Friday, January 5, 2024

Năm Rồng Nói Chuyện Rồng ÚT BẠCH LAN

    Gò Công quê tôi, nhà tôi cách bờ biển Tân Thành khoảng 15 cây số. Quê tôi không có Xuân Hạ Thu Đông bốn mùa rõ rệt mà chỉ có hai mùa mưa nắng, và hầu hết cư dân ở đây sinh sống với nghề làm ruộng trồng lúa. Mùa mưa bắt đầu vào khoảng tháng tư tháng năm, dân làng kéo ra đồng ruộng tát nước, cấy mạ, trồng lúa rồi chờ khoảng cuối tháng giêng gặt lúa xong chờ ăn Tết. Vào mùa mưa, chiều nào cũng là một bầu trời mây đen từ bờ biển kéo vào đất liền để đổ ập lên đây những cơn mưa ào ạt. Một lần, mẹ tôi tay chỉ lên bầu trời vần vũ mây đen và nói "con thấy rồng đang hút nước kia không?". Tôi có thấy gì đâu ngoài mây và mây. Mẹ tôi giải thích "kia là cái đầu có hai con mắt, chung quanh là râu ria tua tủa, lưỡi đang khè ra phun nước, còn kia là cái đuôi đang hút nước ngoài biển đó". Tuổi thơ đâu có đầu óc tưởng tượng như người lớn tuổi mà hình dung ra những đám mây kia là con rồng.
       Rồi có một ngày, cha tôi dẫn đi chơi sở thú Sài Gòn, cha tôi chỉ hai con rồng nằm xuôi dài trên những bậc tam cấp đi lên Bảo Tàng Viện Thảo Cầm Viên, lúc đó hình tượng con rồng mới bắt đầu hình thành trong trí tôi. Lúc lên năm lên sáu, lần đầu tiên Đình Làng thành phố Gò Công mướn một đoàn múa rồng từ Chợ Lớn về biểu diễn thay thế múa lân như hằng năm vào dịp Tết nhất hay Trung Thu cúng đình. Tới lúc này tôi mới mắt thấy tai nghe con rồng đi đứng nhảy múa uốn khúc như thế nào. Khi học lên đến lớp nhất (lớp năm bây giờ), thì tôi chỉ còn nhớ hình ảnh thầy giáo già dạy sử kể lại câu chuyện huyền thoại Nhà Lý nước ta.
..."Thị Ngà mồ côi cha mẹ, phần mộ bố mẹ cô được hai anh em sư Vạn Hạnh và Khánh Văn đưa đến táng ở Gò Rồng Ấp, nơi tương truyền có huyệt đất thiêng. Một hôm, Thị Ngà đi qua lễ hội Nõ - Nường, lễ hội dân gian đậm tính phồn thực của người Việt cổ. Bỗng trời đất giao hòa, âm dương giao cảm, Thị Ngà trở về thấy trong người khác lạ, biết là đã mang thai. Thiền sư Thiền Ông, sư phụ của Vạn Hạnh vốn có tài thông thiên đã viết một bài kệ tiên tri ngụ ý tháng mười năm Kỷ Dậu, tức 36 năm sau, một triều đại lẫy lừng sẽ hiển hiện, đó là triều Lý. Gò Rồng Ấp là nơi phát mệnh Đế Vương, hiện có mộ phần gia tiên họ Phạm nên con cháu nhà ấy ắt làm nên nghiệp lớn...
Biết chuyện, một phú hộ cùng hương Diên Uẩn có lòng tham vô độ đã bốc m cha mình lên táng ở Gò Rồng Ấp với hy vọng người trong họ sẽ làm nên nghiệp đế, đồng thời tìm mọi cách hãm hại Thị Ngà cùng bào thai trong bụng. Nhận được sự giúp đỡ, Thị Ngà may mắn vượt qua kiếp nạn, sinh con trước cổng chùa Cổ Pháp - nơi sư Khánh Vân trụ trì, sau đó qua đời. Ðứa bé được sư Khánh Văn mang về nuôi nấng, đó là Lý Công Uẩn, sau này trở thành Hoàng Đế triều Lý, tạo dựng kinh đô Thăng Long nghìn năm rực rỡ. Từ đây, Huyền thoại Gò Rồng Ấp chở đi thông điệp sâu sắc: Cõi đất, khoảng trời nước Nam là nơi địa linh nhân kiệt, nơi hội tụ linh khí ngàn đời để sản sinh những vĩ nhân mang thiên mệnh làm rạng danh nòi giống, Tổ tiên..."
       Rồi từ đó tôi tiếp tục học lên trung học, rồi vào lính, lại gặp một chuyện rồng cũng khá vui vui. Trung Tướng Dư Quốc Đống Tư lệnh sư đoàn nhảy dù, gốc người thiểu số, da mặt đen thui như Bao Hắc Tử, tướng vạm vỡ to con có biệt danh là Bạch Long, trong khi Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu Tư lệnh phó người trắng trẻo đẹp trai như tây lai mà lại gọi là Hắc Long. Tức cười là ở ch, đen mà gọi là Bạch, trắng thì gọi là Hắc.
 
