Monday, April 1, 2024

Trở Lại Trại Tù Quyết Tiến

        Các cuộc tuyệt thực phản đối chấm dứt, tuy nhiên với ban quản lý mới (trại tù Quyết Tiến) việc đối xử với nhóm tù biệt kích tàn bạo hơn. Nhiều người trong số 21 người tù biệt kích đầu tiên chuyển đến trại tù Quyết Tiến là những tay “gộc” tổ chức tuyệt thực phản đối trong nhà tù Phố Lu. Trong nhà tù mới Quyết Tiến, họ phải thay đổi theo “nếp sống mới” Dụng cụ của ban quản lý trại tù là cùm chân tù nhân chống đối trong khu biệt giam, thay vì phạt người tù bằng cách làm việc cực nhọc hơn. Đầu tiên họ bớt phần ăn của người tù và ép buộc làm tờ tự khai, tự kiểm diểm (phê bình bản thân). Sau đó mới vào khu biệt giam, cùm chân.

        Bắt đầu với Thượng Sĩ Tô, trưởng ban Cải Tạo trại tù, ông ta vừa nhận được lệnh từ Thượng Tá Lang, cấp chỉ huy mới trại tù Quyết Tiến. Ông ta làm phó cho vị chỉ huy cũ Đại Tá Nguyễn Sang, nên biết rõ công việc trông coi trại tù.

        Thượng Sï Tô đi vào khu biệt giam (kỷ luật), Hạ Sĩ Thừa trách nhiệm khu kỷ luật đi theo ông ta. Với một mớ giấy trắng và bút chì, ông Tô, cùng với Thừa bước vào phòng nhóm tù biệt kích mới đến. Ông ta đảo mắt nhìn quanh phòng, có người ngồi, người khác nằm trên chiếu trải trên sàn. Ông Tô lên tiếng “Ban chỉ huy trại tù ra lệnh cho các anh, mỗi người viết bản tự kiểm thảo, đầy đủ chi tiết những chuyện đã làm, những lỗi lầm và sửa chữa như thế nào.”

        Ông Tô phát giấy trắng, bút chì cho từng người tù biệt kích rồi ra khỏi phòng. Thượng Sĩ Tô nghi ngờ có người tù biệt kích không viết gì cả, điều đó cũng không sao đối với ông ta. Số phận dành cho 21 người tù biệt kích đã được quyết định. Ban tham mưu trại tù đã họp, đối phó thế nào đối với những người tù biệt kích cứng đầu không tuân lệnh. Để giữ an ninh, đơn vị bảo vệ đã được đặt trong tình trạng báo động, và họ sẽ siết chặt đám tù biệt kích. Họ sẽ ở trong tù lâu dài tùy thuộc chính quyền Hà Nội quyết định, và đã đến lúc phải ‘dậy” đám tù biệt kích bài học. Một câu hỏi cuối cùng, người tù biệt kích nào sẽ bị chọn làm “vật tế thần”? (trừng phạt để làm gương).

        Trong các phòng giam tù biệt kích, Nguyễn Minh Châu là người đầu tiên. Anh ta nhìn một tấm bảng gắn trên tường, viết bốn điều căn bản (nội quy) cho tù nhân. Ban chỉ huy trại tù Quyết Tiến đã xem xét lại trước khi 21 người tù biệt kích được đưa đến trại.

        Trung thực nhận lỗi của mình.

        Xem xét lại tư tưởng và tuân theo luật lệ.

        Xem xét lại việc làm

        Giúp các bạn tù khác cải tạo.

        Châu đã đọc qua những luật lệ tương tự trước đây… và lần này anh ta không để ý. Đó là một phần trong cuộc sống tù nhân, nhưng lần này khác… Anh ta thản nhiên đi ngang qua tấm bảng viết nội quy, lấy xuống, vất dưới sàn, dẫm lên, rồi bước về chỗ của mình nằm ngủ ngon lành.

        Đúng 12 giờ trưa, Thượng Sĩ Tô quay trở lại để xem những người tù biệt kích mới chuyển đến ra sao? Giấy, viết chì vẫn nằm yên tại chỗ không thay đổi. Lúc 2 giờ chiều, ông ta quay trở lại, những người tù vẫn chưa làm gì cả, ông ta lặng lẽ quay trở về ban chỉ huy. Đúng 6 giờ chiều, Thượng Sĩ Tô bước vào phòng giam tù biệt kích lần thứ ba… Vẫn không có ai viết bản tự kiểm thảo!

        Ông Tô đọc to tên mấy nguời tù biệt kích: Nguyễn Văn Hinh, Nguyễn Văn Đỗ, và một người nữa. Ba người bị cai tù lôi ra khỏi phòng đưa xuống khu kỷ luật cuối khu K. Khu biệt giam dài có 18 phòng nhỏ, nằm đối diện nhau qua một hành lang.

