Thursday, May 1, 2025
Anh và giải pháp công nhận hai nước Việt Nam sau Hòa đàm Paris 1973
Anh và giải pháp công nhận hai nước Việt Nam sau Hòa đàm Paris 1973
Dịp kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh, thống nhất Việt Nam (1975-2025), là thời điểm tốt để đánh giá lại vai trò của Anh trong 10 năm cuối cùng của “The Vietnam War”. Khi đó Anh tiếp tục đóng vai trò giám sát ở cương vị nước đồng chủ tịch (cùng Liên Xô) của Hội nghị quốc tế Geneva 1954.
(Ảnh minh họa) - Henry Kissinger (P), trưởng đoàn cố vấn chính sách đối ngoại của tổng thống Nixon, và Lê Đức Thọ, trưởng đoàn đàm phán Bắc Việt Nam (T) tại buổi ký kết hiệp định Paris ngày 27/01/1973, Paris, Pháp. AFP - -
Nguyễn Giang
Khác Hoa Kỳ, Anh quốc sau Hòa đàm Paris đã công nhận cả hai nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNNDCCH) và Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), trong khi Mỹ sau khi rút khỏi Nam Việt Nam thì phải đến 1995 mới bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam thống nhất. Nhà báo Nguyễn Giang ở Luân Đôn, thông tín viên đài RFI tiếng Việt, đã nghiên cứu chủ đề này.
RFI : Bối cảnh lịch sử nào khiến Anh bước chân vào Đông Dương?
TTV Nguyễn Giang : Câu chuyện ngày nay ít người nói tới là quân đội Anh có một cuộc chiến ở Nam Bộ cuối năm 1945 sang đầu năm 1946, khi phong trào giành độc lập của Việt Minh và các đảng phái, tổ chức khác lên cao nhằm đòi chủ quyền cho Việt Nam sau hơn 80 năm Pháp cai trị.
Tôi tìm hiểu tài liệu do T.O. Smith công bố ở Đại học East Anglia thì được biết là sau Hội nghị Potsdam tháng 7/1945, tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ, tướng George C. Marshall đã yêu cầu tư lệnh người Anh của Quân Đồng minh tại Đông Nam Á, đô đốc Louis Mountbatten, tiếp quản khu vực phía Nam đường vĩ tuyến 16 chia đôi Đông Dương.
Thế nhưng, Anh tham gia vào việc giải giáp quân đội Nhật một cách miễn cưỡng và không muốn dính líu sâu vào Đông Dương. Cùng lúc, các chính trị gia bị tác động bởi quan điểm chủ đạo của bộ Ngoại Giao Anh (Foreign Office) về tình hình châu Âu hậu chiến, rằng "một nước Pháp mạnh tại châu Âu sẽ giúp cho an ninh của Anh". Nhưng một nước Pháp ở châu Âu đã là nước thua trận, đầu hàng phát-xít Đức và chỉ có lực lượng Pháp Tự do của tướng De Gaulle lưu vong tại Anh là có một góc ở chiếc bàn của phe thắng trận.
Tôi đã tới thăm bảo tàng nhỏ ở London nơi có tượng tướng de Gaulle và là trụ sở của phe Pháp Tự do dựa vào Đồng minh Anh-Mỹ để phục quốc từ tháng 06/1940 đến tháng 06/1944, sau khi Paris được giải phóng thì ông de Gaulle trở về Pháp. Văn phòng rất nhỏ và các sĩ quan Pháp thường chọn một quán bia ở trung tâm London để họp hành, bởi gọi là chính phủ kháng chiến nhưng thực ra họ không có cơ sở gì nhiều. Giai đoạn hậu chiến đó, nước Pháp cần hùng mạnh trở lại và theo Charles de Gaulle, thì nước Pháp phải giành lại Đông Dương đã thuộc về tay phát-xít Nhật và chính quyền Vichy.
