam và Quảng Ngãi kéo tới.
Khiến số lượng dân chúng tập trung tại thị xả này vào tuần lễ chót tháng 3-1975 tăng nhanh theo cấp số nhân.
Đường phố chen chúc người đi bộ. Xe gắn máy và xe hơi kẹt cứng, bóp còi hối thúc in õi giữa không khí oi nồng ngột ngạt đầy ắp hiểm họa chiến tranh ngay trung tâm thị xả Đà Nẳng!
Về phía biển, lưu thông đường đất còn tệ hại gấp bội.
Chung quanh căn cứ bộ tư lịnh Hải Quân Vùng 1, người chực chờ đông đảo, tay xách nách mang chút tài sản gom góp vội, bỏ nhà bỏ đất lánh nạn cộng sản!
Một số không nhỏ, khó ước lượng con số, đã chen chúc lên trên vài chiếc tàu quân vận đậu ở cầu tàu, im lìm không biết chừng nào tách bến, hay là tàu hư hỏng nằm bến chờ tu bổ đại kỳ?
Rất nhiều thuyền thúng, ghe nhỏ nhấp nhô chở đầy người ra chiếc thương thuyền bỏ neo giữa biển nước bao quanh.
Thấy rõ ràng hai chữ Trường Thành phía sau bong tàu.
Chúng Tôi làm nhiệm vụ quay phim phóng sự cấp tốc, không có nhiều thì giờ hỏi han giá cả dịch vụ đưa người ra tàu bao nhiêu tiền hay bao nhiêu vàng!
Có tin đồn đại loan truyền vài chiếc thuyền thúng đã bị lật úp vì sóng đánh ập nước, một số người mất tích không rõ con số đích xác bao nhiêu coi như chết chìm.
Chắc chắn, lẫn lộn trong khối dân chúng từ các quận lỵ, tỉnh thành lân cận Đà Nẳng kéo dồn về đây, cộng quân gài người trà trộn lấy tin tức và thừa cơ phao tin đồn thất thiệt, gieo hoang mang làm xáo trộn, giao động tâm lý quần chúng tạo thêm bất lợi cho chính quyền sở tại!
Tại Huế, Tôi không thấy thông tín viên truyền thông ngoại quốc.
Nhưng tại Đà Nẳng, tình cờ gặp hai đồng nghiệp VN “đi khách” cho NHK và Reuter and UPI!
Đó là chưa kể, chi nhánh Việt Tấn Xả đặt tạm tại cầu thang toà thị chính Đà Nẳng,vì chưa có cơ sở chính thức.
Người bạn Nguyễn Trần Anh từ Sài Gòn ra giữ chức vụ này “gò mình” quanh mấy chiếc Telex gõ lọc cọc liên tục trên mớ giấy trắng tinh. Bận đến độ không thể tiếp chuyện, lúc Tôi tình cờ ghé ngang qua đó để lấy giấy trưng dụng vé hàng không dân sự Air VN để THV Đông bay về Sài Gòn trưa ngày 26-3-1975!
(Mãi đến gần 40 năm sau, gặp lại nhau tại Little Sài Gòn OC California, mới vỡ lẻ “Bạn Ta Nguyễn Trần Anh bị vc “tó” chung với ký giã Trần Quang báo Tiếng Vang và Dân Chủ ra công tác bị kẹt ở Đà Nẳng!
Bị bắt “đi tì”, học tập cải tạo, sau thả ra theo chương trình HO qua Mỹ tự do sinh sống)
Rất may mắn, tại đây Tôi gặp Đại Tá Tôn Thất Khiên, phụ tá Phó Thủ Tướng Phan Quang Đán đặc trách bình định phát triển lo tái định cư quân dân cán chính miền trung tị nạn cộng sản.
Tôi đã nảy ra sáng kiến xin Ông ký giấy trưng dụng ưu tiên khẩn cấp 10 chỗ Air VN từ Đà Nẳng bay vào Sài Gòn.
Với giấy phép này, Tôi đã gặp Ông Mân, chi cuộc trưởng Air VN Đà Nẳng lấy 10 vé để trống tên hành khách cũng như chưa có ngày giờ chuyến bay. Sẽ điền tên vào tại nhà ga phi trường dân sự Đà Nẳng trước giờ lên máy bay.
Ngày 26-3-1975, Tôi tới nhà Trung Uý Bác Sỉ Quân Y Đồng Sỉ Nam đón Quý Hương và người chị mới sinh con trai đầy tháng lên phi trường nhờ Đông “hộ tống”bay vô Sài Gòn trước!
