Saturday, December 30, 2023

Anh Em - Trần Yên Hòa

 
Ông Tư và ông Năm có một những ngày tuổi thơ rất xanh màu da trời và rất hồng màu ráng chiều, nghĩa là ở một vùng quê có dòng suối Sầu Đâu và dòng sông Tam Mỹ. Dòng suối chảy vòng vòng qua những làng trên xóm dưới. Dòng suối cạn nên hai đứa bé cởi bò, bơi qua suối trong những ngày mùa gặt, cả khu Đồng Đất ồn ào rộn rịp, ca bài ca gánh gánh gánh gánh thóc về.
    Những ngày tuổi thơ vắt ngang lưng những sợi tơ vàng, khu Đồng Đất, xóm Gò, suối Sầu... Người mẹ tất tả sáng sớm thức dậy nấu cơm, nấu đồ ăn, cùng người cha ngồi trong căn nhà bếp. Hai ngưới nói chuyện râm rang, chuyện trời mưa trời nắng. Con Mơ con nhà bà Đương lấy chồng về xóm Đồng Rạ, sống không được thế nào ấy, mà bỏ về nhà khóc bù lu bà la. Thằng Quê bỏ quê mà đi vào Sái Gòn lập nghiệp rồi, nó than, quê hương chó ỉa. Thằng ba Đạt vào biệt kích đánh trận đâu trên Kỳ Sơn chết đem xác chở về chôn ở xóm Gò. Con tám Hường con ông Thông cũng bỏ chồng về sống với bà An, làm cái chòi ở xóm ông Đốc. Những chuyện trời mưa trời nắng đó, đã đưa cha mẹ trở về tháng ngày tuổi thơ đầy trăng sao hoa mộng của những mùa trăng thơ ấu cũ.
    Rồi những ngày ông Tư đi lính đóng tuốt xa đâu ở vùng hai chiến thuật, còn ông Năm cày lội lên thác xuống ghềnh ở vùng một, đầy bom mìn, lựu đạn, AK.
    Cũng may, hai ông đã thoát qua khỏi cơn chiến tranh đau đớn, xao xác đó.
    Ông Tư đi tập trung ở Trảng Lớn. Rồi đi qua khắp cả những trại tập trung hung hản nhất, thì ông Năm cũng vào lò cải tạo...Suốt trong gần mấy năm xa cách, hai anh em không gặp nhau. Những đêm thâu trằn trọc không ngủ được ở Trảng Lớn, ở Thành Ông Năm, ở Suối Máu, ở Long Giao, ở Long Khánh, hai ông chỉ mong ra hiện trường sản xuất để thấy nhau, ngó nhau chút thôi cũng được, nhưng vẫn không thấy, vì ở hiện trường lao động sản xuất, số tù đông như kiến. Chỉ biết nhau do người nhà thăm nuôi kể lại, thằng G đang cũng ở khu này, mi có gặp không? Đâu có gặp, trong hàng rào kẻm gai mà làm sao gặp được. Chị Ba nói như hai người đang sống ở ngoài đời vậy.
    Ông Tư về trước ông Năm mấy năm, ông lại từ miền nam về trung, xuôi theo chuyến tàu chợ, chở đầy súc vật, mắm, muối, gạo, rượu, của đám người đi buôn hàng chuyến. Ông phải đi bộ thêm hai mươi cây số nữa mới tới chỗ ông Năm. Nhìn dáng thằng em gầy trơ xương ông thương quá là thương, nhưng rồi ông nhìn lại mình, cũng vậy chứ có khác chi mô, cũng trơ xương như người trong nạn đói năm Ất dậu.
    Hai anh em nghẹn ngào không nói được câu nào ra hồn, ông Tư, ừ thì ngoài mình cũng bình an, nhờ ơn cách mạng anh có công ăn việc làm, ở kinh tế mới anh vào rẫy cày sâu cuốc bẫm cũng đủ ăn...ông Năm, cảm ơn cách mạng, em an tâm học tập tốt lao động tốt, mong sớm về với gia đình.
    Thời gian trôi qua, đến sáu năm, ông Năm trở về. Ông đã lên cùng ông Tư cũng chun vào rẫy bái ở khu kình tế mới...cũng cày sâu cuốc bẩm mà kiếm không ra đủ hột gạo để nuôi thân...
Rồi hai ông cũng lê thê lếch thếch kéo nhau về Sài Gòn, ông Năm chạy xích lô, ông Tư đi bỏ hàng lặc vặt kiếm ăn qua ngày. Buổi chiều khi mọi chuyện đã xong thì hai ông hẹn nhau xuống quán cơm bà cả đọi. Như vậy cũng suốt bốn, năm năm...
 *
 Rồi cũng hai mươi năm sau, gió hải ngoại rít lên qua những tầng mây xám.  
    Ông Tư về vùng đất lạnh bên trời tây bắc. Ông Năm về vùng nắng ấm. Những hai mươi năm sau hai ông mới gặp lại (dù hằng năm ông Tư cũng về thăm thằng Năm mấy lần).
    Tương phùng. Đúng là tương phùng.
    Tóc hai ông già đều bạc. Nhưng xí xọn chút cho coi được, cho như còn thời trai trẻ, cố lấy lại tuổi thanh xuân. Tóc hai người đều nhuộm. Trông  trẻ hơn, nhưng sức nặng của thời gian đã đè xuống, khiến hai ông nhin đời bằng con mắt ngơ ngơ. Tóc ông Năm nhuộm đen tuyền còn ông Tư màu nâu sẩm. Họ cố kiếm nhà ở gần nhau. Hai ông lại vẫn sáng, trưa, chiều, tối, bên chung trà, bên chén rượu.
    Một buổi sáng bà Tư gọi ông Tư, ông ơi, ông ơi. Tai ông Tư bây giờ điếc đặc. Cái điếc của ông cũng mấy năm rồi, nhưng nó từ từ đến. Đến bây giờ ai nói, phải kê sát miệng vào tai ông nói lớn. Người ngoài nghe tưởng là có chuyện gì họ cự nự nhau.
    Bà Tư nói với ông Năm, ổng điếc lắm, tui cũng mệt cho ổng. Nói chuyện với ổng phải múa chân múa tay. Nói vậy nhưng bà thương ông, thường pha cho ông bình trà ngon, nấu cho ông tô ốc miu loãng để ông ăn sáng. Ông thích nhâm nhi ốc miu bên li trà và ngồi lướt net.
Ông Năm là người sa đà những chuyện vớ vẩn trên đường tình. Qua bà thứ nhất vì tù tội, nên ông trở về mỗi người mỗi ngã. Ông kết bà hai, cũng gãy đổ. Rồi đến bà ba. Cũng bỏ đi, ông nghĩ đàn bà sao dữ như con chằn lửa. Bà ba lại bỏ đi, săm soi đời ông từ ngày ông còn cởi trường, leo lên lưng bò tắm suối.
    Ông lại trở về nỗi cô đơn thui thủi một mình.
    Ông Tư thấy đứa em lận đận như vậy quá thương. Dù biết rằng mỗi người có một số trời định, nhưng thằng em của ông là một đời nghiệt ngã. Biết ông Năm có số đào hoa, nhưng thật ra, ông không lang bang, bạ ai yêu đó. Ông yêu ai, lấy ai, là yêu chết bỏ và trung thành chết bỏ. Ông không có cuộc ngoại tình nào.
    Nhưng dù có trung thành bao nhiêu đi nữa, thì (các) bà Năm cũng ghen nhau. Bà Năm ba tìm đâu một tấm hình cũ của bà Năm hai chụp với người chị, một thời xa lắc, liền tru tréo lên những lời phỉ báng độc địa rồi khăn gói bỏ đi. Ông Năm có giải thích thế nào thì cũng là những lời vô vọng. Ông đành im lặng nhìn trời hiu quạnh.
    Đàn bà là con ma. Ông Năm thường tự nhủ mình vậy, nhưng thiếu vắng con ma lòng ông tự dưng ông thấy nhớ. Trở về mái nhà xưa với các bà Năm: một, hai, ba, không được, ông phải đi tìm một người khác thế thân.
    Đó là cái số, ông Tư thương thằng em lao đao vì chuyện đàn bà. Nhưng biết làm sao? Thôi thì nó đi đâu cố đi theo nó.
    Ông già bảy bảy đi theo lẽo đẽo bên ông già bảy ba. Cà phê ngồi quán ông bảy ba phải nói thật to lên, chứ không thì ông bảy bảy cứ ngửa cổ lên ngóng. Cái gì, mi nói gì tau không nghe rõ. Điếc mà, mi không biết sao?
    Cuộc nói chuyện có lúc sôi nổi như cải cọ chuyện gì.
    Ông Năm nói nhỏ vào tai ông Tư. Tui phải kiếm một bà nữa anh Tư ơi. Một mình vò vỏ quá.
Ông Tư gục gặc cái đầu.
    Ừm. ườm.
    Ông Tư im lặng, ông muốn nói một điều gì đó cho ông Năm biết theo sách giáo khoa thư, như nhân nghĩa lễ trí tín, hay với người đàn bà phải tam tòng tứ đức, công dung ngôn hạnh... Ông gục gặc cái đầu chưa kịp nói ra thì ông Năm nói trước:
    Thôi, nghĩ cũng mệt quá anh Tư à, em đã từng tuổi này mà phải bắt đầu từ con số không thì mệt quá. Em xin nghỉ xả hơi cho khỏe. Mình một mình ngủ nghỉ ung dung, không có ai quấy rầy thì tốt nhất. Thỉnh thoảng xuống thăm con, bồng cháu, giỡn hớt với tụi nó cũng vui. Rồi chiều chiều qua anh cùng anh chè chén...lai rai ba sợi, cũng đủ lãng quên đời, thế là vui rồi, phải không anh Tư.

    Ông Tư e hèm.

    Ườm, ườm...

  Trần Yên Hòa

Wednesday, December 27, 2023

MỖI GIA ĐÌNH, MỘT THƯƠNG PHẾ BINH Nam Lộc

Giáng Sinh vừa qua, Tết Nguyên Đán và năm mới cũng gần kề. Nhân mùa lễ hội, chúng tôi lại xin mạn phép để được nhắc nhở đến quý vị ân nhân, bạn hữu cùng những người thân trong gia đình, đặc biệt là gần 500 vị đã ghi danh để bảo trợ các Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa qua chương trình “Mỗi Gia Đình, Một Thương Phế Binh” mà chúng tôi đã phát động từ năm 2021.

Bài viết này sẽ được gửi đến quý vị mà chúng tôi đã có địa chỉ email, không phải chỉ để nhắc nhở, mà con gửi lời cảm tạ chân thành đến tấm lòng nhân ái của quý vị dành cho các TPB bất hạnh, hiện vẫn đang sống tơi tả ở quê nhà. Đặc biệt là quý ân nhân đã và đang tiếp tục gửi tiền về giúp những cựu chiến binh VNCH của chúng ta.

Cám ơn ông bà Nguyễn Võ Long của Phong Trào Việt Hưng đã vừa gởi tiền về giúp cho danh sách của 1144 TPB/VNCH. Cám ơn ông bà Nhân Nguyễn ở San Jose đã đóng góp $100.000 dollars qua Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, để nhờ ban tổ chức chuyển trực tiếp về quê nhà cho danh sách của gần 2000 TPB/VNCH. Đặc biệt là quý vị khán giả cùng các nhà bảo trợ đã tham gia cũng như đóng góp vào các buổi nhạc hội gây quỹ cứu trợ TPB/VNCH ở cả hai miền Nam Bắc California.

Hôm nay, từ Việt Nam, qua quý vị thiện nguyện viên, chúng tôi nhận được danh sách của một số TPB/VNCH dưới đây, họ là những người đã lớn tuổi không có thân nhân hoặc bất cứ ai giúp đỡ. Đang sống cô đơn và thiếu thốn. Nếu quý vị nào có lòng và có hoàn cảnh xin vui lòng gởi một chút quà về giúp cho họ để sống qua ngày. Cũng theo nguyên tắc của chương trình “Mỗi Gia Đình, Một Thương Phê Binh”, quý vị chỉ cần nhờ các dịch vụ gửi tiền, hoặc đích thân trực tiếp gửi về cho họ mà không cần phải qua trung gian của bất cứ một cá nhân hay hội đoàn nào.

Tất cả các danh sách Thương Phế Bình của chúng tôi giới thiệu đều đã được quý vị thiện nguyện viên, cựu chiến binh QLVNCH ngày trước kiểm nhận và xác định trước khi chúng tôi chuyển đến quý ân nhân để xin giúp đỡ.

Ngoài danh sách đính kèm, nếu bất cứ quý vị đồng hương nào quan tâm đến hoàn cảnh của các TPB/VNCH khác và muốn nhận bảo trợ cho họ, thì xin cứ viết email cho chúng tôi về địa chỉ: namlocnguyen@yahoo.com, tôi sẽ gởi lý lịch cùng chi tiết của họ đến quý vị trong thời gian sớm nhất.

Chân thành cảm tạ và kính chúc toàn thể quý vị cùng gia đình một mùa lễ hội lễ thật bình an và hạnh phúc.

@ Danh sách một số TPB/VNCH không có gia đình, thân nhân, cao tuổi ở nhà trọ đang cần được giúp đỡ:

1. TPB Nguyễn Thành Phương (không thân nhân, người anh duy nhất cùng binh chủng đã tử trận năm 1971 ở Campuchia)
Số quân: 75/ 104929 – Đơn vị: Tiểu Đoàn 4 TQLC
Thương tích: Bị thương đầu, mù một mắt, mắt còn lại mờ dần. Không còn lao động được.
Hiện trạng: Ở nhà trọ không cố định, thường liên lạc qua một đồng đội và cũng là vị chỉ huy cũ tên Dương Thái (ông Thái đã trên 70 tuổi nên không thể nuôi ông Phương thường xuyên được nữa).

2. TPB Nguyễn Mạnh Cường, nguyên Sĩ Quan Biệt Động Quân Khoá 3/71 Thủ Đức. Bị thương, trở thành TPB lúc còn rất trẻ nên không có vợ con, Hiện ở trọ với em gái là mẹ đơn thân nên hoàn cảnh rất khó khăn)
Số quân: 70/135525 – Đơn vị: ĐĐ 3/TĐ 31 BDQ
Thương tích: Chân bị liệt phải chống nạng, cộng nhiều thương tích khác. Ông Cường đã 73 tuổi, không còn làm việc được nữa.