       Khi sang đến Hoa Kỳ, tôi có dịp xem vài bộ phim và vài bài viết về "Black Dragon", hầu hết là những chuyện phong thần giả tưởng, đọc và xem chỉ để giải trí, rồi còn phải lo học hành lại để kiếm miếng cơm manh áo, hơi đâu mà tưởng tượng đến rồng, mà lại là "Rồng Đen" nữa. Đã là Rồng không bao giờ thấy bằng mắt thịt được mà còn "Đen" nữa thì "never see"! Một trong các Sư Huynh của tôi hỏi tôi có bao giờ thấy "Rồng" chưa? Tôi trả lời ngay chưa bao giờ! Sư huynh Trần Danh Chương, nguyên là một giáo sư dạy Triết học của Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, anh bị động viên vào Trường Võ Khoa Thủ Đức. Tháng tư đen đứt bóng anh đi tù với cấp bậc Thiếu Tá Không Quân, mãn tù mang thân bệnh hoạn vượt biên qua Mỹ năm 1981, anh soạn quyển tập Bạch Thư tố cáo tội ác cộng sản có bài "Tiến Trình Hủy Thể Của Đảng Cộng Sản Việt Nam" gây chú ý rất nhiều cho giới chính trị Mỹ dưới thời của Cố Tổng Thống Ronald Reagan. Một hôm bất chợt anh hỏi tôi "cậu có tin là có rồng hay không". Tôi trả lời không một chút ngần ngừ suy nghĩ "KHÔNG"! Anh chỉ mỉm cười, bập bập cái ống điếu havana rồi nói "Phúc Cho Những Kẻ Nào Không Thấy Mà Tin". 
   Sau đó anh giảng cho tôi về con rồng.
..."Rồng hay còn gọi là Long (tiếng Trung giản thể: ; tiếng Trung phồn thể ) là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây. Trong kinh Phật, Rồng là một trong tám bộ Thiên Long, cả phương Đông và phương Tây, hình ảnh loài rồng đều được biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường. Nhưng ở phương Tây cũng có nhiều người cho rằng, Rồng chỉ đơn thuần là loài Khủng Long có thực, chứ không có nghĩa là linh vật giả tưởng. Rồng ở các nước châu Á có nhiều khác biệt với rồng ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Tại một số nước châu Á, rồng được mô tả có mình rắn, vảy , bờm sư tử, sừng hươu, không có cánh nhưng biết bay, trong khi rồng ở châu Âu được mô tả giống như một con thằn lằn khổng lồ, có cánh như dơi và biết phun lửa. Đa số các nước châu Á coi rồng là con vật linh thiêng trong khi các nước châu Âu lại coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung dữ. Tại Trung Quốc và các nước lân cận khác, rồng là một trong bốn linh vật mà Lễ Ký 禮記 (thiên Lễ Vận 禮運) chép: "Long, Lân, Quy, Phụng vị chi tứ linh" (Rồng, kỳ lân, rùa, phượng hoàng gọi là tứ linh). Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực.
Loài rồng châu Phi là một trong những loại rồng không được biết đến nhiều như rồng châu Âu hay rồng phương Đông. Trên thực tế, hầu hết những con rồng này thậm chí không được công nhận hoặc chỉ tưởng tượng nó là rồng. Hầu hết những con rồng châu Phi giống như con rắn lớn hoặc rắn khổng lồ, đôi khi chỉ có hai chân, nếu có. Những con rồng giống như con rắn này đã được nhìn thấy nhiều lần trên khắp văn hóa châu Phi, bao gồm văn hóa dân gian, tôn giáo, thần thoại và các câu chuyện bộ lạc. Những câu chuyện về những con rồng này đã được tìm thấy ở các bộ lạc, thành phố và thị trấn trên khắp châu Phi bao gồm cả Ai Cập.
Bên tàu có tỉnh gọi là Hắc Long Giang. Hắc Long Giang có nghĩa là "sông rồng đen", đây là tên tiếng Hán của sông Amur. Phiên âm tên tiếng Mãn của con sông là Saheliyan ula (nghĩa là "sông đen"), và đây cũng là nguồn gốc tên gọi của đảo Sakhalin. Giản xưng của tỉnh Hắc Long Giang là "Hắc" (, Hēi). Tỉnh Hắc Long Giang giáp với tỉnh Cát Lâm ở phía nam và giáp với khu tự trị Nội Mông ở phía tây; tỉnh giáp với Nga ở phía bắc và phía đông.
Ở phía bắc tỉnh Hắc Long Giang, sông Amur tạo thành biên giới giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Nga. Tỉnh Hắc Long Giang sở hữu điểm cực bắc (tại huyện Mạc Hà dọc theo Amur) và điểm cực đông (nơi hợp lưu giữa sông Amur và sông Ussuri) của Trung Quốc. Tỉnh lị của Hắc Long Giang là Harbin (Cáp Nhĩ Tân)..." (Trích")
       Thoạt đầu vì "Kính Sư", tôi cũng kiên nhẫn ngồi nghe anh say mê giảng về con rồng, nhưng đến khi anh chuyển dần từ sử học và triết học sang chính trị thì tôi mới hoàn hồn chợt tỉnh dần. À thì ra "Black Dragon" của Mỹ mà từ bấy lâu nay mình chỉ hiểu biết hời hợt bên ngoài như phim ảnh sách báo tưởng tượng cho vui, mà không hiểu biết cái thâm sâu bí ẩn của nó. "Nó" là một thế lực vô hình không ai thấy, không ai biết, nhưng nó là một thực thể hiện hữu trên quả địa cầu này. Nó chi phối và điều hành mọi lãnh vực nhân sinh cũng như dân sinh của con người từ thượng tầng đến hạ tầng cơ sở từ bóng đêm đen dưới ánh mặt trời.
 
