Wednesday, May 31, 2023

Người càng toan tính, càng thiệt thân, người vô ưu tưởng là ngốc nhưng lại được hưởng phúc

Vào triều đại nhà Tống, Lý Sỹ Hành đảm nhận chức vụ tại Viện hàn lâm. Trong một lần, ông phụng mệnh triều định đi sứ sang Triều Tiên có võ tướng Dư Anh theo cùng làm phụ tá.

Sau khi hoàn thành sứ mệnh, Lý Sỹ Hành hoàn toàn không quan tâm để ý đến những vật phẩm mà Triều Tiên biếu tặng. Ông ủy thác lại tất cả cho Dư Anh xử lý.

Lúc lên thuyền trở về nước, Dư Anh thấy ở dưới đáy thuyền có chỗ bị thấm nước nên lo lắng rằng những thứ vật phẩm của mình sẽ bị ẩm ướt hết.

Thế là ông bèn lấy toàn bộ tơ lụa gấm vóc của Lý Sỹ Hành được tặng đem lót ở đáy thuyền, sau đó đặt những thứ của mình lên trên để tránh ɓị ẩm ướt.

Người không tranh giành là người hưởng phúc

Khi thuyền đã ra giữa biển khơi rộng lớn thì sóng gió đột nhiên nổi lên, như thế muốn nhấn chìm con thuyền của họ. lúc ấy, con thuyền quá nặng nên tình hình lại càng trở nên nguy cấp hơn.

Không còn cách nào khác, thuyền trưởng vội vàng thỉnh cần Dư Anh vứt bỏ những vật phẩm đó đi để thuyền nhẹ bớt, nếu không, thuyền sẽ bị lật, người sẽ bị chết.

Dư Anh lúc này cảm thấy vô cùng hoảng loạn, liền vội vàng vơ những vật phẩm trên thuyền ném xuống biển.

Khi số vật phẩm bị ném xuống nước ước chừng khoảng một nửa, thì sóng gió ngừng lại, thuyền cũng ổn định lại và họ đã thoát nạn.

Về sau, Dư Anh kiểm tra lại số vật phẩm còn lại trên thuyền thì mới phát hiện những thứ ném xuống biển toàn bộ đều là những vật phẩm của mình. Những tặng phẩm của Lý Sỹ Hành bởi vì chất đống ở dưới đáy thuyền để lót, cho nên hoàn toàn không bị mất mát chút nào, chỉ ɓị ướt một chút mà thôi.

Đối với những thứ tặng phẩm ấy, 2 người họ đã có hai loại thái độ không hề giống nhau. Lý Sỹ Hành bởi “không quan tâm chú ý”, kết quả hoàn toàn chẳng bị mất mát gì cả, còn Dư Anh thì hết sức “để ý” và kết quả hoàn toàn mất tất cả.

Kỳ thực, sự việc phát sinh đó hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Lý Sỹ Hành đắc được, là bởi vì ông bình thường xem nhẹ được mất, không màng danh lợi và là người có tấm lòng chính trực. Dư Anh mất, chính là bởi ông quá mê đắm tài vật, luôn so đo tính toán, làm người không phúc hậu, tham lam và nhỏ mọn.

Bởi cảnh giới tư tưởng của hai người họ là khác nhau, nên kết quả sự việc của họ cũng khác nhau. Thưởng thiện, phạt ác, hết thảy đều được Thiên lý suy xét

Cuộc sống không tranh giành, không ganh đua không phải là ngốc nghếch, đó chính là hành động của những người có Phúc, có Đức.

 Người không tranh giành không phải là kẻ ngốc, mà là người có phúc!

Con người một khi sống mà ánh mắt luôn nhìn ‘chằm chằm’ vào người khác thì sẽ vô cùng mệt mỏi! Sống trên đời, đừng nghĩ rằng mọi việc đều phải mang ra để tranh đua cao thấp.

Có một số thứ trong đời không phải cứ tranh giành mà có được, mà nếu đạt được rồi chưa hẳn đã vui. Mỗi người đều có cuộc sống riêng của chính mình, người khác có sự huy hoàng của họ, bạn cũng có sự tốt đẹp, sáng lạn của riêng mình.

Thế giới này đầy rẫy những hỗn tạp, tranh chấp, đố kỵ, oán hận,… tựu chung cũng chỉ vì ích kỷ. Tranh nhau ngoài sáng, âm thầm đấu đã với nhanh trong tối, tranh để có được cái lợi lớn nhất, từ lớn đến nhỏ, hôm nay tranh, ngày mai đấu,…. quả thực là không có ngày nào yên, thân tâm dần trở nên mệt mỏi.

Người ngã ngựa đổ, cho đến cuối cùng lại trở về với cát bụi, thoát khỏi hồng trần, chỉ còn lại lòng ích kỷ và sự đố kỵ trong lòng thôi.

Nếu như nghĩ thoáng một chút, không tranh với đời, xem nhẹ danh lợi và được mất, hạ thấp mục tiêu xuống, biết suy nghĩ cho người khác nhiều hơn,… bạn sẽ phát hiện ra, cuộc sống của bạn sẽ nhẹ nhõm, bình an hơn rất nhiều. Và hạnh phúc cũng đến với chúng ta một cách rất tự nhiên.

Trong cuộc sống có rất nhiều lý do để không tranh, nhưng chỉ vì dục vọng cá nhân như rắn núp trong bụi cỏ, không ngừng gặm nhấm trái tim của con người.

Nếu như chúng ta bớt tranh giành đi một chút, xem thấu sự vật thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Và bạn sẽ phát hiện rằng, ai ai cũng bao dung, thế giới sẽ trở nên rộng lớn hơn.

Cũng chính vì lẽ đó, nụ cười sẽ rạng ngời, nắm tay vững bền, lễ phép với mọi người, sẽ chân thành hơn, nhiệt tình hơn, tình hữu nghị bền chặt hơn, bạn bè nhiều lên, tình thâm ý dày, tràn ngập tình yêu và hạnh phúc.

Người không tranh giành không phải là người ngốc, mà là người có phúc phận!

Lan Hòa biên tập

Monday, May 29, 2023

Chiến Hữu Phan Phong Lãng (Pháp Quốc) Đoàn 75 Sở Công Tác NKT - Tình trạng sức khỏe - FB Nguyễn Chánh Đoàn 72




 



Nữ nhiếp ảnh gia Việt Nam thắng lớn cuộc thi thế giới: 'Không thể tưởng tượng

 









Vừa giành được vị trí cao nhất tại cuộc thi nhiếp ảnh trên không lớn nhất thế giới, nữ nhiếp ảnh gia Khánh Phan (35 tuổi, quê Thái Bình) không giấu được niềm vui lẫn tự hào.