3. TPB Vũ Khắc Mầu, ông Mầu sắp 78 tuổi, thuộc binh chủng TQLC. Lập gia đình muộn, không con cái. Ông bị thương đầu nên lúc nhớ lúc quên, không nhớ rõ số quân . Cấp chỉ huy cũ của ông là cựu sĩ quan Nguyễn Trọng Tường (hiện đang sống ở Úc Châu)  đã xác định lý lịch của ông Mầu (vì giấy tờ TPB bị mất hết nên ông Mầu chưa hề được Tổng Hội TQLC trợ giúp. Vợ chồng ông Mầu có nguy cơ bị duổi khỏi nhà trọ vì ông bà  không đủ sức lao động thường xuyên. (email ông Nguyễn Trọng Tường: jnguyen@cmivnedu.com)

4. TPB Võ Sinh. Thương tật: Mù một mắt. Hoàn cảnh, không vợ con, không thân nhân, làm thuê giữ rẫy trên núi ở Ninh Thuận, cuộc sống rất khó khăn, bữa đói bữa no. Không có lương mà chỉ có thức ăn và cái điện thoại cũ.
Số quân: 74/114089 – Tiểu đoàn 8 TQLC

5. TPB Vương Đình Thế. Thương tật: Cụt chân trái năm 1970. Hoàn cảnh, Vợ chết, không con cái, 70 tuổi).
Số quân : 73/104095 - Tiểu đoàn 6 TQLC

6. TPB Nguyễn Khắc Sương.  Bị thương vào mặt ngày 29/3/75 tại Đà Nẵng và lạc mất đơn vị khi Đà Nẵng thất thủ, ông đã lần mò đi bộ , vừa đi vừa xin bà con giúp đỡ để về Saigon, mất gần 1 năm mới về đến Saigon thì hai mắt đã mù. Sống lây lất nhờ các bà con và tu sĩ Công Giáo.
Số quân: 71/140139 - Tiểu Đoàn 5  TQLC

@ Và một danh sách gồm TPB/VNCH thuộc mọi quân chủng theo thứ tự dưới đây:

 7. Trần Quốc Tuấn

Cụt 2 tay

74/428808

Gia Lai

 8. Nguyễn Văn Lành

Cụt 1 chân, liệt 1 chân

53/647438

Bến Tre

 9. Đinh Văn Khuê

Cụt 1 chân

69/120883

TP/HCM

10. Đỗ Minh Thuận

Cụt 2 chân

54/578452

TP/HCM

11. Huỳnh Văn Bông

Cụt 2 chân

74/147759

Bình Dương

12. Lê H. Ngọc Sinh

Cụt 1 chân

73/134715

Bình Dương

13. Lê Tấn Thành

Cụt 2 chân

56/865767

TP/HCM

14. Nguyễn Văn Nứt

Cụt 2 tay

51/458228

Bình Dương

15. Nguyễn Văn Sót

Cụt 2 chân

70A/700409

TP/HCM

16. Nguyễn V. Thanh

Cụt 2 chân

51/457697

Bình Dương

17. Bùi Văn Oanh

Cụt 1 chân

54/765992

Củ Chi

18. Cao Văn Nghĩa

Cụt 1 chân

50/345374

Bến Tre

19. Nguyễn Văn Ngọc

Cụt 1 chân

??/39979

Bến Tre

20. Trần Văn Châu

Mù 2 mắt

48/439262

TP/HCM

21. Bùi Văn Sách

Cụt chân trái

43/282.420

Vĩnh Long

22. Danh Đực

Cụt đùi phải

Biệt Kích

Sóc Trăng

23. Danh Thành

Cụt đùi phải

NQ/862.186

Kiên Giang

24. Hà Được

Cụt hai đùi

68/409.780

Gia Lai

25. Hà Văn Sáu

Mù hai mắt + cụt tay trái

52/683.129

Đồng Tháp

26. Hoàng Văn An

Cụt đùi trái + hư gối phải

64/159.560

Sài Gòn

27. Hoàng Văn Bảo

Cụt chân trái

38/077.416

Bình Thuận

28. Huỳnh Văn Bông

Cụt hai chân

74/147.759

Bình Dương

28. Huỳnh Dinh

Liệt hai chân

70/206.707

Đắc Nông

30. Huỳnh Tấn Tiếng

Cụt đùi trái

73/507.653

Bình Dương

31. Huỳnh Văn Bảy

Cụt tay phải + gẫy chân trái

74/516.576

Bình Thuận

32. Huỳnh Văn Hùng

Cụt chân trái sát háng

73/140.818

Cần Thơ

33. Huỳnh Văn Minh

Khuyết sọ, liệt tay và chân

74/124.601

Bình Định

34. Lại Kế

Cụt đùi trái, gãy chân phải

Biệt Kích

Huế

35. Lê Bi

Cụt chân phải + hư mắt trái

47/814.624

Khánh Hòa

36. Lê Cảnh Minh

Cụt đùi phải

62/158.994

Ninh Thuận

37. Lê Cầu

Cụt chân phải

73/755.146

Phú Yên

38. Lê Minh Hoàng

Cụt đùi trái + gãy chân phải

67/173.341

Kiên Giang

39. Lê Nhỏ

Cụt chân trái

75/408.949

Khánh Hòa

40. Bùi Văn Sạch

Cụt hai đùi

50/542.481

Bến Tre

Chúng tôi sẽ chỉ phổ biến địa chỉ và số điện thoại của các TPB dưới đây đến quý vị nhận lời bảo trợ hoặc giúp đỡ họ mà thôi. 

Nam Lộc
namlocnguyen@yahoo.com

Saturday, December 23, 2023

Một Lễ Giáng Sinh Xưa - Trường Sơn Lê Xuân Nhị

 Một lần nữa, Giáng Sinh lại đến, đem an vui cho mọi người.  Tôi xin Kính Chúc tất cả các anh chị và gia đình Một Mùa Giáng Sinh vui vẻ và an lành, một năm mới hạnh phúc, sức khỏe dồi dào.  Thêm vào đó, một món quà mọn, đó là truyện ngắn Giáng Sinh.

Thân kính.

Một Lễ Giáng Sinh Xưa

 Tặng B. (QGNT), một người con gái ngày xưa tôi đã vô tình gặp một lần ở Houston, TX.  Không biết giờ em đã lưu lạc nơi nào, sinh sống ra sao, chồng con thế nào. Chân thành cầu chúc em và gia đình được an vui hạnh phúc.

 Trường Sơn Lê Xuân Nhị

 Một buổi chiều thứ Sáu vào cuối mùa hè, Tuấn vừa tắm xong sau một ngày lao động và học hành vất vả, đang ngồi xem cái TiVi đen trắng cũ với cây ăng ten là một sợi dây móc áo, và hình ảnh thì khoảng 50 phần trăm là … hột é, thì cánh cửa phòng bật mở rất là tự nhiên và bất ngờ…

Tuấn chưa kịp quay mặt lại để nhìn thì đã nghe con Nhàn, khoảng 10 tuổi, con của bà chủ nhà, đã mở phăng cửa và tự nhiên bước vào, nói như quát:

-Chú Tuấn, mẹ con muốn nói chuyện với chú…

Nói xong, chẳng cần chờ để nghe câu trả lời, con nhỏ quay lui, cánh cửa đóng rầm lại một phát, cũng rất là bất ngờ…

Tuấn dọn về thành phố New Orleans này đã gần một năm, mướn đỡ một căn phòng của một người đàn bà Việt Nam.  Bà này ngày xưa theo chồng là lính sang Mỹ ngày 30 tháng 4, nhưng đã ly dị chỉ sau một năm.  Bà ta không đẹp không xấu, nhưng cặp mắt rất là sắc, coi cô hồn dễ sợ.

Căn phòng của Tuấn mướn có cửa nhưng ổ khóa không khóa được.  Thành thử, bất cứ ai muốn vào phòng lúc nào cũng được.  Tệ hơn nữa, gia đình này thuộc dạng nhà quê, có lẽ ngày xưa ở Việt Nam nhà không có cửa cho nên ai muốn vào phòng chàng thì cứ việc mở cửa đi thằng vào, chẳng cần gõ hay xin phép.

Tuấn độc thân, của cải chẳng có gì ngoại trừ mấy bộ đồ cũ mua ở Goodwill và một mớ sách của trường học nên chẳng bao giờ sợ mất mát cái gì.  Nhưng kẹt là ở nhà với hai người phái nữ, một già một trẻ, tuy một mình trong phòng nhưng chàng không bao giờ dám mặc quần xà lỏn, chỉ sợ người ta vào bất ngờ nên bị mất tự nhiên.

Lúc ấy chỉ mới có 8 giờ tối, nhưng sau một ngày lao động và một cua toán Integral Calculus nhức đầu ở đại học UNO, chàng mệt đừ người, cặp mắt đã díu lại, thiu thiu muốn ngủ, giờ lại được mời ra gặp chủ nhà.  Tuấn lắc đầu, thò tay tắt cái tivi, lừ đừ bước ra, mặt mày xụ xuống.

Bà chủ nhà, chỉ lớn hơn Tuấn khoảng vài tuổi, đang ngồi chổng đít trên mặt thảm trong phòng khách, vừa coi Tivi vừa lặt rau, tỉnh bơ làm như không biết chàng đi ra.

Dù không muốn, Tuấn cũng phải nhìn vào cái cặp mông đít tròn trịa và vĩ đại của bà một phát, nuốt nước miếng rồi hỏi:

-Bé Nhàn nói chị gọi tôi?

-Ờ.

Sau tiếng “ờ” là một sự im lặng.  Bà tiếp tục nhìn vào cái tivi màu đẹp đẻ, đang chiếu một chương trình ca nhạc gì đó, quên hẳn chàng đi.

Tuấn khó chịu lắm nhưng chẳng biết phải làm gì.  Mình mang thân ăn nhờ ở đậu, dù mỗi tháng vẫn chi tiền nhà đầy đủ nhưng vẫn luôn luôn chịu đủ thứ thiệt thòi.  Mỗi lần thấy mặt Tuấn là y như bà luôn luôn có chuyện để nhờ vả.  Nhẹ thì anh coi dùm cái vòi nước sao nó cứ rỉ hoài, hoặc chỉnh dùm cái màn cửa, nặng hơn một chút thì nhờ anh chở tôi hay chở cháu ra chợ mua cái này mua cái kia.  Tuấn vừa đi làm vừa đi học, thì giờ chẳng có bao nhiêu mà mỗi lần đi như thế thì mất tiêu hết cả tiếng đồng hồ.  Đó là chưa nói đến chuyện bà chủ lại có cái tật hay … để quên bóp ở nhà.  Trăm lần như một, Tuấn vừa thắng xe trước cửa tiệm thì bà mới nhớ ra là mình đã quên bóp ở nhà.

-Khổ quá, lại quên mẹ nó cái bóp ở nhà rồi.  Anh cho tôi mượn đỡ 20, về nhà tôi trả…

Những lần đầu, Tuấn sẵn sàng cho mượn, dù rất đau khổ.  Nhưng bà chẳng những có tật để quên bóp, mà còn có thêm cái tật quên nguy hiểm hơn là quên trả tiền mình mượn.  Hình như 2 cái quên này nó luôn luôn đi đôi với nhau.

Tuấn là thân nam nhi, dù nghèo, nhưng không lý chỉ có 20 mà mở miệng ra đòi thì coi thấy nó kỳ quá.  Chàng định bụng để đến đầu tháng, khi trả tiền nhà thì sẽ nói với bà trừ vào số tiền mướn.  Nhưng đến đầu tháng, chàng lại quên luôn.  Và khi bà chủ nhà mượn đến lần thứ ba thì chàng lắc đầu, nói thẳng:

-Trong bóp tôi chỉ còn vài đồng lẻ…

Tuấn tưởng bà sẽ bắt mình sẽ chở bà về nhà để lấy bóp, nhưng bà tình bơ mở cửa xuống xe, sủa một câu với một bộ mặt hầm hầm trước khi đóng cửa:

-Người… như ông thì đố có ai mà mượn ông được một đồng…

Hóa ra cái chuyện quên bóp chỉ là một cái trò bố láo, một trò điếm vặt.  Nhưng phải thành thật mà nói, mỗi lần nhà ăn cơm, bà cũng sai con Nhàn ra mời chàng ăn chung.  Mới đầu Tuấn ngại lắm bởi chàng chỉ đóng tiền nhà, còn chuyện ăn uống thì “hồn ai nấy giữ”, nhưng thấy bà mời thật tình, chàng cũng ra ngồi vào bàn, nhưng ăn uống khép nép còn hơn cả nàng dâu mới về nhà chồng chứ chẳng bao giờ dám “chan gắp liền tay như một hảo hán” như những ngày xưa khi còn đi lính.  Thấy như thế, bà cũng hào sảng mạnh tay gắp thức ăn vào chén chàng, miệng bảo:

-Cái anh này, phải ăn uống mạnh bạo lên mới có sức mà đi cày chứ, cứ thập thò thập thỏm mãi làm sao mà lớn được.

Cũng nhờ những việc nho nhỏ đầy tình cảm và tình người này mà Tuấn còn ở lại với bà, dù nhiều lần đã tính dọn đi chỗ khác.

Tuấn đành ngồi xuống cái sô pha, chờ đợi, cặp mắt cũng dán vào cái tivi màu rực rở mà từ khi sang Mỹ tới giờ, chàng ít khi được xem.

Đến phần quảng cáo, Tuấn hỏi nhanh:

-Chị cần gì tôi?

-À, sáng mai tôi nhờ anh ra chợ Chồm Hổm mua cho tôi chục bó rau muống, vài ký ớt đỏ, chục bó ra ngò tươi... vân vân

Tuấn ráng nhớ những gì bà chủ dặn dò.  Rồi bà kết luận bằng một câu:

-Chú lấy giùm tôi một chục trứng vịt lộn và rau răm nhé…

Thành phố New Orleans nơi Tuấn ở được chia làm hai phần bởi con sông Mississipi.  Bên kia là Đông ngạn, bên này, nơi Tuấn ở, là Tây ngạn.  Tây ngạn, đa số là dân da trắng nên thành phố sạch sẽ và lịch sự hơn phía Đông, nơi đa số là da đen.  Chợ Chồm Hổm nằm bên phía Đông, nơi có nhiều làng đánh cá Việt Nam tập họp.  Từ chỗ Tuấn ở, lái xe sang chợ Chồm Hổm mất khoảng từ 45 phút đến một tiếng đồng hồ nếu không bị kẹt cầu.  Khi cầu bị kẹt, thì dài cỡ 4, 5 tiếng đồng hồ là chuyện thường.

Hãy nói tại sao có cái tên Chợ Chồm Hổm bên đất Mỹ này?

Lịch sử của Chợ Chồm Hổm ở New Orleans bắt đầu chỉ vài tháng sau khi người Việt định cư tại đây.  Mà tại sao lại vài tháng?  Xin thưa, vài tháng là một thời gian tối thiểu cần thiết nhất để con người trồng một cây rau cây quả cho nó trưởng thành, cung cấp đồ ăn thức uống cho người trồng.  Nhưng cây quả gặp đất tốt, lại nhiều mưa, nên lớn mau như thổi.  Cây trái ăn không hết, cho cũng không hết, tại sao lại không bỏ ra thúng mà đem bán nhỉ?  Chẳng những cây quả, còn nhiều thứ khác.  Như gà vịt và thậm chí cả… thịt chó.  Ôi thôi khỏi nói, những ngày lễ lạc lớn như Noel hay Tết, ai bước vào đây cũng nghĩ mình đang ở Việt Nam chứ không ở Mỹ.  Mà còn có thể vui hơn ở Việt Nam ngày xưa vì ở đây không có giới nghiêm, không bị cấm đốt pháo, bia rượu lại rẻ rề…

Gần 3 khu làng Việt Nam, có một khu đất trống bỏ hoang lâu ngày, rộng mênh mông với cỏ dại mọc lên tới đầu, cùng với võ xe cũ và rác rưởi tùm lum.  Một người Việt Nam nào đó có máu làm ăn liền bỏ tiền mặt ra mua với giá rẻ mạt, vài ngàn đô la.  Vài tuần sau, bãi đất hoang ấy đã biến thành một khu đất khang trang sạch sẽ, có chỗ đậu xe trải đá sỏi đàng hoàng.  Ai muốn bán hàng xin chi 5 tì, mướn một khu đất nhỏ một vài mét vuông, là có quyền ngồi từ sáng tới tối.   Lại có cả những ổ cắm điện, ai muốn xài xin chi thêm 5 tì.  Rẻ chán.  Nhưng hình như không có ai ngồi tới tối vì chỉ đến 10 giờ sáng là hàng hóa đã bán sạch.  Dĩ nhiên, ngoại trừ mấy cái hàng bán đồ nhậu, thịt chó và rượu bia.  Chợ chỉ họp vào 3 ngày cuối tuần.

Tiếng đồn đi rất nhanh.  Chẳng bao lâu, không ai ở New Orleans mà không biết đến cái tên Chợ Chồm Hổm này.  Ngay cả những tiểu bang lân cận như Texas, Florida, Georgia cũng biết.  Khách thập phương lần lượt đổ về với những chiếc xe mang bảng số từ các tiểu bang khác vào những ngày cuối tuần hay dịp lễ lạc.