Với tâm lý mâu thuẫn đó trong việc ủng hộ Pháp hay là không, sư đoàn Anh-Ấn do tướng Douglas Gracey (1894 - 1964) chỉ huy đã tới Nam Bộ từ tháng 9/1945 đến tháng 5/1946.
Ngày 27/12/1945 tại Sài Gòn, tướng Gracey, trong một buổi lễ đầy tính biểu tượng, đã trao thanh kiếm danh dự cho nữ công dân Pháp Suzi Pinel, thành viên của Lực lượng Pháp Tự do hoạt động bí mật chống Nhật ở Đông Dương trong Thế Chiến 2. Các Pháp kiều sau đó đã tự tổ chức lại và phần nào được Anh hỗ trợ để đánh lại Việt Minh. Đã có các cuộc giao tranh giữa quân Anh và Việt Minh.
RFI : Cuối cùng thì người Anh đã rút đi và trao lại Nam Bộ cho Pháp, khiến cuộc kháng chiến của người Việt Nam chống Pháp bùng nổ ? Và thái độ của nước Anh ra sao?
TTV Nguyễn Giang : Có thể nói là các sĩ quan chỉ huy của Anh ở Sài Gòn sống trong tâm lý giằng co giữa quyền lợi “thực dân đế quốc” truyền thống của người châu Âu, tức là họ hỗ trợ Pháp kiều một cách tự nhiên, và thái độ muốn tỏ ra công bằng (fair play) với người dân và các chính thể mới thoát ra từ chủ nghĩa thực dân hậu chiến để kiến thiết nền độc lập còn non trẻ của họ. Có câu chuyện là các sĩ quan Anh đã làm lễ mai táng rất trọng thị cho tiểu đội các chiến sĩ Việt Minh tử trận để bảo vệ Cột cờ Thủ Ngữ (23/09/1945). Người sĩ quan Anh ra lệnh cho đại đội của ông ta xếp hàng, bồng súng chào hương hồn những người anh hùng của đối phương đã ngã xuống dưới chân cột cờ. Quân Anh rút đi sau khi bàn giao lại Sài Gòn cho quân Pháp vào mùa Xuân 1946.
RFI : Khi bước vào Chiến tranh Lạnh, Anh quốc có vai trò gì và giữ quan điểm ra sao với Việt Nam?
TTV Nguyễn Giang : Khi cuộc Kháng chiến chống Pháp của người Việt Nam kết thúc thắng lợi, nhờ có vai trò ở Hội đồng Bảo an LHQ sau Thế chiến II, Anh tham gia Hòa đàm Geneva (1954) và có vai trò đồng chủ tịch (co-chairman) cùng Liên Xô.
Bởi vậy, London sau khi công nhận VNCH vẫn có một cơ quan lãnh sự tại Hà Nội và là quốc gia châu Âu duy nhất có thể tác động tới Hoa Kỳ trong chính sách của Washington ở Đông Dương những năm sau đó.
Điều này được xác nhận bởi các tài liệu giải mật sau này, cho thấy vào những thời điểm quan trọng nhất của Mỹ ở Nam Việt Nam, lãnh đạo Mỹ “chỉ còn có hai đồng minh đáng tin cậy là Anh và Úc” - theo lời phó tổng thống Hubert Humphrey nói với thủ tướng Anh Harold Wilson vào tháng 4/1967. Nước Pháp, với thái độ bài Mỹ khá công khai của tổng thống Charles de Gaulle, thì hoàn toàn không được hoan nghênh trong chính giới Washington.
RFI : Quan điểm của London có thay đổi gì không khi chiến sự diễn ra ác liệt ở Nam Việt Nam? Và nhất là sau khi Hoa Kỳ quyết định đổ quân vào tham chiến để bảo vệ VNCH.