  • Theo đó tác phẩm “Váy hoa” của nhiếp ảnh gia Khánh Phan đã xuất sắc đạt giải Grand Prize trị giá 15.000 USD, tại cuộc thi Ảnh & Video SkyPixel - SkyPixel Annual Photo & Video Contest lần thứ 8, trong đợt công bố kết quả vào ngày 3.3 vừa qua.

    “Không thể tưởng tượng được!”

    Thông tin trên nhanh chóng được chia sẻ khắp các trang mạng xã hội trong niềm tự hào, cùng những khen lời có cánh của cư dân mạng Việt Nam đối với tác phẩm đặc biệt này.

    Cuộc thi Ảnh & Video SkyPixel - SkyPixel Annual Photo & Video Contest được tổ chức hằng năm bởi DJI và SkyPixel – Cộng đồng nhiếp ảnh trên không lớn nhất thế giới nhằm quy tụ những tài năng nổi bật của phim ảnh trên không thế giới hàng năm. Cuộc thi nhiếp ảnh lớn này đã thu hút nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng dự thi trên toàn thế giới.

    Tác phẩm đoạt giải chụp lại hoạt động những người phụ nữ thu hoạch hoa súng vào mùa nước nổi ở Nam bộ và tạo thành một chiếc váy hoa trên mặt nước. Dưới đây là mô tả về tác phẩm được nữ nhiếp ảnh gia gửi đến cuộc thi:

    Chuyện về nữ nhiếp ảnh gia Việt Nam thắng lớn tại cuộc thi nhiếp ảnh thế giới - Ảnh 2.

    Bức ảnh "Váy hoa" của nhiếp ảnh gia Khánh Phan.

    KHÁNH PHAN

    “Vào mùa nước nổi, đặc biệt là các vùng Kiến Tường, Mộc Hóa, Long An, Châu Đốc, An Giang, hoa súng phát triển mạnh. Hoa súng là loài hoa mọc nhiều ở sông hồ, vừa làm đẹp cho vùng đất này, vừa là món ăn khoái khẩu của người dân bản địa và du khách thập phương. Vào mùa nước nổi, những người phụ nữ dùng thuyền nhỏ để hái bông súng, một công việc đã có từ lâu đời ở miền Nam (Việt Nam). 

    Họ được mẹ hoặc bà dạy chèo thuyền từ khi còn nhỏ. Những cô gái này thật xinh đẹp với áo bà ba, trang phục truyền thống của người Nam bộ và nón lá. Họ hái những bông hoa, rửa sạch, mang đi chợ hoặc làm thức ăn cho gia đình. Có rất nhiều du khách đến Nam bộ để trải nghiệm cảm giác chèo thuyền dọc các con sông”.

    Nhiều năm trở lại đây, nhiếp ảnh gia Khánh Phan đã xuất sắc giành được các giải thưởng về nhiếp ảnh trong các cuộc thi quốc tế như: giải vàng, giải bạc trong cuộc thi ảnh quốc tế Tokyo International Foto Awards (TIFA) năm 2020; cuộc thi ảnh quốc tế Sony; Travel Photographer of the Year 2020…

    Tâm sự với Thanh Niên, nhiếp ảnh gia Khánh Phan bày tỏ hiện tại chị vẫn còn đó niềm vui và hạnh phúc khi được vinh danh ở giải cao nhất của cuộc thi, một kết quả mà chị khó lòng tưởng tượng được. Chủ nhân của bức ảnh khiêm tốn, nói rằng mình đã rất may mắn khi vượt qua 60.000 tác phẩm chất lượng được gửi đến cuộc thi, với sự tham gia của nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng, chuyên nghiệp từ khắp các quốc gia trên thế giới.

    "Thông qua những bức ảnh của mình, tôi mong muốn mang vẻ đẹp văn hóa, đất nước, con người Việt Nam ra thế giới. Mong rằng nhiều khách nước ngoài sẽ đến Việt Nam du lịch và trải nghiệm, nhất là ở miền Tây sông nước vào mùa nước nổi. Tôi cũng mong muốn tri ân và tôn vinh những người phụ nữ rất chăm chỉ làm việc và làm đẹp cho đời"

    Nhiếp ảnh gia Khánh Phan

    Nữ nhiếp ảnh gia cho biết bức ảnh được chụp hồi tháng 10.2022 ở Mộc Hóa (Long An), trong một lần chị đưa 2 travel blogger người Anh đến đây trải nghiệm concept chụp ảnh hoa súng của chị. 

    Là một nhiếp ảnh gia, chị Khánh Phan có cơ hội được đi nhiều nơi khắp đất nước mình để chụp ảnh những người phụ nữ trong lao động. Chị nghĩ rằng, phụ nữ đẹp nhất trong khoảnh khắc làm việc bởi lao động tạo ra giá trị, tạo ra hạnh phúc.

    Trong hành trình đó, chị “phải lòng” vẻ đẹp của những người phụ nữ Nam bộ rất dịu dàng, nhẹ nhàng, từ giọng nói, cách ăn mặc đến làm việc. Chị cũng yêu các chất liệu liên quan tới việc thu hoạch hoa súng như thuyền, sông nước, sắc màu của hoa súng rực rỡ, của những tà áo bà ba hay vóc dáng của những người phụ nữ lúc đang làm việc. 

    Chuyện về nữ nhiếp ảnh gia Việt Nam thắng lớn tại cuộc thi nhiếp ảnh thế giới - Ảnh 5.

    Nhiếp ảnh gia Khánh Phan.

    NVCC

    “Hoa súng đã đi vào đời sống văn hóa và tinh thần của người dân Nam bộ rất nhiều đời nay. Đó là lý do tôi thích hoa súng và có rất nhiều tác phẩm chụp hoa súng. Hầu như năm nào tôi cũng có một tấm ảnh chụp hoa súng thành công”, nữ nhiếp ảnh gia nói thêm.

