Friday, February 9, 2024

GIÁ CỦA SỰ COI THƯỜNG 1964 – 1965 PHẦN II

 
 
V. GIẢI PHÁP MCNAMARA
        Việc giết chết nhân vật chủ chốt các hoạt động bí mật của Tổng Thống Diệm (Đại Tá Lê Quang Tung) và loại trừ bác sĩ Trân Kim Tuyến, thêm sự lãnh đạo yếu kém của cấp chỉ huy VNCH, sau cuộc đảo chánh ngày 1 tháng Mười Một năm 1963 thành công, cơ quan CIA đã sẵn sàng bàn giao các hoạt động bí mật chống Hà Nội cho bộ Quốc Phòng.
        Tại Huế, em út Tổng Thống Diệm, ông Ngô Đình Cẩn cùng bẩy người thân cận trong đó có Phan Quang Đông bị xử tử. Chuẩn Tướng Lê Văn Nghiêm lên thay Đại Tá Tung làm tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. Vài tháng sau, Đại Tá Phan Đình Thứ biệt danh Lam Sơn thay Tướng Nghiêm. Cả hai người đều không tin tưởng Chương Trình 34 (Oplan 34) có thể thành công. Trần Khắc Kính, phụ tá Lê Quang Tung cũng bị thất sủng, sau cuộc đảo chánh. Bộ tư lệnh LLĐB chỉ huy luôn các hoạt động bí mật nơi miền Bắc Việt Nam, Phòng 45 (sở Bắc) dưới quyền Ngô Thế Linh. Trần Văn Minh điều hành các hoạt động bí mật phiá nam Phòng 55 (Lào, Miên) cũng bị phe đảo chánh “nhốt”, sau được cơ quan CIA can thiệp, trả tự do. Đối với các toán biệt kích của CIA vẫn còn trong các nhà an toàn, được bàn giao cho quân đội giữa tháng Mười Một năm 1963. Sĩ quan điều hành đưa họ vào căn cứ huấn luyện Yên Thế (Long Thành), hay trại Quyết Thắng từng toán một… Đó là nguyên tắc làm việc của quân đội.
        Ngày 20 tháng Mười Một, với những tin đồn trong Saigon và hai ngày trước khi Tổng Thống Kennedy bị ám sát chết, các viên chức cao cấp Washington, Saigon họp với bộ tư lệnh Thái Bình Dương ở Honolulu. Họ sẽ duyệt lại tình hình chính trị xáo trộn trong miền Nam Việt Nam, và chi tiết việc bàn giao các hoạt động bí mật nơi miền Bắc Việt Nam của cơ quan CIA.
        Hiện diện trong buổi họp có Giám Đốc cơ quan CIA John McCone, Colby đã biết trước, trong năm 1961, Tổng Thống Kennedy đã ra lệnh cơ quan CIA chuẩn bị bàn giao các hoạt động bán quân sự cho quân đội. Colby nhớ lại.
        Kết luận năm 1961, nếu đó là các hoât động bán quân sự to lớn, CIA nên bàn giao cho quân đội. Khi chúng tôi được lệnh bàn giao, chúng tôi bàn giao tất cả các hoạt động nơi miền Bắc Việt Nam cũng như các hoạt động phía nam.
        Đến năm 1962, Colby đã có những bằng chứng rõ ràng, Bắc Việt bắt được các toán biệt kích của ông ta, và trong vài trường hợp, kiểm soát các công điện truyền tin của toán biệt kích, do nhân viên truyền tin bí mật gửi về báo cáo, toán biệt kích đã nằm trong tay địch quân…
        Colby nhớ lại buổi họp quan trọng trong tháng Mười Một, khi ông ta trả lời bộ trưởng Quốc Phòng McNamara “Tôi đứng dậy, và nói ‘Thưa ông Bộ Trưởng, điều đó không làm được.’” Tôi hỏi Colby “McNamara trả lời ra sao?” Ông ta trả lời tức khắc, không do dự.
        Ông ta không trả lời. Không có gì nghi ngờ, McNamara nghĩ rằng ông ta đang làm điều đúng. Trao trách nhiệm cho quân đội để họ tận dụng khả năng sức mạnh trong những chương trình bí mật bán quân sự, sẽ có ảnh hưởng chiến lược. Ông cũng biết, ông ta (McNamara) thích những con số, nếu ông bỏ ra ba ngàn, chắc chắn kết qủa tốt hơn ba trăm.
        Ông có nhớ lần ông ta nói chuyện với Des FitzGerald? Des nói, “Ông bộ trưởng, điều đó không được tốt cho lắm.” Ông ta trả lời, “Ồ, không đâu. Nhìn những con số. Chúng ta đã thêm vào, thêm vào”. Des nói “Thưa ông bộ trưởng, một điều quan trọng hơn những con số đó: đó là tinh thần.” Rồi Des nói, Mcnamara nhìn anh ta, không hiểu những gì Des nói.”

        Phân tích gia CIA George Carver trình bầy sự hiểu biết của ông ta về vấn đề này như sau.
        Khi ông Diệm bị lật đổ, chuyện này làm cộng sản Bắc Việt ngạc nhiên. Họ nhận thấy rằng, có nhiều vấn đề (VNCH), nhưng họ không biết chuyện gì sẽ xẩy ra vì họ không nhúng tay vào chuyện lật đổ Tổng Thống Diệm. Trên thực tế, họ cẩn thận đứng ngoài. Họ đã bắt đầu gia tăng cường độ chiến tranh từ năm 1963 trở về sau.