Đến ngày 27-3-1975, Tôi đón phái đoàn đại diện Dân Vận trung ương do anh Nguyễn Tiến Thịnh và Cao Đắc Tuyên lảnh đạo đem tiền ra ủy lạo cứu trợ gia đình thông tin dân vận vùng 1.
Ngoài ra còn có các chuyên viên kỷ thuật điện tử: Thái Hạnh, Võ Văn Sáu, Nguyễn Quang Minh và Trần sum (K1-VTX cựu trưởng đài TV Huế).
Huỳnh Quy, trưởng đài phát thanh Đà Nẳng và một số nhân viên đem xe ra đón.
Tôi liên lạc đưa phái đoàn vào gặp Đại Tá Hoàng Mạnh Đáng, tham mưu trưởng Quân Đoàn 1 để xin tiếp xúc với Trung Tướng Trưởng nhờ yểm trợ trực thăng ra phá đài truyền hình Huế.
Đại Tá Đáng tiếp phái đoàn một cách cấp tốc.
Đi thẳng vào vấn đề cho biết rõ ràng nhanh chóng:
“Xin lỗi quý vị! Hiện tại, chúng tôi không đủ phương tiện trực thăng để yễm trợ lương thực, cũng như đạn dược cho các đơn vị chiến đấu trực thuộc đang giao tranh khốc liệt với địch quân.
Cho nên quân đoàn 1 rất lấy làm buồn không thể nào thỏa mãn yêu cầu do quý vị đưa ra.
Trung Tướng Tư Lịnh Quân Đoàn nhờ Tôi chuyễn lời khuyên tới quí vị nên nhanh chóng về lại Sài Gòn trình lên với trung ương những khó khăn bất khả kháng của chúng tôi”
Cuộc hội kiến xảy ra chóng váng không đầy 10 phút, bằng câu cám ơn kết thúc như lời chào tiễn khách:
“Cám ơn quý vị nhiều. Xin hẹn gặp lại vào dịp khác”!
Ngay sau đó, cả phái đoàn tiu nghỉu
vội vã ra xe theo Huỳnh Quy về tạm trú qua đêm tại đài phát thanh Đà Nẳng, phía bên biển Sơn Chà, sát nách đài radar Mỹ được chuyển giao cho hải quân vùng 1 cai quản. Khuya đêm đó, đặc công vc kéo quân di chuyển ngang qua trước cổng đài phát thanh, đột kích bắn phá và dùng chất nổ phá hủy cơ sở đài radar Sơn Chà.
Phái đoàn trung ương gồm những người ngồi văn phòng làm việc có máy lạnh chưa hề “nếm mùi vị chiến trường” một phen hốt hoảng kinh hồn, bạt vía nghỉ rằng không còn cơ hội trở về mái ấm gia đình.
Trong những lần họp mặt ACE THVN9, Anh Tuyên rất thẳng thắng thú nhận:” Đêm đó tưởng chết rồi. Thấy vc mặc đồ đen, mang súng ống rầm rộ đi chuyển trước cổng đài, mà CSDC bảo vệ không khai hoả.
Anh em lấy bàn ghế chận cửa tạo trở ngại ra vào.
Núp coi qua cửa kiếng, bụng đánh lô tô, tim đập thình thịch, run bỏ mẹ.
Tao bắt thang leo lên trần nhà núp. Tụi vc bắn phá dữ dội lắm. Đinh tai nhức óc.
Hú vía còn sống”
Tôi ngủ ngoài phố. Nửa đêm điện thoại reo vang. Tôi bốc máy, nghe anh Nguyễn Tiến Thịnh nói như “trăn trối”:
-Em liên lạc gấp với Anh Hoà làm công điện khẩn trưng dụng AirVN để phái đoàn về. Nếu qua khỏi đêm nay, còn sống, mai sáng sẽ gặp sớm tại phi trường.
Tôi gọi Khánh Vân nhờ em Tôi Chu Hạ “hotline” gặp Anh Hoà chuyển đạt những gì trưởng phái đoàn là Anh Thịnh đã nói!
Riêng Tôi, thêm sáng kiến gọi về phòng điều hợp không vận tổng tham mưu xin giữ 10 chỗ trong chuyến bay quân sự C130 sớm nhứt để phái đoàn về, trong trường hợp AirVN trục trặc hủy chuyến bay.
Bởi sự quen biết được tín nhiệm tin cậy, trong vấn đề giao dịch làm việc phục vụ quốc gia, Trung Tá Cương, trưởng phòng điều hợp không vận TTM đã tận tình “booking manifest” giữ chỗ trước cho phái đoàn.
Đà Nẳng 28-3-1975
Với tình thế, quá khẩn trương, Tôi giãi thích cho đại gia đình Quý Hương biết tất cả mọi người muốn đi cứ lên hết phi trường “standby”!