TTV Nguyễn Giang : Ngay khi Hoa Kỳ đổ quân vào Nam Việt Nam ngày 08/03/1965, giới chức ngoại giao Anh đã bắt đầu nhận thấy đồng minh Hoa Kỳ không thể thắng ở Nam Việt Nam và kín đáo chia sẻ quan điểm về cuộc chiến “unwinnable” trong nội bộ chính quyền Anh.
Các tài liệu giải mật - trích theo nhà nghiên cứu Mark Curtis - cho hay ngay từ khi đó, Anh đã tiếp cận Liên Xô để bàn về một giải pháp như Hiệp định Geneva 1954 cho vấn đề Việt Nam.
Giải pháp này dự tính yêu cầu quân đội nước ngoài rút khỏi Nam Việt Nam và tổ chức bầu cử tự do ở đó, còn miền Bắc sẽ phải trung lập hóa. Cách ứng xử của Anh trong các năm tiếp theo là ủng hộ Mỹ bề ngoại nhưng cũng tìm cách cho người Mỹ thấy “lối thoát” khỏi chiến trường Nam Việt Nam. Cùng lúc, giới an ninh và quân đội Anh vẫn đóng vai trò phụ trợ cho quân đội Hoa Kỳ ở Đông Dương, gồm cả việc cung cấp tin tình báo phục vụ không quân Mỹ từ trạm thông tin đóng ở Hồng Kông (khi đó vẫn thuộc Anh).
Sau giai đoạn thủ tướng Anh Harold Wilson làm việc với tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, tân chính phủ của Edward Heath năm 1970 phải làm việc với tổng thống Richard Nixon. Ở nhiệm kỳ này, chính phủ của ông Heath ủng hộ công khai hơn một giải pháp “rút lui danh dự cho người Mỹ” khỏi Nam Việt Nam, như lời ông nói trên truyền hình Mỹ CBS vào tháng 12 năm đó.
RFI : Xin anh cho biết là cuối cùng Anh đi đến giải pháp công nhận cả hai chính thể ở hai miền Nam - Bắc VN như thế nào?
TTV Nguyễn Giang : Các tài liệu nay đã giải mật nói rằng sang năm 1972, Anh tích cực hơn trong việc tiếp xúc với VNDCCH ở cấp cao, tuy không phải là cấp cao nhất. Có vẻ Anh thay đổi thái độ, dấn vào các vấn đề châu Á liên quan đến Trung Quốc và Miền Bắc VN nhiều hơn sau khi vào tháng 02/1972, Chu Ân Lai và Richard Nixon tung ra Thông cáo chung Thượng Hải, tạo bước ngoặt địa chính trị lớn trong cục diện Chiến tranh Lạnh ở châu Á. Ngay vào tháng 06/1972, ngoại trưởng Anh Anthony Royle thực hiện gần một chuyến thăm quan trọng sang Trung Quốc. Việc tham vấn hoặc trao đổi với Đại sứ quán Anh tại Bắc Kinh về chiến tranh tại Đông Dương được thực hiện và các nhà ngoại giao Anh tại Bắc Kinh cùng các nhà ngoại giao VNDCCH đã gặp gỡ.
Đây là thời kỳ chính phủ của ông Edward Heath bị giằng co giữa quan hệ Anh - Mỹ, nhu cầu gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC - tiền thân của EU) và phần dư luận phản chiến khá mạnh mẽ ở trong nước.
Tuy thế, về ngoại giao, với vị thế đặc biệt của mình, Anh tiến tới giải pháp công nhận cả hai nước Việt Nam.