    Về “Váy hoa", để thực hiện được ý tưởng chụp ảnh này, chị Khánh Phan bật mí rằng những người phụ nữ ở địa phương đã hỗ trợ chị rất nhiều, dành nửa ngày để lấy bông súng và bảo quản cho chúng thật tươi. Họ cùng dành hơn 4 tiếng đồng hồ để ngâm mình dưới nước, chỉnh sửa những bó hoa súng theo đúng ý tưởng của nhiếp ảnh gia để có được những bức ảnh ưng ý nhất.

    Mang vẻ đẹp Việt Nam ra thế giới

    Điều đặc biệt nhất của tác phẩm này, theo chị Khánh Phan chính là việc bức ảnh có thể xoay 4 chiều, và chiều nào cũng có một góc nhìn riêng, một câu chuyện riêng. Nếu để theo chiều ảnh gốc, bức ảnh như tái hiện lại hình ảnh của người phụ nữ đang mặc một chiếc váy hoa. Nếu xoay ngược bức ảnh lại, giống như 2 người phụ nữ đang bó một bó hoa lớn, bó hoa như đang nở ra. Xoay ngang, bức ảnh như kể câu chuyện những người phụ nữ đang kết hoa trên một chiếc khăn voan.

    Chuyện về nữ nhiếp ảnh gia Việt Nam thắng lớn tại cuộc thi nhiếp ảnh thế giới - Ảnh 6.

    Mỗi góc độ của bức ảnh đều mang đến một câu chuyện.

    KHÁNH PHAN

    “Thông qua những bức ảnh của mình, tôi mong muốn mang vẻ đẹp văn hóa, đất nước, con người Việt Nam ra thế giới. Mong rằng nhiều khách nước ngoài sẽ đến Việt Nam du lịch và trải nghiệm, nhất là ở miền Tây sông nước vào mùa nước nổi. Tôi cũng mong muốn tri ân và tôn vinh những người phụ nữ rất chăm chỉ làm việc và làm đẹp cho đời” nữ nhiếp ảnh gia nói về thông điệp bức ảnh.

    Nhận xét về “Váy hoa", giám khảo cuộc thi, ông Air Pixel nhận xét đây là một bức ảnh thực sự tuyệt vời. “Tôi ngưỡng mộ khoảnh khắc tĩnh trong bức ảnh mặc dù nó có vẻ rất bận rộn. Mọi thứ, từ bầu không khí đến bố cục và phân loại màu đều gây được ấn tượng. Tôi thực sự thích cách thể hiện các đối tượng gần như lấp đầy toàn bộ khung hình, đúng là một hình ảnh tuyệt vời thực sự nắm bắt được bản chất của khoảnh khắc”.

    Chuyện về nữ nhiếp ảnh gia Việt Nam thắng lớn tại cuộc thi nhiếp ảnh thế giới - Ảnh 7.

    Vẻ đẹp của người phụ nữ trong lao động khiến nữ nhiếp ảnh gia vô cùng tâm đắc.

    KHÁNH PHAN

    Giám khảo George Steinmetz thì nhận xét rằng, bức ảnh giống như một bó hoa, đơn giản và đầy thanh lịch.

    “Bố cục tinh tế của tác giả, làm cho toàn bộ bức tranh giống như một bông hoa đang nở rộ, và mỗi chi tiết lần lượt được tạo thành từ hàng trăm bông hoa. Sự lặp lại thông minh của các điểm và bề mặt này là một bố cục hoàn hảo với sự tô điểm của hai người nông dân trồng hoa”, giám khảo Ning Wang đánh giá về bức ảnh đoạt giải của chị Khánh Phan.

    Bỏ việc ngân hàng theo đuổi nhiếp ảnh

    Ít người biết nữ nhiếp ảnh gia đã có 15 năm gắn bó với công việc tại một ngân hàng có tiếng. Chị cho rằng mỗi nghề nghiệp đến với mình đều cần một cái duyên lớn, nghề chọn người và nhiếp ảnh đã ưu ái chọn chị.

    Nhiếp ảnh gia Khánh Phan

    "Nên những thành công tôi có hôm nay không phải chỉ là những nỗ lực và cố gắng của riêng tôi, mà còn của cả những người xung quanh nữa. Ví dụ con trai tôi không có nhiều thời gian ở bên mẹ, hay tôi không có nhiều thời gian để ở bên cạnh mẹ của mình. Mọi người hiểu công việc của mình phải như thế, lúc nào cũng là điểm tựa thần vững chắc"

    Sau một biến cố lớn trong cuộc đời hồi 7 năm về trước, chị đã chọn gắn bó với công việc nhiếp ảnh để vượt qua những khó khăn mình đang đối mặt. Ngay từ bức ảnh đầu tiên mang dự thi, chị đã đạt giải lớn và từ đó, cô gái bén duyên với công việc nhiếp ảnh đến tận bây giờ. Tháng 9.2022, chị chính thức từ bỏ công việc ngân hàng đã gắn bó ngần ấy năm để theo đuổi niềm đam mê ảnh.

    Chuyện về nữ nhiếp ảnh gia Việt Nam thắng lớn tại cuộc thi nhiếp ảnh thế giới - Ảnh 9.
    Chuyện về nữ nhiếp ảnh gia Việt Nam thắng lớn tại cuộc thi nhiếp ảnh thế giới - Ảnh 10.

    Chị Khánh Phan gắn bó với công việc nhiếp ảnh gần 7 năm nay.

    KHÁNH PHAN

    “Nhiếp ảnh là việc không chỉ chụp ảnh mà còn chụp lại cuộc sống, cảm xúc. Có những khoảnh khắc hôm nay mình chụp được nhưng mai không còn. Có những cảm xúc để mình chụp một điều gì đó, mà nếu bỏ lỡ nó thì sẽ không thể nào tìm lại được. Nhiếp ảnh, với tôi, chứa đựng nhiều điều thú vị, bất ngờ và cho tôi cảm hứng qua năm tháng. Nó giúp tôi ghi lại cái đẹp, thưởng thức nó và lan tỏa nó với những người yêu ảnh khác. Điều đó làm cho tôi hạnh phúc!”, nữ nhiếp ảnh gia giãi bày.

    Là phụ nữ chụp ảnh, chị nghĩ rằng mình có cái nhìn tinh tế và mềm mại hơn. Tuy nhiên cũng có những bất lợi, nhất là vấn đề sức khỏe. Bởi, nhiếp ảnh phải mang vác nhiều, cùng với đó là những chuyến đi tốn thời gian, tiền bạc, sức khỏe. Thế nhưng chị tâm sự một khi đã lựa chọn thì mình chấp nhận hy sinh và chấp nhận những gian nan, khó khăn. Bù lại, những điều tuyệt vời mà nhiếp ảnh mang lại chính là “quả ngọt" để chị nhận ra những hi sinh của mình là xứng đáng.