        Ngày 26 tháng Mười Một, bốn ngày sau khi Tổng Thống Kennedy bị ám sát chết, Lyndon B. Johnson trở thành Tổng Thống mới của Hoa Kỳ, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đưa ra nghị quyết (NSAM) 273, xác định tiếp tục chính sách của Hoa Kỳ ở Việt Nam từ thời Kennedy. “Yêu cầu các hoạt động bí mật chống miền Bắc… sâu 50 cây số vào đất Lào.”
        Washington (bộ Quốc Phòng, quân đội) nhúng tay vào các toán hoạt động bí mật của VNCH (lúc đó vẫn còn dưới sự chỉ huy, điều hành bởi Nhóm Đặc Biệt của Colby trong cơ quan CIA – Sau đó Colby trở nên Trùm Xịa tại VN, vùng Đông Dương và Giám Đốc cơ quan CIA). Rồi đến giai đoạn cuối cùng, CIA bàn giao các hoạt động chống Bắc Việt cho “hệ thống quân giai của quân đội”. Một viên chức cao cấp CIA George Carver không đồng ý chuyện này.
        Chương trình 34-A (các hoạt động biệt kích, gián điệp nơi miền Bắc) là hoạt động mà tôi thực sự không tin có thể thành công (họ đã có kinh nghiệm ở Trung Cộng, Hàn Quốc, hệ thống an ninh các quốc gia cộng sản kiểm soát người dân rất chặt chẽ). Đó là các hoạt động bán quân sự nhắm vào phá hoại. Lấy tin tức tình báo chỉ là nhiệm vụ phụ thuộc. Tuy nhiên tôi vẫn muốn “cố gắng thử xem”
        Đến đầu tháng Mười Hai, cấp chỉ huy các hoạt động bí mật của bộ Quốc Phòng bắt đầu tập trung các thủ tục nhận bàn giao các hoạt động bí mật của cơ quan CIA nơi phiá nam nước Lào. Sau này do đơn vị SOG (Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát) cơ quan MACV trong Saigon điều hành, chỉ huy, kiểm soát.
        Quyết định của Tổng Thống Kennedy bàn giao các hoạt động bán quân sự cho bộ Quốc Phòng, Nhóm Đặc Biệt chấp thuận cho cơ quan CIA hoạt động trên đất Lào trong hai năm 1962-1963, theo hiệp định Geneva năm 1962 (trung lập hóa nước Lào), trong khi quân mũ xanh Hoa Kỳ huấn luyện Lực Lượng Đặc Biệt VNCH. Rồi bỗng nhiên ra lệnh ngừng lại, để cơ quan CIA tiếp tục điều hành.
        Có thể vì lý do, ngành LLĐB/VNCH thay đổi cấp chỉ huy. Đại Tá Lê Quang Tung đã bị giết, bác sĩ Trần Kim Tuyến không còn quyền hành, sở Khai Thác Điạ Hình (chỉ huy, điều hành các hoạt động bí mật bán quân sự) bị tê liệt… Tuy nhiên Ngô Thế Linh vẫn tiếp tục làm việc với người Hoa Kỳ, sau khi Tổng Thống Diệm bị giết chết và trước khi chương trình 34-A (Oplan 34-A) bắt đầu.
        Chuyến xâm nhập miền Bắc đầu tiên sau cuộc đảo chánh ngày 5 tháng Mười Hai năm 1963, toán biệt kích Ruby nhẩy dù xuống rặng núi Trường Sơn trong quận Hương Hóa sát biên giới Lào-Việt. Nhiệm vụ cho toán Ruby, thiết lập căn cứ (hoạt động) nơi miền Bắc Việt Nam, rồi đợi lệnh kế tiếp. Trong vòng mấy giờ sau, toán biệt kích Ruby bị đơn vị biên phòng Bắc Việt truy lùng tấn công, bắt sống toán biệt kích ngày 6 tháng Mười Hai. Nhân viên truyền tin chống cự quyết liệt không để bị bắt và sau đó không chịu “hợp tác” nên bị xử bắn.
        Có một khoảng trống thời gian từ lúc thả dù toán biệt kích xâm nhập (Bắc Việt) cho đến lúc thẩm định sự thánh công hay thất bại của toán biệt kích. Các hoạt động biệt hải, việc thẩm định nhanh chóng, ngay tức khắc. Một người nhái kể lại như sau.
        Trong tháng Mười Một năm 1963 các toán Người Nhái, Sở Phòng Vệ Duyên Hải sau khi huấn luyện xong đưa đến căn cứ ở Đà Nẵng để thực tập chuyến đầu tiên. Mục tiêu của toán người nhái là căn cứ Hải Quân VNCH ở Cửa Việt (Quảng Trị), dưới vùng phi quân sự. Hôm đó thời tiết xấu, biển động mạnh, chiếc tầu chở họ không thể vào bờ được.