Ngày 17/07/1973, đề xuất "công nhận Bắc Việt Nam" được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Anh ở Điện Westminster. Các hồ sơ về sự kiện này vẫn giữ trên trang lưu trữ (Hansard archive-Volume 860 debate-North Vietnam) tại Nghị viện Anh và ghi lại các đoạn trả lời của Ngoại trưởng Anthony Royle đáp trả chất vấn của các nghị sĩ :
"Đại sứ quán của chúng ta ở Bắc Kinh đã đề nghị với Đại sứ quán của VNDCCH cuộc thảo luận theo hướng để thiết lập quan hệ ngoại giao. Nay, chúng tôi công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thủ đô ở Hà Nội và lãnh thổ nằm ở phía bắc đường phi quân sự theo Hiệp định Geneva 1954 [vĩ tuyến 17-BBC]. Chúng ta vẫn tiếp tục công nhận Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, với thủ đô ở Sài Gòn, là chính quyền hợp pháp duy nhất của Nam Việt Nam, với lãnh thổ nằm phía Nam đường giới tuyến tạm thời đó."
Anh có vẻ cố duy trì quan điểm hình thành từ năm 1954, mà không muốn thấy sự thay đổi cán cân lực lượng trên chiến trường đã nghiêng hẳn về VNDCCH và lực lượng Mặt trận. Đây là lý do London công nhận cả hai nước Việt Nam, trong khi vẫn coi đường phân định Nam-Bắc chỉ là tạm thời, "provisional military demarcation line", theo đúng Hiệp định Geneva.
Như thế, quan điểm của Anh khác các nước XHCN ở Đông Âu khi đó, bởi vì họ, cùng Liên Xô, công nhận VNDCCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam nhưng không công nhận VNCH. Còn Mỹ thì không công nhận VNDCCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam cho đến 1975, và chỉ lập quan hệ ngoại giao với nước VN thống nhất vào năm 1995, sau Anh rất lâu.
Có thể để làm vừa lòng Hoa Kỳ, bộ Ngoại Giao Anh nêu quan điểm vào ngày 17/07/1973, "sẽ không công nhận Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam".
Năm 1975, ông Stewart trở lại Hà Nội ở cương vị Đại sứ Vương quốc Anh đầu tiên ở nước Việt Nam thống nhất. Quan hệ Anh-Việt bước sang một thời kỳ mới.
Nguyễn Giang
RFI : Bối cảnh lịch sử nào khiến Anh bước chân vào Đông Dương?
TTV Nguyễn Giang : Câu chuyện ngày nay ít người nói tới là quân đội Anh có một cuộc chiến ở Nam Bộ cuối năm 1945 sang đầu năm 1946, khi phong trào giành độc lập của Việt Minh và các đảng phái, tổ chức khác lên cao nhằm đòi chủ quyền cho Việt Nam sau hơn 80 năm Pháp cai trị.
Tôi tìm hiểu tài liệu do T.O. Smith công bố ở Đại học East Anglia thì được biết là sau Hội nghị Potsdam tháng 7/1945, tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ, tướng George C. Marshall đã yêu cầu tư lệnh người Anh của Quân Đồng minh tại Đông Nam Á, đô đốc Louis Mountbatten, tiếp quản khu vực phía Nam đường vĩ tuyến 16 chia đôi Đông Dương.
Thế nhưng, Anh tham gia vào việc giải giáp quân đội Nhật một cách miễn cưỡng và không muốn dính líu sâu vào Đông Dương. Cùng lúc, các chính trị gia bị tác động bởi quan điểm chủ đạo của bộ Ngoại Giao Anh (Foreign Office) về tình hình châu Âu hậu chiến, rằng "một nước Pháp mạnh tại châu Âu sẽ giúp cho an ninh của Anh". Nhưng một nước Pháp ở châu Âu đã là nước thua trận, đầu hàng phát-xít Đức và chỉ có lực lượng Pháp Tự do của tướng De Gaulle lưu vong tại Anh là có một góc ở chiếc bàn của phe thắng trận.