    Chuyện về nữ nhiếp ảnh gia Việt Nam thắng lớn tại cuộc thi nhiếp ảnh thế giới - Ảnh 11.

    Với nữ nhiếp ảnh gia, nhiếp ảnh là việc không chỉ chụp ảnh mà còn chụp lại cuộc sống, cảm xúc.

    KHÁNH PHAN

    Chuyện về nữ nhiếp ảnh gia Việt Nam thắng lớn tại cuộc thi nhiếp ảnh thế giới - Ảnh 12.

    Chị hạnh phúc vì có gia đình ở sau ủng hộ công việc của mình.

    KHÁNH PHAN

    Hiện chị Khánh Phan là mẹ đơn thân, và có con trai 10 tuổi.  Mẹ chị và con trai đã hết lòng ủng hộ và hi sinh theo cho đam mê của chị. “Nên những thành công tôi có hôm nay không phải chỉ là những nỗ lực và cố gắng của riêng tôi, mà còn của cả những người xung quanh nữa. Ví dụ con trai tôi không có nhiều thời gian ở bên mẹ, hay tôi không có nhiều thời gian để ở bên cạnh mẹ của mình. Mọi người hiểu công việc của mình phải như thế, lúc nào cũng là điểm tựa thần vững chắc”, chị nói.

    Hiện tại, chị đã nhận lời mời dạy về bộ môn nhiếp ảnh ở khoa mỹ thuật một số trường đại học. Bên cạnh niềm đam mê đang theo đuổi, chị cũng mong muốn được truyền kiến thức, đam mê, kỹ năng nhiếp ảnh cho người trẻ. Chị tin rằng khi nghiêm túc và thực sự chăm chỉ đến một công việc nào đó, thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành công.

  • Nữ nhiếp ảnh gia Việt Nam thắng lớn cuộc thi thế giới: 'Không thể tưởng tượngVừa giành được vị trí cao nhất tại cuộc thi nhiếp ảnh trên không lớn nhất thế giới, nữ nhiếp ảnh gia Khánh Phan (35 tuổi, quê Thái Bình) không giấu được niềm vui lẫn tự hào. Theo đó tác phẩm “Váy hoa” của nhiếp ảnh gia Khánh Phan đã xuất sắc đạt giải Grand Prize trị giá 15.000 USD, tại cuộc thi Ảnh & Video SkyPixel - SkyPixel Annual Photo & Video Contest lần thứ 8, trong đợt công bố kết quả vào ngày 3.3 vừa qua. “Không thể tưởng tượng được!” Thông tin trên nhanh chóng được chia sẻ khắp các trang mạng xã hội trong niềm tự hào, cùng những khen lời có cánh của cư dân mạng Việt Nam đối với tác phẩm đặc biệt này. Cuộc thi Ảnh & Video SkyPixel - SkyPixel Annual Photo & Video Contest được tổ chức hằng năm bởi DJI và SkyPixel – Cộng đồng nhiếp ảnh trên không lớn nhất thế giới nhằm quy tụ những tài năng nổi bật của phim ảnh trên không thế giới hàng năm. Cuộc thi nhiếp ảnh lớn này đã thu hút nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng dự thi trên toàn thế giới. Tác phẩm đoạt giải chụp lại hoạt động những người phụ nữ thu hoạch hoa súng vào mùa nước nổi ở Nam bộ và tạo thành một chiếc váy hoa trên mặt nước. Dưới đây là mô tả về tác phẩm được nữ nhiếp ảnh gia gửi đến cuộc thi: Bức ảnh "Váy hoa" của nhiếp ảnh gia Khánh Phan. KHÁNH PHAN “Vào mùa nước nổi, đặc biệt là các vùng Kiến Tường, Mộc Hóa, Long An, Châu Đốc, An Giang, hoa súng phát triển mạnh. Hoa súng là loài hoa mọc nhiều ở sông hồ, vừa

  • Mon, May 29 at 11:56 AMThêm một bài viết thấy trên mạng nói về NAG Khánh Phan:

    NHIẾP ẢNH GIA KHÁNH PHAN: TỪ NỖI BUỒN HÔN NHÂN ĐẾN NỔI DANH QUỐC TẾ

    Trước khi mang về hàng loạt giải thưởng thế giới, chị đã gặp biến cố lớn trong đời một người phụ nữ. Nhiếp ảnh đã đến như một sự động viên để rồi bất ngờ thay đổi cuộc đời chị mãi mãi.

    Nhiếp ảnh gia Khánh Phan. (Ảnh: NVCC)

    Khánh Phan (Phan Thị Khánh, sinh năm 1985 tại Thái Bình) là một trong số ít người nữ thuộc giới nhiếp ảnh Việt Nam. Trong hơn bốn năm “vác máy đi chụp,” chị thu về hơn hàng chục, thậm chí hàng trăm thành tích lớn nhỏ trong và ngoài nước như giải nhiếp ảnh quốc tế Sony, loạt giải thưởng của Agora (mạng xã hội chuyên về nhiếp ảnh), giải Skypixel về ảnh chụp từ trên cao… Nhiều tạp chí lớn như Wanderlust, National Geographic cũng đã mua lại ảnh của chị.

    Gần đây nhất là vào cuối tháng 2/2021, Khánh Phan tiếp tục “rinh” hai huy chương vàng, bạc tại TIFA – Giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế Tokyo.

    Với khối giải thưởng đồ sộ và danh tiếng nhất định, cuộc sống của Khánh Phan đang ở một chương mới tươi đẹp, nhưng ít ai biết câu chuyện trước đó của chị không hề là “đệm trải hoa hồng.” Báo VietnamPlus có dịp phỏng vấn chị về cuộc sống, nhiếp ảnh và những cảm hứng vô tận với vẻ đẹp của Việt Nam.

    Đến với nhiếp ảnh bằng nước mắt

    Xin chị chia sẻ về cơ duyên đến với nhiếp ảnh, biến cố về hôn nhân đã ảnh hưởng tới chị như thế nào?