Mới đầu chợ chỉ bán rau cải, gà vịt vớ vẫn, nhưng lần lần biến hóa, buôn bán đủ thứ.  Từ tôm cá tươi cho đến bún phở tươi, bánh tráng, cà pháo, mắm tôm, cho đến gà vịt, vân vân.  Toàn là những thứ đồ ăn thức uống rất gần gũi với người Việt mình nhưng không bao giờ có bán ở chợ Mỹ.  Có vài anh hay bà lại kê bàn, bán luôn cả thịt chó, tiết canh vịt, rượu bia.  Thế là, các ông chồng chở vợ đi chợ có nơi chốn giải trí trong khi chờ đợi.  Nghe đồn, có một ông kia ngày xưa là lính chở vợ đi chợ, trong lúc chờ, liền ghé quán, làm vài đĩa chả chìa rựa mận cho … thỏa tình mong nhớ.  Ăn nhậu mới sương sương vài chầu, mụ vợ xuất hiện đòi đi về.  Ngu sao mà về.  Anh chần chừ, bị mụ vợ chửi ngay trước mặt anh em.  Thế là anh liền nối máu giang hồ hay máu lính, hay máu du côn máu gì không biết, thẳng tay tặng liền cho mụ vợ lắm mồm vài cái tát tai ngay trước mặt bạn bè.  Thế là … hết chửi, bèn ngồi ôm mặt khóc hu hu.  Anh chàng nâng ly với bạn bè, mặt kênh lên sung sướng và hãnh diện: “Dô đi anh em, mẹ nó chứ, sang Mỹ rồi bày đặt bắt chước mấy con đầm Mỹ để ăn hiếp chồng.  Được voi rồi thì cứ đòi tiên.  Gặp ông thì đừng có hòng.  Thôi, dô đi anh em…”

Vui đáo để, cứ như ở Việt Nam ngày xưa…

Đây không phải là lần đầu tiên bà chủ nhà nhờ Tuấn như thế.  Cái khổ là, bà nhờ đi mua, nhưng không bao giờ đưa tiền.  Và thông thường thì ba thứ ra quả vặt chẳng đáng bao nhiêu, nhưng lần này bà lại nhờ mua thêm chục trứng vịt lộn, cộng thêm rau răm, mất khoảng 5, 6 đồng, cộng thêm rua quả, cộng thêm tiền xăng, cộng thêm 2 tiếng đồng hồ quý giá của một buổi sáng thứ bảy của một thằng vừa đi làm vừa đi học, làm cho lòng Tuấn chùng xuống.  Không lý bây giờ mình lại mở miệng ra hỏi tiền trước, coi kỳ quá.

Không biết phải làm gì, Tuấn đành ngồi thừ ở ghế sa-lông, tự nhủ với lòng mình là lần này nhất định phải dọn nhà đi.  Tiền bạc thì mình có thể kiếm được, nhưng thì giờ thì quý hóa lắm.  Tuấn vừa làm vừa đi học 7 ngày một tuần, chỉ nghỉ được buổi sáng thứ bảy.  Không hiểu nhờ đâu bà chủ nhà lại biết được việc này nên cứ đến chiều thứ Sáu bà liền nhờ vả rất là đúng giờ đúng lúc.  Nói là nhờ vả nhưng thật ra đó là lệnh, đố mà Tuấn dám… không đi.

Màn quảng cáo trên tivi đã chấm dứt, cô ca sĩ da đen lại xuất hiện, nhúng nhảy một bài hát mới.  Tuấn lẹ làng rút lui, chui vào phòng mình, đóng cửa lại, nằm nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ anh em bạn bè, nhớ quê cha đất tổ, nhớ những ngày còn mặc đồ lính sống mái với quân thù CS…

Dù buồn, đau khổ và bực mình lắm, nhưng Tuấn tự an ủi mình như hằng trăm ngàn lần trước đây, kể từ khi sang Mỹ.  “Mình như thế mà còn sướng hơn anh em bạn bè nhiều lắm.  Chúng nó giờ này, không biết sống chết ra sao, không biết có cơm mà ăn không, không biết bị hành hạ đối xử khốn nạn cỡ nào…”

Sáng hôm sau, cái buổi sáng duy nhất trong tuần lễ mà Tuấn có quyền ngủ trễ một chút thì chàng phải dậy sớm.  Làm sớm nghỉ sớm.  Đi chợ sớm rồi về nhà, sẽ còn dư chút thì giờ để ghé qua tiệm sách để đọc lướt qua vài trang, hay vài chục trang của tờ Văn Nghệ Tiền Phong, nếu thấy hay thì mua, không thì để lại.  Cộng thêm lướt một vòng xem cái quầy sách coi có cuốn nào mới xuất bản.  Khoảng 1 giờ chiều là chàng phải lên ca làm việc.

Mặt trời chưa mọc, Tuấn đã lái xe ra khỏi khu chung cư, âm thầm lặng lẽ, và buồn, cộng thêm một chút cô đơn nữa.  Tâm sự chung của những thằng lính trẻ lưu lạc xa nhà…

Khu Tây ngạn của thành phố New Orleans hãy còn chìm trong giấc ngủ muộn của một buổi sáng thứ Bảy.  Xe cộ vắng vẻ cho nên chỉ nửa tiếng đồng hồ sau Tuấn đã quẹo vào khu Verseilles, tức “thủ đô” của người Việt tị nạn ở New Orleans, nơi tụ tập 3 làng của dân đánh cá ngày xưa.  Dân Việt Nam ở đây dậy rất sớm, tiệm phở, tiệm chạp phô đã mở cửa và khách hàng đã bắt đầu tấp nập.

Chạy thêm chừng năm phút nửa, chàng đã quẹo vào khu Chợ Chồm Hổm.  Kiếm chỗ đậu xe mất thêm 5 phút nữa, Tuấn thong thả bước vào chợ…

Gọi là Chợ Chồm Hổm nhưng chẳng có ai ngồi chồm hổm cả, mà ai nấy ngồi ghế đàng hoàng, có tấm bạt nhỏ che nắng trên đầu với những thùng nước đá bên cạnh.  Trên cái thùng nước đá, hình như ai cũng để một cái máy casette lớn bằng cái va-li, một món hàng rất thịnh hành lúc đó.  Thôi thì đủ thứ tiếng nhạc.  Từ nhạc lính cho đến nhạc tình, nhạc đạo.  Mặt mày ai nấy rạng rỡ tươi rói, hạnh phúc như những ngày Tết bên nhà.  Có người còn có cả quạt điện chạy rè rè.  Tiếng rao hàng, tiếng mặc cả, tiếng chào hỏi, và ngay cả tiếng cười, tiếng “Ối giời ơi”, “Lạy Chúa tôi”, “Giê Su ma” cứ nhặng cả lên.

Tuấn đã vào đây vài lần, và lần nào chàng cũng có cảm giác y như bước vào một thế giới khác, hoàn toàn khác hẳn cái nơi mà chàng đang sống.  Vui lắm, tràn đầy sức sống, và rất là quê hương, rất là đáng yêu.

Như thường lệ, Tuấn bắt đầu bằng cách đi một vòng để tham quan, xem thử chỗ nào có hàng tươi, có những món gì đặc biệt ngoại trừ những rau quả thường ngày.  Thật bất ngờ, Tuấn để ý thấy có một gian hàng kia bán cà là một món mà chàng rất thích ngày xưa, đó là cà.  Nhìn những quả cà màu tím màu xanh đủ cỡ nằm ngon lành trong mấy cái thúng, Tuấn muốn chảy nước miếng.  Sang Mỹ đã hơn 4 năm rồi, chàng chưa hề được thưởng thức món cà pháo mắm tôm.

Chàng dừng chân, chợt nghĩ ra một chuyện khác.  Muốn ăn cà, phải phơi khô, rồi phải bỏ vào lọ ngâm với mắm, đủ thứ nhiêu khê, trong khi chàng mang thân phận ở trọ, bỏ một sâu bia 6 lon vào tủ lạnh cũng bị bà chủ nhà cằn nhằn, nói bóng nói gió, cái tủ lạnh bé tí teo mà bạ cái gì cũng bỏ vào.  Chuyện một sâu bia 6 lon đã như thế thì nói gì đến chuyện ngâm vài hủ cà pháo để ăn.  Hay là mua về nhờ bà chủ làm để cả nhà cùng ăn?  Ý kiến hay nhưng Tuấn xưa nay không bao giờ muốn nhờ vả ai bất cứ một thứ gì, đành thôi.  Nhưng thèm cà quá, biết làm sao đây?

Thật là khó nghĩ.

Tuấn đang đứng … khó nghĩ như thế thì bỗng nghe một giọng nói thánh thót như tiếng chim hót của một người con gái hỏi:

-Mời ông mua cà đi.  Cà đến cuối mùa rồi đấy ông ạ, chỉ còn vài đợt nữa là phải chờ đến sang năm mới có đấy.  Cà này tươi lắm, mới hái hôm qua đó, giá lại rẻ nữa.  Còn chần chờ suy nghĩ gì nữa, chợ Mỹ không bao giờ có bán cà đâu ông ơi…

Tuấn giật nẩy mình lên như bị điện giật.  Trời đất, nãy giờ lo ngắm mấy quả cà đẹp mà quên tuốt luốt đến người bán cà…

Tuấn ngước nhìn lên một chút và thích thú nhận ra người vừa nói là một cô gái tuổi có lẽ cũng vừa đôi mươi, tóc không dài lắm, làn da trắng bóc, khuôn mặt rất dễ nhìn nếu không nói là đẹp.  Đặc biệt cặp môi của nàng. Cặp môi hơi dầy và dễ thương không thể nào nói được.  Ai nhìn vào cũng chỉ muốn … ngoặm cho một phát.

Tuấn vui mừng đến độ chưng hửng, đứng như trời trồng, chưa biết phải trả lời ra sao.  Cô nàng nói luôn:

-Ông mua đi, tôi bán rẻ cho.  Không mua, tí nữa thì hết đấy ông ạ.  Tôi nói thật, không đùa đâu.

Chàng muốn nói ngay là, “Cái tôi muốn mua là mua … cô kìa.  Còn ba quả cà này thì báu bở gì”.  Nhưng dĩ nhiên, đó chỉ là ý muốn, chàng không bao giờ dám nói.

Không lý đứng đực ra như thế thì kỳ quá, Tuấn đành giả vờ hỏi:

-Cô bán như thế nào?

Cô hàng tươi mặt lên, mỉm một nụ cười bí mật mà chỉ có mình cô ta mới biết được, đưa tay chỉ xuống những thúng cà:

-Đây, cà thúng này tôi bán đồng rưỡi 5 cân, cà thúng này ngon hơn, hai đồng 5 cân, thứ này vân vân…

Tuấn lại đứng tần ngần, không biết phải nói gì nữa.  Không lý lại khai thật ra là mình thèm cà lắm nhưng đang ở nhà trọ, không làm cà được.  Cũng không thể chê là cà nhỏ quá hay mắc quá, vân vân.

Thấy Tuấn không nói gì, nét mặt cô hàng bỗng dậy lên một chút thất vọng, một chút buồn.  Chào hàng mà gặp một anh chàng phải gió như thế này thì ai lại chẳng buồn.

Nhưng may quá, có một người nào đó vừa tới sát bên cạnh chàng, nói lớn:

-Cô cân cho tôi 5 đồng thứ này, nhớ cân già một chút nhé cô em…

Hai bàn tay của cô hàng liền thoăn thoắt làm việc.  Nàng mặc áo ngắn, để lộ đôi cánh tay dài, thuôn tròn, trắng tươi:

-Vâng, em cân già cho bà chị, bà chị đừng lo…

Tuấn đứng nhích sang một bên, làm như đang tiếp tục ngắm những quả cà, nhưng thật ra, đang ngắm cô nàng bán cà.  Ngắm một cách say đắm.  Đúng hơn là ngắm chết mê chết mệt, làm như chẳng còn biết gì chung quanh.  Chẳng bao lâu, lại có một người khác đến mua cà.  Rồi một người nữa, rồi lại thêm một người nữa.  Lần này thì chàng bị một cái mông đít nào đó húc nhẹ một phát, ngụ ý bảo ông đang làm phiền hàng xóm đấy, nên xéo lỉnh đi.

Tuy cú húc mông đít rất nhẹ và rất êm, nhưng cũng đủ cho Tuấn hiểu chàng nên xéo khỏi nơi đây.  Chẳng nói thêm một lời, Tuấn liền quay người bước đi, lòng dạ cảm thấy tiếc rẻ.  Tiếc rẻ cái gì không biết, nhưng tiếc lắm, buồn lắm.  

Chàng đi một vòng khắp chợ, mua hết tất cả những đơn đặt hàng của bà chủ xong, tần ngần đã tính ra xe đi về, nhưng không hiểu vì sao, lại trở lại chỗ hàng cà lúc nãy.  Tại sao lại trở lại đây thì Tuấn không biết, vì chàng biết mình nhất định không muốn mua cà.  Nhưng cặp chân làm như có quyết định riêng của nó, cứ bước đưa chàng tới.

Hàng vẫn còn đông khách.  Cô hàng vừa cân cà, vừa líu lo nói chuyện, vui cười với mọi người.  Một lần nữa, Tuấn lại muốn quay về.  Nhưng bước mấy bước, nhìn thấy một cái ghế nhựa trống gần đó, chàng liền ngồi xuống, nhìn mông lung ra chợ, tự hỏi lòng mình, không biết tại sao mình lại ngồi xuống đây để làm gì.  Chẳng có lý do chính đáng nào cả.  Nhưng, như một anh chàng triết gia người Pháp, có lẽ đã bị thất tình nhiều lần rồi, đã nói, “Con tim có những lý lẽ riêng của nó mà lý lẽ không thể nào hiểu được.” Tuấn thấy cha nội triết gia ấy nói thật đúng.  Dân Tây ăn bơ sữa nên lý luận có khác.  Mình dân ăn cơm nước mắm ắt khó mà hiểu được trọn nghĩa, thôi thì cứ việc ngồi … lì ra đây cái đã, lý lẽ gì sẽ tính sau.

Chẳng bao lâu, đúng như cô hàng nói, mấy thúng cà pháo đã bán hết veo.  Bây giờ thì gian hàng trống trơn, chỉ còn mình cô.  Và cô hàng đang ngồi đếm tiền, đếm một cách thiện nghệ.  Nàng vuốt những đồng bạc nhăn nhúm cho thẳng trước, rồi sắp chúng nó lại cùng một mặt với nhau.  Tờ một đồng, năm đồng, hai chục đồng đi chung với nhau rồi bó chúng lại, hình như mỗi bó là một trăm đồng thì phải…

Đếm mãi rồi cũng xong.  Cô hàng chồng mấy cái thúng không lên nhau, bắt ghế đứng lên mở mấy tấm bạt trên cao, chuẩn bị đi về.  Tuấn thấy cô nàng khá cao, thân hình thon dài và gọn.  Cặp mông đít tròn trịa, không to lắm, cũng không nhỏ lắm, chỉ đủ làm tăng thêm nét quý phái, và làm cho những thằng đàn ông độc thân như Tuấn phải nuốt nước miếng.  Ôi, không hiểu tại sao trời lại sinh ra đàn bà con gái có những cặp mông đẹp như thế này.  Người ta thường nói, “Chí lớn trong thiên hạ không bằng một hồ mắt giai nhân”, nhưng Tuấn nghĩ, nói như thế là còn … ấu trĩ lắm, chưa biết mẹ gì về giai nhân, về cuộc đời cả.  Phải nói, “Chí lớn trong thiên hạ không bằng một cặp… mông đít của giai nhân” mới là đúng, mới là hiểu đàn bà, mới là hiểu cuộc đời…

Tuấn đứng lên, tới gần cô hàng, giơ tay níu một đầu tấm bạt, nói:

-Cô giữ đầu kia, để tôi gỡ đầu này xuống phụ cho cô…

Cô hàng đang đứng trên ghế, quay lui, nhận ra Tuấn, cười lên thật tươi, giọng reo vui:

-Ối giời, ông đấy hả.

-Vâng, tôi đây.

-Ông vẫn còn đây ư?

-Vâng, chính tôi đây, bằng xương bằng thịt đàng hoàng.

Cô hàng bán cà bật cười lên rất nhẹ nhàng:

-Tôi tưởng ông về rồi.

-Về nhà bị đòn chết.

Cô hàng cầm một đầu tấm bạt vừa gỡ, bước xuống khỏi ghế:

-Cám ơn ông.  Nhưng sao lại bị đòn hở ông?  Ai dám đánh đòn ông?

-Mẹ dặn đi mua cà, cà không mua được, bây giờ hết sạch rồi, về nhà thế nào cũng phải đòn.

Cô hàng bật cười lên thật to, thật tự nhiên.  Cái tự nhiên thành thật của những người con gái mới lớn:

-Mẹ hay là vợ?

-Tôi như thế này, ai dám lấy mà bảo là vợ.  Nếu có vợ mà được vợ đánh thì cũng thật là một diễm phúc.

Cô hàng bật cười lên khanh khách.  Tuấn nói tiếp, cái giọng nham nhở của lính trong những ngày tháng cũ lại trở về:

-Nói thật là tôi cũng đang đi kiếm vợ đấy cô ơi, cô có biết ai quen, xin cô giới thiệu dùm…

Hai người bây giờ đã đứng gần nhau.  Tuấn càng thấy cô hàng đẹp quá.  Quan trọng hơn cả, tay nàng không có đeo nhẫn cưới.  Con xin cảm tạ trời đất.  Xin lạy Trời, lạy Phật, lạy Chúa một ngàn cái để tỏ lòng biết ơn.