Tôi đã tới thăm bảo tàng nhỏ ở London nơi có tượng tướng de Gaulle và là trụ sở của phe Pháp Tự do dựa vào Đồng minh Anh-Mỹ để phục quốc từ tháng 06/1940 đến tháng 06/1944, sau khi Paris được giải phóng thì ông de Gaulle trở về Pháp. Văn phòng rất nhỏ và các sĩ quan Pháp thường chọn một quán bia ở trung tâm London để họp hành, bởi gọi là chính phủ kháng chiến nhưng thực ra họ không có cơ sở gì nhiều. Giai đoạn hậu chiến đó, nước Pháp cần hùng mạnh trở lại và theo Charles de Gaulle, thì nước Pháp phải giành lại Đông Dương đã thuộc về tay phát-xít Nhật và chính quyền Vichy.
Với tâm lý mâu thuẫn đó trong việc ủng hộ Pháp hay là không, sư đoàn Anh-Ấn do tướng Douglas Gracey (1894 - 1964) chỉ huy đã tới Nam Bộ từ tháng 9/1945 đến tháng 5/1946.
Ngày 27/12/1945 tại Sài Gòn, tướng Gracey, trong một buổi lễ đầy tính biểu tượng, đã trao thanh kiếm danh dự cho nữ công dân Pháp Suzi Pinel, thành viên của Lực lượng Pháp Tự do hoạt động bí mật chống Nhật ở Đông Dương trong Thế Chiến 2. Các Pháp kiều sau đó đã tự tổ chức lại và phần nào được Anh hỗ trợ để đánh lại Việt Minh. Đã có các cuộc giao tranh giữa quân Anh và Việt Minh.
RFI : Cuối cùng thì người Anh đã rút đi và trao lại Nam Bộ cho Pháp, khiến cuộc kháng chiến của người Việt Nam chống Pháp bùng nổ ? Và thái độ của nước Anh ra sao?
TTV Nguyễn Giang : Có thể nói là các sĩ quan chỉ huy của Anh ở Sài Gòn sống trong tâm lý giằng co giữa quyền lợi “thực dân đế quốc” truyền thống của người châu Âu, tức là họ hỗ trợ Pháp kiều một cách tự nhiên, và thái độ muốn tỏ ra công bằng (fair play) với người dân và các chính thể mới thoát ra từ chủ nghĩa thực dân hậu chiến để kiến thiết nền độc lập còn non trẻ của họ. Có câu chuyện là các sĩ quan Anh đã làm lễ mai táng rất trọng thị cho tiểu đội các chiến sĩ Việt Minh tử trận để bảo vệ Cột cờ Thủ Ngữ (23/09/1945). Người sĩ quan Anh ra lệnh cho đại đội của ông ta xếp hàng, bồng súng chào hương hồn những người anh hùng của đối phương đã ngã xuống dưới chân cột cờ. Quân Anh rút đi sau khi bàn giao lại Sài Gòn cho quân Pháp vào mùa Xuân 1946.
RFI : Khi bước vào Chiến tranh Lạnh, Anh quốc có vai trò gì và giữ quan điểm ra sao với Việt Nam?
TTV Nguyễn Giang : Khi cuộc Kháng chiến chống Pháp của người Việt Nam kết thúc thắng lợi, nhờ có vai trò ở Hội đồng Bảo an LHQ sau Thế chiến II, Anh tham gia Hòa đàm Geneva (1954) và có vai trò đồng chủ tịch (co-chairman) cùng Liên Xô.
Bởi vậy, London sau khi công nhận VNCH vẫn có một cơ quan lãnh sự tại Hà Nội và là quốc gia châu Âu duy nhất có thể tác động tới Hoa Kỳ trong chính sách của Washington ở Đông Dương những năm sau đó.
Điều này được xác nhận bởi các tài liệu giải mật sau này, cho thấy vào những thời điểm quan trọng nhất của Mỹ ở Nam Việt Nam, lãnh đạo Mỹ “chỉ còn có hai đồng minh đáng tin cậy là Anh và Úc” - theo lời phó tổng thống Hubert Humphrey nói với thủ tướng Anh Harold Wilson vào tháng 4/1967. Nước Pháp, với thái độ bài Mỹ khá công khai của tổng thống Charles de Gaulle, thì hoàn toàn không được hoan nghênh trong chính giới Washington.