    ”Những đứa trẻ nhảy múa theo cồng chiêng” (trái) và ”Phơi cá” giành huy chương vàng, bạc tại TIFA 2020. (Ảnh: Khánh Phan)

    Nhiếp ảnh gia Khánh Phan: Năm 2016, sau khi hôn nhân đổ vỡ, tôi ôm con ra thuê một phòng trọ nhỏ. Tôi đã rất buồn tủi và đau lòng, gần như suy sụp.

    Nhưng khi ấy bản năng làm mẹ trỗi dậy mạnh mẽ, tôi tự nhủ mình phải cố gắng vững vàng để nuôi con. Tôi cũng nhận ra để là một người con có hiếu với cha mẹ, tôi cần lo tốt cho bản thân mình trước nhất.

    Vì thế nên tôi mua một chiếc máy ảnh để tự động viên mình, ban đầu chỉ đi chụp ảnh hoa, lá trong công viên cho khuây khỏa thôi. Nhưng những cái đẹp nhỏ nhoi, đơn giản ấy đã khiến tôi bất ngờ nhận ra cuộc sống này xinh đẹp và thú vị thế nào.

    Chuyện buồn vô tình làm nảy nở tình yêu trong Khánh Phan với cái đẹp và nhiếp ảnh. (Ảnh thuộc bộ ”Dáng hình của lưới” được nhiều tạp chí nước ngoài khen ngợi)

    Nhiếp ảnh đã cứu vớt cuộc sống của tôi như một định mệnh mà cuộc sống ban tặng vậy. Nó trở thành đam mê và động lực, giúp tôi chấp nhận xây dựng cuộc sống mới, trải qua khó khăn lớn nhất lúc ấy.

    Để có được nhiều thành tích như ngày nay, chị đã phải trải qua những gì? Chị có nhận được sự ủng hộ của gia đình không?

    Nhiếp ảnh gia Khánh Phan: Những giải thưởng đầu tiên là rất nhiều mồ hôi nước mắt của không chỉ bản thân tôi, mà còn của mẹ và con trai tôi.

    Gia đình tôi ban đầu rất hoang mang, không hiểu gì về việc tôi đang làm, cũng không hiểu tôi chụp để làm gì – điều mà chính tôi lúc ấy cũng không chắc chắn, chỉ biết mình cảm thấy có đam mê với nhiếp ảnh và quyết đi thực hiện dự án riêng của mình. Nhưng khi đã quyết làm gì thì tôi sẽ lên kế hoạch để thực hiện bằng được.

    Bộ ảnh ”Landmark 81” đạt huy chương vàng Festival Nhiếp ảnh trẻ 2019 do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức, một trong những dự án đáng nhớ nhất của Khánh Phan. (Ảnh: NVCC)

    Để săn bức ảnh như ý, tôi thường phải xa gia đình dài ngày, leo núi, thức canh cả đêm, có khi bị sóng biển đánh ngập đầu, hỏng hết máy móc, cũng có khi ngồi canh chừng sương đêm trong… nghĩa địa.

    Năm 2019, tôi dành 2 tháng ròng cho bộ ảnh “Landmark 81: Khát vọng vươn cao,” tôi phải rình lúc 10 giờ đêm, có khi là 2, 3 giờ sáng “rình” chụp sương và mây.

    Thấy con gái có thể bất chợt đi bất cứ lúc nào, vác cái túi máy ảnh dễ nặng tới nửa chục cân, chạy xe máy gần 20 cây số giữa đêm rồi nghỉ qua đêm tại điểm chụp… mẹ tôi thấy hoang mang và đã khóc rất nhiều, cậu con trai tôi bấy giờ mới 4 tuổi cũng thường xuyên khóc đòi mẹ.

    Là phụ nữ, chị được hay mất nhiều hơn? Đặc biệt là ở trong ngành này?

    Nhiếp ảnh gia Khánh Phan: Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tôi sinh sống, nhưng cũng là nơi để lại cho tôi nhiều nước mắt nhất. Những giải thưởng đầu tiên thực sự khiến tôi bất ngờ và tự hào, nhưng cũng khiến nhiều người ngờ vực khả năng của tôi vì là phụ nữ.

    Họ đồn rằng tôi mua giải, có hậu thuẫn, nghi ngờ tôi có người chụp ảnh hộ, hậu kỳ hộ [xử lý ảnh sau khi chụp – PV]… Không dưới chục lần, tôi đã nghĩ đến chuyện từ bỏ nhiếp ảnh hoàn toàn.

    Bức ảnh ”Bao bọc” chụp tại Festival Cồng chiêng Gia Lai 2018. (Ảnh: Khánh Phan)

    Thế nhưng nếu không vì đam mê, vì con trai và cha mẹ mình, tôi đã không giữ vững bản lĩnh để khẳng định mình bằng được. Tôi phải cân bằng giữa đam mê và cuộc sống, nhiếp ảnh giờ đây không chỉ đơn thuần là cuộc chơi, đối với tôi, nó đã trở thành một sự sinh tồn.

    Tôi đang làm việc để nỗ lực khẳng định bản thân, kiếm thêm thu nhập cho cuộc sống của gia đình và cho chính mình.

    Và dù thế nào, tôi vẫn cảm thấy may mắn khi mỗi ngày thức dậy được là phụ nữ. Thế giới dành cho chúng tôi những lời khen ngợi đẹp nhất, tôi tự tin rằng chúng tôi đã và đang tô thêm sự tinh tế, duyên dáng vào cuộc sống này cũng như trong chính những tác phẩm của mình.

    Ảnh du lịch Việt Nam liệu có trở nên cũ kỹ?

    Khoảnh khắc, vùng đất nào của Việt Nam khiến chị cảm thấy trào dâng trong lòng nhất?

    Nhiếp ảnh gia Khánh Phan: Đó là lần đầu bay flycam (thiết bị bay không người lái gắn máy ảnh) để chụp người lao động làng nghề Việt, tôi thực sự ngạc nhiên với góc nhìn từ trên cao, Việt Nam mình đẹp quá!

    Tác phẩm được coi là bước ngoặt chính là “Flower on the water” (tạm dịch: Hoa trên nước) đã nhận rất nhiều giải thưởng. Trong chiếc áo bà ba nhiều màu sắc và những chiếc nón lá, người phụ nữ Việt hiện lên duyên dáng xinh đẹp làm sao. Họ đúng là những nguồn cảm hứng thật sự.

