Saturday, January 3, 2015

Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam Cộng Hòa



Lực lượng đặc biệt
Hoạt động 1956–1975
Quốc gia  Việt Nam Cộng hòa
Phân loại Lực lượng vũ trang
Khẩu hiệu Danh dự - Dũng cảm
Màu sắc Vàng, đỏ, đen
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Lê Quang Tung Phạm Văn Phú
Lực lượng đặc biệt (tiếng Anh: Army of the Republic of Vietnam Special Forces, ARVNSF) - viết tắt: LLDB - là một đơn vị quân sự chính quy của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Khởi đầu là các toán biệt kích được huấn luyện để hoạt động sâu trong vùng kiểm soát của đối phương, chủ yếu để làm các nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, bắt cóc, phá hoại các mục tiêu quân sự. Về sau, lực lượng này phát triển thêm thành đơn vị tác chiến, có vai trò như một binh chủng đặc biệt tinh nhuệ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa.


Tổ chức tiền thân


Tháng 2 năm 1956, sau khi tiếp nhận căn cứ GCMA (Groupement de Commandos Mixtes Aéroportés, Lực lượng biệt kích không vận hỗn hợp) của Pháp tại Nha Trang, với sự trợ giúp của Phái bộ Cố vấn Quân sự (Military Assistance Advisory Group - MAAG) Mỹ tại Việt Nam, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cho thành lập Trung tâm Huấn luyện Biệt động đội, nhằm xây dựng cơ sở huấn luyện biệt kích cho Việt Nam Cộng hòa. Về tổ chức, trung tâm này được đặt dưới quyền quản lý của Nha Tổng Nghiên Huấn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Cuối năm 1956, theo khuyến cáo của cơ quan tình báo Hoa Kỳ, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã giải thể Nha Tổng Nghiên Huấn[1]. Các bộ phận tình báo chiến lược và phản gián được chuyển về cho Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội. Bộ phận biệt kích được chuyển về cho một tổ chức mới là Sở Liên lạc, trực thuộc Phủ Tổng thống, ngân sách do Mỹ đài thọ. Đại tá Rogers là ngươi đầu tiên được cử đến làm cố vấn cho Sở này, sau đó Đại tá Floyld Parker đến thay thế. Giám đốc và Phó giám đốc Nha Tổng Nghiên Huấn là Trung tá Lê Quang Tung và Đại úy Trần Khắc Kính được bổ nhiệm làm Giám đốc và Phó giám đốc Sở Liên lạc[1]. Tháng 4 năm 1960, Sở Liên lạc được đổi tên thành Sở Khai thác Địa hình. Tuy nhiên, chức năng, tổ chức và nhân sự của cơ quan này vẫn không có gì thay đổi.

Hình thành Lực lượng đặc biệt

Trên thực tế, Sở Khai thác Địa hình tập trung vào công tác tuyển mộ, huấn luyện biệt kích. Chính do nhiệm vụ này, trong các phòng chuyên môn, Phòng 45 hay Sở Bắc, phụ trách các hoạt động tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc; và Phòng 55 hay Sở Nam, phụ trách các hoạt động biệt kích trong lãnh thổ VNCH, đóng một vai trò rất quan trọng. Ngoài ra, từ năm 1961, Sở còn thành lập thêm một số đại đội Biệt cách dù biệt lập để làm thành phần hỗ trợ, ứng cứu cho những toán nhảy qua Lào hay ở những vùng biên giới nguy hiểm.
Bên cạnh đó, một nhiệm vụ khác, tuy không chính thức, nhưng được xem là ưu tiên nhất của Sở Liên lạc là chỉ huy lực lượng cơ động tinh nhuệ chuyên dùng để bảo vệ Phủ Tổng thống chống những cuộc đảo chính. Chính vì vậy, mặc dù các hoạt động tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc tỏ ra kém hiệu quả, quân số của Liên đoàn quan sát số 1 vẫn phát triển không ngừng. Tháng 11 năm 1961, Liên đoàn quan sát số 1 được cải danh thành Liên đoàn 77. Tháng 2 năm 1963, Liên đoàn 31 được thành lập. Ngày 15 tháng 3 năm 1963, Tổng thống Diệm ra quyết định thành lập Lực lượng đặc biệt trên cơ sở bộ máy của Sở Khai thác địa hình và 2 đơn vị tác chiến là Liên đoàn biệt kích 77 và 31. Về nguyên tắc, Lực lượng đặc biệt được chuyển thuộc sang Bộ Quốc phòng, có quy mô tương đương cấp Lữ đoàn, nhưng trên thực tế, Tổng thống có toàn quyền điều động đơn vị này thông qua một cơ quan chỉ huy trực tiếp là Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống, mà thực chất chính các Bộ chỉ huy Lực lượng đặc biệt, do Đại tá Lê Quang Tung làm Chỉ huy trưởng.