        Chuyến ra Bắc đầu tiên trong tháng Mười Hai năm 1963 có sự hiện diện của Hải Quân Hoa Kỳ, nhiệm vụ phá tầu (khinh tốc đỉnh phóng thủy lôi Swatov) trong căn cứ Hải Quân Bắc Việt (Quảng Khê) ngay cửa sông Gianh trong tỉnh Quảng Bình. Một ngày trước khi lên đường, toán người nhái phải vào “khu cấm” cách ly để giữ bí mật. Các cố vấn Hoa Kỳ đem mấy tấm không ảnh chụp mấy chiếc tầu Swatov trong căn cứ Hải Quân Quảng Khê, và cho biết thêm nhiều chi tiết khác về mục tiêu, nhiệm vụ. Cũng vì thời tiết xấu bất thường nơi căn cứ Hải Quân Bắc Việt, chuyến công tác hủy bỏ, chiếc tầu chở toán người nhái phải quay về Đà Nẵng.

        Ngày 15 tháng Mười Hai, một chương trình hỗn hợp được giới quân sự Hoa Kỳ trong Saigon gọi là Oplan 34A-64, cơ quan CIA dùng danh hiệu Tiger (Hổ), trình lên bộ tư lệnh Thái Bình Dương ở Hawaii, và được đóng mộc chấp thuận cho chương trình kéo dài 12 tháng chuyển tiếp về bộ TTM Quân Đội Hoa Kỳ trong Ngũ Giác Đài ngày 19 tháng Mười Hai.
        Cũng trong ngày hôm đó, chương trình 34A-64 vẫn nằm xếp hàng chờ được chấp thuận trong Ngũ Giác Đài, Hải Quân Hoa Kỳ thành lập toán huấn luyện lưu động ở Đà Nẵng tăng cường cho toán Người Nhái Hải Quân Hoa Kỳ, toán viễn thám TQLC/HK, đồng thời ban tham mưu điều hành các hoạt động bí mật trên biển đã sẵn sàng hoạt động. Toán mới thành lập (huấn luyện lưu động) lấy ra từ thủy thủ đoàn đem các tầu khinh tốc đĩnh, phóng thủy lôi (PTF) sang Việt Nam (Đà Nẵng). Toán huấn luyện lưu động chia làm hai ban, cơ khí huấn luyện bảo trì máy móc tầu PTFs, và ban hải hành huấn luyện lái tầu.
        Ngày 21 tháng Mười Hai, bộ trưởng Quốc Phòng McNamara, sau chuyến thăm Việt Nam, trở về báo cáo Tổng Thống Johnson về chuơng trình 34A-64, trong giai đoạn đó, giới lãnh đạo VNCH không đưọc chính thức thông báo vê các hoạt động biệt kích, gián điệp nơi miền Bắc Việt Nam.
        Người Hoa Kỳ cảm thấy, các lãnh tụ chính trị (chính quyền) VNCH không cần biết chương trình hoạt động bí mật của Washington. Mc Namara tự tin rằng, giới lãnh đạo VNCH sẽ nghe theo lệnh của Ủy Ban Liên Bộ, gồm các đại diện: bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng, bộ TTM, và cơ quan CIA. Họ đã nghiên cứu chương trình 34A, và khuyến cáo các hoạt động thích hợp.
        Đến cuối năm 1963, một chương trình mà Colby biết đã thất bi trong năm 1962 và ông ta đã báo cáo cho bộ trưởng Quốc Phòng McNamara  trong tháng Mười Một năm 1963, đã được biến hoá trên giấy tờ từ việc theo dõi ở mức độ thấp của cơ quan CIA, trở nên hiệu qủa chống lại Bắc Việt. Người Hoa Kỳ đã có một cấp chỉ huy mới ở Việt Nam, được trao nhiệm vụ mà không thể hoàn thành được, ít lâu sau sẽ được đặt tên là Chương Trình 34-A (Oplan 34A).
 
VI. CHƯƠNG TRÌNH 34-A
        Ngày 2 tháng Giêng năm 1964, Ủy Ban Liên Bộ báo cáophần phân tích về Chương Trình 34A-64, và đưa ra bốn loại sức mạnh được đơn vị MACSOG (SOG- Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát) xử dụng. Các hoạt động bí mật được cho phép trong chươngtrình 34A, gia tăng mức độ phá hoại và chiến tranh tâm lý, bao gồm các trận oanh kích các mục tiêu trong miền Bắc Việt Nam. Chương trình 34A được chia làm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài bốn tháng, và mục tiêu các hoạt động bí mật sẽ gia tăng theo từng giai đoạn đã được Washington (Tổng Thống Hoa Kỳ) chấp thuận. Mục tiêu chính thức, chương trình 34A được soạn thảo để cho Hà Nội biết rõ, sẽ phải trả giá nếu không giảm bớt việc đưa quân đội, vũ khí,  chiến cụ vào miền Nam.
        Ngày 16 tháng Giêng, bộ Quốc Phòng trao trách nhiệm các hoạt động bí mật chống lại Bắc Việt cho Tướng Harkins, chỉ huy Nhóm Cố Vấn Quân Viện Hoa Kỳ (MAAG - tiền thân của cơ quan MACV) trong Saigon, theo sự khuyến cáo của Ủy Ban Liên Bộ ngày 2 tháng Giêng.