    Loạt ảnh rửa hoa súng trên sông, trong đó bức ”Hoa trên nước” (góc dưới, trái) đạt giải nhất hạng mục ‘Vui vẻ’ giải Skypixel 2019; giải nhất hạng mục ‘Con người’ giải Drone Siena Award 2019… (Ảnh: NVCC)”Những đứa trẻ nhảy với cồng chiêng.” (Ảnh: NVCC)

    Ấn tượng nhất đến thời điểm này, có lẽ chính là Gia Lai. Nơi ấy có khí hậu mát mẻ, dễ chịu của cao nguyên, có con người hiếu khách, là vùng đất của đồng bào dân tộc thiểu số hào hùng Tây Nguyên nắng gió.

    Tôi đã đặc biệt xúc động khi thấy lũ trẻ nhảy múa theo điệu cồng chiêng. Chúng thấm nhuần và đắm chìm trong những giá trị truyền thống của dân tộc của mình một cách thật hồn nhiên đến nhường nào!

    Từ trước đến nay đã có rất nhiều bức ảnh đẹp về Việt Nam, chị có lo rằng chất liệu ảnh du lịch đất nước ta sẽ trở nên cũ kỹ, không còn gì thú vị với khán giả quốc tế không?

    Nhiếp ảnh gia Khánh Phan: Tôi cũng trăn trở nhiều khi từng có hàng ngàn nhiếp ảnh gia khác cùng chụp mùa vàng, chụp cảnh rửa hoa súng, cùng chụp ảnh phơi hương, phơi cá…

    Về phần cá nhân, tôi là người con của miền quê Thái Bình, lớn lên trong một đất nước với bề dày lịch sử, văn hóa, cảnh quan nên thơ, con người cần cù… Thật khó để tôi hết rung động được với vẻ đẹp nước mình.

    Và cũng phải khẳng định rằng thiên nhiên và các làng nghề Việt Nam luôn “được lòng” truyền thông thế giới. Vì vậy, tôi luôn cố gắng đưa ra góc chụp mới và câu chuyện sâu sắc, tinh tế hơn.

    Phơi hương tại làng nghề Quảng Phú Cầu Hà Nội. (Ảnh: Khánh Phan)

    Truyền thông quốc tế là cơ hội cho tất cả, tôi cần mang đúng khoảnh khắc đẹp nhất vào các cuộc thi danh tiếng, phù hợp. Kèm thêm một chút may mắn để ảnh của mình được chọn ra từ hàng trăm ngàn ảnh khác, tôi tin tôi vẫn có thể khiến thế giới rung động theo cách mà mình rung động về Việt Nam.

    Lò gạch cổ Mang Thít, Vĩnh Long. (Ảnh: Khánh Phan)

    Tôi luôn mơ ước thể hiện ra cho bạn bè quốc tế Việt Nam có một vẻ đẹp tiềm ẩn và đáng ghé thăm như thế nào. Tôi sẽ luôn chọn mang những gì đẹp đẽ, đáng quý nhất của nước mình đến với những cuộc thi ảnh trên thế giới, để càng ngày càng có nhiều bạn bè thế giới biết đến thăm, tự trải nghiệm Việt Nam bằng mọi giác quan của họ!

    Chân thành cảm ơn những chia sẻ của chị!

    NV Nguyễn Thanh Việt và TS Lan Dương nói chuyện văn thơ tại thư viện Santa Ana

    Nhà văn Nguyễn Thanh Việt (trái) và Tiến Sĩ Lan Dương sẽ nói chuyện tại thư viện Santa Ana. (Hình minh họa: Facebook Viet Thanh Nguyen và Lan Duong)

    SANTA ANA, California (NV) – Nhà văn Nguyễn Thanh Việt, tác giả đoạt giải văn chương Pulitzer, và Tiến Sĩ Lan Dương, sẽ cùng một số nhà văn gốc Việt khác tham gia một buổi thảo luận văn học và đọc thơ từ 10 giờ sáng đến 1 giờ 30 phút chiều Thứ Bảy, 3 Tháng Sáu, tại thư viện Santa Ana, 26 Civic Center Plaza, Santa Ana, CA 92701.

    Sự kiện miễn phí này được Viet Book Fest thuộc Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức.
    Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ra đời tuyển tập đột phá “Watermark: Vietnamese American Poetry 
    and Prose” (“Hình mờ: Văn xuôi và thơ Mỹ gốc Việt”), nhà văn Nguyễn Thanh Việt, Tiến Sĩ 
    Lan Dương, một số biên tập viên, và một số văn sĩ khác thảo luận về cuốn sách và sẵn sàng ký tặng.
    Nhà văn Nguyễn Thanh Việt, tác giả từng đoạt giải Pulitzer cho cuốn tiểu thuyết “The Sympathizer,” đang được đài HBO dựng thành phim truyền hình nhiều tập, sẽ điều phối cuộc thảo luận.
    Tiến Sĩ Lan Dương, giáo sư nghiên cứu điện ảnh và truyền thông tại đại học USC, tác giả nổi tiếng của tập thơ “Nothing Follows,” sẽ đọc và thảo luận về tập thơ mới của cô.
    Một số lượng hạn chế của hai cuốn “Watermark” và “Nothing Follows” sẽ được gởi tặng những ai đến sớm.
    Những sự kiện do Viet Book Fest tổ chức nhằm quảng bá văn hóa Việt, tập trung vào chủ đề bản sắc, gia đình, và cộng đồng, qua những cuốn sách dành cho trẻ em, tới đông đảo độc giả là người gốc Việt ở hải ngoại toàn cầu.
    Bãi đậu xe cho sự kiện ở ngay bên kia đường Civic Center Drive góc đường Van Ness đối diện thư viện. Bãi đậu xe này chỉ dành cho các chương trình thư viện và khách quen vào các ngày Thứ Bảy.
    Santa Ana là thành phố đông dân thứ hai của Orange County, California, và là nơi có cộng đồng nghệ sĩ và sinh hoạt buổi tối sôi động.
    Hơn 1,400 nhân viên thành phố làm việc chăm chỉ mỗi ngày để cung cấp các dịch vụ công cộng hiệu quả trong quan hệ đối tác với cộng đồng nhằm bảo đảm an toàn công cộng, môi trường kinh tế thịnh vượng, cơ hội cho thanh niên, và phẩm chất cuộc sống cao cho cư dân.
    Tìm hiểu thêm tại www.santa-ana.org. (ĐG) [đ.d.]