Cô hàng cầm hai đầu tấm bạt chuẩn bị xếp lại.  Tuấn lẹ làng cầm lấy phần giữa:

-Cô kéo đi, rồi mình xếp nó lại…

Không hiểu tại sao, nghe đến chữ “mình” thì mặt cô hàng đỏ lên, một thoáng hoan lạc trên khuôn mặt nhưng không nói gì.

Xếp xong tấm bạt, cô hàng lùi hai bước, làm như không muốn đứng gần Tuấn.  Rồi cô nói, làm như để xin lỗi:

-Xin cám ơn ông.  Ông tốt quá.

Tuấn muốn nói “Tốt cái con khỉ gì, anh chỉ muốn dê em thôi” nhưng dĩ nhiên, lại nói khác:

-Thấy cô… cực khổ quá, tôi chỉ muốn giúp.  Bổn phận của một người trai đất Việt.

Cô hàng cười lên thật tươi:

-Ông quá thương hại.  Chẳng cực khổ gì đâu ông.  Ngồi chưa tới hai tiếng đồng hồ, đã bán sạch 5 thúng cà…

Ngừng một chút, làm như chợt nhớ ra điều gì, cô hàng hỏi:

-Thế thì ông không mua được cà sao?  Tội nghiệp thật.  Ở góc kia, con nhỏ Thu cháu tôi cũng bán cà, ông mau mau sang đó mà mua kẻo về nhà bị vợ đánh đòn.

Tuấn lắc đầu, cười nham nhở.  Nụ cười của một thằng lính chẳng sợ trời đất ngày xưa:

-Tôi chỉ muốn mua cà của cô thôi, không thèm mua của ai cả.

Cô hàng lại bật cười lên một cách thích thú:

-Thật ư?  Sao thế ông?

-Tại vì chỉ có ăn cà của cô, do tay cô trồng, do tay cô bán, tôi mới thấy ngon.

Một lần nữa, mặt cô hàng lại đỏ bừng, thoáng một chút hoan lạc:

-Ông cứ nói như thế …  Tại sao cà của tôi khác cà của người khác?

Một mũi tên Tuấn đã bắn đi, thôi thì đành phải lao theo mũi tên mình vừa bắn, không còn rút lại được nữa:

-Khác bởi vì chỉ ăn cà của cô tôi mới có thể nếm được và thưởng thức được cái…  “hương vị” của cô.

Cô hàng đỏ mặt, cúi mặt xuống, che dấu một nét hoan lạc hạnh phúc trên mặt mình:

-Ông… ông… ghê lắm…  Ông đang muốn tán tỉnh tôi đấy phải không?

-Đúng như thế.  Đúng trăm phần trăm, tôi đang tán tỉnh cô đấy, dù tôi có muốn chối cũng không được.

Nàng ngẩng mặt lên, nhìn thằng vào mặt Tuấn bằng một cặp mắt đầy âu yếm:

-Nhưng ông biết gì về tôi mà lại dám tán tỉnh tôi?

-Biết cô hay không biết cô, có quan trọng hay không?

-Có chứ.  Nhỡ tôi đã… có chồng rồi thì sao?

-Nếu cô đã có chồng, sao ngón tay không đeo nhẫn cưới?

Cô hàng phì cười:

-Nhỡ tôi đi hái cà, bị tuột nhẫn thì sao?

-Những bàn tay đẹp như cô, không thể nào đi hái cà được.  Mà cho dù cô có đi hái cà đi nữa, chẳng thể nào tuột nhẫn ra được.  Mà cho dù có bị tuột nhẫn ra đi nữa, thì cũng có thể tìm lại được, mà nếu không tìm lại được thì cô cũng có thể mua cái khác…

Cô hàng cúi đầu che dấu một nụ cười.   Rồi nàng ngước mặt lên nhìn Tuấn bằng một ánh mắt lẳng lơ làm cho Tuấn cảm thấy sung sướng vô cùng.  Mình sắp chiếm được mục tiêu rồi đây.  Chàng nhìn cô hàng, nói rất chậm, rất tự tin: 

-Tôi tên Tuấn.

-Còn tôi… xin lỗi, em tên Trang…

Thế là hai người quen nhau, thật là bất ngờ và cũng rất dễ thương.  Trang chỉ cái ghế:

-Anh ngồi chơi, uống nước nhé.

Tuấn gật đầu:

-Cám ơn Trang.

Trang mở hộp Iglo, lấy ra một lon nước ngọt đưa cho Tuấn rồi ngồi xuống ngay bên cạnh chàng.  Tuấn có cảm giác như mình vừa được trúng số độc đắc.

-Buôn bán như thế này có khá không em?

Trang rất thành thật:

-Khá chứ anh.  Tuần nào cũng kiếm được 4, 5 trăm, mà vốn thì chẳng có bao nhiêu.

Tuấn giật mình.  Chàng nói thật:

-Anh đi làm lao công ở xưởng đóng tàu, lương chỉ có 4 đồng 25 cents một giờ, mỗi tuần trừ hết thuế, đem về chỉ còn trên trăm đồng bạc mà đã mừng rồi.

Trang tròn cặp mắt lại:

-Lạy Chúa tôi, sao ít thế anh?

Tuấn nhún vai:

-Lương tối thiểu người ta trả bây giờ là 2 đồng một giờ, anh làm tới 4.25 là nhiều rồi, còn ít gì nữa.

-Nhưng anh làm có cực không anh?

Tuấn thành thật:

-Làm lao công hạng bét thì phải cực rồi, bao nhiêu chuyện dơ bẩn nặng nhọc, mình phải gánh hết.  Từ chuyện đi nhặt xác chuột chết hằng ngày cho đến chuyện khiêng những tấm sắt rất nặng và to tổ bố mà ngay cả thằng Mỹ cũng phải sợ.  Nhưng rồi cũng quen đi, Trang ạ.  Hơn nữa, anh đâu có làm suốt đời như bọn Mỹ đâu.  Anh còn đang đi học.  Anh luôn luôn hướng về tương lai.

-Anh học gì?

-Học điện toán, nhưng chỉ học bán thời gian thôi.  Anh mê điện toán lắm, đây là một phát minh vĩ đại củ thế giới, chỉ tiếc ngày xưa ở Việt Nam phải đi lính, không có cơ hội để học.

-Trang cũng đang đi học.  Trang học RN. 

Tuấn hỏi, chỉ hy vọng là nàng học UNO, chung trường với mình:

-Trang học trường nào vậy?

-Tulane University.

-Mắc lắm đấy nhé.

-Vâng, Trang biết, nhưng Trang xin được học bổng 4 năm.

-Sao hay vậy?

-May mắn thôi anh ạ.  Với lại, nhà trường có chương trình ưu đãi sinh viên da màu, nên Trang xin được.

Tuấn gật đầu:

-Register Nurse, ra trường thì lương cao lắm đấy nhé.

Trang cười:

-Trang biết chứ, nhưng Trang đã tính rồi, theo thống kê của trường bây giờ thì khi Trang học xong, mỗi tuần trừ thuế hết rồi, chỉ còn khoảng 400.

-400 một tuần thì cũng chỉ bằng tiền em bán cà một ngày.  Nhưng em chỉ bán có 2, 3 tiếng.

Mặt Trang hơi buồn:

-Anh nói đúng nhưng chuyện buôn bán này chỉ là tạm bợ thôi, đâu phải là chuyện trường kỳ, anh.

-Sao em nói thế?

-Bây giờ người Việt Nam mình còn đầy dẫy, ai cũng còn thích những món ăn xưa, nhưng người ta mỗi ngày một già đi, trong khi đó, bọn trẻ lớn lên, chúng nó sẽ ra đi.

Tuấn ngạc nhiên về sự nhận định quá sắc sảo của Trang.  Nàng nói đúng.  Thế hệ này mỗi ngày một già đi, trong khi thế hệ trẻ thì không muốn noi gương cha ông chúng nó.  Chúng nó cũng chẳng biết ăn cà pháo, mắm tôm, hay dưa muối vân vân.

Nói tới đó, cặp mắt Trang chớp mau, như muốn che dấu một nỗi buồn phiền nào đó.

Nhìn thấy nàng như thế, không hiểu tại sao, lòng Tuấn tự nhiên cũng thấy buồn phiền.   Hình như đã có một đám mây u uẩn nào đó đã xuất hiện trên không, bao phủ cả hai người, dù họ mới quen nhau chưa tới một tiếng đồng hồ…

Đến một lúc nào đó, Tuấn nghe Trang hỏi:

-Ngày xưa ở Việt Nam anh làm gì?

-Làm lính.

-Lính gì?

-Lính Không Quân.

Tuấn đã tính nói “Ngày xưa anh là phi công” nhưng dừng lại kịp thời.  Chức vụ càng cao, lon lá càng lớn thì càng nhục mà thôi, có hay ho gì để mà khoe.  Mình làm gì ngày xưa thì Trời biết, Đất biết, tại sao phải nói cho thiên hạ biết.  Mai mốt, hai người đã thành vợ chồng thì khoe cũng chưa muộn.

Tự nhiên, Trang lại phang một câu … kinh hoàng:

-Anh chưa có vợ hay bỏ vợ lại ở Việt Nam?

Câu nói làm cho Tuấn hơi ngạc nhiên và phẩn uất.  Chàng đau khổ nhìn Trang, cất giọng buồn buồn:

-Sao Trang lại hỏi một câu đau lòng như vậy?

Trang liền thò tay nắm lấy tay chàng, xiết nhẹ:

-Anh Tuấn, Trang xin lỗi anh.

-Sao Trang lại hỏi anh một câu như thế?  Trang nghĩ anh là hạng người gì?

Trang cúi đầu xuống, tránh ánh mắt nhìn buồn phiền của Tuấn, nói nhỏ:

-Tại vì… tại vì…  Trang mến anh.

Ngừng một chút, nàng tiếp:

-Trang chỉ muốn tìm hiểu thêm về anh thôi…  Trang không muốn làm cho anh buồn.  Anh cho Trang xin lỗi.

Nghe câu đó thì Tuấn cảm thấy lòng mình lại trở nên dịu dàng và mát rượi.  Một khi người ta muốn tìm hiểu mình tức là người ta phải để ý đến mình, hoặc thậm chí, có thể là … yêu mình rồi.  Không ai có thì giờ rảnh để đi tìm hiểu về một người nào đó nếu họ không có lý do.

Mãi cho đến lúc đó, hết giận rồi, Tuấn mới để ý đến bàn tay Trang đang nắm tay mình…

Trời đất hỡi, làm sao trên cõi đời này lại có một bàn tay xinh đẹp và ấm áp như thế này hở trời.  Giọng nói của Tuấn tự nhiên trở nên mểm mại, rất chân thật:

-Anh cũng xin lỗi Trang.

-Anh có tội gì?

-Tội… làm cho Trang buồn.  Đàn ông không bao giờ nên làm cho đàn bà buồn cả, nhất là một người đàn bà dễ thương như Trang.

Trang cười nhẹ, nhưng không hiểu tại sao, nụ cười làm như có chút ít héo hon:

-Anh nói chuyện khéo lắm…

Rồi nàng ngưng ở đó, buông tay Tuấn ra, đưa mắt nhìn ra xa xăm, không hiểu tại sao, cặp mắt lại có thoáng thêm một chút phiền muộn.  Tuấn hơi thắc mắc nhưng không nói gì.

Đã quá 10 giờ sáng rồi nên chợ bắt đầu trở nên vắng hơn.  Các sạp bán rau tươi đã biến mất từ lâu, chỉ còn lại những người bán toàn là thứ ít ai cần như trái cây, ớt tỏi, rau cải gà vịt …

Tuấn để ý thấy xéo xéo trước mặt chàng, không xa chỗ chàng ngồi, có một cái sạp lớn hơn sạp của Trang.  Duói mấy tấm bạt, một đám người tụ tập chung quanh mấy cái bàn nhỏ, vui vẻ và ồn ào lắm.  Không biết họ họp mặt từ lúc nào mà dưới chân có nhiều võ chai bia, lon bia lăn lóc gần đó.

Tuấn nuốt nước miếng một phát.  Đáng lý ra, mình phải đang ngồi ở chỗ đó.  Không biết bọn họ là ai, nhưng coi mặt mũi, tuổi tác, và cách ăn to nói lớn như những hảo hán của họ, Tuấn cũng biết đó là những người lính ngày xưa.  Những người lính giống như Tuấn.  Giá như bây giờ mình có thì giờ để sang đó ngồi chung với họ làm vài chai, chửi thề vài tràng, đớp vài một chén tiết canh, thì thật là sung sướng cuộc đời.

Trang bỗng bật cười nhẹ, cắt đứt sự suy nghĩ của Tuấn:

-Anh nhớ lắm hả?

Tuấn giật mình:

-Nhớ gì.

Trang lại cười lên khanh khách:

-Anh tưởng anh có thể giấu được Trang sao?

Tuấn chới với:

-Anh có giấu gì đâu?

-Trang thấy anh nhìn sang quán thịt chó mà cặp mắt sáng rực lên.  Thèm lắm hả anh?

-Ủa, ở chỗ đó có bán thịt chó sao?

-Làm sao không được anh.  Thịt chó, tiết canh, cua rang muối, thứ nào cũng đủ cả, chẳng thua gì Sài-gòn ngày xưa.  Quán toàn là lính không. Các anh ngày xưa ăn nhậu ghê nhỉ?

Con bé này tinh mắt thật.  Tuấn “dò thám tình hình”:

-Nếu anh là dân nhậu nhẹt như mấy ông ấy, Trang có ghét anh không?

Trang tròn cặp mắt:

-Không, lính tráng ai chẳng vậy.  Anh không biết, Trang có hai ông anh ngày xưa cũng đi lính.

Tuấn mừng húm.  Như thế là mình có bạn bè rồi.  Trước sau gì cũng gặp nhau thôi.  Lính mà:

-Vậy sao.  Hai ổng bây giờ đâu rồi, có sang đây được không?

Trang bỗng nhăn mặt lại, lắc đầu, ánh mắt nhìn ra xa thẳm, mãi tuốt trên tận trời cao:

-Anh Thành đi lính Thủy Quân Lục Chiến, chết ở Quảng Trị năm 72.  Anh Quang lính biệt động quân ở Pleiku, mất luôn cả tin tức từ tháng 3 năm 75…

Nghe như thế thì lòng Tuấn quặn lên, đau đớn.  Trang tiếp tục dõi mắt nhìn lên bầu trời cao xanh thẵm, nói như muốn nói với mấy ông anh mình đang ở trên đó:

-Trang nhớ mấy anh của Trang lắm.  Tội nghiệp mấy anh quá, sinh ra để làm trai thời loạn, chịu đủ thứ thiệt thòi mất mát.

Rồi, thật là bất ngờ, hai hàng lệ nàng tự dưng lăn xuống má nàng.  Trang đưa tay lên quệt nước mắt:

-Khi còn đi học thì chẳng ông nào biết uống rượu.  Nhưng đi lính rồi, về phép thì ông nào cũng nốc bia như hủ chìm. Hồi ấy Trang chán lắm, không thể nào hiểu được.  Đi biền biệt cả năm trời, về nhà chỉ có vài ngày, không lo thăm bà con hàng xóm, không lo tâm sự với bố mẹ, lại cứ rủ nhau ngổi uống rượu tì tì từ sáng cho đến tối.  Trang không dám ngăn cản, chỉ bóng gió khuyên bảo các anh.  Mấy ông bực mình, đuổi Trang ra ngoài.  Hồi ấy Trang còn bé quá, làm sao biết được những tang thương khổ nhục của những người lính ngoài chiến trận?

Tuấn ngạc nhiên đến ngẩn người, không ngờ mình nghe được những câu này từ một cô hàng bán cà.  Trang tiếp:

-Nhưng bây giờ đi học làm Nurse, trong một cua Tâm Lý Trị Liệu, Trang mới hiểu được các anh mình đang bị những cái mà người Mỹ họ gọi là PTSD.  Có thể nói, cả nước Việt Nam, tất cả những người đã cầm súng đánh giặc, không ít thì nhiều, ai cũng bị PTSD cả, chỉ là nặng hay nhẹ thôi.  Có lẽ vì thế mà mấy ổng muốn tìm quên trong những chén ruọu.  Trang thấy thương và tội nghiệp các ông anh mình, các ông lính của mình lắm.  Anh cũng là lính, Trang rất thông cảm với anh, không thể nào ghét anh được…

Tuấn chẳng biết PTSD là cái con khỉ gì, nhưng liền đùa:

-Như thế thì tốt quá, để anh qua bên đó rinh về một két bia uống nhé?  Uống cho nó khỏi bị PT, hay PC… cái con khỉ gì đó.