Năm biến cố 1963


Được xem là một đơn vị tinh nhuệ và tuyệt đối trung thành với Tổng thống, trong Biến cố Phật giáo, 1963, Lực lượng đặc biệt được cố vấn Ngô Đình Nhu sử dụng như lực lượng xung kích tấn công các chùa, đặc biệt là chùa Xá Lợi. Mặc dù vậy, Lực lượng đặc biệt hoàn toàn bị vô hiệu hóa trong đảo chính năm 1963 khi chỉ huy trưởng Lê Quang Tung bị giết chết ngay khi cuộc đảo chính vừa nổ ra. Trước đó, bằng một thủ pháp nhỏ, các tướng lãnh tham gia đảo chính đã điều các đơn vị thuộc Lực lượng đặc biệt ra khoải Sài Gòn. Mất đi lực lượng cơ động trung thành và tinh nhuệ này, Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu không còn cách nào khác ngoài việc đào tẩu khỏi dinh Độc Lập. Cả 2 ông đều bị giết chết trong hoàn cảnh bí ẩn không lâu sau đó.

Trở thành một binh chủng trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Sau đảo chính, Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống bị giải tán. Lực lượng đặc biệt cũng được phân chia thành nhiều đơn vị khác nhau. Sở Bắc được tách riêng để hình thành một cơ quan độc lập trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Phòng ban khác cũng được giải thể và phân vào các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng. Riêng các đơn vị tác chiến được tập hợp để hình thành một đơn vị độc lập với bộ chỉ huy riêng.
Tháng 7 năm 1964, Liên đoàn 31 được cải danh thành Liên đoàn 111 và Liên đoàn 77 được cải danh thành Liên đoàn 301. Tất cả đều đặt dưới quyền Chỉ huy trưởng Lực lượng đặc biệt.
Ngày 19 tháng 6 năm 1965, Liên đoàn biệt kích 111 và 301 bị giải tán. Các đơn vị chiến đấu được sắp xếp lại để chính thức hình thành binh chủng Lực lượng đặc biệt, gồm một Bộ Tư lệnh, một đại đội Tổng hành dinh, một trung tâm huấn luyện, và 4 bộ chỉ huy (C) ở 4 quân khu. Mỗi C có một số B và mỗi B có một số toán A quân số vào khoảng 12 người. Ngoài ra, các đại đội biệt cách dù độc lập cũng được tập hợp thành Tiểu đoàn 91 Biệt cách dù, cũng được đặt dưới quyền điều động của Bộ Tư lệnh Lực lượng đặc biệt. Tổng cộng quân số Lực lượng đặc biệt vào khoảng 5.000 trong thời điểm đó.
Ngày 1 tháng 4 năm 1968, Tiểu đoàn 91 Biệt cách dù được cải danh thành Tiểu đoàn 81 Biệt cách dù. Một cơ quan tham mưu là Trung tâm Hành quân Delta được thành lập để giúp Bộ Tư lệnh Lực lượng đặc biệt chỉ huy hành quân các đơn vị biệt cách dù.

Bị giải thể

Tháng 8 năm 1970, do các hoạt động tung biệt kích ra miền Bắc hoặc các vùng biên giới do quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát không có hiệu quả, Lực lượng đặc biệt bị giải tán. Các sĩ quan và binh lính được chuyển sang các đơn vị khác, chủ yếu về lực lượng Biệt động quân. Riêng Trung tâm Hành quân Delta và Tiểu đoàn 81 Biệt cách dù được sát nhập lại để hình thành Liên đoàn 81 Biệt cách dù.