Tôi không dám nói rõ những gì có thể xảy ra vì không đủ dữ kiện trong tay. Chỉ phó thác số mệnh “tuỳ cơ ứng biến”, từng giai đoạn tuỳ theo hoàn cảnh.
Sáng hôm đó, có một chuyến Air VN,và hai chuyến máy bay quân sự C130 đáp Đà Nẳng.
Anh Tuyên nguyên thuỷ làm việc cho hàng không dân sự, có nhà trong khu cư xá Tân Sơn Nhứt, cho nên có “phe ta” đưa lên tàu vọt sớm về Sài Gòn.
Số anh em còn lại bị chờ “dài người” bay chuyến chiều.
Phi trường Đà Nẳng, trạm Air VN đối nghịch Air Kaki quân sự, chia đôi bởi nhiều đường bay chắn ngang chính giữa.
Tôi phải vận dụng mọi phương tiện, lấy mười người của gia đình QH, từ trạm hàng không dân sự đưa qua trạm hàng không quân sự bay bằng C130 vào Sài Gòn.
Số còn lại, Tôi dùng vé AirVN đã mua sẳn từ Ông Mân chi cuộc trưởng Đà Nẳng.
Khoảng 2 giờ chiều, hai chuyến phản lực AirVN đáp.
Chỉ có chiếc Boeing 727 vào trạm.
Võn vẹn một hành khách duy nhứt bước xuống tàu là Thiếu Tá CSQG Liên-Thành.
Chiếc thứ hai bị trực thăng bay chận đầu mũi không cho chuyển động.
Sau đó, Tôi thấy một chiếc trực thăng thứ hai đáp bên cạnh thả một số người xuống, hấp tấp chạy thẳng lên cầu thang biến mất vào trong lòng máy bay.
Chỉ trong thoáng chốc máy bay tức tốc cất cánh.
Lấy tư cách báo chí, Tôi tìm hiểu được giới chức thẫm quyền Air VN địa phương cho biết Vị Tư Lịnh Quân Đoàn dùng quyền trưng dụng phương tiện “di tản thân nhân gia đình” khỏi vùng giao tranh chiến sự.
Thủ tục khám xét hành khách ưu tiên cho lên tàu trước là phái đoàn Dân Vận trung ương.
Nhân cơ hội này, Tôi gài hết những người còn lại của gia đình QH đi ké liền sau lưng phái đoàn, may mắn lên máy bay một cách trót lọt.
Tôi là người bọc hậu đi sau chót, bất ngờ bị trần sum níu lại cho biết không được phép qua khỏi cổng vì “metal detector” rú lên, nhân viên công lực chận lại khám người lòi ra khẩu k54 súng của vc dấu trong nách áo. Tôi hơi bực,giọng có vẻ xì nẹt:
-“Anh muốn giử súng thì ở lại về sau. Bỏ súng lại lên tàu về Sài Gòn báo cáo mất!”
Nhưng trong đầu, Tôi thắc mắc bắt đầu hoài nghi “tại sao tên này có súng cộng sản k54, không lẽ hắn làm tay sai nằm vùng cho vc”!
Rồi Tôi lo áp tải người nhà Quý Hương hối hả lên máy bay.
Dồn dập cấp bách đến độ Tôi quên chào từ giả người em Chu Hạ, cũng có mặt tại đây ngày hôm đó!
(Từ đó đến nay Anh Em chưa hề gặp lại nhau)
Đột ngột, cảnh náo loạn xảy ra, hành khách chen lấn xô đẩy nhau chạy túa ra sân, tràn lên thang máy bay.
Rất may mắn, hành khách thuộc thành phần ưu tiên lên máy bay trước, không gặp trở ngại trong việc ngồi vào ghế không cần đúng chỗ ghi trên vé.
Thấy ghế trống ngồi đại vào đó là yên chuyện.
Phi hành đoàn phát giác ra cảnh hổn loạng bùng nổ bất ngờ, vội vã đóng ập cửa máy bay. Cấp tốc di chuyển phi cơ ra đường bay cất cánh liền. Trong khi, một số người còn đứng lố nhố, mà không có ghế ngồi.
Thật là kinh hoàng, Tôi không đủ khả năng diễn tả nỗi lo sợ khủng khiếp xảy ra lúc đó, lòng phập phòng nơm nớp chỉ sợ máy bay rớt bất tử.
Cuối cùng, máy bay đáp Tân Sơn Nhứt với hơn 2 giờ trên không phận, thay vì thông thường bay từ Đà Nẳng vào Sài Gòn chỉ mất một giờ 15 phút thôi.