Trang lắc đầu, cười phì lên một phát, nhìn Tuấn bằng một cặp mắt âu yếm:

-Không có chuyện đó đâu anh.  Nghèo mà ham …

-Trang vừa mới nói là Trang không ghét mấy ông lính uống rượu mà…

Ngay lúc ấy, có một chiếc xe Oldsmobile đời mới nhất màu nâu, sạch sẽ bóng tưng, người lái xe thấp và lùn nên chàng chỉ nhìn thấy được khuôn mặt, già hơn Tuấn cỡ 10 tuổi, thắng kít ngay trước sạp.

Mới đầu, Tuấn không nghĩ gì.  Nhưng khi nhìn thấy Trang cau mặt lại, chàng biết ngay người này phải có dính dáng gì tới Trang.  Bà con của nàng chăng?

Người lái xe nhìn Trang, sủa ngay một tràng chẳng có vẻ thân thiện gì:

-Hàng quán bán xong chưa, nhanh lên để còn đi về, sao còn ngồi đó làm gì?

Mặt Trang lộ một vẻ bất mãn ngay.  Nàng quay mặt đi, không thèm trả lời.

Phản ứng của Trang làm Tuấn thay đổi sự suy nghĩ.  Nếu cha này có liên hệ bà con với Trang thì nhất định nàng đã không phản ứng như thế.  Vậy thì hắn là ai?

Khỏi cần phải suy nghĩ lâu, Tuấn biết ngay thằng này đang … dê Trang.  Bất cứ thằng đàn ông nào cũng có những cái nhận xét sắc bén một cách lạ lùng về những chuyện như thế này.  Nhưng dê gái tại sao lại nham nhở và mất dạy như thế?

Tuấn nhìn thằng … mất dạy, mắt đổ lửa ra, làm như sẵn sàng nhào ra … oánh lộn liền, nhưng lại hỏi Trang bằng một giọng nhẹ nhàng:

-Ai thế em?

Trang nhăn mặt lại, mím môi lắc đầu:

-Chả là ai cả.

-Chả là ai sao lại ăn nói kỳ lạ như thế?

Trang lắc đầu, lại cau mặt nhưng không nói gì.

Có lẽ ánh mắt của Tuấn cô hồn quá nên gã lái xe lờ đi, quay nhìn chỗ khác.  Trang tự dưng lại đưa tay nắm lấy tay Tuấn:

-Thôi đi anh, chuyện chẳng có gì là quan trọng.

Tuấn vẫn tiếp tục trừng mắt nhìn gã lái xe, hỏi mà không thèm nhìn Trang:

-Thằng đó là ai vậy?

-Anh Bột.

-Tên nghe đã mất cảm tình, nhìn mặt còn thấy nản hơn nữa.

-Anh ấy là bạn của gia đình, quen biết nhau từ bên Việt Nam.  Bố mẹ anh quý hắn lắm.  Thế mới khổ.

-Nó tới đây làm gì?

-Có gì đâu, anh ấy … anh ấy muốn … lo cho em ấy mà.

À, thì ra thế.  Thằng mán này đang muốn dê Trang.  Không ngờ là chưa gì mình đã có tình địch rồi.  Nhưng Tuấn cảm thấy tự tin vô cùng.  Chẳng cần suy nghĩ, Tuấn cũng biết thằng ngố này không phải là đối thủ của chàng.

Tuấn hỏi:

-Ai chở em về?

Trang hất hàm về phía chiếc xe Oldsmobile, không nói gì.  Tuấn suy nghĩ thật mau rồi nói, lòng đau như cắt:

-Thôi, em về đi, anh không muốn nhìn thấy hắn ngồi đó chờ em.  Anh chịu không nổi.  Cho anh xin số điện thoại để anh liên lạc với em.

-Anh có giấy bút đấy không?

-Khỏi cần, cứ nói đi, anh có trí nhớ hay lắm.

Trang đọc cho chàng mấy con số.  Tuấn lại hỏi:

-Gọi cho em lúc nào thì tốt?

Trang lắc đầu:

-Chả lúc nào là tốt cả, vì nhà bận rộn lắm, và lại có cha Bột lúc nào cũng ở ngay trong nhà.  Cú điện thoại nào chả cũng thò tay bốc nghe trước.  Bực mình lắm anh ạ.  Nhưng anh cứ gọi…

Tuấn lắc đầu, nhăn mặt lại:

-Anh đi làm và đi học 7 ngày một tuần, chỉ nghỉ sáng thứ bảy, nên cũng chẳng có nhiều thì giờ để gọi.  Thôi, để thứ Bảy tuần tới, anh lại ra đây gặp em nhé.  Trang có cho phép anh không?

Trang nắm chặt tay Tuấn, cặp mắt như có ánh sao trời lấp lánh:

-Anh cứ đến.  Trang… Trang… quý anh lắm…

Ngừng một lúc, nàng tiếp, giọng thổn thức nghẹn ngào:

-Trang… Trang chờ anh…

Rồi, làm như cho chắc ăn, nàng lập lại, giọng chắc nịch và hớn hở:

-Nhớ nhé anh.  Trang chờ anh đấy, đừng bắt em chờ lâu quá nhé?

Nói xong, Trang dùng ngón tay cái bấm thật mạnh lòng bàn tay chàng.  Chẳng biết nàng tìm đâu ra sức lực mà bấm đau quá, làm Tuấn suýt nữa phải rú lên một tiếng.  Nhưng Tuấn không rú, cảm thấy sung sướng như muốn chết lịm trong lòng.  Chàng gật đầu:

-Anh sẽ đến.  Thứ Bảy tuần sau, anh sẽ đến gặp Trang…

Sáng đó, trên đường lái xe về nhà, lòng Tuấn vui như mở hội.  Kể từ lúc rời quê hương đất nước đến nay là đã gần 6 năm, Tuấn chưa bao giờ thấy mình vui vẻ và yêu đời như thế này cả.  6 năm vừa qua của một người lính lưu lạc là 6 năm đau khổ, nhớ thương, dằn vặt, tủi nhục và đau đớn.  Làm như để quên hiện tại, Tuấn lao đầu vào cái biển đèn sách và làm việc ngày đêm không ngưng nghỉ.  Tuấn có thể xin tiền welfare của chính phủ để đi học full tỉme, khỏi cần đi làm, nhưng nếu như thế thì tiền đâu gởi vể Việt Nam cho bố mẹ.  Bố chàng đang bị ở tù CS chưa biết ngày ra.  Nhà cửa đã bị VC tước đoạt, nên cả gia đình không có nơi ăn chốn ở, lang thang hết nhà này đến nhà khác.  Nếu chàng không gởi tiền về thì chắc cả nhà sẽ chết đói…

May quá, từ 3 năm qua, Tuấn đã gởi quà về nhà đều đều, nặng thì một cây vàng, nhẹ thì một thùng đồ, vân vân.  Mỗi lần gởi xong một thùng quà hay một cây vàng, cẩm cái biên nhận trong tay và tưởng tượng bộ mặt của mẹ, nét mặt của cha trong tù, khi nhận được những gói hàng quý giá do thằng con mình gởi về, chàng cảm thấy sung sướng hạnh phúc vô cùng…

Có thể nói, suốt 6 năm qua, và nếu cần, bao nhiêu năm nữa cũng được, chàng đã không sống cho mình…

Không sống cho mình, không nghĩ đến mình, không lo đến bản thân mình, ăn gì cũng được, mặc thế nào cũng xong, ở chỗ nào cũng tốt, mãi cho đến hôm nay.  Đúng ra là sáng hôm nay khi gặp được một cô hàng bán cà, một nữ sinh đại học dễ thương xinh đẹp tên Trang.  Nhờ Trang, bây giờ thì chàng biết mình cũng là người, cũng thích … con gái, thích được sống, được yêu, được thông cảm, được dỗ dành hay khen tặng…

Tự dưng, Tuấn bắt đầu hát nhỏ:

Trả lại tôi là tuổi trẻ tuổi trẻ mênh mông, Chúng mình như lúa rơi trên ruộng đồng, dù mưa tuôn dù bão cuốn, bông lúa vàng cuồn cuộn gió vươn lên, dù bom rơi, dù súng tới, Bông lúa ngời vượt lửa khói lên ngôi…

Đây là một bài hát mà khi nhỏ còn đi học, chàng hay hát.  Sau này đi lính, lúc nào thấy cô đơn và buồn quá, chàng cũng hát nó.  Bây giờ, trong một buổi sáng tụ dưng thấy yêu đời, không hiểu tại sao nó lại trở về với Tuấn.

Trả lại tôi là tuổi tự do theo, chúng mình hoa hướng dương trên ngọn đèo, Là hoa niên tìm ánh sáng, Hoa biết đường về mọi chốn vinh quang, Là măng non, là thép mới, Khi đáp lời thì quả đất lung lay…”

Tuấn quẹo lên xa lộ, tiếp tục hát, len lỏi giữa giòng xe cộ của thành phố New Orleans một buổi sáng thứ bảy, càng suy nghĩ thì chàng càng cảm thấy yêu đời …

Yêu đời vì một tương lai sáng lạng đang nằm ngay trước mặt mình.  Chàng đã tìm ra được người vợ lý tưởng.  Thật thế, Trang có đủ yếu tố của một người vợ hiền.  Ngoài sắc đẹp, học vấn, nàng còn khéo léo, biết lo cho gia đình.  Quan trọng hơn cả, Tuấn biết, nàng thích và có thể là đã yêu mình rồi cũng nên.  Đã trải qua nhiều cuộc tình, Tuấn có thể đọc rõ tâm cang người đàn bà mình đã gặp.  Ái tình nó giống y như là lửa vậy, không ai có thể dấu được.  Có người tìm suốt đời vẫn không thấy, nhưng có người, chỉ gặp nhau trong vài phút đồng hồ là tình yêu đã chớm lên ngay.  Có thể vì như thế mà thiên hạ mới có câu “Tiếng Sét Ái Tình” chăng?

Vui quá, yêu đời quá, chàng lại đổi sang một bài hát khác:

Ôi đời đẹp quá, đẹp quá, tràn bao ý thơ…

Trước khi về nhà, như thường lệ, chàng ghé qua trạm bưu điện, coi hộp thư.  Tuấn bắt đầu mở hộp thư này khi biết ra tất cả những thư từ của chàng gởi về nhà đểu được bà chủ nhà bí mật “kiểm duyệt”.  Mới đầu Tuấn không hề để ý tới vì bà chủ nhà thuộc vào hạng rất khéo tay, chẳng bao giờ để lại dấu vết.  Nhưng một lần ngồi nói chuyện, bà vô tình tiết lộ một vài chi tiết của cuộc đời chàng mà chỉ có những người đọc thư lén mới biết được.  Mới đầu, chàng tức lắm nhưng rồi nghĩ lại, thấy chẳng có gì đáng buồn.  Tuấn cũng chẳng thèm vặn hỏi này kia, vì cuộc đời của một người lính tị nạn CS nghèo như chàng chẳng có gì để dấu diếm.  Cũng chẳng bao giờ có thư đào thư địch, chỉ toàn là thư Việt Nam hay thư bạn bè.

Mở hộp thư ra, Tuấn mừng lắm khi nhìn thấy một lá thư mới nữa gởi từ Việt Nam.  Đây là một trong những niềm hạnh phúc to lớn của chàng.

Hồi đó, tất cả những bì thư gởi từ Việt Nam qua luôn luôn mỏng dính, có thể nhìn thấy chữ viết bên trong, màu vàng đậm, bẩn thỉu, nhưng lại “tô điểm” bằng những viền xanh viền đỏ chung quanh, làm như muốn che đậy cái nghèo nàn, xấu xí và khốn nạn của một nước CS.

Tuấn đứng ngay tại chỗ mở lá thư ra đọc ngấu nghiến.  Lá thư rất ngắn.  Cũng như những lá thư trước, không bao giờ nói cho Tuấn biết chuyện quan trọng nhất mà chàng muốn biết là đời sống bên nhà ra sao, cha mẹ và anh em ăn uống sinh sống như thế nào, có chết đói không, lại chỉ… vòi tiền.  Thật ra thì khỏi cần phải vòi, Tuấn cũng gởi, vì đó là bổn phận của một thằng con trai lớn trong gia đình.  Chàng cứ luôn luôn nghĩ rằng có lẽ tại nhà cửa sa sút quá, đau khổ quá, đói quá, nên gia đình chàng không dám nhắc tới, sợ chàng buồn.  Vì thế, Tuấn lại càng gởi tiền về Việt Nam mạnh tay hơn nữa.  Mãi sau này, sau khi đã đem được hết gia đình sang Mỹ, chàng mới biết chuyện ngược lại đã xảy ra…

Khoảng giữa thư, một hàng chữ đập vào mắt Tuấn:

“Má đã mượn trước người ta 2 lượng vàng, con gởi tiền gấp về trả cho má, để khỏi phải trả tiền lời…”

Tuấn giật nẩy mình lên.  Mới cách đây 3 tháng chàng đã gom góp mọi thứ, chạy đôn chạy đáo, gởi về được 2 lượng vàng, tưởng cũng được “yên thân” ít nhất là một năm, bây giờ lại lòi ra 2 lượng nữa.  Với số lương đem về nhà sau thuế má khoảng 110 đồng một tuần, Tuấn phải dành dụm gần 3 tháng mới có được số tiền này.  Đây là chưa nói đến tiền xăng, tiền phòng trọ, tiền ăn, tiền tiêu vặt vân vân.

Tuấn bước ra khỏi trạm bưu điện, lòng chùng xuống, mặt mày méo xẹo, chân bước đi như không muốn vững…

Bao nhiêu là gánh nặng đổ xuống hai bờ vai nhỏ bé của chàng.  Chàng mang nợ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ nhiều quá, cả gia đình lại đang nheo nhóc đói khổ, mà chàng thì lại nghèo kiết xác.  Đi làm lao công trong hãng tàu, buổi trưa nóng quá, thèm một lon Coca không bao giờ dám uống.  Ăn mặc thì chỉ toàn là đồ Goodwill cho nó rẻ.  Mấy năm trởi, chẳng bao giờ biết được bên trong cái tiệm phở hay tiệm mì nó tròn hay méo như thế nào vì chẳng bao giờ dám bước vào, dù tô phở chỉ có 2 đô la.  Ấy thế mà trong túi, trong nhà băng chẳng bao giờ có dư được trên 100 đô la, là số tiền tối thiểu phải có để khỏi bị phạt…

Tối hôm đó, sau suốt một ngày suy nghĩ dằn vặt, nằm trên tấm nệm trên sàn nhà, Tuấn liền có một quyết định.  Bởi vì mình không phải là thần thánh, không biến gió ra vàng được, cũng không thể đi ăn cướp hay mượn nợ ai, cho nên cứ để chuyện đâu… ở đó.  Hãy để ở nhà chờ, khi nào có đủ tiền thì gởi.  Còn bây giờ, phải lo làm lụng, lo đi học đẻ lo cho tương lai, đừng thèm suy nghĩ lo lắng thêm gì cả.  Bởi vì, có lo lắng cũng chẳng giải quyết được việc gì.

Một khi đã quyết định như thế xong, Tuấn liền cảm thấy lòng mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng. 

Hình ảnh của Trang, sau khi đã biến mất trong lòng chàng kể từ khi đọc lá thư từ Việt Nam, lại trở về.  Trở về một cách dịu dàng và ấm áp, như có một giòng suối êm ái mát rượi chảy vào tim chàng.  Tuấn muốn chạy ra ngoài phòng khách ngay để gọi cho Trang, nhưng nhìn thấy đồng hồ đã hơn 12 giờ đêm, đành thôi.  Hay là ngày mai?  Cũng không được, vì có bao giờ chàng về nhà trước 11 giờ đêm đâu.  Rồi còn làm bài làm vở, vân vân.  Thôi, hãy đành đợi tới thứ Bảy vậy.