Danh sách các tư lệnh qua các thời kỳ


Họ tên Thời gian tại chức Cấp bậc tại nhiệm Ghi chú
Lê Quang Tung
1963
Đại tá Tư lệnh đầu tiên. Bị giết trong Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963 ngày 1 tháng 11 năm 1963
Lê Văn Nghiêm
1963-1964
Trung tướng
Phan Đình Thứ (Lam Sơn)
1964
Đại tá Lần thứ nhất
Đoàn Văn Quảng
1964-1969
Đại tá, Chuẩn tướng (1964)
Phan Đình Thứ (Lam Sơn)
1969
Chuẩn tướng Lần thứ 2
Phạm Văn Phú
1970
Chuẩn tướng
Hồ Tiêu
1970
Đại tá Tư lệnh cuối cùng

Xem thêm



9 comments:

  1. Kính thưa anh .

    Trước 1975 em được biết LLĐB ( tư lênh Thiếu tướng Đoan Văn Quảng rồi Chuẩn Tướng Lam Sơn

    Lúc đó Sở Khai thác Địa hinh ( NKT ) không trực thuộc chỉ huy của LLDB phải không ?

    Năm 1971 hay 72 ( lâu quá quên ) thì LLDB giải tán còn lại Liên Đoàn 81 BCND do ĐT Hoa chỉ huy trưởng .
    Họ cũng không trực thuộc NKT và quân phục của họ là Mủ nồi xanh , huy hiệu con cọp nhảy qua dù trên nền xanh .

    Sau khi về phục vụ NKT thì em thây LLDB hoàn toàn chiến đấu độc lập , họ có tổ chức riêng của đơn vị họ không liên quan với NKT .

    Nếu hôm nay mình mang quân phục NKT xưng ( Tôi là LLDB ) trộn chung hai lại một có lẻ mình đang thấy ( sang bắt quàng làm họ phải không anh ) ?

    Đó là suy nghỉ cá nhân không biết đúng hay sai ?

    Thân kính
    Ngôn Nguyễn .

    ReplyDelete
  2. Anh Ngon,


    So Khai Thac Dia Hinh/PTT duoc cai to thanh BTL/LLDB vao ngay 15/3/1963.
    Su cai to nay co the QLVNCH luc nay can co mot don vi tuong duong de hop tac voi LLDB cua Hoa Ky (LD5)
    vi SKTDH luc nay dang dam trach nhieu trach nhiem ve tinh bao quoc noi cung nhu quoc ngoai ( Toi phuc vu
    tai Phong E/SKTDH dam trach cong tac dac biet tai BV. Sau nay co thoi gian goi la SB, duoi quyen cua Co D/ta Ngo The Linh. Ngoai ra, SKTDH dang chi huy cac LD 77 va LD 31 gom cac toan hanh quan, dac biet tai vung bien gioi Lao/Viet. Do do, chung ta co the noi la SKTDH la tien than cua LLDB. Trong thoi gian nay,
    Phong E cua SKTDH duoc cai to thanh So Bac, van con truc thuoc LLDB cho den khi So Khai Thac /BTTM duoc thanh lap vao dau 1964. Sau nay, So Khai Thac duoc goi la So Ky Thuat va cuoi cung la NKT/BTTM. So Lien Lac cung duoc thanh lap rieng biet vao cung thoi gian va sau nay truc thuoc NKT/BTTM. Quan nhan truc thuoc
    So Khai Thac Dia Hinh/PTT doi mu noi DEN vi truc thuoc Phu Tong Thong. Sau khi cai to thanh LLDB,
    mu noi Xanh duoc xu dung (giong LLDB/Hoa Ky). Mu noi DO duoc chinh thuc xu dung sau nay vao khoang
    1968/69 sau khi D/ta Nu dam nhiem Giam Doc ( vi D/ta Nu nguyen la SQ Du).
    Luc Luong Bac Biet duoc giai the vao khoang thang 8/1970 trong giai doan Viet Nam Hoa Chien Tranh va HK chuan bi rut quan khoi VN.
    Mot so don vi tro thanh BDQ Bien Phong. Mot so SQ va quan nhan LLDB duoc thuyen chuyen ve NKT de tang cuong va
    thanh lap cac doan cong tac cung nhu BCH/ So Cong Tac. Rieng TD 81 thuoc LLDB duoc cai danh thanh
    Lien Doan 81 BCD mot don vi Tong Tru Bi tiep tuc hoat dong rieng re va van xu dung mu noi Xanh cua LLDB. Nhu vay, LD81BCD khong lien he den NKT/BTTM. Noi cho cung, NKT tu SKTDH va LLDB ma ra va sau nay mot so quan nhan cua LLDB tro ve lai NKT/BTTM sau khi giai the. Do do, giua NKT va LLDB da co nhieu lien he tu luc khoi dau va o
    doan cuoi.
    Vi Tu Lenh dau tien cua LLDB la D/ta Le Quang Tung. Ong ta bi sat hai trong cuoc chinh bien 63. Sau nay, cac vi sau day lam Tu Lenh:
    T/tuong Le Van Nghiem (1963-64).
    D/ta Lam Son Phan Dinh Thu (1964)
    Chuan Tuong Doan Van Quang (1964-69)
    Chuan Tuong Lam Son (1970) va sau cung la D/ta Ho Tieu.(CHT dau tien cua SLL).
    Toi hoi dai dong tra loi cau hoi cua Anh vi neu khong giai thich ro rang thi khong the hieu dau duoi nhu the nao. Neu con thac mac hay co
    van de gi khong ro, xin cho toi biet. De ket luan, theo thien y cua toi, NKT va LLDB khong phai ruot thit nhung cung la ho hang gan!