        Ba ngày sau, 19 tháng Giêng, chương trình 34A-64 được xúc tiến dưới sự kết hợp của bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng và cơ quan CIA, gửi đến các bộ phận liên hệ trong Saigon để thi hành. Một điều đáng chú ý, chưa một ai (người Hoa Kỳ) được trao trách nhiệm phối hợp làm việc với cấp lãnh đạo mới VNCH. Ngày 21 tháng Giêng, bộ TổngTham Mưu Quân Đội Hoa Kỳ (JCS) gửi huấn luyện điều hành (cẩm nang) chi tiêt cho Bộ Chỉ Huy Quân Viện Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV) thi hành thủ tục để được chấp thuận cho các hoạt động bí mật trong chương trình 34A đã được Washington chấp thuận.
        Theo góc độ hiểu biết của Washington, (đơn vị SOG) trong Saigon phải có danh sách các mục tiêu được chấp thuận cho mỗi giai đoạn. Và từ danh sách các mục tiêu, Tướng Harkins sẽ cung cấp cho Ngũ Giác Đài biết những hoạt động nào sẽ được thi hành trong thời gian 30 ngày (hàng tháng). Khi nhận được danh sách các mục tiêu chọn lọc từ Tướng Harkins (sau này là Tướng Westmoreland, cấp chỉ huy quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam), viên Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng cho các Dịch Vụ An Ninh Quốc Tế (ASD / ISA) sẽ xem lại các mục tiêu (đề nghị từ Tướng Harkins), lấy thêm sự chấp thuận từ bộ Ngoại Giao, và tòa Bạch Ốc (Tổng Thống Hoa Kỳ). Rồi danh sách các mục tiêu trong thời hạn 30 ngày sẽ được thi hành.

        Ngày 21 tháng Giêng, Đại Sứ Henry Cabot Lodge cuối cùng được nói chuyện với Đại Tướng Dương Văn Minh về chương trình 34A. Ông ta cố vấn Tướng Minh rằng, cấp lãnh đạo cao nhất Hoa Kỳ  chấp thuận chương trình (đánh phá miền Bắc Việt Nam) và hy vọng (ông Minh) sẽ xem lại rồi chấp thuận. Ông Minh không trả lời ngay tức khắc… Nhưng đối tác các hoạt động đặc biệt (VNCH) của Cheney đã cho thả dù xuống miền Bắc các toán biệt kích.
        Ba ngày sau, Bộ Chỉ Huy Quân Viện Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV) chính thức thành lập một đơn vị quân đội để thi hành nhiêm vụ chương trình 34A (đơn vị tối mật Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát SOG, đối tác VNCH là Nha Kỹ Thuật). Đơn vị SOG dưới quyền vị CHT đầu tiên là Đại Tá Clyde R. Russell. Chiến sử đơn vị SOG ghi lại như sau:
        Đơn vị SOG được chính thức thành lập ngày 24 tháng Giêng năm 1964, là một đơn vị cho các Hoạt Động Đặc Biệt, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của vị tư lệnh Quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam (cơ quan MACV). Nhiệm vụ dành cho đơn vị này, thực hiện một chương trình đánh phá (hậu phương địch), đánh lừa (lạc hướng), tạo áp lực chính trị, bắt sống tù binh, phá hoại, thâu thập tin tức tình báo, tuyên truyền, làm tiêu hao tài nguyên của địch (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - DRV - Bắc Việt). Đơn vị này được thành lập theo lệnh của bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Hoa Kỳ (JCS).
        Các hoạt động bí mật do đơn vị SOG đảm trách được chia cho bốn nhóm trực thuộc: (1) Biệt Kích, Gián Điệp nhẩy dù xâm nhập, (2) Không Yểm, (3) Biệt Hải, (4) Tâm Lý Chiến. Nhóm Nhẩy Dù Xâm Nhập lớn nhất, đông quân nhất, thi hành các hoạt động phá hoại, lấy tin tức tình báo, ngăn chận, phá hoại đường giao thông tiếp vận của địch (quân đội Bắc Việt) và các hoạt động tâm lý chiến giới hạn (thả truyền đơn…). Để thi hành các nhiệm vụ này, đơn vị SOG nhận được từ cơ quan CIA bàn giao 169 quân nhân (biệt kích, gián điệp) đang được huấn luyện trong căn cứ ở Long Thành. Về phiá VNCH, Thiếu Tá Ngô Thế Linh cung cấp các toán biệt kích, phần còn lại của Lực Lượng Đặc Biệt VNCH dưới quyền Đại Tá Lam Sơn Phan Đình Thứ.
        Các hoạt động biệt hải trên biển thực hiện các trận đột kích, tấn công bất ngờ các mục tiêu dọc theo bờ bin miền Bắc Việt Nam bao gồm “các căn cứ, nhà máy, tầu chiến Swatows…” Nhiệm vụ này trao cho Ban Cố Vấn Hải Quân ở Đà Nẵng (NAD), trong đơn vị SOG họ có danh xưng là Nhóm Biệt Hải.
        Chương trình 34A bất ngờ gặp trở ngại, ngày 28 tháng Giêng năm 1964 khi Tướng Nguyễn Khánh làm cuộc “chỉnh lý”. Ông ta là tư lệnh Quân Đoàn I ngoài Đà Nẵng, vào Saigon trong thường phục, hợp lực với Tướng Trần Thiện Khiêm tư lệnh Quân Đoàn III, cô lập Tướng Dương Văn Minh, bắt giam năm tướng Đà Lạt, tạm thời làm tê liệt chính quyền Saigon. Giới lãnh đạo mới trong Saigon phải được thuyết trình về chương trình 34A trước khi tiếp tục. Washington (bộ Quốc Phòng, bộ TTM/HK) gửi công điện cho Tướng Harkins (MACV) ngày 1 tháng Hai, chấp thuận cho giai đoạn 1 chương trình 34A, với danh sách 33 mục tiêu cho các Hoạt Động Đặc Biệt (đơn vị SOG) thi hành.