Phải, sáng thứ Bảy.  Dù 6 ngày chờ đợi của một người mới được yêu thật là dài, nhưng chàng phải kiên nhẫn.  Và lạc quan.  Hãy nghĩ rằng, chỉ còn 6 ngày nữa thôi, mình sẽ gặp nàng.  Hãy ôm kín niềm hạnh phúc tuyệt vời của một người được yêu và yêu một người trong trái tim mình, ấp ủ nó, nuôi dưởng nó.  Cũng như, chỉ có bóng tối mới nuôi dưởng được mặt trời, chỉ có sự chờ đợi và kiên nhẫn mới nuôi dưởng được tình yêu.  Tuấn mượn câu ấy để tự an ủi mình cho đỡ nhớ, đỡ buồn.

Tối thứ Năm, Tuấn nằm ngã lưng, nghĩ đến chuyện chỉ còn hai đêm một ngày nữa là chàng sẽ được gặp Trang rồi.  Ôi đời đẹp quá, đẹp quá, tràn bao ý thơ.  Tuấn nghĩ ngày mai thứ sáu, mình nên kiếm chừng nửa tiếng đồng hồ để tìm một món quà gì đó tặng Trang…

Tuấn tiếp tục suy nghĩ rồi sung sướng chìm vào giấc ngủ lúc nào không biết.  Có thể nói, đó là lần đầu tiên kể từ ngày mất nước, Tuấn chìm vào trong giấc ngủ một cách êm đềm sung sướng, và hạnh phúc…

Chiều hôm sau, tức chiều thứ Sáu, Tuấn đang ngồi cầm búa gõ sét vào cái thành tàu ở trong hãng thì thằng cai rờ tới phía sau lưng:

-Hê, thằng bạn trẻ, ngày mai mày có muốn làm doubletime không?

Nghe tới doubletime thì Tuấn muốn giật nẩy mình lên.  Không cần suy nghĩ, Tuấn nói ngay:

-Yes sir.  Muốn, muốn chứ ông.

-Sáng mai 4 giờ mày vào bấm thẻ.

Tuấn chưa kịp nói cám ơn thì thằng xếp đã biến mất tiêu.  Tuấn muốn hú lên một tiếng mừng rỡ. 

Theo luật lao động Mỹ, ai đi làm sau 40 giờ thì được lãnh Overtime.  Nhưng lúc ấy vì giá dầu thô lên cao, tàu chở dầu cứ nối đuôi nhau xếp hàng vào sửa, làm không kịp nên hãng có chương trình “Doubletime”, trả lương gấp đôi để dụ nhân viên.

Trời đất, doubletime thì Tuấn sẽ kiếm được khối tiền, sẽ rút ngắn thời gian dành dụm để gởi về Việt Nam, trả nợ cho mẹ…

Tuấn vui quá, cúi xuống nhặt cái búa, nện thềnh thệch vào cái võ tàu.  Sắt rỉ văng tứ tung làm mấy thằng cu li làm chung ngồi bên cạnh khó chịu văng tục…

Nhưng, một lúc sau, cái búa của chàng tự dưng bổ chậm lại, chậm hơn nữa, và cuối cùng thì ngừng hẳn.  Thật ra thì lúc ấy Tuấn chỉ muốn quẳng mẹ cây búa đang cầm xuống dòng sông trước mặt.

Chàng vừa mới đau khổ nhớ ra ngày mai là ngày hẹn hò với Trang.  Ngày quan trọng mà chàng đã chờ suốt 6 ngày qua.  Ngày mai là ngày có thể thay đổi cả cuộc đời chàng.  Ngày mai là ngày, chàng đã quyết định, sẽ nói với Trang là chàng đã yêu Trang, và sẽ xin phép chở Trang về nhà, trình diện bố mẹ Trang, và xin cưới Trang.  Hiện tại, chàng chỉ là một cu li hạng bét và là một sinh viên, nhưng chỉ trong vòng vài năm nữa, sau khi học xong thì mọi chuyện sẽ khác.  Khác nhiều lắm, Tuấn biết chắc chắn như thế.  Chàng đã nắm chắc cái tương lai sáng lạng trong tay mình.  Dù chưa bao giờ được gặp bố mẹ nàng, nhưng chàng biết chàng sẽ thuyết phục được họ.  Ai lại không muốn cho con mình gởi thân được một chỗ êm đềm ấm cúng.  Nhưng quan trọng hơn cả, Tuấn biết, và biết rõ ràng rằng Trang đã yêu chàng rồi.  Và cũng có thể nói, chàng cũng đã yêu Trang nữa. 

Ngày mai, cuối cùng, là một ngày tràn đầy hy vọng và tươi đẹp nhất của Tuấn kể từ khi bị mất nước, sống đời lưu lạc…

Nhưng đã lỡ hứa với cai rồi thì làm sao.  Không sao cả.  Ngày mai hãng này có thiếu thêm một thằng lao công hạng bét như Tuấn không phải là một chuyện quan trọng.  Chẳng có ai thèm để ý đâu.

Nói thì dễ, nhưng càng suy nghĩ sâu thì Tuấn càng thấy …không dễ chút nào.  Đủ thứ chuyện để cho chàng suy nghĩ và quyết định.  Một bên Tình, một bên Hiếu, chàng biết chọn cái nào đây?  Càng suy nghĩ, càng thấy đau khổ và xót xa…

Sáng hôm sau, thứ Bảy, 4 giờ, Tuấn vào hãng bấm thẻ làm việc.  Tuấn biết mình vừa hủy bỏ một cuộc hẹn có thể nói là quan trọng nhất cuộc đời mình, nhưng chàng chẳng thể làm khác hơn.  Nợ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, cộng thêm nợ quê hương đất nước, nợ bạn bè, nợ sông nợ núi, chừng nào mới trả hết đây.  Không trả hết được một lần thì phải ráng mà trả, nhiều lần cũng được, mỗi lần một ít, miễn là phải gắng để trả.

Suốt ngày hôm đó, Tuấn làm việc mà hồn xác ở đâu đâu.  Đúng hơn, đầu óc chỉ quanh quẩn bên cái chợ Chồm Hổm, nơi có người con gái xinh đẹp đã yêu mình và đang chờ mình.  Đã có vài lần, Tuấn tính chạy vào văn phòng, mượn điện thoại gọi cho Trang.  Nhưng nghĩ lại, nàng đâu có ở nhà.  Chắc chắn là cha nội Bột sẽ bắt máy.  Không lý lại nói là nhờ anh nói với Trang hôm nay tôi kẹt?  Mẹ, ngu vừa thôi chứ, không thể được.

Có một lúc, đứng trên một tấm ván nhỏ trên mấy cây sắt hàn vào thân tàu để cho chàng gõ sắt, có chiếc tàu lớn kia đi ngang, đẩy những làn sóng cao đập mạnh vào chiếc tàu của Tuấn, làm nó nhảy dựng lên rồi rớt xuống mấy lần làm ai nấy kinh hãi.  Mảnh ván nhỏ đưới chân lắc lư như muốn rớt xuống sông, kéo chàng theo.  Tuấn đã nghĩ, nếu mình bị lọt xuống nước, thì chết thật là một giải thoát.  Hôm ấy, Tuấn cảm thấy chán làm người lắm.  Làm người sao mà khổ quá, và nhục nữa…

Nhưng Tuấn đã không chết, 10 giờ đêm bấm thẻ đi về, đầu óc tê dại như một thằng mất trí, thân xác rả rời như một cái mền rách, leo lên xe không muốn nổi.  Về nhà, tắm rừa xong, thả mình xuống tấm nệm yêu dấu thì đã quá 12 giờ đêm.  Tuấn mệt quá, đầu óc vẫn còn tê dại, chẳng suy nghĩ được gì.  Cũng chẳng nghĩ đến Trang được.  Chàng chỉ biết một điều quan trọng là, phải ráng mà ngủ để ngày mai, chủ nhật, phải dậy sớm để doubletime tiếp tục.

Sáng thứ hai, lại bắt đầu thêm một tuần lễ để chờ đợi cho đến ngày thứ bảy.  Giữa tuần, Tuấn cũng tìm ra một món quà vừa có ý nghĩa, vừa hợp túi tiền để tặng Trang.  Đó là một cuốn sách.  Sách của ai viết, đề tài gì thì Tuấn chưa biết, nhưng nhất định phải là một cuốn truyện nói về Tình Yêu.  Cũng có thể, một tập thơ cũng nên lắm.  Rồi chàng lại mơ mộng tưởng tượng ra cảnh lúc hai người gặp nhau, vân vân.

Nhưng thứ bảy tuần sau đó, Tuấn lại ôm doubletime.  Đau khổ lắm, nhưng biết làm sao hơn?  Tuấn đau đớn nghĩ đến cảnh Trang vừa cân cà, vừa đảo mắt tìm chàng.  Và rất có thể, nàng đã trách, sao anh không đến?

Đi làm, Tuấn cũng đau đớn không kém, nhưng không biết làm sao hơn.  Theo sự lý luận của Tuấn, nếu mình không gặp Trang tuần này, tuần sau sẽ gặp.  Nhưng những món nợ với tiền lời ở quê nhà nếu không trả sớm thì sẽ khốn nạn.  Chàng chẳng lạ gì cái kiểu cho vay cắt cổ ở Việt Nam.

Rối ngày thứ bảy hôm ấy cũng qua đi, thật mau, thật buồn, như tất cả những ngày thứ Bảy của cuộc đời chàng kể từ khi mất nước phải lưu vong.

Và liên tiếp như thế, Tuấn đã doubletime liền khoảng 5 tuần lễ mà chàng không hề hay biết.  Và như lời người xưa đã nói, xa mặt thì cách lòng.  Tuấn không còn nghĩ đến Trang nhiều như ngày xưa nữa.  Dĩ nhiên, mỗi đêm nằm xuống nệm, hình ảnh tuyệt vời của Trang luôn luôn chế ngự trái tim chàng.  Nhưng, sự mệt mõi sau một ngày lao động và những bài toán khó hiểu và trừu tượng của Intergral Calculus, những mạch điện và sự tiến hóa, những phương trình điện toán, đã đưa chàng vào giấc ngủ sớm hơn chàng nghĩ…

Mùa Thu năm ấy, thời tiết New Orleans bắt đầu trở nên lạnh, cho nên công việc cũng bắt đầu giảm bớt, doubletime của hãng chấm dứt.

Một buổi sáng thứ bảy, Tuấn giật mình thức giấc hơi trễ một chút và hối hả phóng ra xe, lái như một thằng điên qua chợ Chồm Hổm.  Đậu xe vào bãi đậu, chàng đi như chạy vào chỗ hàng cà …

Tới nơi thì hỡi ơi, hàng cà của Trang bây giờ đã có người khác đang bán một thứ khác.  Bán cá.  Tuấn dừng chân, hoa cả mắt.  Nhìn tới nhìn lui mấy lần, chỉ sợ mình đi lộn.  Nhưng không.  Quả đúng đây là chỗ mà Trang đã mướn mấy tuần trước.

Tuấn méo mặt lại, nhưng cũng tự an ủi, sạp bán thay đổi hằng ngày, có thể nàng đã dời sang chỗ khác.  Thế là Tuấn rảo bước, đi hết một vòng quanh chợ.

Chẳng thấy Trang đâu cả.

Tuấn muốn khóc.  Chàng lại đi thêm một vòng nữa, rồi một vòng nữa.  Chợ Chồm Hổm nhỏ tí tẹo, Tuấn đi một lúc đến chục vòng, nước mắt lưng tròng.  Chàng bỗng thốt lên một câu đau đớn:

-Anh mất Trang thật rồi…

Tuấn trờ lại hàng bán cá mà ngày xưa là hàng cà của Trang, hỏi bà bán hàng:

-Xin cho tôi hỏi, cái hàng cà ngày xưa ở đây đâu rồi?

Bà chủ sạp, có lẽ đang bị ế ẩm, liền nhìn xéo Tuấn một phát rồi trả lời:

-Ông hỏi thế thì bố tôi cũng không trả lời được.  Tôi chỉ biết mở sạp, bán cá thôi…

Tuấn cũng là một thằng nhanh trí, liền phịa ra một chuyện, mặt mày liền trở nên hiền lành tội nghiệp:

-Tôi xin lỗi đã làm phiền bà, nhưng tôi ở xa tới, có người bà con bán cà ở đây.  Xin bà giúp tôi với…

Có lẽ những lời nói của Tuấn làm cho bà động lòng trắc ẩn, bà trả lời, giọng nhẹ nhàng hơn lúc nãy:

-Nói thật với ông là tôi không biết ông ạ.  Nhưng ông cứ gọi ông chủ đất, thế nào ổng cũng biết…

Vừa nói bà vừa chỉ tấm biển treo trên một cột trụ gần đó: “Sạp cho mướn, 504-…. “  

Chàng đã số điện thoại của Trang, chẳng cần đến con số này, nhưng cũng đọc lướt qua, nhớ lấy con số, rồi phóng lên xe, chạy đi kiếm một trạm điện thoại gần nhất.

Chỉ vài phút sau, Tuấn tốp ngay trước ngay một tiệm chạp phô, nơi có 2 cái trạm điện thoại phía ngoài, bỏ 25 cents, quay máy, gọi cho Trang.  Nhưng chuông chưa kịp reng, Tuấn thấy muốn rụng rời khi câu trả lời là mấy tiếng hú nhỏ kèm theo câu trả lời tự động căn bản của những số điện thoại đã bị cắt: “Chúng tôi rất tiếc vì số điện thoại bạn vừa gọi không còn làm việc nữa, bạn có thể coi lại” vân vân.

Đồng 25 cents rớt xuống cái kịch.  Tuần thò tay móc nó ra, bỏ vào khe, và lại gọi nữa.  Lần này Tuấn quay số rất chậm, rất cẩn thận, chỉ hy vọng lần trước mình quay lộn.

Nhưng không, vẫn những câu trả lời cũ.  Tuấn đập cái ống nói vào giá, bung lên một tiếng chửi thề.

Cú thứ hai, chàng gọi cho ông chủ cho mướn đất.  Lần này thi có người trả lời ngay, giọng đàn ông ồm ồm:

-Hê nô, ai đấy, muốn mướn sạp hử?

-Dạ thưa, tôi muốn hỏi thăm về một gian hàng ở chợ Chồm Hổm.

-Giời đất, ông anh gọi trễ quá, có 40 lô, đã cho mướn sạch rồi.  Mướn sạch từ cả mấy tháng rồi.  Đắc hàng đáo để, ông anh ạ.   Không nhanh tay thì không thể nào mướn được, tôi nói thật đấy… Nhưng mà ông anh muốn bán cái gì, nói thử để tôi xem coi, không chừng tôi lại nhét được cho ông anh ở một chỗ nào đó.

Không lý lại nói là mình chả có gì để bán cả, chỉ muốn đi tìm mua một tí tình yêu, liền nẩy ra một ý kiến rất lạ:

-Anh ơi, cách đây một tháng, tôi có mua thiếu một cô hàng bán cà tên Trang một ít tiền, tôi muốn tìm cô ấy để trả nợ…

Nghe như thế thì một giọng cười ồ ồ liền nổi lên, vang như sấm dậy trong tai chàng, rất là sảng khoái, rất là nham nhở:

-Ối giời ơi, tôi biết ngay mà.  Ông lại si tình cái con bé Trang đấy hử?  Nói thật đi.  Lạy chúa tôi, lại có thêm một kẻ si tình gái làng tôi rồi…  ha ha ha… hô hô hô…

Tuấn ngượng đến chín người.  Mẹ bố, làm sao mà thằng cha chủ sạp này lại đoán đúng con tim đem của chàng như thế?  Nhưng nghĩ thêm một chút, chuyện này cũng dể hiểu.  Người Việt Nam ở đây đâu có bao nhiêu, không tới vài ngàn, lại quây tụ lại với nhau như những cái làng xưa ở Việt Nam, cho nên bất cứ chuyện lớn nhỏ gì xảy ra, ai cũng biết cả.  Mình là một kẻ phương xa đến dê gái làng người ta, bị cười thì cũng phải thôi, dễ hiểu thôi.