    Chuc Ngon va gia dinh binh an va nhieu suc khoe.

    Khanh.

    ReplyDelete
  3. Kính gởi NT Lữ Triều Khanh, trước tiên xin được gởi lời cầu chúc sức khỏe đến NT và gia đình.

    Cám ơn những bài viết giải thích của NT Lữ Triều Khanh về sự thành hình được chuyển từng giai đoạn từ SKTĐH/PTT cuối cùng NKT. Trong bài viết của NT dưới đây có đoạn nói về Mũ nồi Đỏ được nhân viên NKT xữ dụng vào năm 1968/69 sau khi ĐT/Nu đãm nhiệm GĐ(vì ĐT/Nu nguyên là SQ Dù)Cá nhân tôi thuộc lớp người đi sau nên không biết nhiều các hoạt động của NKT trong những năm đầu gồm: SLL,SPVDH,STLC cùng Sở Kỹ Thuật mà dù có hiện diện cũng không thể biết được vì lý do an ninh để bảo mật công tác một phần lúc đó các toán được đóng biệt lập tách ly nhau. Nhưng hiện may mắn tôi đang lưu giữ được một số giấy chứng chỉ huấn luyện học(Nhảy Dù,Bình Hơi/BH) và một số hình ảnh của anh em cũng như sổ lương công tác của các toán hoạt động miền Bắc 64-68 vào thời đó do các anh em và các Chị quả phụ BH Hoa Kỳ và VN gởi đến. Sau khi đọc qua các bài viết được đăng trên báo chí và trong các ĐS/NKT đa số đều viết NKT được thành lập 1.4.64 tôi thấy không đúng theo như trong giấy tờ chứng minh:

    Sau đây tôi xin được trình bày và căn cứ trên các giấy chứng chỉ huấn luyện của các toán LLBH hiện đang có:

    *- Ngày 1.4.64 Sở Kỹ Thuật cùng SLL,SPVDH,STLC được thành lập:
    *- Ngày 10.10.67 Sở Kỹ Thuật được đổi thành NKT (căn cứ bằng nhảy dù của nhân viên toán Vega do Đ/Úy Giám Đốc khóa
    huấn luyện Trương Duy Tài bí danh Đoàn Hùng ký tên đóng dấu KBC 3550) trong các khóa dù có Th/Tá Hồ V.K Thoại học
    *- Ngày 1.4.64 thời gian đầu các toán BH tất cả đều đội Mũ nồi Đen với huy hiệu lưỡi kiếm đâm lên được gắn phía bên
    trên mũ và tất cả nhân viên được cấp phát quân phục màu vàng nhạt có chấm đen (giống da beo) trên áo không có
    phù hiệu.
    *- Tháng 6.66 khi Th/Tá Ngô Thế Linh bàn giao chức vụ CHT/SPVDH cho Th/Tá HQ Hồ Văn Kỳ Thoại lúc đó các toán BH
    được đổi qua đội Mũ nồi đỏ (nhảy 6 lần ban ngày và một lần ban đêm tại bãi nhảy dù Liên Chiểu,Nam Ô các nhân viên
    toán được cấp phát áo quần răn ri BK . Không biết lúc đó SLL và STLC quân phục, phù hiệu thế nao?
    *- Hình như cuối năm 68 ĐT Giám Đốc Đ Nu mới thay thế ĐT Trần Văn Hổ vì trong giấy tờ lúc đó còn chữ ký của ĐT Hổ
    Với sự hiểu biết hạn hẹp tôi xin được trình bày căn cứ trên một số bằng cấp, chứng chỉ, hình ảnh của LLBH trong thời gian đầu, hầu mong được đóng góp thêm tài liệu của đơn vị trong đại GĐ/NKT để chúng ta cùng nhau hiểu biết thêm về các hoạt động của đơn vị NKT trước năm 1975. Nếu có gì không đúng kính mong quý NT cùng quý anh bỏ qua và xin anh em cùng tham gia đóng góp những sự việc hiểu biết về đơn vị của NKT. Mong lắm thay

    Thân Kính
    Cựu BH Trâm Nguyễn

    ReplyDelete
  4. Xin mạo muội.
    Anh Ngôn thân. Theo như được biết: LLĐB và NKT của chúng ta có gốc từ Sở KTĐH. Sau đó tách ra: LLĐB thành một binh chủng (mũ nồi xanh) và Sở Kỹ Thuật (sau thành NKT). Từ 1971, LLĐB giải tán, chia 3: một số qua NKT (SLL, SCT...), một số sang BĐQ và LĐ81/BCD trở nên một đơn vị còn tính chất LLĐB (mũ xanh).
    Từ đó, một số AE của NKT hiện nay vẫn có một số có gốc từ LLĐB. Nếu còn lưu giữ lại cho mình (như mang phù hiệu, đội mũ...) cũng có thể coi như là kỷ niệm chung. Đó là theo thiển nghĩ, và hiểu biết có hạn. Kính mong AE nhất là quí NT, có hiểu biết nhiều hơn nên viết và nói ra để được rõ thêm. Việc này, xét thấy TH/NKT nên quan tâm.
    Thân kính.
    N.Dẩn

    ReplyDelete
  5. Anh Tram,

    Cam on Anh da dua ra mot so bang chung va y kien ve to chuc cua NKT/BTTM. Nhung gi toi biet va trinh bay deu bang tri nho va sau nay cung co doc qua mot vai tai lieu.
    Toi xin trao doi them su hieu biet cua toi ve y kien cua Anh nhu sau:
    -Cac bai viet sau nay ve NKT/BTTM cua mot so tac gia tren truyen thong vi ho chi biet ve NKT, chu khong hieu ro nguon goc va su thay doi danh hieu cua don vi, nen cho rang NKT/BTTM duoc thanh lap vao 1/4/64.
    -So Khai Thac/BTTM (khong phai So Ky Thuat) duoc thanh lap vao 1/4/64 (hoac vao cuoi 63? vi khong co van kien chinh thuc nen khong ai ro vao ngay nao). Co the SLL va SPVDH cung duoc thanh lap vao thoi gian nay. So Khai Thac duoc cai danh thanh So Ky Thuat vao 66/67, va cuoi cung la Nha Ky Thuat vao cuoi 67 hay dau 68. Neu Anh Tram co tai lieu chinh xac hay chung tu gi ve thoi gian cac danh hieu tren duoc xu dung thi rat tot.
    -Toi khong nho ro thoi gian nao, NKT duoc BTTM chap thuan to chuc cac khoa hoc nhay du tai TTHL/LT va cap bang du do D/ta GD duyet ky. Toi cung khong ro cac khoa nhay du do SPVDH to chuc tai Danang cung nhu viec cap bang du nhu the nao. Truoc do, tat ca cac khoa Du deu duoc to chuc tai TTHL/ND. Toi thu huan khoa du vao nam 1962 tai TTHL/ND.
    -Duoi thoi ky D/Ta Tran Van Ho lam Giam Doc (64-68), Ong ta quan niem don vi NKT/BTTM la mot don vi dac biet, do do co rat nhieu don vi thuoc nhieu Quan Binh chung tham du trong nhieu cong tac khac nhau nen khong dua ra mot quy luat nao ve sac phuc, quan phuc v..v.. Do do trong thoi gian nay, chung ta co the nhan thay nhieu loai mu noi, den, kaki , xanh, do. Ve quan phuc, thi chung ta nhan thay du loai, ND, TQLC, BB, hoac dan su vv.... Co the Ong ta quan niem rang day cung la mot yeu to "bao mat" de CS khong the hieu ro NKT la mot don vi nhu the nao. Toi chi suy luan nhu vay ma thoi vi D/ta Ho khong bao gio quan tam nhieu ve van de be ngoai, nhu mot so cac don vi thuan tuy quan su.
    -Khi toi noi chinh thuc la sau khi duoc BTTM chap thuan cho tat ca quan nhan cua NKT/BTTM duoc xu dung mu noi Do, do de nghi cua D/ta Nu mot thoi gian sau khi nham chuc Giam Doc. Truoc do, chua co quy luat nao ve van de nay.