        Một, hai ngày sau, khi Thượng Sĩ Tô trở lại phòng giam tù biệt kích vào buổi tối, vẫn chưa ai viết bản tự kiểm thảo. Ông Tô đọc một tờ giấy; “Lê Văn Ngung, Nguyễn Minh Châu, Trần Ngọc Bình, Đặng Đình Thụy, Hoàng Văn Văn, Nguyễn Văn tập.”. Một người tù vẫn còn ngậm điếu thuốc lá trên môi, trong khi lính an ninh bảo vệ lôi những người tù vừa đọc tên đi. Ông Tô bước lên một bước, “Anh nghĩ rằng mình vẫn còn hút thuốc lá được phải không, Ngung?”, nói xong ông ta vung tay đánh điếu thuốc lá văng xuống đất. Đối với người tù bất khuất Lê Văn Ngung, sau khi được biết không được trao trả tù binh, cả Hoa Kỳ lẫn VNCH không nhận đám tù biệt kích bị bắt ngoài miền Bắc… sự chết chóc không còn là vấn đề nữa!

        Những người tù biệt kích vừa đọc tên, bị còng tay ra sau lung, lôi xuống khu kỷ luật, cùm hai người chung một buồng giam. Họ được nghe đọc lệnh phạt của cấp chỉ huy trại tù “Phạt vì lý do không chấp hành lệnh viết bản tự kiểm thảo. Thời gian thọ phạt – vô hạn định.”

        Ngày hôm sau nữa, Thượng Sĩ Tô quay trở lại phòng giam tù biệt kích, “Tất cả các anh đã viết xong bản tự kiểm thảo chưa?”… Vẫn chưa người nào viết, và năm người nữa bị đưa đi cùm chân trong khu kỷ luật. Phần ăn của họ giảm xuống còn 7 kilo gạo một tháng…

        Mùa đông năm 1973 đến, sự suy dinh dưỡng bắt đầu có hiệu qủa đối với tù biệt kích bị cùm chân. Máu của họ gần như đông lại, không chẩy nữa trong buổi tối giá buốt mùa đông miển Bắc Việt Nam. Tấm chăn đắp mỏng dính không đủ sưởi ấm thân hình tiều tụy của người tù. Chân trái bị cùm teo lại còn một nửa bắp thịt, có thể bị tật nguyền vĩnh viễn.

        Một buổi sang, sĩ quan trực mở cửa phòng giam Lê Văn Ngung và Nguyễn Văn Tập bước vào xem xét, chợt trông thấy tóc người tù rơi trên sàn. Ông ta lên tiếng tra khảo “Được rồi! Dao cạo đâu? Ai cho phép các anh cắt tóc?” Lê Văn Ngung xoay người (bị cùm chân) “Chúng tôi không có dao cạo… Chúng tôi bị rụng tóc!”

        “Các anh nói dối!” viên sĩ quan trực quát to “Tóc không tự dưng rơi xuống như thế! Tôi biết các anh dấu diếm dao cạo ở chỗ nào đó.” Rồi đảo mắt quanh phòng, tìm kiếm… dao cạo!

        Ngung đưa tay lên vuốt mái tóc thưa … dính theo nắm tay, rồi buông tay ra cho những sợi tóc rơi nhẹ xuống sàn phòng tù…

        Tháng Mười Hai năm đó (1973), Lê Văn Ngung, Hoàng Văn Văn, Nguyễn Văn tập, và Hoàng Ngọc Chính được đưa trở lại khu K. Họ vẫn bị giam riêng biệt, gia tăng tiền ăn, để lấy lại sức khỏe trước khi hòa nhập với những người bạn tù cũ.

        Một tháng sau, cả bốn người được chuyển qua khu O, họ đem theo “tài sản” của nhà tù: một tấm chăn đắp, một chiếu, và hai bát ăn cơm làm bằng nhôm. Các bạn tù trong khu O nhìn thân hình tiều tụy của bốn người tù biệt kích, cân nặng không tới 40 kílo, tóc dài đến vai, nước da trắng bệnh hoạn, hôi hám gần nửa năm không tắm.

        “Các anh là ai?” người tù biệt kích Lê Ngọc Kiên toán biệt kích Hector 2 lên tiếng hỏi thăm.

        “Anh không nhận ra tôi sao?” Lê Văn Ngung hỏi ngược lại. Họ đã sống chung từ cuối năm 1969. Cả hai bị giam trong trại tù Phong Quang và Phố Lu năm 1972, và đã trở thành đôi bạn thân.

        “Chính tôi đây! Ngung” Cuối cùng các bạn tù biệt kích nhận ra nhau… mừng rơi nưóc mắt.