        Trong tháng Hai, đơn vị SOG (Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát / Nha Kỹ Thuật (Lôi Hổ)) dự trù thi hành sáu mục tiêu trong giai đoạn 1. Năm mục tiêu tái tiếp tế cho các toán biệt kích đã nhẩy dù xuống miền Bắc từ trước (do cơ quan CIA bàn giao). Bốn chuyến thả dù tiếp tế không thành công, chuyến thứ năm đến tay một toán biêt kích. Chuyến thứ sáu trong tháng Hai tấn công (người Nhái đặt mìn) tầu chiến Swatow Bắc Việt nơi cửa sông Gianh (căn cứ Hải Quân Bắc Quảng Khê) trong tỉnh Quảng Bình cũng không thành công, sóng lớn làm lật một chiếc xuồng, các qủa mìn chìm xuống đáy biển.


        Trong tháng Ba, chưa đầy hai tháng nhậm chức chỉ huy Các Hoạt Động Bán Quân Sự, Tướng William C. Westmoreland vị tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam tương lai, gặp bộ trưởng Quốc Phòng McNamara, Tướng Taylor, đại sứ Leonard Unger, và họ đồng ý về chương trình 34A, đánh phá miền Bắc Việt Nam, và chuẩn bị “phóng” các toán biệt kích (LLĐB) VNCH sang dò thám các hoạt động của quân đội Bắc Việt trên nước Lào. Chương trình (yểu mệnh) đó có tên là Hành Quân Leaping Lena. Lúc đó, Washington vẫn chưa có sự ưng thuận chính thức từ chính quyền VNCH (giới Tướng lãnh, lãnh đạo). Lịch sử (huyền thoại) đơn vị SOG tiếp tục:
        Việc thi hành các mục tiêu đã được chấp thuận trong chương trình 34A, chúng ta không nên ép buộc VNCH giảm bớt nhu cầu đòi hỏi để thi hành nhiệm vụ chống xâm nhập được thành công. Những nhu cầu tiếp vận của Hoa Kỳ sẽ phải sẵn sàng để cung cấp cho họ.
        Chúng ta (đơn vị SOG) đang chống lại Dân Chủ, Cộng Hòa Việt Nam (DRV - Bắc Việt) bằng các hoạt động bí mật, rất giới hạn để gây được hiệu qủa (đối với địch), vì chính sách của Hoa Kỳ ở bên Lào và Cambodia.
        Trong tháng Ba, Washington đã thay đổi tầm mắt về chương trình 34A-64, đã được bộ trưởng Quốc Phòng McNamara chấp thuận trong tháng Mười Hai năm trước. Sư thay đổi theo ý kiến của vị tư lệnh Thái Bình Dương (CINCPAC), chương trình 37 thả bom miền Bắc Việt Nam nằm trong chương trình 34A, gia tăng mức độ tấn công Bắc Việt.
        Giai đoạn 1 chương trình 34A tiếp tục qua tháng Ba với tám mục tiêu. Sáu chuyến ra ngoài Bắc thất bại, tuy nhiên sở Không Yểm báo cáo, phi vụ thả truyền đơn ngoài Bắc thành công (Tâm Lý Chiến), và sở Phòng Vệ Duyên Hải báo cáo một chuyến bắn phá bờ biển miền Bắc do quân Biệt Hải  đảm trách thành công. Đơn vị Người Nhái ở Đà Nẵng mới thực sự thi hành đúng nhiệm vụ đơn vị SOG trao phó (xâm nhập, đặt mìn phá hoại).
        Như lời kể lại của một người nhái, chuyến công tác đầu tiên trong tháng Ba, tấn công tầu Hải Quân miền Bắc nơi cửa Ron bờ biển tỉnh Nghệ An. Khi toán người nhái đến cửa Ron, họ mới biết tầu Hải Quân Bắc Việt đã di chuyển đi nơi khác, và họ không đủ thời gian (tìm kiếm) để hoàn thành nhiệm vụ, do đó phải quay trở về khinh tốc đỉnh PTF. Vũ Đức Gương, người sống sót trong chuyến công tác kế tiếp kể lại chuyện xẩy ra.
        Nhiệm vụ của chúng tôi (toán người nhái) trong buổi sáng ngày 12 tháng Ba năm 1964, đặt mìn phá hủy mấy tầu chiến Bắc Việt neo tại hai vị trí khác nhau nơi cửa sông Gianh. Toán người nhái chúng tôi có bốn người, khi đến cả hai nơi không thấy chiếc tầu nào của địch. Chúng tôi cảm thấy mất mặt, đã gần năm tháng nay chưa có chuyến nào thành công, do đó tôi quyết định đi tìm mấy chiếc tầu. Khi chúng tôi tiến vào khu vực lau sậy gần bờ, bất ngờ các tầu chiến Bắc Việt xuất hiện trên sông Gianh.
