Thursday, June 22, 2023

Vài tài liệu cũ : Air America (AA) ngày 29 tháng 4-1975 – Trần Lý

 

Máy bay trực thăng của CIA (Air America) 

                                                                   Trần Lý

Ghi lại vài hoạt động của Air America tại Việt Nam ngày 29 tháng 4

   Nhiều bài báo và trang sách đã viết về các chuyến bay di tản của Quân đội Hoa Kỳ, từ Hạm đội ngoài khơi bay vào (Chiến dịch Frequent Wind) Những tài liệu riêng của Air America.. mới được từ từ giải mật ..

    Chương trình di tản của AA  thật sự bắt đầu lúc 3 giờ chiều ngày 29; khi Tony Coalson đáp xuống Cao ốc USAID để đón các phi công AA : Sau những khó khăn và trở ngại,chuyến đầu bị quá tải do người (không thuộc AA) dành nhau chiếm chỗ. 9 người chen nhau trên chiếc Bell 204B (N13006X). Phải mất vài chuyến ‘con thoi’ mới đón dược 10 phi công trực thăng cùng 8 phi công cánh quạt về Trụ sở AA tại phi trường.

   Sau đó các trực thăng của AA đã vận chuyển nhiều chuyến di tản từ sân thượng Tòa Đại Sứ Mỹ , từ sân DAO ra  Chiến hạm Hancock và Blue Ridge ngoài khơi.

   Khoảng 9 giờ sáng :

“..một số phi công KQVNCH đã dùng súng cướp sáu trực thăng đang đậu tại bãi đáp ICCS (Ủy Ban Kiểm soát Đình chiến, đã ngưng hoạt động); trong số này có 5 chiếc UH-1H và 1 chiếc Bell 204B cũng đậu tại bãi của AA.

  • Các chiếc này có số : 69-16715 đáp ‘crash’ trên Tàu Blue Ridge ; 70-15738 (sau này xuất hiện tại Nam Hàn !); 70-15834 : rơi ngay khi cất cánh tại khu vực sân bay TSN; hai chiếc 70-15916 và 71-20186 .. không có tin tức gì.. Các chiếc này có lẽ do sơn dấu hiệu ICCS và có thể khi đáp trên chiến hạm đã bị đẩy xuống biển (?). Chiếc Bell 204B bị cướp số N105X, đáp trên Chiến hạm Kirk, sau đó được phi công HQ Mỹ bay về Chiến hạm Okinawa.

   Chiếc trực thăng thứ 7, chiếc UH-1H ‘20093′ cũng bị một nhóm phi công KQVNCH mưu toan cướp. Chiếc này đậu tại bãi ICCS, các quân nhân võ trang đã đầy trên bãi đậu và còn ngồi cả  trên các trực thăng..L.D Genz đã đến tháo dây cột cùng gỡ bạt che trực thăng, 6 quân nhân KQ đòi đưa họ ra hạm đội..Genz cho biết không đủ xăng nên chở nhóm này về bãi đậu của AA.. tại đây họ bị tước khí giới rồi tự giải tán..

     Chiếc thứ 8 của AA, cũng là một UH-1H ‘20103′ cũng bị quân nhân KQVN và gia đình chiếm sẵn nhưng F. Stergar cho biết phi cơ bị trục trặc.. tìm cách để nhóm này chịu rời máy bay..Sau đó dùng trực thăng này di tản nhiều chuyến..

   Sơ đồ  : Trụ sở DAO tại Tân Sơn Nhất ngày cuối tháng 4-1975

AA di tản các máy bay cánh quạt :

   Cùng lúc này Phó Giám đốc AA tại VN : Var Green cho lệnh di tản toàn thể nhân viên (kể cả các nhân viên VN) và chỉ trong vòng 30 phút tất cả nhân viên không cần thiết còn lại, đều ra đi trên các phi cơ cánh quạt; chỉ còn lại các phi công trực thăng cùng các nhân viên bảo trì khẩn cấp. Thật ra vài máy bay AA đã bay đi sớm hơn trước  khi có lệnh chính thức : ngay 9 giờ sáng, 2 chiếc C-47  (# 559 và # 084) đã cất cánh, mỗi chiếc cùng 24 nhân viên, đi Thái Lan ; sau đó các phi cơ cánh quạt của AA lần lượt khởi động máy..

 Tại giao lộ của hai phi đạo Đông-Tây và Bắc-Nam, lúc này có xác một C-130 của KQHK cháy rụi nhưng may mắn là còn đủ khoảng cách để tránh qua..Nhóm phi cơ của AA gồm 4 chiếc C-47, 2 chiếc C-46 và 1 Volpar bay về Thái Lan để đổ thêm nhiên liệu .