     

    Friday, May 26, 2023

    CÔ GÁI HÀ NỘI - CA SĨ ÁI VÂN NGÀY ĐẦU VÔ SÀI GÒN

    Xin chuyển một bài viết của ca sĩ Ái Vân, bà xã của bác Nguyễn Lê Tiến, CVA68 B2, hiện đang định cư ở Bắc Cali để biết chính quyền miền Bắc đã lừa lọc dân chúng ra sao. 


    CÔ GÁI HÀ NỘI - CA SĨ ÁI VÂN NGÀY ĐẦU VÔ SÀI GÒN

    Bài viết sau đây được trích từ cuốn sách "Để gió cuốn đi" của nữ ca sỹ xinh đẹp Ái Vân, một người được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, vào Sài Gòn lần đầu tiên vào đúng dịp 30/04/1975, mọi thứ đối với cô đều lạ lẫm, và đã kể lại trải nghiệm đó của bản thân trong cuốn hồi ký. Sách Để Gió Cuốn Đi được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Trí Việt – First News xuất bản năm 2016, từng được báo Thanh Niên trích đăng nhiều kỳ. Thời điểm 1975, Ái Vân mới 19 tuổi, đang là sinh viên năm 2 khoa Thanh nhạc của Nhạc Viện Hà Nội. Cô kể lại:

    ... Ngày đẹp trời, chú Nguyễn Văn Thương nhắn tôi lên phòng giám hiệu. Thầy nói: "Bên Đài Truyền hình cần bổ sung xướng ngôn viên để vào tiếp quản Sài Gòn vì bên ấy thiếu người quá. Ông Tố Hữu đề nghị chọn Ái Vân". Tôi sướng mê đi. Tôi chưa bao giờ là xướng ngôn viên của Đài Truyền hình cả, có lẽ hay biểu diễn các tiết mục thiếu nhi trên Đài, và cũng đã đọc nhiều cho buổi Phát thanh Thiếu niên Tiền phong nên được chọn chăng? Được vào Nam, lại được làm xướng ngôn viên (miền Bắc gọi là phát thanh viên) cho Đài Truyền hình Sài Gòn những ngày đầu tiên của hòa bình, còn vinh dự nào hơn. Tôi có hai, ba ngày chuẩn bị, tíu tít người hỏi thăm. người gửi người nhà cái này, người nhờ mua cái kia, rộn ràng còn hơn lần đầu đi nước ngoài.

    Sáng sớm ngày 29/04/1975 chiếc xe "pa" chuyển bánh từ trụ sở ban tin tức Đài Tiếng nói Việt Nam số 39-41 Bà Triệu – Hà Nội trực chỉ Sài Gòn. Đoàn gồm 20 người gồm nhiều thành phần: xướng ngôn viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, quay phim, ánh sáng, hậu cần... [...] Sau mấy ngày đi cấp tốc, trưa ngày 2/5/1975, xe đến cửa ngõ Sài Gòn, qua Xuân Lộc rồi xa lộ Biên Hòa. Dọc xa lộ áo quần lính, giầy lính, thắt lưng bỏ lại. Những chiếc xe chật như nêm, trên nóc là những xe Honda. Đó là sự hoảng loạn, bề bộn của những ngày chiến tranh vừa dứt. Mọi người nói với nhau: "Sài Gòn rồi!... Sài Gòn đó kìa!". Đường vào Thành phố rộng thênh thang, phẳng lì. Lại xuýt xoa thì thầm: "Như đường của Tây". Không thấy cờ hoa chào đón, chỉ thấy vẻ tiêu điều trên thành phố tráng lệ trước đây. Lại vẫn quần áo, mũ, giày, thăt lưng lính rải đầy đường... Nhiều hơn cả là vỏ đạn, đường Hồng Thập Tự đầy vỏ đạn. Dấu vết chiến tranh hằn rõ trên mặt phố. Chiều 2/5, chiếc xe của Đài Phát Thanh, Truyền hình từ từ lăn bánh tiến vào Đài Truyền hình Thành phố Sài Gòn. Ngày 30/4 đến với những người trên chuyến xe ấy, chắc hẳn hoàn toàn khác với hình dung của tất cả mọi người. Im lặng, im lặng và im lặng. Cảm giác hụt hẫng tràn ngập trong xe: "Tiến vào Sài Gòn" những ngày đầu "Hòa bình thống nhất", ngày xưa gọi là "Giải phóng miền Nam". Mọi người được thu xếp nghỉ tạm bên Đài Phát thanh ngay sát Đài Truyền hình, cách nhau chỉ vài bước chân. Đài tuyền hình thấy cho chị Kiều Oanh nghe đâu mới ở R về, và một chị là xướng ngôn viên cũ của Đài Truyền hình Sài Gòn rất xinh, da trắng mịn với giọng Huế ngọt ngào tên Thanh. Đoàn ngoài Bắc vô được bố trí ở nhiều nơi khác nhau. Tôi và mấy chị nữa, hình như bên bộ phận hành chính, được cho về ở một căn phòng tầng 3 trong căn chung cư ngay ngã 6, hình như là đường Võ Tánh thì phải. Căn phòng trống trơn, tối om, công tắc điện, bóng đèn, quạt trần chả hiểu sao đều bị gỡ hết, dây điện lòng thòng. Mấy chị em trải tấm vải dù mang từ ngoài Bắc vô nằm tạm trên sàn ngủ qua đêm. Ngày vô Đài Truyền hình làm việc, tối về nghĩ ở căn phòng tối om đó. Ở đó được thú vui là tối đến ra ngã 6 ăn quà. Thích nhất là được nếm thử con nghêu nướng mỡ hành và món bánh mì kẹp thịt. Ở ngoài Bắc tôi chưa được thưởng thức bao giờ. Đài Truyền hình tổ chức một cuộc gặp gỡ giới thiệu mọi người với nhau. Ngoài những người cùng đi từ ngoài Bắc và vài người gặp hôm trước, tôi có dịp được gặp làm quen với nhạc sĩ Nguyễn Hiền, nhạc sĩ Trần Văn Trạch với hai bài hát đặc biệt gây ấn tượng là Xổ số kiến thiết Quốc gia và Chuyến xe lửa mùng Năm, bài này có đoạn được ông giả tiếng xe lửa chạy xình xịch nghe rất lạ, lý thú vô cùng. Ở Hà Nội nhỏ bé xinh xinh, vào Sài Gòn thấy ngợp. Ra chợ Bến Thành thấy người dân khác hẳn. Lúc đó người Sài Gòn không dám ăn diện như trước, nhưng vẫn thấy sự khá giả trên những bộ đồ họ mặc. Họ đón nhận mình với thái độ vui mừng một cách gượng gạo, có phần nghi ngại. Dân Sài Gòn thấy ai từ bắc vào đều gọi là bộ đội. "Bộ đội" truyền hình ca nhạc cô nào cũng coi được, mấy bà mấy cô cứ xúm lại mấy chị em xuýt xoa: "Bộ đội mà sao da trắng bóc hà?". Nhiều người còn cầm tay tôi ngạc nhiên bảo: "Ủa, nghe nói bộ đội rút móng tay người ta. Cô này bộ đội nè, sao móng tay còn nguyên nè, ngộ quá há". Tôi mua vài thứ lặt vặt, đưa tiền ngoài Bắc, cô bán hàng tính ra 1 đồng ăn 1.000 đồng tiền Sài Gòn, cả chợ ồ lên nói: "Trời, tiền ngoài Bắc còn giá trị hơn tiền dollar à". Cô bán hàng nói: "Em chờ chút để qua đổi tiền thối nha". Tưởng chị chê tiền của tôi thối (mùi hôi), tôi cãi: "Không, tiền em không thối đâu ạ". Chị bán hàng lại tưởng tôi không cần thối lại, nói: "Đâu được, để qua đổi tiền khác thối lại em". – "Dạ không, đã bảo tiền em mới, giữ cẩn thận lắm, không thối đâu ạ". Hai bên cứ "thối" với "không thối" suýt cãi nhau, mãi sau nhờ có người giải thích tôi mới ớ ra "thối" là trả lại tiền thừa. Trước đây cứ nghe nói đồng bào miền Nam "bị Mỹ ngụy kìm kẹp" khổ lắm, rất cần sự giúp đỡ từ miền Bắc, cứ hình dung dân Sài Gòn đói khổ lắm. Mới vào Sài Gòn tôi rất ngỡ ngàng. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc, trang điểm, đi lại, ăn nói nhẹ nhàng; chỉ cần ra chợ mua gì cũng có câu cảm ơn và túi ni lông đựng đồ đủ biết mình không cùng đẳng cấp văn minh với người ta rồi. Biết mình bị ngộ nhận với thông tin lệch lạc. Theo địa chỉ ba cho từ ngoài bắc, tôi tìm đến nhà cô Hà Thị Tuyết, ở nhà gọi là cô Cả, là chị lớn của ba. Khi đến thăm cô Cả, cô sinh viên nghèo Ái Vân cũng mang biếu gia đình chút quà từ tiêu chuẩn ăn của mình. Con dâu trưởng của cô Cả hỏi: "Cô mang cho chúng tôi quà gì thế?". Tôi trịnh trọng vừa mở bọc ni lông vừa nói: "Em biếu gia đình 2 cân gạo ạ, chắc nhà mình cũng đang cần". Ối giời, cả nhà cười nghiêng ngả: "Giời ạ. Lại mang gạo cứu trợ cho chúng tôi nữa cơ đấy. Khổ thân em". Rồi chị dắt tôi tới mở thùng gạo to tướng bằng nhựa, bên trong đầy ắp gạo, thứ gạo trắng muốt và thơm phức, nõn nà. Bây giờ tôi mới để ý trong nhà ngoài ti vi, tủ lạnh, còn có máy giặt và nhiều thứ lạ lẫm khác cho thấy một cuộc sống rất tiện nghi, không thể có bất kỳ nhà nào ở miền Bắc tại thời điểm đấy, dù là nhà ông Thủ tướng.