    Hen Anh dip khac va xin chuc Anh va gia dinh binb an va nhieu suc khoe.

    Lu Trieu Khanh.

    ReplyDelete
  6. http://vnchtoday.blogspot.com/2014/03/luc-luong-ac-biet-tren-chien-truong.html

    ReplyDelete
  7. Kính gởi NT. Xin được bổ túc "các khóa nhảy dù do SPVDH tổ chức tại ĐN cũng như việc cấp bằng thế nào?" như NT đề cập trong bài:

    Tại trại 9 LLBH Sơn Trà từ 65 đến 68 lúc đó các cố vấn Hoa Kỳ đã cho thiết lập một kho Dù có cả nhà xếp Dù đồng thời giao cho một toán cán bộ HSQ của LLBH đảm trách và do T/S I Trần Văn Tín làm Tr/toán trông coi công việc xếp Dù đặt dưới sự điều hành của các Cố Vấn Trại 9. Chương trình huấn luyện ND của các toán BH lúc đó đều do các Cố Vấn HLV Hoa Kỳ đảm nhiệm mỗi khóa học thời gian một tháng được hướng dẫn đầy đủ các món ăn chơi giống như TTHL/ND Trại Hoàng Hoa Thám, ngoại trừ hai món mà các học viên không phải trải qua đó là: "truột giây tử thần để chuẩn bị lấy thế nhào lộn khi người gần chấm đất và nhảy chuồng cu. Lý do tại trại 9 không có phương tiện" Riêng môn học Dù lôi thì Cố vấn bắt buộc các học viên đi ra phía trước mặt bãi biển của trại 9 và dùng một chiếc xe dogde theo thứ tự mỗi học viên được HLV cột đầu dây thượng thăng vào sau xe và tài xế cho xe chạy chậm chậm dọc bờ biển, các khóa sinh phía sau tự lấy thế nhào lộn đứng lên và chạy theo xe. Tất cả khóa học dù BH tổ chức đều có một số SQ của QĐ I xin ghi tên theo học. Xin được nói thêm đối với HLV người Hoa Kỳ họ rất đặt nặng tính chất quân phong quân kỷ và rất nhẹ đối với hương trình huấn luyện ND, sau khóa học bắt buộc các khóa sinh phải 6 lần nhảy ngày và một lần nhảy đêm sau đó hàng tháng đều có các buổi nhảy dù bồi dưỡng tại bãi nhảy Liên Chiêu, Nam Ô (nếu đến phiên mà toán không bận đi công tác)đa số đều được nhảy dù bằng C.123 nhảy cửa sau thỉnh thoảng toán cũng được cho nhảy dù bằng máy bay trưc thăng bên cửa hông- người ngồi xuống truột ra ngoài và tất cả cảm thấy rất nguy hiểm vì lo sợ cánh quạt của máy bay cuốn vào chóp dù. Sau ngày mãn khóa những khóa sinh gốc quân đội tất cả đều được lảnh tiền bằng Dù đầy đủ tùy thì cấp bậc, Ngoại trừ toán Mercury vì đa số nhân viên thuộc dân chính tình nguyện gốc di cư 54 nên hàng tháng chỉ được lảnh thêm $500 bằng dù +bằng bình hơi $500 = $1000 số tiền này được cộng chung với số lương căn bản nhân viên hàng tháng .