        Thời gian tiếp tục trôi qua, hết năm 1974 rồi đến đầu năm 1975. Người tù biệt kích bị bưng bít, không biết gì ngoài bốn bức tường phòng giam. Họ luôn bị biệt giam, thường tin tức họ được biết qua đám tù hình sự, nhiều tình cảm đối với tù biệt kích. Họ chỉ biết sơ sơ, chiến tranh đang trở nên khốc liệt trong miền Nam.

        Rồi thì, đến đầu tháng Năm 1975, một cán bộ cải tạo vào khong khu giam tù (khu O), trưng bầy một số hình ảnh trong miền Nam Việt Nam. Đó là những hình ảnh thân thương của miền Nam, từ nhiều năm qua họ cảm thấy trống vắng, có người đã bị bắt giam 14 năm… Viên cán bộ đứng lui lại để cho đám tù biệt kích xúm nhau lại nhìn cho rõ.

        “Thấy chưa! Chúng tôi đã giải phóng Saigon! Việt Nam Cộng Hòa đã bị tiêu diệt, và quân đội bù nhìn đã đầu hàng!”

        Những người tù biệt kích tê tái, giao động, không nói lên lời… Không biết phải làm gì, chỉ đứng nhìn những tấm ảnh… Có tấm ảnh đoàn chiến xa T-54 Quân Đội Nhân Dân rầm rộ chạy trên xa lộ Biên Hòa tiến vào Saigon. Một tấm ảnh khác, chiến xa T-54 vào đến dinh Độc Lập, cầy nát bãi cỏ trước sân thành hai hàng dài.

        Tù biệt kích sững sờ, thành phố Saigon đầy lính Bắc Việt. làm thế nào cuộc chiến tranh kết thúc nhanh chóng, qúa vội vàng… Nhiều người bỏ trở vào phòng giam… tủi thân cho kiếp đọa đầy, thân phận… Bao nhiêu hy vọng tiêu tan trong phút chốc!

        Hai năm sau, 1977, một số sĩ quan cải tạo bị đưa ra miền Bắc, và đến trại tù Quyết Tiến… Lúc đó người tù biệt kích mới thực sự tin bộ Nội Vụ nói thật… Cuộc chiến “Bí Mật” của họ đã kết thúc!

        Một trong những người tù phải chịu đựng “sự thật phũ phàng” là một người điệp viên nằm lại miền Bắc sau năm 1954, tên Ớt, người Hà Nội bị bắt từ năm 1958 trong đường dây gián điệp do Trần Minh Châu điều hành. Ông Châu được CIA huấn luyện ở Saipan năm 1954, xâm nhập trở lại miền Bắc.

        Biến cố ngày 30 tháng Tư năm 1975 thay đổi cá tính của ông Ớt. Ông ta vẫn còn thân nhân ở Hà Nội nhưng không có bạn bè trong tù. Đến năm 1975, ông ta là người duy nhất còn sống sót trong đường dây gián điệp Trần Minh Châu. Những người điệp viên khác trong đường dây đã chết lần mòn, hầu hết chết trong trại tù Quyết Tiến.

        Sau ngày 30 tháng Tư, ông Ớt bầy tỏ ý nguyện được trả tự do, những người khác trong đường dây đã chết, những người tù chính trị cũng đã được trả tự do năm 1973. Ông ta sống trong phòng giam số 11, trưởng toán may vá tù biệt kích trong hai phòng 11, 12 khu K. Người làm phó cho ông ta cũng là một biệt kích tên Đoàn Phương (ông này sau khi được trả tự do, đi vượt biên và mất tích cho đến ngày nay… Âu cũng là số phận, định mệnh buồn!).

        Ông Ớt lấy điểm với cán bộ để được trả tự do sớm. Điều này làm những người tù biệt kích khác không chấp nhận. Một hôm, nhóm may vá thâu hoạch (hái rau họ trồng) nhằm gia tăng thực thẩm phụ trội cho nhóm ăn cơm bữa tối. Ớt không đồng ý, không cho phép vì trong vai trò trưởng nhóm may vá, ông Ớt có quyền quyết định. Bình thường, lệnh của ông ta được thi hành, nhưng các bạn tù biệt kích trong nhóm đã “để ý” ông ta từ lâu.

        Rau, củ đưọc nấu trong nhà bếp nhỏ của nhóm (may vá), ông Ớt tức tối vì quân biệt kích không thi hành lệnh. Đối với tù biệt kích như thế đã qúa đủ, trước bữa ăn, biệt kích trong hai phòng giam 11, 12 đánh hội đồng ông Ớt gần chêt, bò lết ra khỏi phòng. Đến cuối năm 1976, đầu năm 1977, ông Ớt được trả tự do… ở lại Hà Nội sống với người thân.

No comments:

Post a Comment