        Chúng tôi biết mình không thể ra khỏi bờ biển (địch sẽ trông thấy), nghe được tiếng địch quân la hét gọi nhau trên tầu của họ, và chúng tôi âm thầm di chuyển về hướng nam dọc theo bờ biển. Rồi, tôi nghe tiếng súng nổ vang, Giỏi và Ngữ đã tách riêng ra (để dễ lẩn trốn). Loạt súng đầu tiên giết chết Giỏi, Ngữ bị bắt. Còn lại hai người chúng tôi tiếp tục đi về hớng nam, gần đến ranh giới tỉnh Quảng Bình bị bắt ngày 15 tháng Tư năm 1964.
        Lúv bị bắt, người nhái Gương chưa biết, chuyến công tác toán của anh ngày 12 tháng Ba, tiếp theo một toán khác lên đường ngày 15 tháng Ba cũng thất bại, do quân biệt hải trong đó có Nguyễn Văn Sắc bị bắt ngay bờ biển. Vũ Đức Gương kể tiếp.
        Tôi nghe nói chuyến công tác của anh Sắc ngày 15 tháng Ba. Có tiếng đạn đại bác không dật 57 ly bắn từ khinh tốc đỉnh PTF chở quân biệt hải từ ngoài khơi bắn vào mục tiêu trên bờ (chiến thuật bất ngờ bắn phá mục tiêu trên bờ bằng đại bác không dật 57 ly, súng cối 82 ly) rồi bỏ chạy về miền nam. Sau này nhân viên an ninh miền Bắc cho chúng tôi biết, chiếc tầu chở quân biệt hải định vào cứu chúng tôi (toán người nhái). Sau này, khoảng tháng Năm 1964, tôi được anh Sắc kể lại, lúc bị giam cạnh buồng tôi. Anh Sắc bị kết án tử hình trong tháng Bẩy năm 1964 và bị xử bắn ngay sau đó với đội hành quyết.
        Tôi bị đưa ra tòa khoảng tháng Sáu cùng với Nguyễn Văn Lễ. Anh ta cùng với một người nhái khác tên Gin trong toán biệt hải bẩy người dò thám bờ biển tỉnh Quảng Bình, và cũng bị đơn vị bảo vệ bờ biển Bắc Việt tấn công. Gin bị trúng đạn chết, Lễ bị bắt giữ. Lễ cũng bị kết án từ hình như anh Sắc.   
        Trong tháng Chín năm 1964, họ đưa chúng tôi đến nhà tù Trung Ương số 3. Lúc đó Hoa Kỳ bắt đầu các trận không tập, thả bom xuống miền Bắc Việt Nam, nên tù nhân được đưa đi sơ tán tránh bom.
        Chuyện mất toán người nhái nơi cửa sông Gianh xẩy ra cùng lúc với một hoạt động khác nơi miền Bắc. Đơn vị biệt hải đổ bộ vào phá cầu Kỳ Anh trong tỉnh lân cận Hà Tĩnh. Vòng A Cầu và Châu Hềnh Xương bị bỏ rơi nơi bờ biển khi toán của họ bị khám phá trước khi đến mục tiêu (cầu Kỳ Anh). Ba ngày sau, họ nằm trong nhà tù thành phố Hà Tĩnh.
        Kêt qủa các hoạt động đầu tiên do đơn vị biệt hải đảm trách dưới sự chỉ huy của đơn vị SOG rất “nản lòng chiến sĩ” đối với nguời bên ngoài đơn vị SOG… chương trình 34A đã hết thời. Đại sứ Lodge báo cáo các hoạt động biệt hải không gây hiệu qủa đối với Hà Nội. Sau đó, Đô Đốc Grant Sharp, tư lệnh Thái Binh Dương báo cáo “Miển Bắc Việt Nam phòng thủ mạnh mẽ hơn như chúng ta thẩm định. Không đủ tin tức tình báo về họ.”
        Đơn vị SOG có vấn đề đào ngũ (người Việt Nam) gia tăng trong các toán biệt kích, quân số trong các toán từ sáu đến mười người chỉ còn một nửa. Trong tháng Tư, đơn vị SOG phóng ra sáu chuyến xâm nhập miền ắc, năm chuyến thành công, Trên giấy tờ, SOG có lẽ đã đi đúng đường.
 
VII. HỌ MUỐN CÓ KẾT QỦA NGAY TỨC KHẮC
        Có sự bất đồng giữa người Hoa Kỳ và đối tác VNCH về các công điện các toán biệt kích gửi về Saigon. Để có thể tin tuởng được trong chương trình 34A, các toán biệt kích nhẩy dù xuống miền Bắc được định nghĩa “an toàn”, không bị “bẩn”. “an toàn” có nghĩa toán biệt kích đã nhẩy dù xuống miền Bắc an toàn, sẵn sang hoạt động mà không bị địch bắt. Điều này bao hàm, cơ quan CIA đã bàn giao cho bộ Quốc Phòng (quân đội) một lực lượng có khả năng thi hành chương trình 34A mà quân đội, bộ Quốc Phòng, chính quyền Hoa Kỳ mong mỏi.
        “bẩn” có nghĩa toán biệt kích đã bị bắt, làm việc theo lệnh của Hà Nội. Điều đó sẽ không thể nào làm cho chương trình 34A thành công. Washington đòi hỏi các toán biệt kích vẫn còn nằm vùng ngoài miền Bắc không bị “bẩn” (địch bắt) cho đến tháng Giêng năm 1954 (bàn giao cho quân đội).