Riêng chiếc C-47 ‘083′ rời Saigon 3 giờ sáng ngày 29 cùng 33 hành khách (đủ quốc tịch, kể cả VN), khi cất cánh động cơ trục trặc phải bay đi Côn Sơn, đáp xuống lúc 4 giờ 30 sáng, sửa chữa tạm, Do số người Việt chạy khỏi SG đang tập trung khá đông trên đảo, AA dự định bỏ chiếc máy bay lại vì có thể không sửa nổi.. và trực thăng bay vào chuyển được 14 người ra hạm đội.. Máy bay cố sửa và người Việt trên đảo cũng không còn chú ý đến việc.. dành chỗ trên máy bay này.. Khi trực thăng trở vào định chuyển tiếp chuyến thứ nhì, thì phi cơ khởi động được và số nhân viên AA còn lại đã cùng bay đi Brunei (từ 7 giờ 30 sáng đến nơi lúc 11 giờ 30 ngày 30)

  Chiếc C-46 “N67985″ do Ed Adams bay đơn độc đã cất cánh nặng nể với 152 hành khách (dù chỉ có 52 chỗ ngồi), chỉ có một thợ máy AA trên máy bay.. vượt các chướng ngại rải rác trên đường ra phi đạo.. đến được Bangkok

   Trong suốt ngày 29, các trực thăng của AA đã liên tục chuyển vận các nhân viên Mỹ cùng những người Việt liên hệ từ các mái nhà cao ốc chọn trước trong thành phố về Trụ sở AA tại Tân Sơn Nhất và sau đó được các trực thăng lớn của HQ Mỹ đưa  tiếp ra Hạm đội..

  • Những chuyến trực thăng sau cùng của AA rời VN :
  • 16 giờ 15 : UH-1H N47004 , một trong 2 trực thăng của AA còn tại DAO bay ra USS Vancouver chở theo một số nhân viên cao cấp của AA
  • 16 giờ 30 : còn lại Phó Tổng GĐ cùng 4 người còn chở tại DAO : AA vẫn còn 16 trực thăng vẫn bay trên các cao ốc tại SG để chuyển người cần di tản.
  • 18 giờ 30 : ‘20139′ bốc di tản Edward Tifford nhân viên điều hành di tản tại  USAID, Khi trực tha7ng cất lên, 4 người Việt đã bám theo càng, và còn có súng bắn lên..Ralph Begien , Trưởng Trung Tâm Tin Tức Phi Hành của AA đã kéo được các người này lên dù không có các thiết bị an toàn..
  • Một câu hỏi ‘lịch sử ?’

“ TT Thiệu rời Saigon bằng một máy bay vận tải của Quân đội Hoa Kỳ đêm 25 tháng 4-1975. . Ông Nguyễn Cao Kỳ , lúc này, không nhiệm vụ chính thức. rời Saigon ngày 29 tháng 4 và đến Hàng không Mẫu hạm Midway..

  • Tin  ghi nhận trên các sách báo (Snepp, Bulter, Isaacs..) đều chép :  “Ông Kỳ bay chiếc ‘trực thăng riêng ?’ ra Midway ngày 29 tháng 4..
  • Công điện trao đổi của HQ Hoa Kỳ : CTF 76-13 giờ 00 (local time) Trực thăng AA di tàn Ông Kỳ cùng Bà Martin ra Chiến hạm Denver cùng 12 người khác (?)

Phi công Phil Vaugh  chở nhóm này và đáp xuống Denver lúc 12:30..Chiến hạm gửi tin đi lúc 13:00 ?

  • Về chiếc trực thăng ?

Trong số những trực thăng thu hồi lại được và đem về Hoa Kỳ, và bán đấu gía năm 1975, sổ sách có ghi chép về :

  Một chiếc UH-1H, có số đăng ký của VNCH XV-GCU (msn 10295, ex US Army 68-15365); Chiếc này tháng 10-1975 xuất hiện tại Corpus Christi, Texas dưới ‘màu áo’ AA (?). Tuy nhiên lại không phải là sở hữu của AA ! có thể đây là chiếc ông Kỳ sử dụng ? nhưng trên thực tế ông Kỳ đã dùng ‘tạm’ chiếc UH-1H “20081″ của AA (cho mượn ?), một ‘cách giải thích là có thể theo quy ước.. ngầm trong cuộc di tản.. các trực thăng của AA ..không bị CSBV nhắm bắn !.. và chiếc trực thăng có ông Kỳ.. vẫn an toàn khi bay trên không phận Saigon ?

                                                Bell 204 B của AA

Ghi chú : Trần Lý vẫn không tìm được tài liệu Việt-Mỹ nào về ‘phi công’ cùng bay với Ông Kỳ trên không phận Sài Gòn những ngày .. sau cùng ? Ông Kỳ tự bay ?

  • Bức hình cũ ?

  Hình bên dưới được ghi là cùa US Navy (official) với ghi chú là Ông Kỳ đến USS Midway ( hình chụp trên Midway) và sau đó được chuyển sang USS Blue Ridge (LCC-19)

Hình 2 : nhìn một góc khác . Có Tướng Ngô Quang Trưởng phía sau.

Phi công lái trực thăng .. là phi công của AA !  ?

Nguồn: Mr. TL chuyển.

No comments:

Post a Comment