       Thời gian qua, những sự kiện liên quan đến chuyện bầu cử của hai ông Trump và Biden, bắt đầu thấy xuất hiện trên truyền thông cụm từ "Thế Lực Ngầm" rồi suy diễn vẽ rồng vẽ rắn chỉ để câu đọc giả hay khán thính giả mà có bao giờ thấy, bao giờ biết, bao giờ sờ mó nó được đâu. 
Bản thân tôi đoan chắc rằng tác không ai trong chúng ta có th biết mặt mũi tên tuổi của "thế lực ngầm" này là ai, chỉ trong suy diễn như mọi người bình thường."Chúng ta" là ai? Có phải khối người Quốc gia tỵ nạn cộng sản hay không, nếu như vậy thì chúng ta chỉ là công dân hạng hai của nước Mỹ, chúng ta "yêu nước Mỹ" không bằng một nửa người Mỹ chính thống yêu nước Mỹ. Những người đang ngồi trên tháp cao quyền lực của Mỹ còn yêu nước Mỹ của họ gấp bội phần. Chính họ mới là những người bảo vệ nước Mỹ chứ không phải Đảng Dân Chủ hay Cộng Hoà, nhất là không phải Ông Trump hay Ông Joe Biden. Chẳng qua là họ (Thế Lực Ngầm - Rồng Đen) đang cân đo đong đếm để cân nhắc xem giải pháp nào có lợi hay hại cho nước Mỹ rồi mới quyết chính sách (Policy). Chính sách thay đổi, nhân sự phải thay đổi. Đó là điều tất yếu.
"Phúc cho những kẻ nào không thấy mà tin".
    Sư huynh, sư đệ của tôi đã khai nhãn cho tôi, tôi đã thấy, tôi đã tin, và tôi đã sờ mó được "Hắc Long", dù chỉ sờ mó trong mơ, những giấc mơ hồi hương mà tôi đã ấp ủ hơn 30 năm qua, nhưng vì không có duyên nước, không có phước nhà nên ở thế “lực bất tòng tâm” đành phải mang một mối căm hờn trên đất Mỹ. Khác gì:
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u. 
                 (Hổ Nhớ Rừng - Thế Lữ)
                    Út Bạch Lan

 

http://nhakythuatblog.blogspot.com/2014/01/nha-ky-thuat-bo-tong-tham-muu-quan-luc.html

No comments:

Post a Comment