     Ca sỹ Ái Vân 

    Muốn đọc cuốn Tự Truyện  'Để Gió Cuốn Đi' của CS Ái Vân gồm 7 phần, xin vào đây:









    Monday, May 22, 2023

    Torrance Armed Forces Day Parade on May 20, 2023.

    TORRANCE, CA, UNITED STATES

    05.20.2023

    Story by Spc. Mebea Demelash 

    222nd Broadcast Operations Detachment 

    TORRANCE, CA -- The city of Torrance came alive as residents and visitors gathered to commemorate the 61st annual Torrance Armed Forces Day Parade on May 20, 2023.

    The event makes its return after three years due to the global pandemic. It pays tribute to the brave men and women who have served or are currently serving in the United States Armed Forces and is the nation’s longest-running military parade sponsored by any city.

    The parade dates back to 1960 and has become a cherished tradition within the community, drawing spectators from all walks of life. Families, veterans, and local organizations lined the streets of Torrance Boulevard to honor and observe our country’s heritage.

    “It’s been a few years,” said Emmett Miller, the parade announcer from ABC News. “But we’re back with flying colors.”

    Historically, the parade is led by a prologue, which includes the Torrance Mounted Posse, followed by the Grand Marshall, the Official Reviewing Officer of the parade. This year's honorary branch is given to the U.S. Coast Guard, accompanied by Celebrity Grand Mashall Mr. Beau Bridges, a USCG veteran.

    Following closely behind were representatives from all military branches, including the Army, Marine Corps, Navy, Air Force, Space Force, and Coast Guard, with each branch showcasing its distinctive uniforms, equipment, and vehicles, evoking a sense of pride and admiration from the crowd.

    There is also an oath of enlistment ceremony, where the Grand Marshall swears in future service members into the Armed Forces. Approximately 500 recruits were sworn in today.

    U.S. Army Reserve Soldiers from the 300th Army Band from Bell, CA, also marched in the parade, playing the Army Song.

    Furthermore, the parade welcomed several honored veterans, including World War Ⅱ veterans from all military branches ranging from 94 to 105 years old, according to Miller.

    Vietnam veterans were also celebrated and honored. During the parade, they showcased a Dustoff helicopter used in the war.

    “I was an Army Engineer, and I got in those things as much as I possibly could because I loved them,” said U.S. Army Veteran and President of Vietnam Veterans of America Chapter 1024 from Orange, CA, Dennis Phelps. “Without these helicopters in Vietnam, there would be over a 100,000 names on the wall in Washington, D.C., these things saved lives.”

    The Torrance Armed Forces Day Parade holds a special place in the hearts of all participants and spectators, serving as a unifying event that brings the community together. It fosters a sense of appreciation for the armed forces and allows citizens to demonstrate their support for those who have dedicated their lives to defending the nation.

    “Proud to be an American, proud to be a veteran,” said Phelps. “My uniform days are over, but my veteran days are forever.”