        Một xác suất tỷ lệ rất cao, Ngũ Giác Đài nhận bàn giao những toán biệt kích “bẩn”. Những điều báo động đó dựa trên sự hiểu biết của cơ quan CIA về những chuyện tương tự xẩy ra trước, trong khối cộng sản Đông Âu, đặc biệt ở Poland (Ba Lan). Mặc dầu Colby đã được nhân viên nhắc nhở về những khó khăn trong các nước cộng sản trưóc bin c tháng ời Một năm 1963 (TT Diệm, Kennedy bị giết chết), nhưngrõ ràng Colby đã không cung cấp đầy đủ tin tức về chuyện này cho cấp lãnh đạo tối cao ở Hoa Kỳ (Tổng Thống, bộ trưởng Ngoại Giao, Quốc Phòng).
        Đầu năm 1964, Đại Tá Trần Văn Hổ nhận quyền chỉ huy đơn vị đối tác đơn vị SOG Hoa Kỳ, đó là sở Khai Thác Điạ Hình VNCH. Ông Hổ đặt câu hỏi về hiệu qủa của các toán biệt kích và muốn chấm dứt việc gửi các toán biệt kích ra hoạt động lâu dài nơi miền Bắc Việt Nam. Những ý kiến ông Hổ đưa ra, Đại Tá Russell chỉ huy trưởng đơn vị SOG để ngoài tai, và chương trình 34A tiếp tục.
        Một người biết sự nguy hiểm của chương trình 34A, đó là Gilbert Layton, điều hành các hoạt động bán quân sự cơ quan CIA từ năm 1960 đến tháng Hai 1964. Lúc đó, chương trình Dân Sự Chiến Đấu (CIDG) đã bàn giao cho quân đội Hoa Kỳ, và tầm nhìn của ông ta làm cho Tướng Stilwell không thích. Layton biết rằng, địch có thể xâm nhập vào hàng ngũ Dân Sự Chiến Đấu, và các toán biệt kích vượt biên. Sự thực về các toán biệt kích đã bị bắt, làm việc hai mang cho địch là điều đáng lo ngại nhất.
        Hà Nội dường như muốn Saigon và Washington tin tưởng các hoạt động bán quân sự (biệt kích, gián điệp) nơi miền Bắc rất khả quan, và cơ quan CIA không xác nhận các toán biệt kích đã bị bắt. Họ bàn giao cho quân đội sáu toán biệt kích, điệp viên (tin tưởng vẫn còn hoạt động chưa bị bắt): Ares (điệp viên đơn tuyến), Bell, Remus, Tourbillon và Easy. (Toán thứ sáu, Europa đã ngừng liên lạc).
        Trên giấy tờ, năm toán bàn giao cho quân đội tất cả 32 người. Trong khoảng thời gian đó, Hà Nội loan tin bốn biệt kich tử trận: một người trong toán Tourbillon tử nạn lúc nhẩy dù xuống miền Bắc, ba người khác trong toán Bell vì đau ốm (sốt rét…). Hà Nội muốn Saigon và Wshington tin rằng 28 người còn lại vẫn “an toàn”. Khi quân đội nhận bàn giao, đến cuối năm Hà Nội loan tin hai người khác trong toán Tourbillon chết vì bị phục kích ngày 24 tháng Mười Hai.
        Đại Tá Russell chỉ huy trưởng đơn vị SOG chuẩn bị thi hành lệnh của Washington (bộ Quốc Phòng, TTM). Thêm mười ba (13) toán, tổng cộng 80 biệt kích sẵn sàng lên đường, điều này gây ấn tượng cho Colby (CIA) biết rằng McNamara (Quốc Phòng) có nhiều khả năng hơn. Tuy nhiên con số này vẫn ít hơn con số tổn thất cơ quan CIA mất trong năm 1963. Sự thật, chuyện này gây ảnh hưởng rất nhỏ đối với chuyện quân đội Bắc Việt đưa người, chiến cụ vào miền Nam Việt Nam.


        Tám toán biệt kích tổng cộng 43 người nhẩy dù xuống tăng cường cho bốn trong số năm toán biệt kích nơi hướng tây bắc Hà Nội, CIA bàn giao. Bốn toán khác xâm nhập tỉnh Nghệ An trong mùa hè, dọc theo đường số 7, quân đội Bắc Việt xử dụng đưa quân cùng với đồ tiếp vận vào Cánh Đồng Chum, hướng bắc tỉnh Xiêng Khoang trên đất Lào. Nhiệm vụ cho bốn toán biệt kích này theo dõi việc chuyển quân của Bắc Việt vào khu vực hướng bắc nước Lào.
        Hiển nhiên, nhóm Đặc Biệt bộ Ngoại Giao, cơ quan CIA, và nhóm các hoạt động bí mật bộ Quốc Phòng đều biết chương trình 34A đã thay đổi (phá hoại chuyển sang dò thám lấy tin tức tình báo). Các toán biệt kích SOG (Lôi Hổ VNCH) trở nên tai và mắt cho cơ quan CIA.