Ngượng quá, Tuấn chưa biết phải nói gì thì đâu giây bên kia lại tồ tồ:

-Khổ thật.  Ở đây chẳng ai lạ gì cái con Trang này, đẹp như tiên, nhưng tính tình khó như quỷ, đố ai mà tán tỉnh được.  Khối người mê nó chứ không phải mình ông đâu, ông ạ.  Ha ha ha…  Mà nó có thích ai đâu?   Thế mới chết chứ.  Tối ngày nó chỉ đi học, đi bán hàng rồi đi nhà thờ.  Nó là người hát sô nô cho ca đoàn Thánh Tâm đấy, ông có biết không?  Hát hay đáo để nhưng vì khó tính quá, chẳng có cha nào dám mê nó cả.  Trong làng ai cũng nghĩ nó sẽ bị ế chồng… ha ha ha… ai cũng tưởng vậy, thế mới chết chứ.  ha ha ha…

Giọng cười nghe rất là sảng khoái của một kẻ thích nói chuyện đời.  Tuấn hỏi:

 -Nhưng sao cô ấy lại không còn đi bán cà nữa?

-Thế mới chết chứ, ha ha ha…  Thế mới có chuyện mà nói chứ, ha ha ha…

Tuấn hồi hộp, nói không kịp thở:

-Chuyện gì xảy ra vậy ông?

-Nó sắp lấy chồng rồi, chồng nó không cho nó đi bán hàng nữa…  ha ha ha…  Với lại bây giờ đã hết mùa cà rồi.  Thế mới chết chứ.  Thằng chồng nó ghen bỏ mẹ.  Cho nó đi bán cà để mấy ông dê à?  Ông có mê nó thì hãy vào nhà thờ mà nghe nó hát cho đỡ buồn vậy.  ha ha ha… Cái thằng Bột này coi lù khù như thế mà lại khôn đáo để… ha ha ha…

Nghe đến cái tên “Bột” thì Tuấn muốn té xỉu ngay xuống đất.  Một tiếng cười của lão là một con dao đâm vào trái tim chàng.  Nước mắt Tuấn tự nhiên trào ra, chảy tràn trề xuống má.  May quá, đang đứng trước cửa tiệm vắng hoe, chẳng ai nhìn thấy.

Bàn tay cầm ống nói của Tuấn run lên, nghe được câu còn câu mất:

-Ông muốn tìm nó …  nhà thờ… ca đoàn Thánh Tâm đó…

Rồi điện thoại cúp.  Tuấn không biết mình cúp hay bên kia cúp.  Nhưng chuyện đó không quan trọng.  Cái quan trọng là chàng biết chàng đã mất Trang rồi.  Mất thật rồi.

Chàng đưa tay lên quẹt nước mắt, thất thểu bước ra xe, rồ máy…

Lái xe một lúc, không biết là bao nhiêu lâu, chàng nhận ra cảnh vật hai bên đường rất là khác lạ.  Bên phải là nước, bên trái toàn là lau sậy.  Chợ Chồm Hổm, cũng như làng Việt Nam ở New Orleans, nằm trên con quốc lộ 90 của tiểu bang Louisiana.  Nếu đi về hướng Đông, tức đi xa thành phố, thì nước sẽ nằm bên phải.  Hóa ra mình đang lái xe ra khỏi thành phố.  Chẳng có gì khó, Tuấn tìm một khoảng đất trống, quay lui, chạy ngược hướng cũ…

Chiếc xe lại dẫn Tuấn trở về chỗ cũ.  Đi ngang qua Chợ Chồm Hổm, nghĩ sao không biết, chàng quẹo vào.  Đậu xe xong, Tuấn bước vào khu chợ mà bây giờ như đã biến thành một “bãi chiến trường đẫm máu xác anh em” như một cái xác không hồn.  Tuấn ghé vào cái sạp bán thịt chó tiết canh, lúc đó cũng đã có khá đông người, kéo một cái ghế nhựa, ngồi xuống.  Chàng biết, đã ngồi xuống đây thì coi như hôm nay khỏi phải đi làm, lại mất toi mấy chục đồng bạc.  Nhưng một người đã vừa mất một người vợ, có thể nói là mất cả tương lai của mình, thì mất thêm vài chục bạc chẳng có nghĩa lý gì cả.

Có một giọng con gái:

-Thưa, ông dùng gì ạ?

Tuấn không trả lời, cũng không thèm quay nhìn xem người hỏi mình là ai, chỉ thờ ơ chỉ một chai Budweiser ở trên bàn, cặp mắt thơ thẩn nhìn sang cái sạp bán cá xéo xéo trước mặt.  Cuộc đời sao lại có những trái ngược lạ kỳ.  Chỉ cách đây mấy tuần, chàng đã ngổi ở bên đó, nhìn sang bên này, nơi thiên hạ đang ăn nhậu bằng một cặp mắt tiếc rẻ.  Bây giờ, chàng lại ngồi ở bên này, nhìn sang bên kia, lại cũng bằng một cặp mắt tiếc rẻ.  Nhưng cái tiếc rẻ này nó khác hơn cái tiếc rẻ mấy tuần trước.  Cái tiếc rẻ này nó đau đớn, nó thật, như một con dao đâm thấu vào trái tim Tuấn.  Tuấn thấy quả tim mình như rướm máu.  Nước mắt Tuấn tự dưng lại ứa ra…

Có người đặt chai bia vào cái ghế nhỏ thay cho cái bàn trước mặt.  Lại cũng là một cô con gái, tóc thật dài, che gần hết khuôn mặt.  Tuấn nâng chai bia và chỉ bỏ xuống khi không còn một giọt nào chảy xuống họng chàng nữa.  Chàng đặt chai bia không xuống ghế trước mặt, khà ra một tiếng thật lớn, chẳng còn biết giữ ý tứ hay lịch sự mẹ gì, giống y như là một hảo hán đang mặc áo lính và ngang dọc bốn phương trời của những ngày xưa cũ:

-Cho tôi xin một chai nữa.

-Vâng, thưa ông.

Mãi cho đến lúc đó, Tuấn mới sực nhớ đến hai hàng nước mắt của mình.  Mẹ, như thế này thì quê bỏ mẹ.  Chàng vội đưa mắt lên nhìn quanh và bắt gặp cô hàng cũng đang nhìn mình, có vẻ ái ngại.  Tuấn vội vàng quay mặt đi, chùi mau hai hàng nước mắt, và không dám quay trở lại nhìn cô hàng nữa.

Uống hết chai bia thứ hai, chàng để năm đồng trên ghế rồi đứng lên, không nói một câu nào.  Cô hàng nhìn chàng có vẻ ái ngại:

-Ông…. ông có lái xe về được không?

Tuấn ngạc nhiên vì câu hỏi.  Thường thường, người bán hàng không lo cho khách của mình như thế, nhất là người Việt Nam.  Tuấn quay lại nhìn nàng.  Lạy chúa tôi, lại thêm người người đẹp bán hàng nữa.  Cái miền đất này sao mà có lắm giai nhân tuyệt sắc?  Cô ta cũng khoảng trạc tuổi Trang, ốm hơn một chút, nước da hơi đậm hơn, không trắng như Trang nhưng cặp mắt thật là to.  Và rất đẹp, sâu thẳm.

Nếu là trong một trạng huống khác, Tuấn đã sẵn sàng mở máy tán liền.  Ngu sao không tán.  Nhưng, Tuấn bây giờ như một con chim đã bị tên bắn hụt một lần rồi, giờ nhìn thấy cây cung thì sợ lắm.  Chàng nói:

-Cám ơn cô, tôi chưa có say đâu, còn lái xe được.

-Tôi không nói ông say…  xin lỗi, tại tôi thấy ông … ông …buồn quá, nên hỏi thôi.

-Sao cô biết tôi buồn…

Cô hàng lắc đầu, không nói gì, bối rối quay mặt đi.

À, thì ra lúc nãy cô nàng đã nhìn thấy hai hàng nước mắt của mình.  Đẹp mặt nam nhi thật.  Và còn mắc cỡ nữa.  Tuấn chẳng dám nhìn cô hàng, đang ráng tìm một lời “chửa lửa” thì cô hàng nói ngay:

-Ông quen con Trang phải không?

Tuấn đáp liền khi nghe đến tên Trang:

-Đúng, chỉ gặp nhau một lần, nhưng quý mến nhau.

Cô hàng cười:

-Nó là bạn của Lan, nhà ở gần nhau.  Vì cùng hát trong ca đoàn nên thân nhau lắm…

Tuấn mừng húm, hỏi ngay, nhưng bằng một giọng thẩn thờ, nuối tiếc:

-Sao Trang lại đi lấy chồng sớm vậy?

Lan lắc đầu, quay mặt đi, trả lời mà không nhìn Tuấn:

-Lan thật tình không biết, nhưng mỗi người có một hoàn cảnh anh ạ.  Mong anh thông cảm cho Trang.

-Sao Lan lại nói thế?  Tôi chưa là gì với Trang cả.  Chỉ mới quen nhau một lần.  Tôi chẳng có quyền gì để đòi hỏi sự thông cảm.

-Lan biết.  Con Trang nó nói hết cho Lan nghe về anh.  Mà anh có biết chuyện gì không?

-Chuyện gì?

-Con Trang nó phải lòng anh đó.

Như sợ Tuấn chưa hiểu, Lan nói luôn:

-Nó yêu anh đó.

Tự dưng Tuấn bỗng cảm thấy phẩn uất, đau đớn nói:

-Yêu.  Yêu mà bỏ đi lấy chồng?

Lan lắc đầu, nhìn thằng vào mắt Tuấn:

-Tại sao hôm Thứ Bảy tuần sau, anh không tới?

Tuấn im lặng, thấy lòng mình đau nhói lên.  Lan tiếp:

-Hôm ấy Lan đứng đây bán hàng, cứ nhìn sang con Trang để chờ xem mặt anh.  Bao nhiêu là hy vọng và mong chờ.  Nhưng chả thấy anh đâu cả.  Trang nó khóc mấy lần đấy anh ạ…

Tuấn thấy như có một con dao đâm thấu vào ruột gan mình.  Không lý lại thú nhận là tại anh mê doubletime hơn Trang.  Lan tiếp:

-Trưa đó, Lan qua phụ nó dọn hàng về.  Tội nghiệp, nó vừa dọn hàng vừa chảy nước mắt, bảo tuần trước, anh phụ nó gói mấy tấm bạt này...  Lan an ủi nó, bảo có lẽ anh ấy bận, tuần sau sẽ tới.  Nhưng tuần sau, anh cũng chẳng đến.  Anh có biết là anh đã làm cho con Trang đau khổ lắm không vậy?  Nó buồn tủi lắm, như người mất hồn, suốt ngày chỉ lầm lầm lì lì, không thèm nói với ai một câu.  Đi học về chi vào trong phòng đóng kín cửa lại, chỉ có mình Lan mới vào thăm nó được thôi.  Anh biết nó nói gì không?

Tuấn cúi mặt xuống đất, xót xa đau đớn, không nói gì.  Lan tiếp:

-Con Trang bảo ngày xưa thường nghe người ta nói “Đường nào dài bằng đường phi đạo, lính nào sạo bằng lính Không Quân…”   Bây giờ mới nó mới biết câu ấy là đúng.  Anh là lính Không Quân phải không, con Trang bảo thế?

Tuấn nhìn lên trời cao, nơi có những đám mây trắng đang hờ hửng trôi, nơi đã ôm hết tuổi trẻ của chàng ngày xưa, đau khổ gật đầu, không dám nhìn Lan.  Nàng hỏi một câu như một ông biện lý thẩm vấn tội nhân trong tòa án:

-Tại sao Thứ Bảy tuần đó anh không đến?

-Anh bận đi làm.

-Tuần sau nữa và những tuần sau nữa?

-Anh cũng bận đi làm.

Giọng Lan bỗng trở nên gay gắt:

-Thế thì, hóa ra, chuyện đi làm đối với anh quan trọng hơn Trang ư?

-Không…, không phải như vậy…

-Lan thông cảm với anh.  Mỗi người có một hoàn cảnh riêng, nhưng nếu không đến được thì tại sao lại hứa như thế?  Hứa để làm cho người ta chờ đợi, hứa để làm cho người ta hy vọng, hứa để làm cho người ta đau khổ.  Một lời hứa của anh có lẽ là một lời nói đùa, chẳng có nghĩa lý gì với anh cả, nhưng với người được hứa thì nó là một lẽ sống, là cả một bầu trời tràn đầy yêu thương và hy vọng.

Tuấn thấy xót xa và đau đớn tận đáy lòng:

-Xin Lan đừng nói thế.  Anh không phải là một con người vô tích sự như thế.  Anh hứa… thật tình, nhưng anh kẹt, không đến được, cũng không có cách gì liên lạc với Trang.  Nhưng có nói gì đi nữa thì anh cũng phải công nhận rằng chuyện này xảy ra hoàn toàn là do lỗi của anh.

Có tiếng khách gọi thêm bia.  Lan quay lui tiếp khách một lúc rồi quay trở lại, vừa cầm khăn lau tay vừa nói:

-Lúc anh bước vào đây, Lan đã nghi anh là người mà Trang yêu rồi.  Lan biết anh đi tìm Trang, nhưng Lan giận anh lắm, nên vờ đi, để xem thử anh sẽ làm gì.  Không ngờ anh bỏ đi rồi lại trở về đây, ngồi nhìn sang cái sạp cũ của con Trang mà nhỏ lệ.  Lan đâm ra thông cảm, mới nói chuyện với anh…

-Cám ơn Lan.

Cả hai im lặng một lúc.  Rồi Tuấn hỏi, chỉ hy vọng rằng tất cả những gì vừa xảy ra chỉ là một giấc mộng:

-Trang có lấy chồng thật không?

Lan gật đầu, liếc nhìn Tuấn bằng một cặp mắt tiếc rẻ, giọng buồn buồn:

-Thật chứ.  Cha đã rao hôn phối trong nhà thờ tuần trước.  Hình như trước Tết thì làm đám cưới đấy…

Tuấn quặn lòng lại.  Dù đã biết là Trang sẽ lấy ai, nhưng chàng cũng hỏi:

-Trang lấy ai vậy?

Lan lắc đầu, nhăn mặt lại:

-Lão Bột chứ ai.  Lão ấy quen biết gia đình Trang từ Việt Nam…

Ngừng một chút, nàng tiếp:

-Thật là uổng.  Lão ấy làm sao mà so được với Trang?  Người … bé tí tẹo, lại đủ thứ thói hư tật xấu. Độc tài, chồng chúa vợ tôi.  Tội nghiệp Trang quá.

-Anh biết Trang không bao giờ có thể yêu ông ấy được, cho nên, điều anh thắc mắc là tại sao?  Tại sao Trang lại lấy ông ta?

Lan nhăn mặt lại, đưa mắt nhìn ra xa xa:

-Lan không biết, mà cũng chẳng hỏi.  Mỗi người có một hoàn cảnh anh ạ.  Cũng như anh thôi, tại sao hôm thứ Bảy tuần đó, anh không đến?  Hoàn cảnh cả.  Nhưng Lan nghĩ, có thể Trang lấy ông Bột là bởi vì chữ Hiếu mà thôi.  Hai bên quen biết nhau từ Việt Nam, có lẽ đã hứa hẹn rồi từ hồi xưa, lâu lắm rồi.

Tuấn thất thểu đứng lên, chào Lan.  Nàng nhìn Tuấn bằng một cặp mắt xót xa, như muốn chia xẻ những đau đớn trong lòng Tuấn:

-Mọi chuyện xảy ra đều là thánh ý của Thiên Chúa anh ạ.  Chúa đã định như thế rồi.

-Cám ơn Lan đã cho tôi được ngồi nói chuyện.

-Không có gì anh ạ.  Hôm nào rảnh mời anh ghé sang đây chơi.  Nói thật với anh, không phải chỉ mình anh mất Trang đâu, tôi cũng mất Trang nữa.

-Tại sao thế?

-Lão Bột khó tánh lắm, chẳng muốn Trang có bạn bè gì cả.  Đến nhà chơi, thấy mặt lão hầm hầm,  quăng ly ném bát, chúng em chẳng ai còn muốn tới chơi nữa.  Tội nghiệp, Trang nó buồn lắm.

Tuấn lái xe về nhà mà chẳng muốn xe tới nơi.  Về nhà giờ này, thế nào mụ chủ nhà cũng thắc mắc, sao hôm nay không đi làm vân vân.  Và rất có thể, lại nhờ Tuấn chở đi chợ hay làm cái này cái kia.  Làm kiếp ăn nhờ ở đậu, dù là có trả tiền đàng hoàng, cũng thật là lắm muộn phiền.  Tuấn lại sực nhớ chưa gọi điện thoại để thông báo chiều nay không đi làm.  Cũng chẳng cần gọi nữa.  Mẹ bố, sao cũng được.  Chàng cảm thấy mệt mõi.  Mệt mõi với tình yêu, mệt mõi với gia đình, mệt mõi với cuộc đời tị nạn cô đơn và lắm phiền muộn này...