    Vì lý do đó mà các toán BH sau này không phải vào TTHL/Long Thành học Dù. Thời gian đầu 64 LLBH mới thành lập theo anh em cũ cho biết một vài toán sau khi được HL căn bản tại Non Nước cũng đã được chuyển vào Long Thành nhảy Dù để lấy bằng. Vấn đề quân trang và vũ khí của BH thì tùy theo công tác để cấp trên trang bị cho mỗi nhân viên nếu có dịp sẽ trình bày sau này.
    Cám ơn NT Lữ Triều Khanh đã đóng góp rất nhiều tài liệu quý báu của đơn vị NKT và đã giúp cho những người đi sau như tôi có thêm sự hiểu biết hơn về đơn vị NKT mà chúng ta đã có thời gian phục vụ

    Thân Kính
    Trâm Nguyễn

    ReplyDelete
  8. Anh Tram,

    (Truoc khi vao cau chuyen cua chung ta, toi xin Anh tu nay khong nen xu dung danh tu "NT", vi toi nhan thay khong can thiet. Tuoi cua anh em chung ta cung da 70, 80 roi, cu
    goi anh em cho than tinh. Cai gi thuoc qua khu cu de cho no troi qua. Toi nay cung gan 79 va co le Anh cung tren duoi "that tuan" roi, phai khong?)
    Tro lai van de chung ta dang ban luan. Cam on Anh da nhac lai chi tiet ve viec huan luyen nhay du do SPVDH thuc hien. Nho su giai thich cua Anh ma toi da nho lai mot phan nao
    ve giai doan nay cua SPVDH. Lich su cua SPVDH va cac hoat dong cua Luc Luong Biet Hai da duoc Anh voi su cong tac cua mot so anh em cuu BH da trinh bay day du trong cuon sach
    "Bong Dem va Su Mang". Cuon sach nay cung la mot tai lieu quy gia cua mot trong nhung don vi chinh yeu cua don vi Nha Ky Thuat/BTTM. Mot lan nua, toi thanh that cam on Anh va cac cuu BH cong tac trong viec soan thao va xuat ban cuon sach nay.
    Vao giai doan 1965-1966, SPVDH da tang cuong cac hoat dong xam nhap va danh pha cac muc tieu cua CSBV (Cross-Beach Operations) tai cac vung bien Nghe Tinh Binh. Mot trong cac
    phuong thuc xam nhap luc bay gio do MACSOG/NAD de nghi la cho cac toan BH nhay du xuong vung bien gan muc tieu, xam nhap bang cach boi vao bo, hoan thanh nhiem vu va triet thoi ra
    bien de duoc cac thuy dinh don ve can cu. Day la mot phuong thuc xam nhap rat kho thuc hien va rat nguy hiem. Vi vay, cac toan BH moi duoc huan luyen nhay du va bat buoc phai nhay
    it nhat mot lan vao ban dem vi cac toan nay se duoc thiet ke nhay du vao vung muc tieu vao ban dem. Do do, cac toan BH cung co the goi la Seal teams vi co the hoat dong tren nuoc (sea)
    tren khong (air) va tren dat lien (land). Toi khong nho vao nam nao vi da qua lau (65 hay 66), mot phi co C123 cho mot toan BH cung phi hanh doan, co van HK va HLV/ND thuc tap nhay dem da dung nui Son Tra (?) va tat ca deu tu nan. Day cung nam trong ke hoach thuc tap do bo bang nhay du cho cac toan BH nhu toi da noi tren. Co le, ke hoach xam nhap nay rat kho thiet ke va rat it kha nang thanh cong nen da bi MACSOG huy bo. Toi noi len chi tiet nay vi no lien he den su to chuc ND do SPVDH va NAD to chuc tai Danang, chi nham vao nhu cau va muc dich cong tac vi NAD co du dieu khien de thuc hien tai cho, khong can gui vao TTHL/LT.
    Qua su lien lac va cac dong gop cua Anh tren Dien Dan, toi nhan thay Anh cung mot so rat it anh em khac rat co thanh tam tim hieu va tham gia trao doi tin tuc ve cac hoat dong cua NKT, nhat la trong lanh vuc cua moi nguoi. Tuy da la qua khu, nhung toi thiet nghi nhung hieu biet va kinh nghiem cua qua khu, dac biet cac hoat dong cua NKT/BTTM trong cuoc chien tranh chong CSBV
    se khong bao gio phai mo trong tam tri cua chung ta.