RFI : Quan điểm của London có thay đổi gì không khi chiến sự diễn ra ác liệt ở Nam Việt Nam? Và nhất là sau khi Hoa Kỳ quyết định đổ quân vào tham chiến để bảo vệ VNCH.
TTV Nguyễn Giang : Ngay khi Hoa Kỳ đổ quân vào Nam Việt Nam ngày 08/03/1965, giới chức ngoại giao Anh đã bắt đầu nhận thấy đồng minh Hoa Kỳ không thể thắng ở Nam Việt Nam và kín đáo chia sẻ quan điểm về cuộc chiến “unwinnable” trong nội bộ chính quyền Anh.
Các tài liệu giải mật - trích theo nhà nghiên cứu Mark Curtis - cho hay ngay từ khi đó, Anh đã tiếp cận Liên Xô để bàn về một giải pháp như Hiệp định Geneva 1954 cho vấn đề Việt Nam.
Giải pháp này dự tính yêu cầu quân đội nước ngoài rút khỏi Nam Việt Nam và tổ chức bầu cử tự do ở đó, còn miền Bắc sẽ phải trung lập hóa. Cách ứng xử của Anh trong các năm tiếp theo là ủng hộ Mỹ bề ngoại nhưng cũng tìm cách cho người Mỹ thấy “lối thoát” khỏi chiến trường Nam Việt Nam. Cùng lúc, giới an ninh và quân đội Anh vẫn đóng vai trò phụ trợ cho quân đội Hoa Kỳ ở Đông Dương, gồm cả việc cung cấp tin tình báo phục vụ không quân Mỹ từ trạm thông tin đóng ở Hồng Kông (khi đó vẫn thuộc Anh).
Sau giai đoạn thủ tướng Anh Harold Wilson làm việc với tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, tân chính phủ của Edward Heath năm 1970 phải làm việc với tổng thống Richard Nixon. Ở nhiệm kỳ này, chính phủ của ông Heath ủng hộ công khai hơn một giải pháp “rút lui danh dự cho người Mỹ” khỏi Nam Việt Nam, như lời ông nói trên truyền hình Mỹ CBS vào tháng 12 năm đó.
RFI : Xin anh cho biết là cuối cùng Anh đi đến giải pháp công nhận cả hai chính thể ở hai miền Nam - Bắc VN như thế nào?
TTV Nguyễn Giang : Các tài liệu nay đã giải mật nói rằng sang năm 1972, Anh tích cực hơn trong việc tiếp xúc với VNDCCH ở cấp cao, tuy không phải là cấp cao nhất. Có vẻ Anh thay đổi thái độ, dấn vào các vấn đề châu Á liên quan đến Trung Quốc và Miền Bắc VN nhiều hơn sau khi vào tháng 02/1972, Chu Ân Lai và Richard Nixon tung ra Thông cáo chung Thượng Hải, tạo bước ngoặt địa chính trị lớn trong cục diện Chiến tranh Lạnh ở châu Á. Ngay vào tháng 06/1972, ngoại trưởng Anh Anthony Royle thực hiện gần một chuyến thăm quan trọng sang Trung Quốc. Việc tham vấn hoặc trao đổi với Đại sứ quán Anh tại Bắc Kinh về chiến tranh tại Đông Dương được thực hiện và các nhà ngoại giao Anh tại Bắc Kinh cùng các nhà ngoại giao VNDCCH đã gặp gỡ.
Đây là thời kỳ chính phủ của ông Edward Heath bị giằng co giữa quan hệ Anh - Mỹ, nhu cầu gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC - tiền thân của EU) và phần dư luận phản chiến khá mạnh mẽ ở trong nước.
Tuy thế, về ngoại giao, với vị thế đặc biệt của mình, Anh tiến tới giải pháp công nhận cả hai nước Việt Nam.