Sáng Thứ Bảy tuần sau, không ... doubletime, nằm nhà chán quá, Tuấn lại phóng xe qua Chợ Chổm Hổm, ghé sạp của Lan, kéo ghế ngồi gọi bia.

Lan đang bận rộn, nhưng nhìn thấy Tuấn thì một vẻ vui mừng hiện ngay trên nét mặt, liếc nhìn Tuấn, đưa một ngón tay lên trời, ra dấu bảo “Lan sẽ tiếp anh ngay.  Ráng đợi.”

Một lát, Lan trở ra, để một chai bia xuống trước mặt Tuấn, giống như ngày nào, cười nhẹ:

-Anh đã … bớt chưa?

-Tôi có bệnh gì đâu mà bớt.

Lan cười:

-Ý Lan muốn nói là bớt … đau khổ đấy.  Mặt mũi anh hôm nay xem thấy tươi ra được một chút.

Tuấn thấy hơi ngượng nhưng cũng ráng biểu diễn một nụ cười, lắc đầu:

-Dĩ nhiên là phải bớt rồi.  Không lý cứ ngồi mà khóc mãi, khóc cho đến hết nước mắt thì Trang cũng đi lấy chồng.

Lan thò tay vào trong túi áo, lấy ra một phong thư được ghép làm đôi:

-Có cái này cho anh.  Con Trang gửi.

Tuấn giật nẩy mình.  Chàng cầm lấy bì thư, giọng run run hỏi:

-Anh đọc bây giờ được không?

Lan cười hóm hỉnh:

-Nhưng cấm không được khóc.

Tuấn hơi cau mặt lại.  Lan nhận ra câu nói vô duyên của mình, liền nói:

-Lan xin lỗi.  Lan nói đùa hơi quá, anh đừng chấp nhé.

Tuấn không có thì giờ để trả lời.  Chàng hối hả mở bì thơ, kéo ra một tờ giấy.  Chữ của Trang viết rất đẹp, đều và rất rõ ràng.

“Anh Tuấn,

Con Lan có kể chuyện của anh cho Trang nghe.  Tội nghiệp anh quá.  Trang không biết phải nói gì.

Chuyện là như thế này.  Gia đình em và gia đình anh Bột đã hứa với nhau ngay từ lúc em còn học Trung Học.  Lan chẳng hề biết gì cho đến khi sang đây.  Nhưng Trang nhất định cự tuyệt.  Bố mẹ cũng không biết phải làm gì.  Trang cũng đang chờ, nếu gặp người mà Trang yêu thích, Trang sẽ về trình với bố mẹ để tiến tới…

Trang chờ có đến gần 6 năm mà chẳng gặp được ai.  Người thích mình thì mình không thích, người mình thích thì chưa bao giờ được gặp…

Sáng hôm thứ Bảy tuyệt vời đó, một buổi sáng thứ Bảy tuyệt vời duy nhất trong đời Trang, Trang nghĩ là Trang đã gặp được người mình yêu, một người có đủ đức tánh tốt, và sẽ là một người chồng lý tưởng của Trang.  Người đó là anh.  Trang mừng lắm.  Trang đã quyết định, thứ bảy tuần sau, khi gặp anh, sẽ nói thật với anh về ý muốn của Trang, không cần mắc cỡ, không tự ái gì cả, rồi sẽ chở anh về nhà gặp bố mẹ.  Tình hình nhà Trang lúc ấy đã trở nên bi đát lắm, bệnh ung thư của bố đang đi vào giai đoạn cuối. Trang phải tính gấp. để anh Bột không kịp trở tay.

Nhưng anh đã không đến.  Trang chờ anh suốt buổi sáng.  Mỗi lần có chiếc xe nào quẹo vào bãi đậu, Trang cũng mừng húm lên, cứ hy vọng đó là xe của anh.  Nhưng không phải.  Buồn quá, Trang khóc, và giận anh ghê lắm.  Lại còn tủi thân nữa.  Đến giờ dọn hàng về, vẫn không thấy anh.  Về nhà, Trang cứ ngồi canh cái điện thoại, chỉ mong anh gọi đến.  Anh Bột bực mình lắm.  Nhưng anh cũng chẳng gọi.  Sao thế anh, một cú điện thoại có mất mát gì đâu mà anh cũng không thèm gọi.  Trang buồn vào tủi thân lắm.

Tuần lễ sau, nhà Trang có nhiều biến chuyển.  Bố phải vào ICU, lúc tỉnh lúc mê.  Chẳng còn ai muốn bán buôn gì nữa, nhưng Trang cứ đem hàng ra bán.  Không phải để bán mà để được gặp anh, đê hy vọng được xây dựng tương lai với anh, người Trang đã yêu.  Nhưng lại chờ anh thêmột buổi sáng nữa, chẳng thấy anh đâu.  Tuần lễ sau cũng như thế nữa.  Cuối cùng thì anh Bột chịu không nổi, liền đổi số điện thoại.

Sau 4 tuần thì Trang đã trở nên tuyệt vọng.  Anh đâu có thương mến gì Trang đâu?  Trang nghĩ những điều anh nói với Trang chỉ là đầu môi chót lưỡi mà thôi, nói để được nhìn được một nụ cười trên môi Trang, nói để cho Trang sung sướng nhất thời mà thôi.  Người đẹp giai ngon lành như anh làm sao thèm quen với “con bé lọ lem” này?  Lại xuất thân trong một gia đình đánh cá nữa, ai thèm vào.  Trang buồn quá, chẳng biết làm gì, chỉ biết đọc kinh cầu nguyện, xin dâng cho Chúa nỗi đau khổ này.  Và xin hoàn toàn vâng theo thánh ý Chúa.

Những gì xảy ra sau đó qua thật nhanh, như một cơn ác mộng.  Bố đã được chở về nhà vì bác sĩ đã chịu thua.  Cả nhà chuẩn bị hậu sự.  Trước khi nhắm mắt, bố chỉ mong cho em được thành hôn với anh Bột.  Trang cũng cần phải nói rõ, đó không phải là những lời ép uổng, mà chỉ là một mơ ước của một người sắp sửa bước sang bên kia thế giới.  Người ấy là cha trong gia đình, người mà Trang yêu mến kính trọng, người đã dầm mưa giải nắng, sống chết với cuồng phong bão tố trên biển cả hằng ngày suốt một đời để nuôi nấng Trang nên người.

Trong hoàn cảnh đau đớn tuyệt vọng đó, cộng thêm sự hờ hững của anh, đã giúp Trang quyết định nhanh chóng tương lai của đời mình.  Những gì xảy ra sau đó, xin anh đừng bắt Trang kể lại.  Trang nghĩ anh không nên biết và Trang thì không bao giờ muốn nó sống lại trong lòng mình.  Buồn lắm anh ạ.

Nhưng hôm qua, đi tập hát lễ Giáng Sinh, gặp Lan, nó kể chuyện anh đến tìm Trang.  Lan đã nhìn thấy được những giọt nước mắt của anh.  Trang nghĩ nó cũng giống như những giọt nước mắt của Trang thôi.  Bây giờ Trang mới biết anh đã yêu Trang, cũng như Trang đã yêu anh.  Và chúng ta, dù hai người ở cách nhau chỉ một giòng sông, đã cùng đổ cho nhau những giọt nước mắt tràn ngập yêu thương và nhung nhớ.  Không biết anh như thế nào, nhưng với Trang, thì đó là những giọt nước mắt đầu tiên dành cho một cuộc tình duy nhất của đời Trang.  Và đó cũng là những giọt nước mắt cuối cùng của Trang để dành cho tình yêu.  Trang sẽ chẳng bao giờ còn yêu ai được nữa.  Trang nói thật.

Thánh ý của Thiên Chúa đã như thế.  Chúng ta phải tuân theo ý ngài.

Ngày xưa đi học, có lẽ anh còn nhớ hai câu thơ mà tất cả học sinh mới lớn thời đó ai cũng biết:

Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở

Đời hết vui khi đã vẹn câu thề…

Ngày xưa đọc mấy câu ấy, Trang thấy hay.  Bây giờ mới thấy thấm thía và đau đớn.  Hãy cứ coi như chuyện hai đứa mình là một cuộc tình dang dở đi anh, và đã dang dở thì phải đẹp, như nhà thơ đã nói.  Hãy tự an ủi mình như thế đi thì sẽ thấy mình bớt đau khổ hơn nhiều anh Tuấn ạ.

Thôi nhé anh, Trang cầu nguyện cho anh sớm tìm được một người vừa ý.  Anh là một người đàn ông đúng nghĩa đàn ông.  Lại còn đẹp giai và oai hùng nữa.  Anh sẽ may mắn hơn Trang nhiều, Trang biết thế.

Vĩnh biệt anh.

Trang.

Tuấn đọc xong lá thư, nước mắt nhạt nhòa.  Bây giờ thì chàng chẳng cần phải che dấu, cứ để cho nước mắt nó tự dưng tuôn tràn và rơi xuống lả chã…

* * *

Đêm 24 tháng 12 năm ấy, Tuấn lái xe qua khu chợ Chồm Hổm đi lễ Giáng Sinh lần đầu tiên sau nhiều năm “vắng bóng giáo đường”.  Lần cuối cùng Tuấn bước vào nhà thờ là năm 1972, ở Kontum.  Dạo ấy, khói lửa tơi bời, tương lai đất nước mù mịt.

Đến nơi rồi, Tuấn mất khoảng gần nửa tiếng đồng hồ mới tìm ra được chỗ đậu.  Lại cuốc bộ 15 phút nữa mới vào được sân giáo đường. 

Nơi đây, hàng triệu bóng đèn xanh đỏ giăng khắp nơi rất là rực rở, như muốn chiếu sáng cả cái bầu trời đêm làm Tuấn muốn hoa cả mắt.  Cảnh tượng thật là rực rỡ huy hoàng, không khí nhộn nhịp vui vẻ, trai thanh gái lịch, ông cụ bà già, con nít vân vân tung tăng tràn đầy cái sân thánh đường nhỏ.  Tuấn ráng nhớ lại những lễ Giáng Sinh mà chàng đã tham dự ngày xưa ở quê nhà.  Nhà thờ ở Việt Nam nhất định là lớn hơn cái nhà thờ này, nhưng khung cảnh, sự trang hoàng, đèn đuốc và âm thanh không thể nào bằng được.  Quả thật, dân của một cường quốc giàu sang hùng mạnh như Hoa Kỳ, dù gốc Việt Nam hay gốc gì đi nữa, cũng biểu hiệu được sự sung túc đầy đủ của mình.

Hình như thánh lễ đã bắt đầu vì Tuấn nghe được tiếng hát của ca đoàn và sau đó là lời cầu kinh khai mạc của cha chủ lễ qua tiếng loa ở bên ngoài.  Tuấn bước về hướng nhà thờ nhưng đau khổ nhận ra tất cả các cửa đã nghẹt kín người.

Mục đích của Tuấn đi lễ tối hôm nay là để được nhìn Trang một lần cuối qua những bài hát trong ca đoàn Thánh Tâm.  Nhưng chuyện này chắc không làm được rồi.  Chàng đành đứng ngoài, hối hận vì đã không đi sớm hơn cỡ nửa tiếng, hoặc nếu cần thì một tiếng…

Tuấn vòng tay cúi đầu ngoan ngoãn như một con chiên ngoan đạo giữa đám người ở ngoài.  Tháng 12 trời New Orleans lạnh buốt, gió thổi tuy rất nhẹ, nhưng mỗi lần thổi qua thì Tuấn như muốn run lên.  Chàng lại hối hận đã không “trang bị” đầy đủ hơn, chỉ mặc một cái áo blouson da cũ mua ở Goodwill.

Nhưng gió lạnh bên ngoài không thể nào so sánh được với nỗi đau đớn của cơn bão trong lòng.  Tuấn nhắm mắt đi, tập trung vào những lời cầu kinh bên trong cho quên bớt cái lạnh bên ngoài và nỗi đau khổ héo hon trong lòng mình.

Đến một lúc nào đó, cha chủ lễ đọc, rất chậm rãi, uy nghiêm:

Xin Chúa đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an, và nhờ lượng Từ Bi Chúa nâng đỡ, chúng con luôn luôn được yên ổn và thoát khỏi mọi nhiễu loạn, vì công nghiệp vô cùng của Chúa Giê Su Ki Tô, con Thiên Chúa là Chúa chúng con. “

Tuấn nhắm mắt đáp “Amen” thật chân thành, và không hiểu tại sao, bắt đầu cảm thấy bớt đau khổ, bớt cô quạnh.  Hình như đâu đó ở trên cao, vừa xuất hiện một vì sao Lạ.  Vì sao Lạ của đêm Giáng Sinh.  Vì sao Lạ đã đưa ba vua đến thờ phượng ngài.  Hình như vì sao Lạ chiếu thằng vào người Tuấn. Lạ lùng hơn nữa, đang an ủi và sưởi ấm linh hồn chàng.

Thánh lễ đã xong, và bên trong giọng của ca đoàn Thánh Tâm vang lên thánh thót:

Hội nhạc Thiên Quốc đắm say nghiêm quỳ,

Dứt cung đàn hát lặng nghe cõi thế trần.

Giọng Mẹ êm ái du dương trong ngần.

Ru bên nôi thánh Hài nhi…”

Tuấn nhắm mắt lại, thưởng thức và ôm trọn từng lời hát, từng nốt nhạc vì biết chắc, dù không được nhìn thấy Trang, nhưng giọng ca của nàng đang vang vang trong những lời hát đó.  Tuấn để những lời ca dịu dàng tràn đầy tình thương đó lắng thật sâu xuống lòng mình.

Thiên cung thần phẩm vui mừng đắm saỵ

Dứt cung nhạc thấy im lặng chín tầng….

Khi nghe kề bên nôi hèn Chúa đâỵ

Tiếng Đức Mẹ cất lên nhẹ hát mừng.

Vừa nghe kề sát nôi hèn,

Tiếng Mẹ nhẹ hát êm đềm.

Vừa nghe kề sát nôi hèn,

Êm ái giọng Mẹ ru hát…”

Bài hát càng về sau thì càng cho lòng Tuấn cảm thấy dịu đi, nhẹ nhàng đi.  Những nỗi đau khổ, những chuyện bất công, những oan khiên, những lừa dối và toan tính bỉ ổi của người đời, những lo âu, những phiền muộn của cuộc đời như lần lần tan biến hết.  Và tự dưng, chàng thấy mình sẽ có đủ can đảm để quên Trang…

Đúng như thế.  Tương lai như thế nào, Tuấn chưa thể biết.  Nhưng cuộc đời còn lại dài hàng ngàn dặm của Tuấn, phải bắt đầu bằng bước đầu tiên, rất là quan trọng, đó là, phải quên Trang.  Phải quên Trang thì mới sống được, và sống được thì sẽ làm lại cuộc đời được.

Một cuộc đời mà Tuấn tưởng rằng đã mất khi Trang đi lấy chồng …

Garden Grove, CA, 22/12/2013

Viết, nhân đọc bài thơ “Chợ Chồm Hổm” của ông anh thi sĩ tài hoa, yêu nước quý mến của tôi, Nguyễn Đình Bảo.



Bài thánh ca đó còn nhớ không em
Noel năm nào chúng mình có nhau
Long lanh sao trời thêm đẹp môi mắt
Áo trắng em bay như cánh thiên thần
Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân

Cùng nhau quỳ dưới chân Chúa cao sang
Xin cho đôi mình suốt đời có nhau
Vang trong đêm lạnh bài ca Thiên Chúa
Khẽ hát theo câu đêm thánh vô cùng
Ôi giọng hát em mênh mông buồn...

Rồi mùa giá buốt cũng qua mau
Lời hẹn đầu ai nhớ dài lâu
Rồi một chiều áo trắng thay màu
Em qua cầu xác pháo bay sau

Lời nguyện mình Chúa có nghe không
Sao bây giờ mình hoài xa vắng
Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian
Bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu

Rồi những đêm thánh đường đón Noel
Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu
Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn
Đêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi
 
Bài Thánh Ca Buồn ............................