    Than chao Anh,

    Lu Trieu Khanh.

    ReplyDelete
  9. Kính gởi Anh Khanh, cám ơn Anh đã gợi ý: "tôi nhận thấy Anh cùng một số rất ít anh em khác rất có thành tâm tìm hiểu và tham gia trao đổi tin tức hoạt động của NKT, nhất là trong lảnh vực của mọi người"

    Thưa Anh cá nhân tôi cũng như hầu hết anh em đã có thời gian được phục vụ hoạt động chiến tranh ngoại lệ đơn vị NKT một đơn vị tình báo hết sức quan trọng của quốc gia dưới sự giám sát của BTTM/QLVNCH và dưới sự điều hành của cơ quan MACSOG/NAD, mục đích để đối kháng lại chế độ Cộng sản Bắc Việt xâm lăng miền Nam trong cuộc chiến trước năm 1975. Bởi vậy mặc dù anh em thuộc các Đoàn-Sở/NKT còn kẹt lại trong nước hay đã may mắn thoát ra hải ngoại tất cả đều lấy làm hãnh diện vì đã một thời được cống hiến cuộc đời trai trẻ của mình cho lý tưởng tự do quyết tâm để bảo vệ đất nước.

    Qua những tài liệu NKT mà Anh đã post trên Groups/NKT thời gian qua tất cả anh em nhận thấy rất ư cần thiết, tuy không nói ra nhưng đã mang danh là người lính NKT thì đều hết sức cám ơn Anh, nhờ vậy đã giúp chúng tôi những người đi sau hiểu biết được nhiều sự hoạt động bí mật của đơn vị NKT trước đầu thập niên 60 khi mới thành hình, (vấn đề này cũng giống như một thành viên trong gia đình cần phải biết người đã sinh trưởng ra mình là ai?) Ngoài những tài liệu anh Khanh ra còn có các bài viết về "Đ/Tá Nguyễn Mạnh Tường của Cố NT Phan Trọng Sinh, Đoàn Khánh Hòa 13 của NT Lê Minh, Cò Trắng của Cố NT Phan Thanh Vân,v.v.." đều là những tài liệu hết sức đáng quý và biết đâu khi thế hệ chúng ta qua đi thì những tài liệu này sẽ giúp cho các thế hệ nối tiếp có sự hiểu biết rộng rãi hơn về những đơn vị trong đó có đơn vị NKT đã từng phục vụ trong QLVNCH trước 75. (Trong đơn vị NKT có nhiều S-Đ và sự hoạt động lại biệt lập riêng rẽ, nếu những người trong cuộc không cung cấp thì không tài nào có thể biết được hết)

    Sở dĩ tôi đề cập đến vấn đề này, vì năm 1998 Cố NT Đ/Tá Ngô Thế Linh (cựu CHT/SPVDH)từ San Jose đã đến tham dự lễ giỗ BH cùng Tr/toán Nguyễn Diện (Vega) Tr/toán Nguyễn Văn Ấn (Numbus) LLBH là những Tr/toán có rất nhiều chuyến công tác chiến tranh ngoại lệ, đặc biệt Đ/Tá Ngô Thế Linh người đã từng hoạch định các công tác xâm nhập miền Bắc thời đó, cá nhân vì tự nghĩ sẽ không bao giờ viết nỗi cuốn sách Bóng Đêm&Sứ Mạng nên lúc ấy đã không tham khảo xin tài liệu để viết cuốn sách này, bây giờ thì tất cả đã thành người thiên cổ. Cảm thấy rất lấy làm hối tiếc (đây là câu chuyện của cá nhân tôi)

    Chúc Anh Khanh và gia đình thật nhiều sức khỏe.

    Thân Kính
    Trâm Nguyễn

    ReplyDelete