        Toán biệt kích thứ tám, kết thúc khóa huấn luyện sớm hơn ngày 28 tháng Mười Hai năm 1964… Hai mươi tám (28) biệt kích trong toán Centaur tử nạn khi chiếc C-123 chở họ trong một chuyến thực tập đâm vào núi Sơn Chà (người Hoa Kỳ gọi là Núi Khỉ - Monkey Mountain). Phần còn lại của một Trung Sĩ LLĐB/HK tìm không ra…
        Bằng chứng kết qủa chương trình 34A được Đại Tá Russell khai trước Hội Đồng Tướng Lãnh bộ TTM Quân Đội Hoa Kỳ trong năm 1969. Ông ta cay đắng cho biết áp lực từ bộ trưởng Quốc Phòng McNamara, bộ TTM rất lớn trong thời gian 1964-1965, khi ông ta phải đưa mười ba toán biệt kích (VNCH) ra ngoài Bắc, khép kín định mệnh dành cho họ. Lời khai của ông ta cho biết, ông ta cũng không thích những chuyện xung quanh, không khí làm việc (áp lực). Đại Tá Russell nói:
        Khi mà… quân đội nhận lãnh trách nhiệm (bàn giao), mọi người (cấp chỉ huy) đều muốn kết qủa ngay tức khắc. Lỗi lâm lớn nhất… chúng ta nhận … (những gì cơ quan CIA bàn giao). Các hoạt động trên biển chỉ có sáu (6) quân nhân người nhái. Không ai có kinh nghiệm thi hành một chuyến thành công. Bộ chỉ huy Biệt Hải (Cố Vấn Hải Quân - NAD) ở Đà Nẵng qúa nhỏ không đủ để chứa một đơn vị lớn cho nhiệm vụ trao phó. Các tầu Swift chỉ có khả năng giới hạn…
        Sở Không Yểm, thuê các phi công, phi hành đoàn Đài Loan. Khi CIA bàn giao cho quân đội, họ từ chối không làm việc nữa (CIA trả cao hơn, làm việc dễ dãi hơn). Do đó, chúng tôi không có chuyến công tác nào thành công…
        Đến tháng Giêng 1964, khi Đại Tá Russell đã thừa kế được khoảng 169 biệt kích, điệp viên. Cơ quan CIA và Ngũ Giác Đài đã mất hơn 200 quân biệt kích, điệp viên trước đó và trong thời gian chiến dịch Trở Lại (Switchback – CIA bàn giao trách nhiệm cho quân đội) vẫn chưa thấy dấu hiệu thành công.
        Các toán biệt kích quân đội tuyển mộ tử LLĐB (Liên Đoàn Quan Sát số 1) đều đã được huấn luyện và có khả năng. Đến cuối năm 1964, Russell đã xử dụng (phóng đi) 13 toán trong số 15 toán biệt kích. Họ tuyển mộ thêm quân biệt kích để thay thế sự mất mát, tổn thất. Đến tháng Giêng năm 1965, Đại Tá Russell có 197 biệt kích, trong đó 115 người đã sẵn sàng lên đường (nhẩy dù xuống miền Bắc). Mùa xuân năm đó, quân biệt kích được tái tổ chức thành các toán biệt kích vượt biên, xâm nhập Lào và Cambodia. Chương trình vượt biên có mật danh là chương trình 35A (34A ra ngoài Bắc Việt Nam).
        Đến cuối năm 1965, hầu hết các toán biệt kích được bàn giao trong tháng Giêng năm 1964 đã được phóng ra miền Bắc. Điều này được xác nhận, Russell đã làm đúng theo lệnh bộ TTM Quân Đội Hoa Kỳ: ông ta (Russell) đã thanh toán tất cả (các toán biệt kích).
        Đại Tá Russell có vẻ chân tình tin rằng ông ta phải thanh toán các quân nhân biệt kích do CIA để lại, thay vì trả họ tự do trở về đời sống dân sự. Nhiều viên chức, sĩ quan cao cầp Hoa Kỳ cho rằng Đại Tá Russell phải làm vậy vì áp lực của cấp chỉ huy trên cao.
        Đại Tướng Westmoreland lên thay Tướng Paul Harkins nói rằng, riêng ông ta không có áp lực nào cả. Ông ta xem các hoạt động đó do quan niệm của Washington. Tướng Westmoreland nói thêm, áp lực nếu có, có thể từ Tướng Stilwell, Tham Mưu Trưởng Quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV) vào thời điểm đó, người chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ huy đơn vị SOG. Trước đó, Stilwell đã điều hành các hoạt động bí mật của cơ quan CIA trong vùng Viễn Đông.

Toán biệt kích Iowa, hàng đứng từ trái qua. Người thứ ba Thượng Sĩ Dick Meadow, một huyền thoại trong ngành LLĐB/HK. Người thứ tư Th/úy Lê Minh (1966) sau này lên Th/Tá CHT chiến đoàn 2 Xung Kích, Sở Liên Lạc (“Ông Chủ B-15 Kontum”)
        Russell tin chắc rằng, đa số các toán biệt kích đầu hàng, ngay cả đến năm 1969 (đã không còn thả dù quân biệt kích ra ngoài Bắc). Ông ta không hiểu, đã thả quân biệt kích ra ngoài bắc bửa bãi để họ bị địch đợi sẵn nơi bãi thả dù, bắt sống hoặc giết quân biệt kích từ trong miền Nam ra.

No comments:

Post a Comment