Ngày 17/07/1973, đề xuất "công nhận Bắc Việt Nam" được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Anh ở Điện Westminster. Các hồ sơ về sự kiện này vẫn giữ trên trang lưu trữ (Hansard archive-Volume 860 debate-North Vietnam) tại Nghị viện Anh và ghi lại các đoạn trả lời của Ngoại trưởng Anthony Royle đáp trả chất vấn của các nghị sĩ :
"Đại sứ quán của chúng ta ở Bắc Kinh đã đề nghị với Đại sứ quán của VNDCCH cuộc thảo luận theo hướng để thiết lập quan hệ ngoại giao. Nay, chúng tôi công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thủ đô ở Hà Nội và lãnh thổ nằm ở phía bắc đường phi quân sự theo Hiệp định Geneva 1954 [vĩ tuyến 17-BBC]. Chúng ta vẫn tiếp tục công nhận Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, với thủ đô ở Sài Gòn, là chính quyền hợp pháp duy nhất của Nam Việt Nam, với lãnh thổ nằm phía Nam đường giới tuyến tạm thời đó."
Anh có vẻ cố duy trì quan điểm hình thành từ năm 1954, mà không muốn thấy sự thay đổi cán cân lực lượng trên chiến trường đã nghiêng hẳn về VNDCCH và lực lượng Mặt trận. Đây là lý do London công nhận cả hai nước Việt Nam, trong khi vẫn coi đường phân định Nam-Bắc chỉ là tạm thời, "provisional military demarcation line", theo đúng Hiệp định Geneva.
Như thế, quan điểm của Anh khác các nước XHCN ở Đông Âu khi đó, bởi vì họ, cùng Liên Xô, công nhận VNDCCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam nhưng không công nhận VNCH. Còn Mỹ thì không công nhận VNDCCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam cho đến 1975, và chỉ lập quan hệ ngoại giao với nước VN thống nhất vào năm 1995, sau Anh rất lâu.
Có thể để làm vừa lòng Hoa Kỳ, bộ Ngoại Giao Anh nêu quan điểm vào ngày 17/07/1973, "sẽ không công nhận Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam".
Năm 1975, ông Stewart trở lại Hà Nội ở cương vị Đại sứ Vương quốc Anh đầu tiên ở nước Việt Nam thống nhất. Quan hệ Anh-Việt bước sang một thời kỳ mới.
Nguyễn Giang
Tuesday, April 29, 2025
LH Quách Thành Thiện Chiến Đoàn 2 Xung Kích
Quách Thành Thiện cựu binh chiến đoàn 2 bị ung thư phổi, bệnh viện trả về mà cũng không điều kiện chữa trị.
Gia cảnh hết sức khó khăn vì vợ bị tai biến đã lâu không có hoạt động, làm lụng gì được. Trước đây anh phải lo cho vợ, giờ thì không thể làm gì được nữa.
Có 4 người con, trong đó 1 đứa bị dow cũng không tự lo cho mình được. Còn 3 đứa kia cũng nghèo nên không hỗ trợ được nhiều.
Mong anh kêu gọi MTQ giúp đỡ lúc ngặt nghèo này
Monday, April 14, 2025
Thursday, April 10, 2025
Sunday, April 6, 2025
Đại Hội Trực Thăng Toàn Cầu Thứ Năm 3 tháng 7 năm 2025 10:30am to 3:30pm Seafood Palace 3
Nha Kỹ Thuật tham dự 1 bàn 10 người.
- A/C Nguyễn Hữu Thọ 2*
- LH Nguyễn Văn Mậu 1*
- LH Lưu Văn Thuần 2
- A/C Lâm Ngọc Chiêu 2*
- HL Phạm Hòa 1
- A/C Đặng Phước Nguyên 2*
Friday, April 4, 2025
Subscribe to:
Posts (Atom)